You are on page 1of 5

TÁC PHẨM: “THƯƠNG VỢ”

Trần Tế Xương
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương.
- Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố
Nam Định). Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.
-Là người thông minh và có tài nhưng lận đận trong thi cử (8 lần đi thi không đỗ cử nhân, chỉ đỗ tú tài -
Tú Xương)
-Gia đình : thuộc diện khó khăn, có vợ và 5 người con, mọi công việc trong gia đình đều do vợ ông quán
xuyến -Tú Xương chỉ sống 37 tuổi và chết trong một lần bệnh nặng
-> Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.
2. Sự nghiệp văn học
2.1. Tác phẩm chính
- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,
lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối, ...
2.2. Phong cách nghệ thuật
- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ
tình là gốc.
- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại
làm tay sai cho giặc, bọn bản rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
1.1. Đề tài
- Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế
Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tải về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối.
- Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn
sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng.
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tế Xương viết về bà Tú.
1.2. Hoàn cảnh sáng tác.
Sáng tác vào khoảng năm 1997, người vợ trong tác phẩm chính là vợ của nhà thơ - bà có tên Phạm Thị
Mẫn, một người vợ đảm đang, chịu khó, tần tảo lo cho gia đình,... cảm thương cho số phận của bà nên Tú
Xương viết bài thơ ca ngợi người vợ ông
1.3. Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
1.4 Bố cục
- Có thể chia thành: Đề, thực, luận, kết
- Hoặc chia như sau:
+ Sáu câu thơ đầu: Hình ảnh của bà Tú
+ Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả
2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Hình ảnh bà Tủ
• Hai câu đề
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
- Công việc: buôn bán
- Thời gian: quanh năm=> Công việc vất vả, nhọc nhằn, liên tục, khép kín, bươn chải ngược xuôi, năm nọ
tiếp năm kia không ngừng nghỉ.
- Địa điểm: mom sông (phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thưởng hay tụ tập
mua bán) => hai chữ "mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật
lộn để kiếm sống.
“Nuôi đủ năm con với một chồng"
- Nuôi đủ: đảm đang tháo vát
- Nghệ thuật tiểu đối: Năm con >< một chồng
- Chồng đặt ngang hàng với con
- Gánh nặng đức ông bằng cả bầy con
 Giọng điệu hóm hỉnh, tự hào, tự chế giễu mình ăn bám vợ
 Hai câu đề đã giới thiệu được nỗi vất vả, gian truân đồng thời rất tháo vát, đảm đang của bà Tú bằng
tấm lòng thương yêu và tri ân vợ của ông Tú.
* Hai câu thực:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
- Thẩm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:
thân cò lầm lũi, gợi liên tưởng về thân phận vất vả, cực khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ
Việt Nam trong xã hội cũ.
- “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
- Hình ảnh “thân cò”: Hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi
ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con,
chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình. Trong thơ Tú Xương, không phải là con cò mà là thân cò. Không
còn là một con vật cụ thể mà là thân phận, số phận, một cái gì rất mỏng manh, nhỏ bé trước biết bao vần
vũ của cuộc đời ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát.
- Cách đảo ngữ - đưa từ "lặn lội" lên đầu câu, cách thay từ "con cò" bằng "thân cò", càng làm tăng nỗi vất
vả gian truân của bà Tú. Từ "thân cò" gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ "con cò" thì từ "thân cò" mang
tính khái quát cao hơn và do vậy tình thương vợ của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.
- “Khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.
- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
+ “Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh
mua tranh bán, sự chen lấn, xô đẩy cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông” => Nghệ thuật đối đặc sắc
đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực.
+ Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.
+ “Buổi đò đông” hầm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".
+ Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm
được để “nuôi đủ năm con với một chống” phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng
mồ hôi, nước mắt trong thời buổi khó khăn.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót
thương da diết của ông Tú.
• Hai câu luận
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công”
“Một duyên hai nợ” : Thành ngữ + Duyên: Cái tốt
+ Nợ: cái xấu
+ Một, hai: Từ số đếm
 Thành ngữ nói đến duyên số con người là do định mệnh (Trời định )
- “Âu đành phận”: Đành cam chịu số phận
- “Năm nắng, mười mưa": Thành ngữ + Nắng, mưa: Sự cơ cực, vất vả
+ Năm, mười : Từ số đếm
 Thành ngữ chỉ sự cơ cực vất vả trong cuộc sống
 Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối
xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt
- Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một... hai... năm... mười... làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của
bả Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình.
- “Dám quản công”: Buộc phải đi làm - giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia
cảnh nhiều éo le.
 Duyên số do định mệnh sắp đặt bà đến với ông Tú, một người chồng không lo gì được cho gia
đình nhưng bà vẫn cam chịu số phận. Dù cơ cực vất vả, khó khăn gian khổ bà vẫn phải cố gắng
vượt qua để lo cho gia đình
2.2. Nỗi lòng của tác giả
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa
vào thơ rất tự nhiên, bình dị:
“Cha mẹ thôi đi ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không. "
- Tú Xương vung lên tiếng chửi “cha mẹ…”
- Ông tự chửi mình:
+ Ăn ở bạc
+ Hờ hững
 Ông là một người chồng có cũng như không.
- Ông tự nhận mình chỉ là con số không tròn trĩnh giữa cuộc đời, trong cuộc sống gia đình.
- Tự trào, tự mỉa mai về sự vô tích sự của chính mình >< sự chua xót, tủi thẹn và sự thương cảm giành
cho vợ.
 Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng
của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thưởng tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó,
làm ngời sáng lên một nhân cách cao đẹp, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đương thời.
- Chửi đời – thực tại xã hội đẻ ra cái “thói đời ăn ở bạc ấy” => Câu thơ thể hiện thái độ của nhà thơ
đối với xã hội đương thời.
 Hai câu kết
+ Là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân
cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương
mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi.
+ Nâng cao, mở rộng ý nghĩa xã hội của bài thơ. Lên án lễ giáo phong kiến kìm kẹp người phụ nữ.
Đồng thời là tấm lòng thương xót, đầy ăn năn của tác giả với vợ, với những người phụ nữ nói chung.
2.3. Giá trị nội dung
- “Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ
tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối
với người vợ hiền thảo.
- Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những
đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được
những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương.
2.4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
- Ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói thường ngày.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh con cò lặn lội, sử dụng nhiều thành
ngữ), ngôn ngữ đời sống ( cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)
- Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con”, “một chồng”) vừa khái quát sâu sắc
(người phụ nữ ngày xưa).
- Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm
-> “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tế Xương.
• Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
1.“...Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình,
cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”.
Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có
như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng
tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng.
Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng […] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú
Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một
cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là
ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình.”
(Nguyễn Tuân)
2.
“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một Tú tài.”
(Xuân Diệu)

CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI HỌC


1, Nhận định nào dưới đây đúng về cuộc đời Tú Xương?

A. Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái

B. Ngắn ngủi, nhiều gian truân

C. Dạy học và sống thanh bach ở quê nhà

D. Tất cả các đáp án trên

2.  Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ Tú Xương châm biếm những đối tượng nào
trong xã hội?

A. đả kích bọn thực dân phong kiến

B. đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc

C. đả kích bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền
bạc

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. Câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” thể hiện:

A. Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người vợ, người mẹ
B. Ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn, đông con, người
chồng đang phải để vợ nuôi

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

4. Nội dung chính của hai câu thơ thực là: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt
nước buổi đò đông”

A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

B. Nỗi lòng của Tú Xương

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

5. Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

A. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng

B. Sự vất vả, lận đận của mình

C. Những người nông dân nghèo khổ

D. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

6.  Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối là gì?

A. Bà Tú trách “ có chồng cũng như không”

B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản
thân mình.

C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ xã hội xưa

D. Đáp án B và C

E. Tất cả các đáp án A, B, C

You might also like