You are on page 1of 5

THƯƠNG VỢ

Trong văn học trung đại Việt Nam hình tượng người phụ nữ đi vào các tác
phẩm không nhiều, nổi bật nhất có Truyện Kiều của Nguyễn Du, là tác phẩm
kinh điển, không chỉ phản ánh số phận của người phụ nữ mà phản ánh chung
cả số phận của những con người thấp cổ bé họng dưới chế độ phong kiến hà
khắc. Ngoài ra, không thể không nhắc đến Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự
Tình nổi tiếng, nhà thơ chuyên viết về phụ nữ. Nhiều người xót thương thay
phận phụ nữ, nhưng được mấy ai xót thương thay cho người phụ nữ của mình.
Vậy mà Tú Xương lại có hẳn một đề tài về bà Tú, trong thơ Tú Xương,có một
mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc
nhất:
Dẫu biết phận người đàn bà thuở thời phong kiến vốn đã bất hạnh, tư tưởng
trọng nam khinh nữ, cùng với những quy tắc hà khắc viết trong các cuốn kinh
văn như Nữ Giới đã khiến người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi. Cũng chỉ có
Tú Xương mới không quản chi những lời thế tục sân si, vén tay áo đặt bút một
nét hoạ vợ một tấc lòng. Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của
cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có
được. Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương
yêu ,trân trọng của chồng. Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua
sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú .Hoàn cảnh vất
vả,lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian ,cách nêu địa điểm, như một bối
cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo ,tất bật ngược xuôi:

Quanh năm buôn bán ở mom sông


Nuôi đủ năm con với một chồng
Chúng ta có thể thấy công việc mà là Tú đang làm là buôn bán, bà buôn bán
thóc gạo ở bến đầu mom nay thuộc thành phố Nam Định. Thời gian buôn bán
là quanh năm triền miên không ngừng nghỉ, hết ngày này sang ngày khác, hết
năm này sang năm khác, cuộc sống cứ quanh đi quẩn lại như vậy dù có nhìn
suốt ngàn năm cũng không thấy điểm cuối. Trong khoảng thời gian không nghỉ
ngơi đó bà Tú phải miệt mài với công việc buôn bán ở chốn “đầu sông cuối bãi”
thể hiện nỗi vất vả của một đời người. Và tính chất công việc của bà cũng
không phải là buôn to bán lớn gì, bà chỉ buôn bán nhỏ lẻ lặn lội nơi “đầu sông
cuối chợ” lam lũ vất vả cực nhọc. Địa điểm bà làm ở mom sông- dẻo đất nhô ra
sông, nơi đầu sóng ngọn gió, cheo leo, ba bề là nước, rất dễ sạc lở, mang tính
chất tạm bợ, không cố định. Chỉ vậy thôi đã gợi ra một cuộc đời cơ cực và nguy
hiểm phải vật lộn để kiếm sống nuôi gia đình của bà Tú. Sở dĩ bà Tú phải bôn
ba như vậy là vì ở nhà còn có 6 miệng ăn đang chờ bà nuôi, một đàn 5 đứa con
đang tuổi ăn tuổi lớn, lại thêm một ông chồng “dài lưng tốn vải”. Ấy vậy mà bà
“Nuôi đủ năm con với một chồng. Chỉ có mình bà gánh trọn trách nhiệm nuôi
chồng nuôi con nhưng bà cũng không để chồng con phải đói khổ. Bà không
những đảm bảo về vật chất mà còn cả về tinh thần cho gia đình. Và “nuôi đủ”
cũng có nghĩa là chỉ việc nuôi chỉ vừa đủ ăn mà không dư thừa, không có của
ăn của để. Gánh nặng gia đình đè cả lên vai bà Tú. Vất vả là vậy song bà Tú vẫn
cố lo cho chồng, cho con cơm hai bữa cá kho rau muống, qua một chiều khoai
lang, lúa ngô... Hằng ngày bà đi từ canh năm, còn ông Tú lúc bấy giờ thì dậy
muộn, ngủ dậy ăn sáng xong đã có 10 đồng bà cho sắn để đi chơi. Như vậy có
thể nói bà Tú rất mực yêu thương chồng, chiều chồng và cái sự nuôi chồng của
bà thật quá chu đáo.
“Năm con với một chồng” ở đây là gánh nặng đè lên trên đôi vai bà Tú không
chỉ có trách nhiệm nuôi gia đình-đó là năm đứa con, mà bên cạnh đó còn có
một đứa con đặc biệt là người chồng của mình. Hình ảnh trên đã gợi ra nhà
thơ tự đặt ngang hàng mình với những đứa con, cho mình là “đứa con đặc
biệt”. Từ “với” đã thể hiện nhà thơ thấy bản thân là kẻ ăn bám vợ, ăn theo
cùng với những đứa con. Và câu thơ được đặt sang hai vế giống như hai đòn
gánh nặng trĩu trên vai của bà Tú. Một bên là năm người con, bên còn lại là
một ông chồng. Với số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng: nuôi ông Tú khổ
hơn năm đứa con. Bằng cách nói đặc biệt với giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh
tác giả đã thể hiện được cái tiếng cười tự trào. Ông tự cười chính mình một kẻ
ăn không ngồi rồi, một kẻ vô tích sự đã làm cho gánh nặng trên vai người vợ
nặng thêm. Cách nói ấy gửi ra cách nói ấy gợi ra nụ cười mỉa mai chính mình
của ông Tú. Hóa ra mình cũng chỉ là một đứa con cần phải nuôi, ăn bám vợ, ăn
ké lũ con, thật không đáng mặt nam nhi.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hình ảnh “thân cò” là một trong những hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao
xưa. “Cò” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người phụ nữ vất vả, tảo tần ví như: “Cái
cò lặn lội bờ sông gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”. Còn thân ở đây là
thân thế, là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa mà
người ta thường hay nói đến là số phận hẩm hiu, bất hạnh: “Thân em như hạt
mưa sa hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày”. Như vậy ở đây tác giả đã đồng nhất
hình ảnh người phụ nữ và hình ảnh thân cò nhằm nhấn mạnh nỗi đau, sự vất
vả gian truân và gợi ra một phần nào đấy sự xót xa đau đớn về thân phận của
người phụ nữ trong xã hội xưa. Cụm từ “Khi quãng vắng” nhà thơ dùng từ
“khi” không phải từ “nơi” bởi vì từ khi gợi ra cả không gian và thời gian. Hình
ảnh bà Tú trở nên nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp không chỉ trước sự rợn
ngợp của không gian mà còn cả về sự rợn ngợp của thời gian. Nhỏ bé yếu ớt là
vậy nhưng bà phải một mình đi làm qua những nơi quãng vắng. Khi khỏe thì
không sao nhưng khi trái gió trở trời, sẩy chân bất kỳ thì không biết bà Tú sẽ
gặp phải nguy hiểm chừng nào. Câu thơ mang sức nặng của lòng thương cảm
mà ông Tú dành trọn cho vợ mình.

Trong câu tiếp theo “Eo sèo mặt nước buổi đò đông" chúng ta có thể thấy
được “eo sèo” là âm thanh của những tiếng kì kèo, kêu ca, cãi vã để tranh hàng
giành khách đã gợi ra cảnh buôn bán bon chen, xô bồ, đầy những khó nhọc vất
vả khi bà Tú phải dậy sớm đi chợ để có thể kiếm được những đồng lãi nho nhỏ,
tích góp để nuôi chồng nuôi con. Bên cạnh đó, “buổi đò đông” gợi ra cảnh con
đò đông người hoặc cũng có thể hiểu theo nét nghĩa đó là trên sông có rất
nhiều đò. Mọi thứ đông đúc chen chúc và xô lấn. Bà Tú không chỉ dấn thân ở
những chỗ đồng không mông quạnh mà còn phải chen chân trên những
chuyến đò đông, phải chịu những tiếng eo sèo, những lời qua tiếng lại, cò kè
mặc cả, có lườm quít chê bai... Đò đông gợi ra sự hiểm nguy, xô đấy, chen
chúc. Vậy mà cô gái nhà dòng vì lấy ông Tú mà buộc phải nhắm mắt đưa chân,
quên đi lời mẹ dặn” Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. Bà Tú xông vào giữa
cuộc đời trần tục để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình. Như vậy qua hai
câu thực chúng ta thấy được hai câu thơ đối nhau rất chính với nghệ thuật đảo
ngữ “lặn lội”, “eo sèo” đặt lên trên đầu và những từ láy có sức gợi để làm nổi
bật hơn những vất vả nhọc nhằng của bà Tú và hơn hết làm sáng lên đức hi
sinh thầm lặng

Một duyên hai nợ âu đành phần


Năm nắng mười mưa dám quản công
Theo cách hiểu dân gian “duyên” vốn là những gì tốt đẹp, là sự hoà hợp tự
nhiên, là nhân duyên trời định thế nhưng sau “duyên” tác giả nhắc đến từ
“nợ”. “Nợ” là gánh nặng, là trách nhiệm con người ta vướn mắc phải- nợ tình,
nợ nghĩa và nợ đời. Dưới cái nhìn của Tú Xương một duyên mà có tới hai nợ,
nợ gấp đôi duyên duyên ít nhưng nợ nhiều. Ở đây, khi lấy ông Tú, may mắn bà
Tú chỉ hưởng một nhưng rủi ro lại gấp đôi. Và cũng chính tại câu thơ này, nhà
thơ tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Thế nhưng bà Tú “âu
đành phận”. Bà cam chịu, chấp nhận, không một lời phàn nàn và oán trách. Và
rồi tiếp đó đổ dồn lên đôi vai bà Tú là những “năm nắng mười mưa”.Nắng mưa
để chỉ sự vất vả còn năm mười là số từ chỉ số lượng phiếm chỉ, số nhiều với số
đếm tăng dần nhằm nhân bao nỗi nhọc nhằn bội phần của bà Tú. Cuộc đời bà
Tú chỉ có cực khổ và nhiều hơn thế nữa. Lẽ ra nếu ông đỗ đạt, bà sẽ được
hưởng bao là vinh hoa nhưng oái oăm thay ông không thể đổ dù cả đời dành
để thi cử và cả đời bà Tú đành gánh trách nhiệm là trụ cột gia đình, gánh luôn
là bao mưa nắng. Vậy mà người phụ nữ ấy nào có kể công, kể sức, nào “dám
quản công”. Nghĩa là dù vất vả trăm điều bà vẫn âm thầm chịu đựng rồi một
mình vượt lên, bà chấp nhận và chẳng dám nể hà. Việc làm vợ, làm mẹ đã khó
mà đây bà còn làm luôn trọng trách của một người chồng, một người cha. Bà
không sống cho bản thân mình mà bà sống cho cả chồng, cả con. Vậy mới nói
bà Tú là một người phụ nữ giàu đức hi sinh và có lòng vị tha vô bờ bến.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc


Có chồng hờ hững cũng như không

Hai câu trên chính xác là câu chửi của ông Tú, ông chửi hai đối tượng chính.
Một là, ông chửi trực tiếp lễ giáo phong kiến “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”.
Những tập tục hà, khắc bất công đã khiến cho người phụ nữ vất vả, gian nan
mà chẳng được ai biết đến. Chính thói đời ấy đã tạo ra những người đàn ông
ăn ở bạc "hờ hứng” khiến cho người phụ nữ có chồng mà không hề được chia
sẽ đỡ đần, phải một mình gánh vác công việc. Chửi đời là vậy song ông cũng tự
trách bản thân. Ông tự rủa, tự mỉa mai tự nói mác rằng bản thân chẳng đỗ đạt
lại trở thành một anh học trò dài lưng tốn vải vô tích sự với vợ con. Và đằng
sau tiếng chửi ấy, ông cũng cho thấy sự chua xót khi nhận ra mình là quan tại
gia ăn lương vợ. Bà Tú lấy phải một ông chồng hờ hững, bạc bẽo, chẳng giúp gì
cho gia đình cho vợ chẳng làm được trụ cột lại còn để vợ phải nuôi, thật là có
chồng mà như không. Đồng thời sau đó là cả một tình yêu, lòng thương vợ
chân thành và sâu nặng của nhà thơ. Hơn một lần trong đời ông từng nói đến
đời bạc với thái độ mỉa mai, căm phẫn, uất ức: “Giương mắt trông chi buổi bạc
tình- Nhân tình bạc thế lại bôi vôi”. Chua chát, đắng cay thay con người từng
lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ bị cái thời đại tây tàu nhố nhăn, bị
chính cái thói đời ăn ở bạc ấy đẩy vào tình trạng dở dang, lỗi thời, thất thế, trở
thành một kẻ vô tích sự, vô dụng, có cũng như không. Tú xương ý thức sâu sắc
về sự tồn tại của kiếp đời thừa của bản thân mình, cho nên càng thương vợ
bao nhiêu ông lại càng đau xót cho cảnh ngộ, thân phận của mình bấy nhiêu.
Tình cảnh bi hài này đâu chỉ của riêng Tú Xương mà cũng là của chung một lớp
người những nhà nho thất thế, lỗi thời, lỡ vận trong thời đại của ông. Và
dường như Tú Xương là một con người của hai thế kỷ. Ông là chiếc gạch nối
tuyệt vời giữa thơ ca cổ điển và thơ ca hiện đại. Người một nơi hồn một nơi,
than thân với bóng.
“Thương vợ” là một bài thơ hay có sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ dân gian
với ngôn ngữ bác học một cách tinh xảo, phong phú khắc họa được chân dung
bà Tú và bộc lộ được tâm trạng, ân tình của Tú xương dành cho vợ của mình.
Cùng với đó là cách ngắt nhịp truyền thống trong thơ Đường luật là 4/3 và
2/2/3 càng làm cho bài thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển. Bài thơ tưởng
chừng chỉ có lời ông Tú tự trách, tự phán xét mình nhưng lại nổi bật lên hình
ảnh bà Tú- hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, hội tụ của bao đức tính tốt
đẹp: đảm đang, tháo vát, hi sinh vì chồng con. Tuy chỉ là một cái miệng ăn
trong gia đình, nhưng con mắt và trái tim ông thấy rõ mọi đắng cay cực nhọc
của vợ, thấu hiểu nỗi cô đơn, âm thầm chịu đựng của vợ. Khiến người đọc
cũng phải xót thay cho phận cái hồng nhan phải bôn ba nuôi gia đình. Chất trữ
tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc
tình cảm rất sâu sắc bình dị, đáng trân trọng, ẩn chứa trong lòng nhà thơ vốn
căm ghét thế thái nhân tình đổi thay.

Với chất thơ bình dị mà trữ tình pha chút trào phúng, Tú Xương đã không
những khắc họa nên một bức chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần, chịu
thương chịu khó của mình mà còn thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của bản
thân. Nhưng đằng sau những dòng thơ tự trào ấy là một trái tim nóng rẫy tình
yêu, như có nước mắt rơi đầu ngọn bút.Một nhà nho dám sòng phẳng với bản
thân ,với cuộc đời, dám tự nhân khuyết điểm.Một con ng như thế ….

You might also like