You are on page 1of 5

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã tâm sự: “Nếu được chọn một biểu

tượng của nghề viết mà tôi đang theo đuổi. Tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt
nước mắt”. Thật vậy! Văn chương và sức đồng cảm lớn lao của nó cũng
giống như một giọt nước mắt vậy. Trong suốt chiều dài văn học, ta nhớ
giọt nước mắt của nàng Kiều bơ vơ giữa bụi hồng trần gian dưới ngòi
bút của Nguyễn Du, nhớ anh Chí Phèo một đời ai oán, được cất lên tiếng
lòng sâu thẳm dưới trang viết Nam Cao, hay nhớ giọt nước mắt của nhà
văn Kim Lân dành cho anh cu Tràng giữa cái đói, cái khát. Và nổi bật
hơn hết là giọt nước mắt của “người đàn bà hàng chài” trong cảnh đời cơ
cực đầy những khổ đau, nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng
sống hạnh phúc. Phẩm chất tốt đẹp đó được Nguyễn Minh Châu – Một
trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học
Việt Nam thời kì đổi mới - phản ánh rất rõ nét trong “Chiếc thuyền
ngoài xa”, mà cụ thể là thông qua đoạn trích kể lại câu chuyện của người
đàn bà ở tòa án huyện. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo
của tác phẩm.
“……………………………………………….”

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác vào giai đoạn
cuối năm 1983, lần đầu được in trong tập “Bến quê” nhưng về sau được
tác giả dùng làm đặt tên cho cả tập truyện ngắn. “Chiếc thuyền ngoài xa”
là một xướng khúc hòa hợp giữa hai khát vọng thuộc về hai phạm trù
tưởng chừng độc lập nhưng lại bện thắt vào nhau: khát vọng thấu hiểu
nghệ thuật và khát vọng thấu đạt cuộc sống. Nhân vật “người đàn bà
làng chài” là mắt xích quan trọng cho tuyến nội dung chủ đạo trong toàn
bộ tác phẩm, bà là động lực kết nối các phạm vi thuộc về nghệ thuật
dính kết vào phạm vi hiện thực, là nguồn cơn cho sự thấu hiểu và là yếu
tính nhân bản định hình nên khung sườn cho bối cảnh diễn ra tác phẩm.
Điểm nội dung ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn trích kể lại
câu chuyện của người đà bà khi ở tòa án huyện ở trên.
Nhân vật người đàn bà là hình ảnh đại diện cho những người phụ
nữ Việt Nam trong quá khứ, nơi nhà văn gửi gắm tình thương yêu đến
đớn đau, khắc khoải trước số phận con người. Khác hẳn với những
Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”, Thai trong “Cỏ lau”, hay Liên
trong “Bến quê”, người đàn bà làng chài không có một cái tên để gọi,
một nét khả dĩ về ngoại hình để được yêu thương, người phụ nữ miền
biển này như hiện thân của nỗi khổ nghèo, vất vả đến tận cùng. Với độ
tuổi “trạc bốn mươi”, ngoại hình “thô kệch”, khuôn mặt bị rỗ, lúc nào
cũng mệt mỏi, tái ngắt, lại thêm nghèo khổ, nhọc nhằn, khiến cuộc đời
người đàn bà chồng chất những nỗi bất hạnh. Cuộc sống của bà sau khi
có gia đình luôn thiếu thốn về vật chất, tủi nhục về tinh thần, luôn phải
chịu những trận đòn roi của chồng, nhưng bà lại bằng lòng chấp nhận
“cam chịu đầy nhẫn nhục” trước hoàn cảnh ấy, thậm chí được tác giả
miêu tả cặn kẽ đến độ “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng
không tìm cách trốn chạy”. Từ hoàn cảnh đó của người đàn bà, nhà văn
đã thể hiện sự xót thương và đồng cảm với những con người lao động.
Khi biết được cuộc sống của người đàn bà hàng chài, Phùng và
Đẩu đã mời người đàn bà đến tòa án huyện để lấy khuyên bảo, lấy lại
công bằng cho bà, thậm chí đề nghị bỏ lão chồng vũ phu. Cả đời người
đàn bà bị đánh chưa bao giờ biết sợ, nhưng khi bị gọi lên tòa thì lại “sợ
sệt, lúng túng đến lạ - “cái vẻ lúng túng sợ sệt mà ngay lúc Mục đứng
giữa bãi xe tăng cũng không hề thấy có”. Lúc mới đến tòa, người đàn bà
cứ cố thu mình lại, rón rén ngồi vào mép ghế, tưởng chừng sự bạo hành
đã khiến người đàn bà phải khép nép như vậy nhưng không phải, khi
chánh án thuyết phục li hôn, người đàn bà lại bất ngờ “chắp tay vái lia
lịa”, van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, đừng
bắt con bỏ nó” (Nghịch lý bị đòn roi nhưn gquyeets kh bỏ chồng –
Nghịch lý  Vì sao lại như vậy ?). Phía sau người đàn bà hình dáng bên
ngoài xấu xí, thô kệch, chịu bao đắng cay, nhọc nhằn ở cuộc đời là
những câu chuyện bị ẩn khuất không phải ai cũng biết, cũng hiểu. Khi
Đẩu nói chủ trương là hòa thuận chị mới sắc sảo, thay đổi cách xưng hô
và kể cho mọi người nghe về cuộc đời của mình. Sau những lời tâm tình
của chị, người ta mới vỡ lẽ và cảm thấy khâm phục người phụ nữ ấy
Cái nhìn của người đàn bà hàng chài như lời minh oan cho lão đàn
ông, rằng lão cũng là một nạn nhân, một số phận khốn khổ khác mà “các
chú không hiểu được người làm ăn”. Bản tính của lão không xấu, lão
hiền lành, chất phác nhưng cái nghèo đã khiến lão trở thành con người
vũ phu, cộc cằn. (Bà đổ lỗi cho tất cả mọi thứ để minh oan cho chồng)
Cuộc sống nghèo khổ, cùng quẫn vì trốn lính, đàn con trên dưới chục
đứa mà thuyền lại chật, lão lại không uống rượu nên gánh nặng mưu
sinh dồn hết lên vai người chồng, lão chồng cũng chỉ là nạn nhân của
hoàn cảnh đáng được cảm thông. Người đàn bà có cái nhìn sâu xa, thấu
hiểu lẽ đời, thấu hiểu lòng người khác hẳn với cái nhìn non trẻ của Đẩu
và Phùng. Chị biết rõ rằng người phụ nữ thân thân gái dặm trường cần
có một người đàn ông để chèo lái con thuyền, con cái của họ cần có một
người cha để dựa dẫm, “cũng có khi biển động sóng to” là cuộc sống
phải có khi va chạm, không hiểu nhau, nhưng họ phải sống cho các con
chứ không phải sống cho mình. Với chị, cuộc sống của chị chỉ hạnh
phúc, vui vẻ khi thấy các con được ăn no, dù cho mình có bị đánh đập
tàn nhẫn thế nào chị vẫn cam chịu. Sự hi sinh, thấu hiểu cuộc đời của chị
càng khiến người đọc cảm thấy xót xa, cho một người phụ nữ. Người
đàn bà từ chối bỏ chồng, nghĩa là từ chối trút bỏ tấm bi kịch nhục nhã
của mình, chấp nhận cái khổ đau để bảo vệ hạnh phúc của các con và
của gia đình. Hoàn toàn trái ngược với vẻ ngoài xấu xí, thô kệch cùng
cuộc sống nghèo đói, đau khổ, tình yêu thương như một bản năng mãnh
liệt ngàn đời được bộc lộ một cách cảm động và sâu sắc nhất ở người
phụ nữ này. Không chỉ yêu thương, hi sinh đến quên mình vì đàn con,
người đàn bà còn có một tấm lòng bao dung, độ lượng với chồng. Nghệ
sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng
lên án nhưng qua cái nhìn của người vợ, lão từng là “anh con trai cục
tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Qua nhâ
Trên trang viết của Nguyễn Minh Châu , người đàn bà hàng chài là
hiện thân của tình yêu thương và đức hi sinh, sự nhẫn nhục của người
phụ nữ. Qua câu chuyện ngắn nhưng đầy nước mắt và nỗi đau của người
đàn bà, vị bao công Đẩu như vỡ ra cái gì đó, tuy có lòng tốt, sẵn sàng
bảo vệ công lý nhưng lại xa rời thực tế, chưa đi sâu vào cuộc sống của
nhân dân để nhận ra những góc khuất lấp ẩn đằng sau mỗi cảnh đời, mỗi
con người. Phùng cũng nhận ra khuyết điểm của người làm nghệ thuật
như mình, nghệ thuật không chấp nhận sự giả dối mà phải gắn với cuộc
đời và luôn luôn vì cuộc đời. Độc giả nhận ra được thông điệp mà
Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rằng phải có cái nhìn rõ hơn về cuộc
đời, một cái nhìn đa diện nhiều chiều, lòng tốt phải được dặt đúng chỗ
và đúng hoàn cảnh, không thể áp đặt
Nếu ví cấu trúc nghệ thuật của phân đoạn mà nhà văn Nguyễn
Minh Châu sử dụng để đặc tả “người đàn bà” như một quyển album ký
ức thì có lẽ lớp vỏ bên ngoài của quyển nhật ký hình ảnh ấy sẽ đầy
những vết chai sạn bởi lời văn giàu tính thực tế, giản đơn và trực tiếp
thực hiện chức năng của nó. Nhưng lớp vỏ bìa ấy lại phủ lên nó lớp trầm
mặc do đời sống tạo ra, nó chân thực, đời thường và cuốn hút bằng sự
từng trải. Mở quyển album ấy ra, ta nhìn rõ những tấm hình thực tế,
những mảng màu đơn sắc nhưng giàu sức sống; những bức ảnh miêu tả
chân thực ấy có được bởi cách sử dụng ngôn ngữ đa dạng, biến tấu theo
hoàn cảnh và chiều hướng xúc cảm nhân vật. Những tấm hình ấy không
phải được chụp bằng máy ảnh công nghệ số hàng đầu, càng không phải
được lưu lại bằng những công cụ hiện đại mà thuần đơn nhất là bởi nhãn
quan nghệ sĩ với đầy ước vọng bồi đắp cho cuộc đời. Nhãn quan tự sự
mà nhà văn lựa chọn được định vị ngay ở nhân vật Phùng để bức tranh
diễn tả cuộc đời được soi xét ở các góc độ toàn diện, toàn mỹ, toàn bích,
toàn hậu
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
Đọc những trang văn miêu tả về “người đàn bà làng chài” trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, đời sống của ta như được đặt vào
một thứ không gian mới, không gian có những chiều kích thiết tạo từ
chủ nghĩa nhân văn, tình yêu con người từ nỗi niềm trắc ẩn. “Người đàn
bà” là lời thì thầm ý nghĩa của nhà văn gửi đến mỗi độc giả sự thật rằng
ngay bên trong những gì đang diễn ra và phát triển, có vô số “người đàn
bà làng chài”, có vô tận những bất hạnh và niềm đau nguyện ước được
cứu rỗi. Nên giờ đây, thông qua hình tượng nhân vật này, Nguyễn Minh
Châu như vạch sẵn lời cáo kiện cho những nhẫn tâm và thứ tư tưởng cục
bộ, hướng một xã hội công bình, hạnh phúc được xác lập bằng tình
thương và trân trọng. “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống
đáng quý”

You might also like