You are on page 1of 2

Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” là tập truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Nguyễn Dữ,

Truyền kì mạn lục là tập hợp những câu chuyện li kì, có chứa đựng những yếu tố kì
ảo, thông qua mỗi truyện, tác giả Nguyễn Dữ lại truyền tải những quan điểm về những
vấn đề nhân sinh, những quan điểm tư tưởng về các hiện tượng nóng bỏng trong xã
hội phong kiến
Một trong những truyện góp phần làm nên thành công lớn của tác phẩm là
"Chuyện người con gái Nam Xương". Nguyễn Dữ đã tập hợp lại và sáng tạo
thêm để tác phẩm thêm phần hấp dẫn.

Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Thị Thiết -Một người con gái điển hình cho hình
mẫu người phụ nữ phong kiến, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà điều đáng quý hơn
cả ở nàng chính là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất. Vũ Thị Thiết là người con gái
quê Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Là một người vợ hiểu lễ
nghĩa, hiểu và cảm thông với tính cách của chồng, bởi vậy mà dù Trương Sinh vốn có
tính đa nghi, hay ghen thì nàng đều có thể dung hòa và không để xảy ra những xung
đột vợ chồng
Ít lâu sau, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già, con
nhỏ,ngày đêm thương nhớ chàng Trương . Ngỡ tưởng vợ chồng sẽ đoàn tụ sau
bao ngày xa cách nhưng lúc Trương Sinh trở về cũng là lúc bi kịch của Vũ
Nương bắt đầu. Ngày thường, ở một mình nàng hay đùa con, chỉ vào bóng mình
trên tường mà bảo đó là cha Đản. Với tính cách gia trưởng ,độc đoán , lại thêm
vô học nên tin mù quáng vào lời nói ngây thơ của con nhỏ rằng vợ hư, không
chấp nhận lời biện minh nên Trương Sinh đã thẳng tay đẩy nàng ra khỏi nhà
còn gán cho nàng nỗi ô nhục lăng lòa . Không chịu được sự dè bỉu, bàn tán của
mọi người xung quanh nên nàng đã ra bến Hoàng Giang rồi gieo mình xuống
sông mà chết để tìm sự giải thoát. Nàng được Linh Phi cứu về thủy cung. Tại
đây, Vũ Nương gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nhân cơ hội đó nàng
nhờ Phan Lang về nói chuyện với Trương Sinh, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ
thì lập đàn giải oan ở bến sông rồi nàng sẽ trở về. Trương Sinh biết mình đã
nghi oan cho vợ bèn lập đàn giải oan cho nàng nhưng bóng nàng "loang loáng
mờ nhạt dần mà biến đi mất".

Trải qua bao thế kỉ, "Chuyện người con gái Nam Xương" vẫn có sức hấp dẫn
mạnh mẽ đến các thế hệ bạn đọc nhờ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc. Nguyễn Dữ đã thể hiện số phận bi kịch, éo le của người phụ nữ trong xã hội
xưa mà điển hình là nhân vật Vũ Nương. Tác giả cũng lên tiếng tố cáo chiến
tranh phi nghĩa và xã hội phong kiến đối xử bất công với người phụ nữ. Nếu
chiến tranh không xảy ra, Trương Sinh không đi lính thì có lẽ Vũ Nương đã có
một cuộc sống hạnh phúc bên chồng con. Với bản tính đa nghi, "đối với vợ thì
phòng ngừa quá sức" lại thêm thời gian ba năm xa cách khiến Trương Sinh càng
thêm lòng nghi ngờ sự chung thủy của vợ. Nếu Trương Sinh không phải một kẻ
thất học, đa nghi thì có lẽ số phận của Vũ Nương đã khác. Nếu không vì định
kiến trọng nam khinh nữ trong xã hội đương thời thì Trương Sinh không có
quyền xúc phạm, chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của người vợ hiền thảo, nết
na.

Mang tư cách là một người con dâu, nàng tận tâm chăm sóc, "thuốc thang lễ bái
thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn" và "hết lời thương xót,
phàm việc ma chay, tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình". Là một người
vợ, nàng "cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi
lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót". Không chỉ vậy, Vũ Nương còn là
một người mẹ hết mực yêu thương con, chăm sóc, dạy dỗ con chu đáo. Qua
nhân vật Vũ Nương, tác giả còn lên tiếng đòi quyền được đối xử công bằng, đòi
quyền hạnh phúc cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Chẳng vậy mà ông đã giải
mối oan khuất cho Vũ Nương và cho nàng "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở
giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy
sông, lúc ẩn, lúc hiện" để nói vọng vào với Trương Sinh: "Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa"
Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kì, hấp
dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu
chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam
Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất
bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về
mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang
yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân
đạo sâu sắc.

You might also like