You are on page 1of 2

VŨ NƯƠNG

Nhà thơ Nguyễn Du đã viết:


“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc được hể hiện trong văn học thời trung
đại. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là 1 trong những tác
phẩm như vậy. Truyện đã đem đến bao suy tư, trăn trở cho người đọc về thân phận
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công qua nhân vật Vũ Nương –
một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn nhưng lại phải chịu đựng một số phận oan
nghiệt .
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm
trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có
nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng
Trương”.Câu chuyện xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương –
người con gái tài sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú
nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì
Trương Sinh phải đầu quân đi lính.Chàng đi đầy tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết
lòng nuôi dạy, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng.
Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé.
Khi Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi
nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Sau này, khi đã
hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho
người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện tạ từ chàng rồi
biến mất.
Trước tiên, nhân vật Vũ Nương được khắc họa là một người phụ nữ đẹp từ hình
thức đến tâm hồn.
Ấn tượng của bạn đọc ngay từ những dòng đầu tiên của truyện đó là những miêu tả
ngắn gọn nhưng cũng rất cụ thể về Vũ Nương: “Vũ Thị thiết, người con gái quê ở
Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” Qua lời giới thiệu
đó, ta thấy Vũ Nương chắc hẳn là 1 người có tư dung tốt đẹp - đẹp ở cả nhan sắc và
dáng vẻ. Và chính dung mạo ấy cũng đã khiến cho con nhà hào phú như Trương
Sinh đem lòng yêu mến và cưới nàng về làm vợ. Nhà văn Nguyễn Dữ đã khéo léo
gợi mở vẻ đẹp của Vũ Nương qua thái độ của Trương Sinh, từ đó góp phần làm
hoàn thiện hơn vẻ đẹp của người con gái này.
Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong lòng người đọc về nhân vật Vũ Nương
có lẽ chính là những phẩm chất tốt đẹp của nàng.
Trước khi lấy chồng Vũ Nương được giới thiệu là người con gái “tính đã thùy mị
nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”,và sau khi lấy chồng nàng còn được tác giả tập
trung nhấn mạnh về phẩm hạnh vẹn toàn, Vũ Nương rất khéo léo, khiêm nhường
trong cách ứng xử, nói năng bởi nàng biết TS có tính hay ghen . Sự khéo léo, đoan
trang, dịu dàng ấy của Vũ Nương đã trở thành ngọn lửa giữ cho hạnh phúc gia đình
luôn ấm nồng, gắn bó. Qua lời kể giản dị ấy, người đọc cũng thấy được sự nhín
nhịn, chịu đựng thậm chí cả sự hi sinh của nàng vì hạnh phúc của gia đình. Vẻ đẹp
đó thật đáng trân trọng biết bao.
Vẻ đẹp phẩm chất của nàng còn được thể hiện qua buổi tiễn chồng đi lính, Vũ
Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha:
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về
quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong
của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia
đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi
vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc
khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có,
mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.

You might also like