You are on page 1of 8

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG


( NGUYỄN DỮ)
ĐỀ1: Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong «Chuyện người con
gái Nam Xương »
a.Mở bài
Puskin – đại thi hào nước Nga- từng nói: “ Linh
hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là
nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca.
Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người
cầm bút”. Nhà văn Nguyễn Dữ đã để tiếng lòng của
mình cất lên qua tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”. “
CNCGNX” được trích trong tập “ Truyền kì mạn lục”.
Truyện ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương. Nàng
là người phụ nữ thủy chung, hiếu thảo, tình nghĩa, nhân
hậu, vị tha, giàu lòng tự trọng.
b.Thân bài
 Ý 1: Khái quát chung
Thật vậy, văn chương giúp ta đi từ chân trời của một
người đến với chân trời của triệu người. “CNCGNX” là một
tác phẩm như thế. Đây là truyện thứ mười sáu trong số hai
mươi truyện của tập “Truyền kì mạn lục”. Truyện được viết
bằng chữ Hán, ra đời ở thế kỉ 16, dựa trên cốt truyện “Vợ
chàng Trương”. Trong truyện tác giả đã kết hợp yếu tố kì ảo
và hiện thực, sử dụng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo,
qua đó nhà văn ca ngợi vẻ đẹp cuả nhân vật VN.
 Ý 2 . triển khai luận điểm
 LĐ1. VN là người phụ nữ có vẻ đẹp tư dung
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết. Nàng là người con
gái quê ở Nam Xương, có tư dung tốt đẹp nhan sắc mặn mà,
đằm thắm, thùy mị, nết na…. Chính vì thế Trương Sinh đã
mang trăm lạng vàng xin cưới nàng về làm vợ.
 LĐ2. Vũ Nương là người có vẻ đẹp phẩm chất đáng
quý
*Vũ Nương là người vợ yêu thương chồng hết mực;
sống thủy chung, tình nghĩa.
+Khi mới lấy chồng, biết chồng có tính hay đa nghi,
nàng cư xử nhường nhịn, hết sức giữ gìn khuôn phép
không bao giờ để xảy ra mối bất hòa. Nhưng cuộc sum
vầy hạnh phúc của nàng chưa được bao lâu thì nước
nhà có giặc, Trương Sinh phải đi lính.
+ Tình yêu thương chồng được VN thể hiện rõ nét
khi tiễn Trương Sinh ra trận.
Nàng không nghĩ đến những khó khăn trước mắt, không
bận lòng về trách nhiệm nặng nề phải gánh vác nay mai mà
thiết tha với ước mong giản dị :“ thiếpchẳng dám mong đeo
được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày
về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Với
nàng, sự “bình yên” của chồng là quan trọng nhất, vinh hoa
bổng lộc không có nghĩa lý gì.
+ Nàng lo lắng, xót thương và cảm thông với những nỗi
vất vả, gian lao, hiểm nguy mà chồng sắp phải đối mặt: “việc
quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút,
quân triều còn gian lao, rồi thế trẻ tre chưa có, mà mùa dưa
thì chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo
lắng”
+Thương chồng, nhớ chồng ,Vũ Nương còn bày tỏ nỗi niềm
nhớ thương da diết bằng những lời nói ân tình, xúc động
“nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải
xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương
người nơi đất thú”.
+Như vậy, tình cảm nàng dành cho chồng là tình yêu chân
thật, bằng cả trái tim. Tình cảm sâu nặng đó của VN trong
buổi chia li đã làm cho mọi người chứng kiến đều ứa hai
hàng lệ.
+Trong những ngày tháng xa cách, Vũ Nương luôn nhớTS.
“…mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì
nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” Chàng
Trương ra đi không hẹn ngày về, Vũ Nương vẫn một mực
trông chờ, thương nhớ. Nàng thường chỉ bóng trên vách để
nguôi nỗi nhớ chồng. Nàng muốn khẳng định tình nghĩa vợ
chồng như hình với bóng, tuy hai mà một. Thương chồng,
nhớ chồng, nàng cũng một lòng thủy chung, trọn vẹn với
Trương Sinh.
+Sau này, khi ở dưới thủy cung, VN vẫn thủy chung tình
nghĩa .
Nàng luôn hướng lòng về chồng con, gia đình, quê hương,
xứ sở. Khi gặp Phan Lang nàng nói “tôi tất phải tìm về có
ngày”. Không chỉ tình nghĩa với gia đình, chồng con, Vũ
Nương còn tình nghĩa với người mang ơn cứu mạng “cảm ơn
ân đức của Linh Phi thề sống chết không bỏ.
+ Có thể nói¸trong bất kì hoàn cảnh nào, VN cũng hiện lên
là người vợ hết mực yêu thương chồng, sống thủy chung,
tình nghĩa. Tấm lòng thủy chung ấy của nàng thật đáng trân
trọng biết bao.
* Đọc tiếp truyện người đọc thấy đượcVũ Nương còn
là người con hiếu thảo.
Nàng yêu quý mẹ chồng chẳng khác gì mẹ đẻ.
+Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con sinh ốm đau bệnh tật,
Vũ Nương thay chồng có hiếu với mẹ, lo cho mẹ cả về thể
chất và tinh thần. Nàng “hết sức thuốc thang”, “lễ bái thần
phật”, lại lấy lời ngọt ngào an ủi, động viên.
+Khi mẹ mất, việc ma chay tế lễ nàng lo liệu chu toàn, lại
hết lòng thương xót.
+Lời trăng trối của bà khi trước khi mất “Sau này, trời xét
lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu
đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã
chẳng phụ mẹ ” khẳng định công lao, đức hạnh và phẩm chất
hiếu thảo của Vũ Nương .
+ Như vậy, ta thấy nàng chăm sóc mẹ không phải vì nghĩa
vụ, trách nhiệm mà xuất phát từ tình thương yêu chân thành
của người con với đấng sinh thành, bằng tình yêu thương
thực sự từ trái tim..
* Đối với bé Đản, Vũ Nương là người mẹ yêu thương
con vô bờ.
Đứa con ra đời khi cha nó vừa đi xa, nàng tìm mọi cách
nuôi dạy chăm sóc, an ủi con. Nàng thường chỉ bóng mình
trên vách bảo đó là cha nó. Nàng muốn dỗ dành con, mang
niềm vui đến cho con trẻ, nàng muốn bù đắp cho con, muốn
đứa con nhỏ thơ ngây được sống trong tình thương yêu của
mẹ và bên cả bóng hình người cha.
* Mặt khác chúng ta còn thấy, Vũ Nương là một người
phụ nữ đảm đang, tháo vát
Chàng Trương ra trận, mọi gánh nặng gia đình đều đổ dồn
lên đôi vai Vũ Nương. Nàng trở thành trụ cột của gia đình,
vừa phải làm vợ, làm mẹ, làm dâu, vừa phải thay chồng gánh
vác giang sơn nhà chồng.Tất cả công việc lớn bé đều do 1
tay nàng lo liệu, sắp đặt. Ba năm trời, 1 mình nàng nuôi dạy
con thơ, chăm sóc mẹ già đau ốm, lo ma tang khi bà mất…
mà không hề có chồng bên cạnh động viên, giúp đỡ.. Để làm
được trọn vẹn những điều đó, Vũ Nương phải đảm đang,
tháo vát vô cùng.
* Đọc truyện, chúng ta còn thấy Vũ Nương còn là người
vị tha, nhân hậu, giàu lòng tự trọng.
Khi chồng đi lính, một mình nàng chia sẻ tình cảm cho
tất cả mọi người trong gia đình, nàng quên mình, hi sinh tất
cả chỉ để nghĩ đến người khác.Với người chồng đa nghi, vũ
phu tàn nhẫn Vũ Nương không một lời oán giận, nàng chỉ
khóc lóc kêu oan. Khi không tự minh oan được nàng đã tìm
đến cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của
mình. Với nàng lòng tự trọng cao hơn cả sự sống.
+Dưới thủy cung, gặp được Phan Lang, mới nghe nhắc
đến chàng Trương, nàng đã “ứa nước mắt khóc”. Khi
Trương Sinh lập đàn tràng giải oan ở bến Hoàng Giang, nàng
đã hiện về trên kiệu hoa “đa tạ tình chàng”. Sự trở về trong
giây lát cho ta thấy Vũ Nương có tấm lòng vị tha biết mấy.
+ Như vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào ta vẫn thấy VN hiện
lên là một người phụ nữ với vẻ đep hoàn thiện từ dung nhan
tới đức hạnh. Nàng đảm đang, hiếu nghĩa, thủy chung, luôn
khát khao hạnh phúc gia đình và coi trọng phẩm giá làm
người. Nàng mang những vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ trong XHPK.
 Ý 3. Đánh giá
Nhà văn Lêonop từng nói: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật
phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội
dung”. Để một tác phẩm văn học neo đậu vào tâm hồn người
đọc, các nhà văn, nhà thơ không chỉ thăng hoa về cảm xúc
mà còn bùng cháy trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn
Nguyễn Dữ đã thổi vào “ CNCGNX”một phong cách nghệ
thuật riêng, độc đáo và ấn tượng.
“Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”- Pautopxki. “
CNCGNX” thành công bởi chi tiết cái bóng mang ý nghĩa
thắt nút, cởi nút cho câu chuyện.
+Truyện kết hợp tự sự với trữ tình, kết hợp các yếu tố hiện
thực và kì ảo, câu văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ
mang màu sắc cổ xưa.
+N Dữ xây dựng thành công nhân vật VN qua ngôn ngữ, cử
chỉ, hành động còn khắc họa nhân vật qua những câu đối
thoại với TS, Phan Lang để bộc lộ được vẻ đẹp của VN
Qua đoạn truyện , ta thấy Vũ Nương hiện lên với vẻ đẹp cao
quý , đáng trân trọng: nàng là người vợthủy chung tình
nghĩa, hết lòng yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho chồng
con; người con dâu hiếu thảo , đảm đang tháo vát, nhân
hậu,vị tha, giàu tự trọng.
+Đoạn truyện đã cho thấy tấm lòng và thái độ trân trọng,đề
cao, ca ngợi của Nguyễn Dữ dành cho VN, cho người phụ
nữ trong xã hội phong kiến xưa.
C.Kết bài
“Văn học là nhân học” – Gorki. Văn học sẽ vì con
người mà cất lên tiếng hát yêu thương, mỗi trang văn
đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. “CNCGNX” của
Nguyễn Dữ là một tác phẩm như vậy. Nguyễn Dữ với
tấm lòng đồng cảm và sự thấu hiểu sâu sắc đã dành cho
nhân vật Vũ Nương bao tình cảm trân trọng, thương xót.
Đó cũng chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Sderin -
nhà văn vĩ đại người Nga từng đưa ra nhận định vô cùng
sâu sắc: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng
hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.
“CNCGNX” của Nguyễn Dữ quả thật là tác phẩm minh
chứng cho sức sống vĩnh hằng, bất diệt của văn học.
Tác phẩm mãi là một “Áng thiên cổ kì bút” trường tồn
cùng thời gian, sống mãi trong lòng người đọc.

You might also like