You are on page 1of 6

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Nguyễn Dữ

Đề 1: Cảm nhận một nét đẹp mà em ấn tượng nhất ở nhân vật Vũ Nương.

* Gợi ý:
- Vẻ đẹp của Vũ Nương: - Là người con dâu hiếu thảo
- Là người vô thường chồng, thủy chung đức hạnh
- Là người mẹ hiền rất mực yêu thương con

A. Mở bài: Tác giả → Tác phẩm → Nhân vật

Nguyễn Dữ “ Chuyện người + Gọi tên nhân vật (1) con gái Nam Xương + Gọi tên nét đẹp mà chọn
Nguyễn Dữ là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông nổi
tiếng về tài năng và nhân cách Nguyễn Dữ đã để lại cho nền văn học dân tộc một áng thiên cố kì bít
có tên “ Truyền kì mạn lục” Trong số 20 truyện tuyệt tác văn chương, cô ấy thì “ Chuyện người con
gái Nam Xương” là tác phẩm tiêu biểu trong thiên truyện xuất sắc này Nguyễn Du đã xây dựng hình
tượng nhân vật Vũ Nương, với nhiều nét đẹp truyền thống, trong đó ấn tượng nhất là vẻ đẹp người
vợ thương chồng, thủy chung, đức hạnh.

B. Thân bài
1. Khái quát đầu thân bài
(Giới thiệu khái quát về nhân vật Vũ Xương và nét đẹp mà em chọn)

Vũ Nương là con nhà kẻ khó, xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng lại hội tụ đầy
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm Nho giáo Vũ Nương là người phụ
vẹn toàn vừa đẹp người vừa đẹp nết đủ cả công dụng ngôn hạnh. Nhà văn Nguyễn Dữ đặt Vũ
Nương vào trong mối quan hệ gia đình làm bật lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Xét mong về mối
quan hệ với chồng ta thấy nàng là người vợ hiền thục, một lòng dạ thủy chung. Nét đẹp này của
nàng được bộc lộ trong nhiều hoàn cảnh.

II. Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương

1. Trước khi chồng đi lính, trong cuộc sống bình thường hàng ngày Vũ Nương tỏ rõ là vợ khéo giữ
gìn khuôn phép. Mặc dù Trường Sinh chồng nàng có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức
song Vũ Nương không bao giờ để vợ chồng phải đến thất hòa. Trong xã hội phong kiến trọng nam
khinh nữ, làm vợ đã khó và làm vợ một người chồng ghen tuông quá mức thì còn khó hơn gặp bội
phần. Với người chồng như thế, để giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình thì người vợ phải thực sự
toàn tâm toàn ý với chồng chính đức hạnh Vũ Nương đã chế ngự trái tim đa nghi của gia đình lúc
nào cũng là tổ ấm.

2. Chiến tranh binh lửa khiến vợ chồng chịu cảnh xa cách nhưng đó chính là hoàn cảnh để nàng bộc
lộ tình yêu thương và tấm lòng thủy chung của chồng.

a) Lời Vũ Nương nói với chồng lúc chia tay đã thể hiện thật xúc động tấm lòng người vợ thương
chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được an phong hầu, mặc áo gấm trở về
quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên thế là đủ rồi “ Người vợ ấy không mnag
vinh hoa phú quý mà chỉ mong sự yên bình đến với chồng. Với Vũ Nương chỉ cần chồng trở về thì
cũng đã là cả 1 niềm hạnh phúc vô bờ bến. Điều mong mỏi của nàng đã thể hiện thật cảm động tình
yêu thương người vợ hiền dành cho người chồng nơi chiến trận.

b) Ba năm xa chồng, Vũ Nương một mình đảm đang mọi việc trong nhà từ nuôi dạy con thơ đến
chăm sóc mẹ chồng đau yếu, đặc biệt lòng nàng lúc nào cũng khắc khoải nhớ thương người chồng ở
chiến trường “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi là nơi góc bể chân trời không thể
nào ngăn được”. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế khi miêu tả nỗi nhớ chồng đau đáu của người vợ
trẻ. Hai hình ảnh ước lệ “ bướm lượn đầy vườn “ chỉ mùa xuân tươi vui và “ mây che kín núi” chỉ
mùa đông ảm đạm đã gợi tả thật xúc động thời gian chờ đợi và nỗi nhớ mong người vợ xa chồng.
Đó là nỗi nhớ triền miên dại dẳng theo thời gian và bao trùm cả không gian “góc bể chân trời” Cái
tình của Vũ Nương đối với chồng đã kết đọng trong hình ảnh cái bóng. Đêm đêm để dỗ con Vũ
Nương thường trỏ bóng mình trên vách mà bảo đó là cha của con. Người xưa thường nói vợ chồng
như ý hình với bóng” Cái bóng là biểu hiện của của “ đồng” trong đạo vợ chồng. Nó là vẻ đẹp tâm
hồn của người vợ trẻ xa chồng. Chính những năm tháng chờ chồng đã giúp Vũ Nương bộc lộ vẻ đẹp
của người vợ đoan chính, đức hạnh “ cách biệt b năm, giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã
nguôi lòng, ngõ liệu tường hoa chưa từng bén gót. Làm đẹp vốn là một nhu cầu chính đáng của
người phụ nữ những khi xa chồng nỗi nhớ thương đã khiễn Vũ Nương quên cả việc làm đẹp cho bản
thân. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ cho thấy nặng là người vợ một lòng một dạ thủy chung với
chồng.

3. Khi chồng trở về, mặc dù đau đớn uất ức đến tột cùng vì bị chồng nghi ngờ là thất tiết nhưng Vũ
Nương cư xử đúng mực rõ ra người vợ rất hiền thục. Nàng vận Giá cách xưng hô “ chàng - thiếp”
Lời Vũ Nương nói với chồng vẫn rất nhẹ nhàng, tha thiết? Mong chàng đừng một mực nghi oan cho
thiếp. Người vợ ấy đã hết lòng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ.
Cách ứng xử của Vũ Nương là xuất phát từ tình yêu chồng và sự trân trọng hạnh phúc gia đình.
4. Mặc dù chồn bức từ phải tìm đến cái chết oan uổng song Vũ Nương vẫn rộng lòng tha thứ cho
chồng. Khi Trường Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương đã trở về nói lời cảm tạ chồng. Trong hoàn
cảnh của nàng thật khó để nói lời tha thứ cho chồng. Nhưng chính sự bao dung độ lượng đã giúp Vũ
Nương làm được điều đó. Nàng đúng là người vợ trọng tình trọng nghĩa và giàu lòng vị tha.

III. Khái quát cuối thân bài (nội dung + nghệ thuật)
Dưới ngòi bút tràn đầy cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ, Vũ Nương đúng là hiện
thân cho người phụ nữa Việt Nam truyền thống ở tư cách nào nàng cũng đẹp nhưng đẹp nhất trong
mối quan hệ với chồng. Vẻ đẹp của người vợ hiện thực thủy chung đức hạnh ở Vũ Nương đã được
thể hiện trong nhiều hoàn cảnh, có hoàn cảnh bình thường trong đời sống bình thường nhưng cũng
có hoàn cảnh đầy bi kịch. Đặc biệt tài dựng chuyện sinh động, hấp dẫn, sự đan xen giữa yếu tố hư
ảo với chi tiết hiệ thực đã góp phần làm ngòi bút sáng vẻ đẹp tâm hồn người con gái Nam Xương.
C. Kết bài

Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương ở tư cách người vợ ta càng thêm tự hào trân trọng những
phẩm chất truyền thống của người phụ nữa Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ngày nay người phụ
nữ hiện đại vẫn giữ gìn và phát huy những nét đẹp ấy để gia đình lúc nào cũng ấm êm, hạnh phúc.
Đề 2: Cảm nhận nhân vật Vũ Nương - Vẻ đẹp - Số phận

A. Mở bài:
Nguyễn Dữ là một trong gương mặtt tiêu biểu văn học trung đại Việt nam. Ông nổi tiếng về tài
năng và nhân cách, Nguyễn Dữ đã để lại cho nền văn học một áng thiên cố kì bút có tên “ Truyện kì
mạn lục”. Trong số 20 truyện của kiệt tác văn học cổ ấy thì “Chuyện người con gái Nam Xương” là
têu biểu. Trong thiên truyện xuất sắc này Nguyễn Dữ xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ
Nương tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

B. Thân bài.
1. Khái quát đầu thân bài:
Vũ Nương là nhân vật chính của tác phẩm. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương
tâm của nàng, tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người
phụ nữa trong xã hội phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

II. Cảm nhận nhân vật Vũ Nương


1. Phẩm chất (vẻ đẹp)
Vũ Nương là con nhà kẻ có xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở nàng lại hội tụ đầy đủ
những phẩm chất tốt đẹp người phụ nữ Việt nam theo quan điểm Nho giáo Nàng là người phụ nữ
vẹn toàn đủ công dung ngôn hạnh. Nhà văn Nguyễn Dữ đã đặt Vũ Nương vào trong mối quan hệ gia
đình làm bật lên phẩm chất tốt đẹp ở nàng.

a) Với mẹ chồng, Vũ Nương là nàng dâu hiếu thảo. Khi trong thời gian chống đi lính, Vũ Nương đã
chăm sóc mẹ chồng hết sức chu đáo. Khi mẹ chồng ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần
phật mong mẹ chồng mau khỏi bệnh. Lúc mẹ chồng qua đời nâng “hết lời thương xót ma chat tế lễ
lo liệu như đối với cha mẹ mình” Cách Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng không đơn thuần là bổn
phận trách nhiệm mà còn xuất phát từ tình yêu thường thực sự. Sự hiếu thảo của Vũ nương đã được
chính mẹ chồng ghi nhận trước khi bà qua đời xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng
phụ mẹ “Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến khi mà mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu
thật khó dung hòa thì sự hiếu thảo của Vũ Nương thật đánh quý, trân trọng.

b) Với con, Vũ Nương là người mẹ hiền giàu tình thương. Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng
hình bóng người cha, đêm đêm Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên vách mà bảo đó là cha của
con. Hành động ấy đã thể hiện thật xúc động tình yêu thương con của người mẹ. Đó là trò đùa trong
thương nhớ lờ nói dối đầy thiện chí và yêu thương.

c) Với chồng, Vũ Nương là người vợ hièn thực giàu tình yêu thương và một lòng một da thủy chung
với chồng ( lấy phần 1,2,3,4 phần II đề 3/7)
* Chốt: Như vậy ở tư cách nào Vũ Nương cũng đẹp. Không chỉ có nhan sắc, Vũ nương còn nết na,
hiền thực, đảm đang, tháo vát nàng vừa hiếu thảo với mẹ chồng vừa một lòng một dạ thủy chung với
chồng vừa râts mực yêu con. Có thể nói Vũ Nương chính là biểu tượng người phụ nữ Việt Nam
truyền thống với tứ đức.

2. Số phận (cuộc đời)


* Một người phụ nữ đẹp người đẹp nết như Vũ Nương rất đáng được hướng hạnh phúc. Nhưng bất
hạnh hay số phận nàng thật bi kịch.

a. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã làm trò bổn phận của người mẹ hiền, nàng dâu thảo và một lòng
một dạ thủy chung với chồng. Vậy mà nàng lại bị chồng nghi là thất tiết Trương Sinh đối xử với nàn
tàn nhẫn “Mắng nhiếc, đánh đuổi đi” Nhục nhã đau đớn Vũ nương đã gieo mình xuống sông Hoàng
Giang tự vẫn. Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch người phụ nữ sống trong sạch thủy chung mà phải
chịu tiếng oan ức, không thể thanh minh, Vũ Nương tự tử nhưng suy cho cùng nàng đã bị Trương
Sinh bức tử.

b. Ta cảm nhận được trong lời phân trần đẫm nước mắt của Vũ Nương nỗi nhục nhã của người vợ bị
chồng sỉ nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm và nỗi đau đớn tột cùng khi hạnh phúc gia đình tan vỡ
“nay đã bình rơi trân gẫy mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa
rụng cuống, xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn ai có thể lại lên núi Vọng phu kia
nữa” Tất cả các hình ảnh ước lệ trong lời ngẹn ngào của Vũ Nương đều gợi cảm giác về sự tan vỡ
chia lia không thể nào hàn gắn được. Trong phút chốc Vũ Nương mất tất cả từ danh dự đến gia đình
bị dồn đến bước đường cùng nàng phải tìm đến cái chết. Đây là hành động bảo toàn danh dự xong
lấy cái chết để minh oan cho mình đó là sự bế tắc, tuyệt vọng, vô cùng đau đớn.

c. Cuộc sống nơi thủy cung là sự bù đắp cho Vũ nương nhưng hạnh phúc trần thế mới chính là niềm
mơ ước của nàng Song Vũ Nương thế trở về nhân gian được nữa. Khi Trương Sinh đến giải oan Vũ
nương trở về làng trong lòng rực rỡ nhưng ngay sau đó “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần biến
mất” Đàn cầu siêu của tôn giáo và sự ân hận muộn màng của người chồng cũng chẳng thể cứu vãn
nổi hạnh phúc. Vũ Nương, nàng đã vĩnh viễn bị tước đoạt quyền sống, quyền làm vợ làm mẹ. Đoàn
viên chỉ là ảo ảnh, chia li là vĩnh viễn. Sự xuất hiện yếu tố kì ảo cuối truyện tuy mong đến tác phẩm
kết thúc hậu song vẫn không giảm đi bi kịch trong cuộc đời người con gái Nam Xương.

d. Bi kịch của Vũ Nương có nguyên nhân từ cuộc hôn nhân không bình đẳng không xuất phát từ tình
yêu. Chính sự không minh đẳng hộ đói đã công cho Trương Sinh thêm một cái thế bên cạnh cái thế
của người đàn ông gia trưởng trong xã hội trọng nam khinh nữ tham gia vào việc phá nát hạnh phúc
của Vũ Nương đau đớn thay lại chính là chồng và con trai nàng nhưng người nàng hết mực thương
yêu Vũ Nương bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ. Xong đưa con
hiện hoàn toàn vô tội còn Trương Sinh không thể nói là không có tội. Sự ghen tuông mù quáng và
tính cách gia trưởng độc đoán cùng lối xử sự hồ đồ đã biến Trương Sinh thành một người chồng vũ
phu, thô bạo. Lê Thánh Tông đã trách Trương Sinh phũ phành với vợ còn Nguyễn Khuyến thì cho
rằng: “Giết Vũ Thị Thiết là do con nhưng suy cho cùng là tại ngu ngu” Bi kịch của Vũ nương có căn
nguyên sâu xa từ xã hội phong kiến trọng nam khinh nữa. Sống trong một xã hội như thế thì bi kịch
của nàng không thể tránh khỏi.

III. Khái quát cuối thân bài


Nhân vật Vũ Nương đã được nhà văn Nguyễn Dữ khắc họa thành công bằng nhiều nét bút
nghệt thuật đặc sắc. Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau đẻ bật lên phẩm chất
và số phận của nàng. Đặc biệt gắn bi kịch cảu người con gái Nam Xương với cái bóng trên vách là
nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Dữ thể hiện hạnh phúc mỏng manh của người phụ nữ. Ngoài ra tại
dựng chuyện sinh động haps dẫn và sự đan xen giữa yếu tố kẻ ác và chi tiết hiện thực cũng đã góp
phần ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương. Dưới ngòi bút tràn đầy cảm hứng nhân đạo của nguyễn
Dữ, Vũ Nương đã trở thành nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa và cả phẩm chất
lẫn số phận. Từ câu chuyện về nàng, tác giả cất lên tiếng nói bênh vực, cảm thông với người phụ nữ
đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

C. Kết bài.
Trong kiệt tác “Truyện Kiều” nhà thơ Nguyễn Du đã dành hai câu thơ cô đọng hàm súc để khái
quát số phận đau khổ người phụ nữ trong xã hội xưa.
“Đau đớn thay số phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Trong xã hội phong kiến, bạo mệnh đã trở thành định mệnh của người phụ nữ. Bi kịch của Vũ
Nương chỉ là trường hợp tiêu biểu cho số phận oan trái ấy. Nhưng ngày nay người phụ nữ hiện
đại đã chiến thắng được định mệnh oan khốc ấy, họ đã tìm được hạnh phúc trọn vẹn trong gia
đình và xã hội.

You might also like