You are on page 1of 13

TỔNG ÔN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH

Chuyên đề 29 – CÂU ĐỒNG NGHĨA

Exercise 1.1
ĐÁP ÁN
1.A 2.C 3.B 4.D 5.B 6.D 7.C 8.D 9.C 10.C
11.A 12.A 13.A 14.A 15.D 16.D 17.D 18.D 19.D 20.D
21.B 22.C 23.C 24.B 25.C 26.B 27.A 28.B 29.A 30.A
31.B 32.B 33.B 34.D 35.D 36.C 37.C 38.D 39.B 40.C
41.A 42.A 43.B 44.B 45.A 46.D 47.A 48.C 49.B 50.C

Câu 1
Đáp án A
Xét câu gốc: “Thật đáng tiếc! Mẹ không thể tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi.”
A. Giá như mẹ tôi có thể tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi (diễn tả một việc không có thật ở
hiện tại) => Đúng
B. Giá như mẹ tôi đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi (diễn tả một việc không có thật trong quá
khứ)
C. Tôi rất tiếc rằng mẹ đã không tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi.
D. Tôi thắc mắc tại sao mẹ tôi không thể tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi.

Câu 2
Đáp án C
Đề bài: Phan-si-păng là ngọn núi cao nhất ở bán đảo Đông Dương.
A. Có một vài ngọn núi ở bán đảo Đông Dương cao hơn Phan-si-păng. (Sai vì khác nghĩa so với
câu gốc)
B. Bán đảo Dông Dương có một trong những ngọn núi cao nhất trên trái đất. (Sai vì khác nghĩa
so với câu gốc)
C. Ngọn núi cao nhất ở bán đảo Đông Dương chỉ có Phan-si-păng
=> Đúng nghĩa. “Exclusive” ở đây mang nghĩa là “không bao gồm cái nào khác, chỉ có, độc
quyền là…”.
*Note: Lưu ý “Exclusive” là tính từ, đứng sau một danh từ sẽ có nghĩa như trên. Ngoài ra, tránh
nhầm lẫn với cấu trúc: “exclusive of sb/sth: không bao gồm ai/cái gì”.
D. Không có ngọn núi nào ở bán đảo Đông Dương cao hơn Phan-si-păng -> Sai vì không sát
nghĩa so với câu gốc, ý câu này có thể hiểu là “vẫn có ngọn núi cao bằng” khi “nó không có ngọn
núi nào cao hơn”.

Câu 3
Đáp án B
Tạm dịch: “Tôi đoán Mary rất thất vọng khi cô ấy không lấy được học bổng.”
A. Mary nhẽ ra nên rất  buồn khi cô ấy không lấy được học bổng. (should have been: diễn tả việc
nên làm trong quá khứ những đã không làm)
B. Mary có thể đã rất buồn khi cô ấy không lấy được học bổng. (may have been: diễn tả sự việc
có thể đã xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn) => Câu gốc dùng “guess” thể hiện tính
thiếu căn cứ và không chắc chắn
C. Mary chắc hẳn rất buồn khi cô ấy không lấy được học bổng. (must have been: diễn tả sự việc
chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ)
D. Mary có thể đã rất buồn khi cô ấy không lấy được học bổng. (could have been: diễn tả sự việc
có thể sẽ xảy ra trong qúa khứ nhưng trên thực tế là không)

Câu 4
Đáp án D
HD: “ Những bà nội trợ không còn phải dành quá nhiều thời gian để làm việc nhà nữa.”
A. Việc nhà sẽ không bao giờ được làm bởi những bà nội trợ nữa. (Sai vì không giống câu trên
về nghĩa)
B. Những bà nội trợ phải dành ngày càng nhiều thời gian để làm việc nhà. (Sai vì không giống
câu trên về nghĩa)
C. Chưa bao giờ những bà nội trợ dành nhiều thời gian để làm việc nhà như bây giờ. (Sai vì
không giống câu trên về nghĩa)
D. Những bà nội trợ không còn phải dành nhiều thời gian để làm việc nhà nữa. 
Lưu ý: No longer +Aux.V+S+V= Not any longer= Not any more: Diễn tả hành động từng có mà
bây giờ không còn xảy ra

Câu 5
Đáp án B
Dịch nghĩa: Sao Mộc lớn hơn tất cả những hành tinh khác trong hệ mặt trời.
A. Không có hành tinh nào khác trong hệ mặt trời lớn như sao Mộc. (Sai ở động từ “is”)
B. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời -> Đúng nghĩa
C. Tất cả những hành tinh khác trong hệ mặt trời không quá lớn như sao Mộc. (Sai vì không
giống về nghĩa với câu gốc)
D. Trong số những hành tinh trong hệ mặt trời, sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong tất cả. (Sai vì
nếu đã có “among” sẽ không cần “of all”)

Câu 6
Đáp án D
HD: “Tôi không tin bạn nữa,” Eric nói với bạn của anh ấy.
A. Bạn của Eric nói với anh ấy là không tin cô ấy nữa. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Eric khuyên bạn của anh ấy từ đó trở đi không tin cô ấy nữa. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Bạn của Eric nói với anh ấy rằng cô ấy đã không còn tin anh ấy nữa. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
D. Eric nói với bạn anh ấy rằng anh ấy đã không còn tin cô ấy nữa.

Câu 7
Đáp án C
“Tôi không nghĩ Max đã làm vỡ chiếc bình của bạn bởi vì vừa rồi anh ấy không ở đây.”
A. Max không thể làm vỡ chiếc bình của bạn bởi vì vừa rồi anh ấy không ở đây. (wouldn’t have:
ước muốn điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ)
B. Max có thể đã làm vỡ chiếc bình của bạn bởi vì vừa rồi anh ấy không ở đây.
C. Max không thể làm vỡ chiếc bình của bạn bởi vì vừa rồi anh ấy không ở đây. (can’t have:
chắc chắn không xảy ra trong quá khứ)
D. Max không có khả năng làm vỡ chiếc bình của bạn được bởi vì vừa rồi anh ấy không ở đây.
=> Cấu trúc: be not able to: không có khả năng làm gì
=> Câu này dùng “be not able to” diễn đạt không hợp ngữ cảnh, vì cấu trúc đó nó thể hiện khả
năng, năng lực ai đó không thể làm gì (thuộc về năng lực, không phải khả năng trong suy đoán)

Câu 8
Đáp án D
Tạm dịch: “Những động vật máu nóng có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn khoảng năm đến mười lần
so với những động vật máu lạnh có cùng kích thước.”
A. Những động vật máu lạnh có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn so với những động vật máu nóng có
cùng kích thước. (Sai vì câu này thiếu mất thông tin “about five to ten times”)
B. Những động vật máu lạnh nhỏ bằng khoảng năm đến mười lần những động vật máu nóng.
(Sai vì không giống về nghĩa)
C. Tỷ lệ trao đổi chất của những động vật máu lạnh thấp hơn khoảng từ năm đến mười lần so với
tỷ lệ trao đổi chất của những động vật máu nóng. (Sai vì câu này thiếu thông tin " similarly sized
cold-blooded ones")
D. Đối với những động vật có cùng kích thước, tỷ lệ trao đổi chất của những động vật máu lạnh
thấp hơn khoảng từ năm đến mười lần so với tỷ lệ trao đổi chất của những động vật máu nóng.

Câu 9
Đáp án C
Đề bài: Anh ấy nói: “Tôi không gặp cô ấy kể từ khi cô ấy ra trường.”
A. Anh ấy nói rằng anh ấy đã không gặp cô ấy kể từ khi anh ấy ra trường. (Không giống câu trên
về nghĩa)
B. Anh ấy nói rằng anh ấy đã không gặp cô ấy kể từ khi anh ấy ra trường. (Không giống câu trên
về nghĩa)
C. Anh ấy nói rằng anh ấy đã không gặp cô ấy kể từ khi cô ấy ra trường. (Đúng, theo quy tắc
chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp thì khi có mệnh đề chỉ thời gian thì không cần lùi, do đó
chỉ lùi vế trước của câu, vế từ “since” trở đi không cần lùi)
D. Anh ấy nói rằng anh ấy đã không gặp cô ấy kể từ khi cô ấy ra trường. (Sai vì ở mệnh đề với
“since”, thì quá khứ ở câu trực tiếp vẫn giữ nguyên khi chuyển sang câu gián tiếp).

Câu 10
Đáp án C
Dịch nghĩa: Bạn không khéo léo, đó là lí do tại sao bạn luôn làm mất lòng người khác.
A. Bạn chắc hẳn đã xúc phạm những người khác bởi vì bạn không khéo. (Must have Vp2: suy
luận hợp lý về một việc gì đó trong quá khứ)
B. Nếu bạn lịch thiệp, bạn sẽ làm hài lòng những người khác. (Sai vì không giống về nghĩa với
câu gốc vì nếu lịch thiệp thì trước hết là không làm mất lòng người khác sẽ là sát nghĩa nhất, còn
làm hài lòng hay không thì còn tùy)
C. Tôi ước giá mà bạn khéo hơn để không làm mất lòng người khác -> Đúng nghĩa
D. Bạn đáng ra nên khéo léo để không làm mất lòng người khác. (should have Vp2: đáng lẽ nên
làm việc gì trong quá khứ nhưng đã không làm. Sai vì không hợp về nghĩa, câu trên nói về việc
xảy ra ở hiện tại, còn câu này lại chỉ một việc đáng ra nên làm trong quá khứ nhưng đã không
làm.)

Câu 11
Đáp án A
Tạm dịch: “Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã, hoặc ngày càng
nhiều động vật sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.”
A. Chính phủ đưa ra các phương pháp để bảo vệ động vật hoang dã càng sớm bao nhiêu, càng ít
động vật sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bấy nhiêu. 
B. Chính phủ đưa ra các phương pháp để bảo vệ động vật hoang dã càng nhiều, càng ít động vật
sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. (Sai vì không giống với câu trên về nghĩa.)
C. Chính phủ đưa ra càng nhiều phương pháp để bảo vệ động vật hoang dã, càng ít động vật lâm
vào tình trạng nguy hiểm. (Sai vì nghĩa không giống với câu bên trên.)
D. Chính phủ đưa ra các phương pháp để bảo vệ động vật hoang dã, vì vậy càng ít động vật phải
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. (Sai vì không giống với câu trên về nghĩa.)

Câu 12
Đáp án A
HD: “Chúc may mắn trong công việc mới. Nó sẽ tiến triển tốt đối với con ”,  mẹ anh ấy nói.
A. Mẹ anh ấy ước anh ấy những điều may mắn và nói rằng công việc việc mới của anh ấy sẽ tiến
triển tốt.
B. Mẹ anh ấy muốn anh ấy có may mắn trong công việc mới bởi vì nó sẽ tiến triển tốt cho anh
ấy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Mẹ anh ấy tự hỏi liệu anh ấy có may mắn trong công việc mới hay nó sẽ tiến triển tốt đối với
anh ấy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Mẹ anh ấy biết chắc rằng công việc mới của anh ấy sẽ tiến triển tốt và mang lại may mắn cho
anh ấy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 13
Đáp án A
Tạm dịch: “Con người không thể nhờ máy tính giải quyết các vấn đề mà trong đó các quy luật
không tồn tại.”
=> Cấu trúc: Have sth do sth: nhờ cái gì làm gì
A. Những vấn đề mà trong đó quy luật không tồn tại không thể được giải quyết bằng máy tính.
B. Con người không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến máy tính cái mà trong đó quy luật
không tồn tại. (Sai vì không giống với câu trên về nghĩa.)
C. Những vấn đề mà trong đó quy luật không tồn tại phải được giải quyết bằng máy tính. (Sai vì
khác hoàn tòan câu trên về nghĩa.)
D. Mọi người phải giải quyết những vấn đề mà trong đó quy luật không tồn tại bằng máy tính.
(Sai vì khác hoàn toàn câu trên về nghĩa.)

Câu 14
Đáp án A
Đề bài: “Biểu đồ chỉ ra rằng mùa hè nóng hơn mùa đông ở bắc bán cầu.”
A. Như có thể thấy từ biểu đồ, thời tiết ở bắc bán cầu nóng vào mùa hè hơn vào mùa đông.
B. Theo như biểu đồ, ở bắc bán cầu lạnh vào mùa đông hơn mùa hè. -> sai về ngữ pháp vì thực
ra là so sánh giữa “thời tiết bắc bán cầu vào mùa đông” với “thời tiết bắc bán cầu vào mùa hè”
chứ không phải so sánh " thời tiết bắc bán cầu vào mùa đông" với “thời tiết vào mùa hè” =>
thiếu “that”-thay thế cho “the northern hemisphere” đứng trước “in summer”.
C. Biểu đồ minh họa xu hướng của thời tiết ở bắc bán cầu rằng mùa hè mát hơn mùa đông. -> sai
nghĩa với câu gốc
D. Như chúng ta có thể thấy từ biểu đồ, khí hậu ở bắc bán cầu nóng vào mùa hè hơn mùa đông. -
> sai về ngữ pháp tương tự với câu B, thiếu “that”-thay thế cho “the climate of the northern
hemiphere” đứng trước “in winter”.

Câu 15
Đáp án D
HD: “Tôi xin lỗi tôi đã quên mất sinh nhật của bạn”, anh ấy nói với tôi.
A. Anh ấy phàn nàn về việc tôi quên sinh nhật anh ấy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Anh ấy từ chối đến bữa tiệc sinh nhật của tôi. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Anh ấy cầu xin tôi quên sinh nhật của mình. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Anh ấy xin lỗi vì đã quên sinh nhật của tôi.

Câu 16
Đáp án D
Đề bài: “Tôi tin chắc rằng bức thư của tôi là một sự bất ngờ lớn đối với John.”
A. John có thể rất bất ngờ khi nhận được thư của tôi. (May + V diễn tả một sự việc có khả năng
xảy ra ở hiện tại nhưng không chắc chắn. Câu này sai vì hành động “came as a great surprise to
John” là hành động đã xảy ra rồi.)
B. John có thể rất bất ngờ khi nhận được thư của tôi (Might have Vp2: diễn tả sự việc có thể đã
xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn. Câu này sai vì vế trước đã có “really believe” nó
đã là căn cứ để thể hiện rằng phán đoán này là chắc chắn và có cơ sở)
C. John chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi nhận được thư của tôi. (Must + V: diễn tả một dự đoán chắc
chắn sẽ xảy ra ở hiện tại. Câu này sai vì sự việc ở câu trên đã diễn ra trong quá khứ rồi.)
D. John chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi nhận được thư của tôi (Must have Vp2: diễn tả sự việc chắc
chắn xảy ra trong quá khứ.) => Đúng, vì “really believe” đã thể hiện tính chắc chắn trong phán
đoán của John.

Câu 17
Đáp án D
Tạm dịch: “Tại sao bạn không ở lại và xem một bộ phim tình cảm vào chiều nay nhỉ?” anh ấy
nói.
A. Anh ấy nói hãy ở lại và xem một bộ phim tình cảm vào chiều nay (sai vì thì hiện tại trong câu
trực tiếp khi sang câu gián tiếp phải chuyển thành thì quá khứ. Đồng thời, từ câu trực tiếp chuyển
thành câu gián tiếp, this phải chuyển thành that.)
B. Anh ấy đề nghị ở lại để xem một bộ phim tình cảm vài buổi chiều. (Sai vì động từ trần thuật ở
câu hỏi là ở thì quá khứ, còn ở câu đáp án lại là thì hiện tại.)
C. Anh ấy thuyết phục rằng ở lại và xem một bộ phim tình cảm sẽ bù cho một buổi chiều nhàm
chán (Thừa thông tin.)
D. Anh ấy nói rằng nếu anh ấy là tôi, anh ấy sẽ ở lại và xem một bộ phim tình cảm vào buổi
chiều.

Câu 18
Đáp án D
Đề bài: “Hầu như không ai có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của đa số người Mỹ
hơn Henry Ford, người tiên phong trong việc sản xuất ô tô.”
A. Hầu như Henry Ford, người tiên phong trong việc sản xuất ô tô, có nhiều ảnh hưởng đến cuộc
sống thường ngày của đa số người Mỹ hơn bất cứ người nào khác. (Câu này sai vì ở cuối câu có
cụm “any another man” - chỉ để chỉ số ít, cần thay bằng “any other men”)
B. Hầu như rất nhiều người không có ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của đa số người Mỹ
thay vì Henry Ford, người tiên phong trong việc sản xuất ô tô. (Sai vì khác nghĩa so với câu hỏi.
Đồng thời, câu này có cụm “rather than” nghĩa là thay vì, khác hoàn toàn với nghĩa của câu hỏi.)
C. Hầu như không người nào ở Mỹ có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của đa số
người dân như Henry Ford, người tiên phong trong việc sản xuất ô tô. (Sai vì không giống với
nghĩa của câu hỏi.)
D. Hầu như Henry Ford, người tiên phong trong việc sản xuất ô tô, có ảnh hưởng nhất đối với
cuộc sống thường ngày của người dân Mỹ.

Câu 19
Đáp án D
Tạm dịch: “Tôi chắc rằng anh ấy đã nói điều gì kinh khủng với cô ấy vì mắt cô ấy đỏ.”
A. Anh ấy có lẽ đã nói điều gì đó kinh khủng với cô ấy bởi vì tôi có thể thấy nó từ đôi mắt đỏ
của cô ấy (May have Vp2: điều gì đó có lẽ đã xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn vì
không có cơ sở ràng) => Sai vì có “am sure” đã thể hiện tính chắc chắn ở đây, do đó phải dùng
“must have Vp2”
B. Anh ấy có thể đã nói điều gì đó kinh khủng với cô ấy bởi vì tôi có thể thấy nó từ đôi mắt đỏ
của cô ấy (Could have Vp2: điều gì đó có thể sẽ xảy ra trong quá khứ nhưng thực tế là không xảy
ra.) => Không hợp ngữ cảnh
C. Anh ấy nên nói điều gì đó kinh khủng với cô ấy bởi vì tôi có thể thấy nó từ đôi mắt đỏ của cô
ấy (Should have Vp2: nên làm điều gì đó trong quá khứ nhưng thực tế là đã không làm.) =>
Không hợp ngữ cảnh
D. Anh ấy chắc hẳn đã nói điều gì đó kinh khủng với cô ấy bởi vì tôi có thể thấy nó từ đôi mắt đỏ
của cô ấy. (Must have Vp2: điều gì đó chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ) => Đúng

Câu 20
Đáp án D
Tạm dịch: Steve nói với Mike: “Đừng động vào dây điện. Nó có thể làm chết người.”
A. Steve cảnh báo Mike về việc không động vào dây điện bởi vì nó có thể làm chết người. (Sai
vì có “not”)
B. Steve cảnh báo Mike về việc động vào dây điện bởi vì nó có thể làm chết người (Sai vì không
được dùng “ might have been”)
C. Steve cảnh báo rằng Mike không động vào dây điện bởi vì nó có thể làm chết người (sai vì
“not” phải đi với “to” trong trường hợp này)
D. Steve cảnh báo Mike không được động vào dây điện bởi vì nó có thể làm chết người.

Câu 21
Đáp án B
Tạm dịch: “Mặc dù anh ấy dành nhiều nỗ lực vào nó, tôi chắc chắn rằng anh ấy sẽ không bao
giờ thành công trong kinh doanh.”
A. Trừ khi anh ấy sẵn sàng nỗ lực nhiều hơn, việc kinh doanh sẽ không bao giờ có thể thành
công. (Sai vì khác nghĩa của câu hỏi.)
B. Dù anh ấy có cố gắng chăm chỉ đến đâu, rõ ràng rằng anh ấy sẽ không thể biến doanh nghiệp
đó thành một doanh nghiệp hoạt động buôn bán kinh doanh một cách bình thường được. => Ta
dùng cấu trúc: “turn sth into sth: biến đổi, thay đổi cái gì thành cái gì” và “going concern:
(công ty, doanh nghiệp) hoạt động buôn bán kinh doanh diễn ra bình  thường, suôn sẻ thay
vì đóng cửa hay phá sản.”
C. Anh ấy là một doanh nhân sẽ thất bại mặc dù anh ấy cực kỳ chăm chỉ. (Sai vì khác về nghĩa so
với câu hỏi.)
D. Sự thành công của kinh doanh sẽ phụ thuộc vào độ chăm chỉ mà anh ấy dành cho nó. (Sai vì
khác về nghĩa so với câu hỏi.)

Câu 22
Đáp án C
HD: “Bạn không cần phải đến bác sĩ để kiểm tra bởi vì bạn vừa mới kiểm tra tuần trước.”
A. Bạn ắt đã không đến bác sĩ để kiểm tra bởi vì bạn vừa mới kiểm tra tuần trước (Couldn’t
have: ắt đã không xảy ra trong quá khứ)
B. Bạn ắt đã không đến bác sĩ để kiểm tra bởi vì bạn vừa mới kiểm tra tuần trước (Can’t have: ắt
đã không xảy ra trong quá khứ)
C. Bạn không cần đến bác sĩ để kiểm tra bởi vì bạn vừa mới kiểm tra tuần trước (Needn’t have:
không cần làm gì đó trong quá khứ, nhưng thực tế là đã làm rồi.)
D. Bạn không nên đến bác sĩ để kiểm tra bởi vì bạn vừa mới kiểm tra tuần trước (Shouldn’t have:
không nên làm gì đó trong quá khứ, nhưng thực tế là đã làm rồi.)

Câu 23
Đáp án C
Tạm dịch: Tom phủ nhận việc làm vỡ máy tính xách tay của cô giáo.
A. “Không, tôi từ chối làm vỡ máy tính xách tay của cô giáo.” (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. “Không, tôi không có ý định làm vỡ máy tính xách tay của cô giáo.” (Sai nghĩa so với câu
gốc)
C. “Không phải tôi là người làm vỡ máy tính xách tay của cô giáo.” => Phù hợp về nghĩa.
D. “Máy tính của cô giáo không phải thứ tôi muốn làm vỡ.” (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
Các cấu trúc cần lưu ý: 
- refuse to do st: từ chối làm gì
- intend to do st: có ý định làm gì

Câu 24
Đáp án B
HD: “Không có học sinh nào trong lớp thành công như Pat.”
A. Pat thành công trong việc đánh bại tất cả các học sinh khác trong lớp anh ấy. (Sai vì nghĩa
khác so với câu hỏi.)
B. Pat là học sinh thành công nhất trong lớp anh ấy.
C. Lớp của Pat thì ít thành công hơn anh ấy. (Sai vì khác về nghĩa so với câu hỏi.)
D. Lớp của anh ấy càng thành công, Pat càng đạt được nhiều thành công. (Sai vì khác hoàn toàn
về câu hỏi.)

Câu 25
Đáp án C
HD: “Để Harold tham gia vào dự án mới của chúng ta thật ngu ngốc bởi vì anh ấy biết rất ít về
công ty chúng ta.”
A. Harold ắt đã không tham gia vào dự án mới của chúng ta với kiến thức ít ỏi về công ty như
vậy. (Couln’t have: chỉ việc có thể đã không xảy ra trong quá khứ. Sai vì thực tế việc đã xảy ra
rồi.)
B. Harold chắc hẳn biết quá ít về công ty của chúng ta đến nỗi mà anh ấy không được tham gia
vào dự án mới. (Sai vì không giống câu hỏi về nghĩa.)
C. Chúng ta đáng ra không nên để Harold tham gia vào dự án mới bởi vì anh ấy không biết nhiều
về công ty chúng ta.
D. Chúng ta sẽ tham gia vào dự án mới cùng Harold miễn là anh ấy biết nhiều về công ty chúng
ta. (Câu này khác hẳn về nghĩa so với câu hỏi.)

Câu 26
Đáp án B
HD: “Bạn không được quên dán tem lên,” người thư ký nói.
A. Thư ký nói với tôi rằng tôi không được dán tem lên. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Thư ký nhắc nhở tôi dán tem lên.
C. Tôi nói với thư ký rằng tôi không được dán tem lên. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Tôi nói với thư ký đừng quên dán tem lên. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 27
Đáp án A
Tạm dịch: “Tôi chưa bao giờ thấy thoải mái như chị tôi khi nói chuyện với bố.”
A. Chị tôi luôn thoải mái hơn tôi khi nói chuyện với bố.
B. Tôi chưa bao giờ cố gắng thoải mái khi nói chuyện với bố nhưng chị tôi thì có. (Sai vì thông
tin khác hoàn toàn so với ở câu hỏi.)
C. Chị tôi luôn ít thoải mái hơn tôi khi nói nói chuyện với bố. (Sai vì khác hẳn câu hỏi về nghĩa.)
D. Cả chị tôi và tôi đều thoải mái như nhau khi chúng tôi nói chuyện với bố. (Sai vì nghĩa của
câu này khác so với nghĩa của câu hỏi.)

Câu 28
Đáp án B
HD: “Tôi đoán Mary rất thất vọng khi cô ấy thất bại trong việc săn học bổng.”
A.Mary nên rất buồn khi cô ấy thất bại trong việc săn học bổng. (should have been: nên làm
trong quá khứ những đã không làm)
B. Mary có thể rất buồn khi cô ấy thất bại trong việc săn học bổng. (may have been: diễn tả sự
việc có lẽ xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn)
C. Mary chắc hẳn rất buồn khi cô ấy thất bại trong việc săn học bổng. (must have been: diễn tả
sự việc chắc chắn xảy ra trong quá khứ)
D. Mary đã có thể rất buồn khi cô ấy thất bại trong việc săn học bổng. (could have been: diễn tả
sự việc có lẽ xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn)

Câu 29
Đáp án A
HD: “Sự im lặng có ý nghĩa luôn tốt hơn những lời nói vô nghĩa.”
A. Những lời nói vô nghĩa không tốt bằng sự im lặng có ý nghĩa.
B. Sự im lặng có ý nghĩa là tốt nhất trong những lời nói có nghĩa. (Sai vì nghĩa khác so với câu
hỏi.)
C. Sự im lặng luôn có ít ý nghĩa hơn lời nói. (Sai vì nghĩa đã khác hoàn toàn so với câu hỏi.)
D. Lời nói luôn vô nghĩa, và sự im lặng cũng thế. (Sai vì nghĩa khác so với câu hỏi.)

Câu 30
Đáp án A
Tạm dịch: “Đó là một chương trình vui nhất mà tôi từng xem.” Susan nói.
A.Susan nói rằng nó là chương trình vui nhất mà cô ấy từng xem.
B. Susan nói rằng cô ấy chưa từng xem chương trình nào vui như vậy trước đây. (Sai vì khác câu
gốc về nghĩa)
C. Susan nói rằng không có chương trình nào khác trên thế giới vui bằng trương trình này. =>
Chưa đủ nghĩa, vì ý câu gốc là “trong các chương trình Susan từng xem”, chứ không phải nói
chung chung như vậy..
D. Susan nói rằng đó là một trong những chương trình vui nhất mọi thời đại. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)

Câu 31
Đáp án B
HD: “Tôi chắc chắn đó không phải Katie bạn thấy bởi vì cô ấy đang ở Norway.”
A. Đó không thể là Katie bạn thấy bởi vì cô ấy đang ở Norway. (Could: diễn tả một việc có khả
năng xảy ra trong quá khứ. Sai vì sự việc ở câu hỏi đã diễn ra trước đó rồi.)
B. Đó không thể là Katie bạn thấy bởi vì cô ấy đang ở Norway (Can’t have: ắt hẳn không xảy ra
trong quá khứ)
C. Đó chắc hẳn không phải Katie bạn thấy bởi vì cô ấy đang ở Norway (Sai vì không có cấu trúc
“mustn’t have”)
D. Đó không thể là Katie bạn thấy bởi vì cô ấy đang ở Norway. (Mightn’t: chỉ sự việc có thể
không xảy ra trong quá khứ.)

Câu 32
Đáp án B
HD: “Tôi chắc chắn họ đã luyện tập rất chăm chỉ cho cuộc thi đấu vì họ đã thắng rất nhiều huy
chương.”
A. Họ không thể luyện tập chăm chỉ cho cuộc thi đấu vì họ đã thắng rất nhiều huy chương
(Couldn’t have: ắt hẳn không xảy ra trong quá khứ)
B. Họ chắc hẳn đã luyện tập rất chăm chỉ cho cuộc thi đấu vì họ đã thắng rất nhiều huy chương
(Must have: chắc hẳn đã xảy ra trong quá khứ)
C. Họ đáng ra không nên luyện tập chăm chỉ cho cuộc thi đấu vì họ đã thắng rất nhiều huy
chương (Shouldn’t have: không nên làm gì trong quá khứ)
D. Họ có lẽ đã luyện tập rất chăm chỉ cho cuộc thi đấu vì họ đã thắng rất nhiều huy chương
(Might have: có lẽ đã xảy ra trong quá khứ)

Câu 33
Đáp án B
HD: “Tại sao bạn không tham gia buổi gặp mặt, Mary?” Tom hỏi.
A. Sai vì câu trực tiếp chuyển sang câu gián tiếp sẽ phải lùi một thì (từ quá khứ đơn sẽ lùi xuống
quá khứ hoàn thành), trong khi ở câu này vẫn giữ nguyên thì.
B. Tom hỏi Mary tại sao cô ấy không tham gia vào buổi gặp mặt. (Câu này đúng ngữ pháp.)
C. Sai vì câu này thiếu mất chủ ngữ ở mệnh đề chứa “why”.
D. Sai vì thì và động từ của câu gián tiếp đều sai ngữ pháp.

Câu 34
Đáp án D
HD: “Bạn đã sống ở đây bao lâu rồi, Lucy?” Jack hỏi
A. Sai vì thì của câu gián tiếp sai. Khi chuyển từ câu trực tiếp, động từ trần thuật phải lùi một thì
(Từ hiện tại hoàn thành xuống quá khứ hoàn thành.)
B. Sai vì nếu câu trực tiếp là câu hỏi khi chuyển sang câu gián tiếp không được để ở dạng câu hỏi
nữa. Trong câu này, phải chuyển thành “how long she had lived there”.
C. Sai vì thì của câu gián tiếp chưa đúng. Đồng thời, từ “here” khi chuyển sang câu gián tiếp
phải đổi thành “there”.
D. Jack hỏi Lucy rằng cô ấy đã sống ở đây bao nhiêu lâu rồi. (Đúng)

Câu 35
Đáp án D
Tạm dịch: “Đó là lỗi của bạn khi chỉ trích con trai bạn trước mặt bạn bè nó.”
A. Bạn ắt hẳn đã chỉ trích con trai bạn trước mặt bạn bè nó (Could have Vp2: lẽ ra đã có thể làm
gì trong quá khứ nhưng thực tế lại không làm được)
B. Bạn chắc hẳn đã chỉ trích con trai bạn trước mặt bạn bè nó (Must have Vp2: chắc chắn đã xảy
ra trong quá khứ vì có cơ sở rõ ràng)
C. Bạn có lẽ đã không chỉ trích con trai bạn trước mặt bạn bè nó (Mightn’t have Vp2: có lẽ đã
không xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn)
D. Bạn lẽ ra không nên chỉ trích con trai bạn trước mặt bạn bè nó (Shouldn’t have Vp2: lẽ ra
không nên làm gì trong quá khứ nhưng thực tế là đã làm rồi)

Câu 36
Đáp án C
HD: “Bố tôi thích đọc báo hơn xem ti vi.”
A. Bố tôi không thích đọc báo bằng xem ti vi. (Khác về nghĩa so với câu gốc.)
B. Bố tôi thích xem ti vi cũng nhiều như thích đọc báo. (Khác về nghĩa so với câu gốc.)
C. Bố tôi không thích xem ti vi bằng đọc báo. (Đúng)
D. Bố tôi thích xem ti vi hơn đọc báo. (Khác về nghĩa so với câu gốc.)

Câu 37
Đáp án C
HD: “Bạn đã làm gì với chiếc máy tính xách tay của tôi, Jane?” Tom hỏi
A. Sai vì trong gián tiếp sẽ không có dạng đảo ngữ trong vế câu còn lại.
B. Sai vì trong câu gián tiếp sẽ không có dạng đảo ngữ ở vế câu còn lại.
C. Tom hỏi Jane rằng cô ấy đã làm gì với cái laptop của anh ta. (Đúng)
D. Sai vì thì hiện tại hoàn thành trong câu trực tiếp phải chuyển thành quá khứ hoàn thành trong
câu gián tiếp.

Câu 38
Đáp án D
HD: “Rất nhiều thanh thiếu niên thích lướt Facebook hơn chơi thể thao.”
A. Rất nhiều thanh thiếu niên thích chơi thể thao nhiều như lướt Facebook. (Sai vì không giống
với nghĩa câu gốc.)
B. Rất nhiều thanh thiếu niên không thích lướt Facebook bằng chơi thể thao. (Sai vì không giống
với nghĩa câu gốc.)
C. Rất nhiều thanh thiếu niên thích chơi thể thao hơn lướt Facebook. (Sai vì không giống với
nghĩa câu gốc.)
D. Rất nhiều thanh thiếu niên không thích chơi thể thao bằng lướt Facebook. (Đúng)

Câu 39
Đáp án B
HD: “Tôi chắc chắn rằng Joe đã tham gia buổi lễ bởi vì anh ấy có thể thuật lại một cách sống
động sự kiện.”
A. Joe có lẽ đã tham gia buổi lễ bởi vì anh ấy có thể thuật lại một cách sống động sự kiện (Could
have: có thể đã xảy ra trong quá khứ, nhưng thực tế là không xảy ra. Sai vì trong câu gốc, có căn
cứ chắc chắn rằng hành động đó đã xảy ra rồi.)
B. Joe chắc chắn tham gia buổi lễ bởi vì anh ấy có thể thuật lại một cách sống động sự kiện
(Must have: chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ.)
C. Joe có lẽ đã không tham gia buổi lễ bởi vì anh ấy có thể thuật lại một cách sống động sự kiện
(Mightn’t have: cõ lẽ không xảy ra trong quá khứ. Sai vì trong câu gốc, có cơ sở chứng tỏ hành
động đó đã xảy ra rồi.)
D. Joe không cần tham gia buổi lễ bởi vì anh ấy có thể thuật lại một cách sống động sự kiện
(Needn’t have: không cần làm gì trong quá khứ. Sai vì không hợp về nghĩa.)

Câu 40
Đáp án C
HD: “Tôi nghĩ nó không cần thiết để đặt vé xem phim trước, nhưng tôi đã sai.”
A. Tôi đáng ra không cần đặt vé xem phim trước. (Needn’t have: không cần làm gì trong quá
khứ. Sai vì không giống nghĩa câu gốc.)
B. Tôi ắt hẳn không đặt vé xem phim trước (Couldn’t have: ắt hẳn không xảy ra trong quá khứ.
Câu này sai vì không giống nghĩa của câu gốc.)
C. Tôi đáng ra nên đăt vé xem phim trước (Should have: nên làm gì trong quá khứ. Đúng)
D. Tôi chắc hẳn đã đặt vé xem phim trước (Must have: chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ. Sai vì
không giống với nghĩa của câu gốc.)

Câu 41
Đáp án A
HD: “Paul thích đọc truyện cười hơn xem phim hoạt hình.”
A. Paul không thích xem phim hoạt hình bằng đọc truyện cười. 
B. Paul thích xem phim hoạt hình nhiều như đọc truyện tranh. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)
C. Paul thích xem phim hoạt hình hơn đọc truyện tranh. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)
D. Paul không thích đọc truyện tranh như xem phim hoạt hình. (Sai vì khác nghĩa so với câu
gốc.)

Câu 42
Đáp án A
HD: “Bạn bắt đầu tập yoga từ khi nào?”, Tom hỏi.
A. Tom muốn biết tôi bắt đầu tập yoga từ khi nào. (Đúng)
B. Sai vì trong câu gián tiếp không có dạng đảo ngữ của câu hỏi.
C. Sai vì trong câu gián tiếp không có dạng đảo ngữ của câu hỏi.
D. Sai vì thì của câu sai. Khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, cần phải lùi thì của động
từ. (Trong câu này, thì quá khứ đơn sẽ lùi xuống thì quá khứ hoàn thành.)

Câu 43
Đáp án B
Tạm dịch: “Tôi đã không gặp ông bà tôi trong năm năm.”
A. Tôi thường gặp ông bà tôi năm năm trước. (Sai vì nghĩa khác so với câu gốc.)
B. Tôi gặp ông bà tôi lần cuối cùng năm năm trước. (Đúng)
C. Tôi đã gặp ông bà tôi trong năm năm. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)
D. Tôi không gặp ông bà tôi cách đây 5 năm. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)

Câu 44
Đáp án B
HD: “Chúng tôi sống sót qua tai nạn bởi vì chúng tôi thắt dây an toàn.”
A. Nếu không có dây an toàn, chúng tôi đã sống sót qua tai nạn.(Sai vì không giống nghĩa của
câu gốc.)
B. Nếu chúng tôi không thắt dây an toàn, chúng tôi đã không sống sót qua tai nạn. (Đúng)
C. Nếu không có dây an toàn, chúng tôi đã có thể sống sót qua tai nạn. (Sai vì khác nghĩa của câu
gốc.)
D. Nếu chúng tôi không thắt dây an toàn, chúng tôi đã không sống sót qua tai nạn (Sai vì đây là
câu điều kiện loại 3, vế thứ nhất phải chuyển thành thì quá khứ hoàn thành)

Câu 45
Đáp án A
HD: “Không, tôi sẽ không đi làm vào cuối tuần” Sally nói.
A. Sally từ chối đi làm vào cuối tuần. (Đúng)
B. Sally hứa sẽ đi làm vào cuối tuần. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)
C. Sally xin lỗi vì đã không đi làm vào cuối tuần. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)
D. Sally hối hận vì đã không đi làm vào cuối tuần. (Sai vì khác nghĩa so với câu gốc.)

Câu 46
Đáp án D
HD: “Tại sao tôi chưa từng nghĩ về nó trước đây nhỉ?” Tony nói với chính mình.
A. Tony tự khuyên mình không nghĩ về nó trước đây. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa.)
B. Tony tự gợi ý rằng không nghĩ về nó trước đó. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa.)
C. Tony nói rằng tại sao anh ấy chưa từng nghĩ về nó trước đây (Sai vì thì hiện tại hoàn thành
trong câu trực tiếp phải chuyển thành quá khứ hoàn thành trong câu gián tiếp)
D. Tony tự hỏi tại sao anh ấy chưa từng nghĩ về nó trước đây. (Đúng)

Câu 47
Đáp án A
HD: “Cô ấy là người phụ nữ thông minh nhất tôi từng gặp.”
A. Tôi chưa từng gặp người phụ nữ nào thông minh hơn cô ấy. (Đúng)
B. Cô ấy không thông minh bằng người phụ nữ mà tôi từng gặp. (Sai vì nghĩa không giống so
với nghĩa của câu gốc.)
C. Tôi đã từng gặp một người phụ nữ thông minh như vậy. (Sai vì không giống với nghĩa của câu
gốc.)
D. Cô ấy thông minh hơn tôi. (Sai vì không giống với nghĩa của câu gốc.)

Câu 48
Đáp án C
Tạm dịch: “Cô ấy suy sụp vào khoảnh khắc cô ấy nghe tin.”
A. Cô ấy bị tuyệt vọng một lúc khi cô ấy nghe tin. (Sai vì nghĩa không giống với nghĩa của câu
gốc.)
B. Cô ấy gãy chân khi cô ấy nghe tin. (Sai vì nghĩa không giống với nghĩa câu gốc.)
C. Khi nghe được tin tức, cô ấy đã suy sụp. (Đúng)
=> Cấu trúc: On + N/Ving, clause = When + clause, clause: khi …..
D. Khi cô ấy nghe tin, cô ấy bị ốm. (Sai vì nghĩa không giống với nghĩa của câu gốc.)

Câu 49
Đáp án B
HD: “Anh ấy đến Luân Đôn lần cuối vào ba năm trước.”
A. Anh ấy đã ở Luận Đôn ba năm rồi. (Sai vì nghĩa không giống với câu gốc.)
B. Anh ấy đã không đến Luân Đôn 3 năm rồi. (Đúng)
C. Anh ấy đã không đến Luân Đôn ba năm trước. (Sai vì nghĩa không giống với câu gốc.)
D. Anh ấy đã ở Luân Đôn được ba năm. (Sai vì nghĩa không giống với câu gốc.)

Câu 50
Đáp án C
HD: “Họ đã muộn đến buổi họp vì tuyết rơi nhiều.”
A. Nếu tuyết rơi nhiều, họ sẽ muộn cuộc họp. (Sai vì không giống nghĩa của câu gốc.)
B. Nếu tuyết không rơi nhiều, họ sẽ muộn cuộc họp. (Sai vì không giống với nghĩa của câu gốc.)
C. Nếu không vì tuyết rơi nhiều, họ đã không muộn cuộc họp. (Đúng)
D. Nếu tuyết không rơi nhiều, họ sẽ không muộn cuộc họp (Dùng câu điều kiện loại 2 ở đây là
sai vì sự thật là ở trong quá khứ, phải dùng câu điều kiện loại 3 - câu điều kiện không có thực
trong quá khứ.)

You might also like