You are on page 1of 14

Exercise 1.

1.A 2.B 3.B 4.C 5.C 6.B 7.A 8.D 9.B 10.A
11.D 12.C 13.C 14.D 15.A 16.D 17.D 18.A 19.C 20.B
21.C 22.D 23.A 24.D 25.A 26.C 27.C 28.A 29.B 30.A
31.B 32.A 33.D 34.B 35.C 36.B 37.B 38.A 39.A 40.C
41.B 42.C 43.D 44.D 45.C 46.C 47.A 48.D 49.A 50.C
51.C 52.B

Câu 1
Đáp án A
HD: “Tôi sẽ đưa nó cho anh ấy vào tuần tới”
A. Tôi hứa đưa nó cho anh ấy vào tuần tới. 
B. Anh ấy sẽ tặng nó vào tuần tới. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Anh ấy hứa làm nó vào tuần tới. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Tôi nói tôi sẽ cho anh ấy đi vào tuần tới. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* promise to do sth: hứa sẽ làm gì
 - “next week” từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp chuyển thành “the next week” hoặc “the
following week”

Câu 2
Đáp án B
HD: Không cho tới khi một cô gái Việt Nam được 18 tuổi, cô ấy mới được kết hôn một cách hợp
pháp.
A. Một cô gái Việt Nam không được phép kết hôn hợp pháp chỉ khi cô ấy được 18 tuổi. (Sai vì
khác câu gốc về nghĩa)
B. Một cô gái Việt Nam được phép kết hôn hợp pháp chỉ khi cô ấy được 18 tuổi.
C. Sự cho phép hợp pháp cho một cô gái Việt Nam kết hôn sẽ được ban hành trong 18 năm. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Họ không bao giờ để một cô gái Việt Nam kết hôn một cách hợp pháp khi cô ấy 18 tuổi. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
* Cấu trúc: It is / it was not until … that… (không mãi cho đến khi…… thì …. mới…)
Dùng để nhấn mạnh khoảng thời gian hoặc thời điểm mà một sự việc xảy ra.

Câu 3
Đáp án B
HD: Đã hơn hai mươi năm kể từ lần cuối tôi liên lạc với họ.
A. Tôi không thể ngừng việc giữ liên lạc với họ trong hơn 20 năm. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Tôi đã không giữ liên lạc với họ trong hơn 20 năm.
C. Tôi đã từng giữ liên lạc với họ trong hơn 20 năm. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Tôi vẫn đang giữ liên lạc với họ hơn 20 năm rồi. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* - get in touch with sb: giữ liên lạc với ai
   - can’t help + doing sth: không thể ngừng việc
   - used to do sth: đã từng làm gì
Câu 4
Đáp án C
HD: Anh ấy không bao giờ ngờ rằng cô ấy tham gia vào các âm mưu chính trị.
A. Anh ấy đã từng nghĩ rằng cô ấy tham gia vào các âm mưu chính trị. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Cái anh ấy nghĩ là cô ấy tham gia vào các âm mưu chính trị. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Không đời nào anh ấy ngờ rằng cô ấy tham gia vào các âm mưu chính trị.
D. Anh ấy chưa từng ngờ rằng cô ấy tham gia vào các âm mưu chính trị. (sai vì “never before”
phải có đảo ngữ)
* At no time + đảo ngữ: không đời nào.
- Never before + đảo ngữ: chưa bao giờ.

Câu 5
Đáp án C
Dịch Nghĩa: Maria nói cô ấy muốn được vào một lớp nâng cao hơn.
A, B, D sai vì câu gốc là thì hiện tại hoàn thành “have been put”, khi chuyển sang câu với
“wish” phải chuyển thành quá khứ hoàn thành “had been put”, không phải “will be put”, “is
put” hay “were put”.

Câu 6
Đáp án B
HD: “Nếu tôi không có quá nhiều bài để làm, tôi sẽ đi xem phim,” cậu bé nói.
A. Bởi vì cậu bé không có nhiều bài để làm, cậu ấy đã đi xem phim. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Cậu bé nói rằng nếu cậu ấy không có quá nhiều bài để làm, cậu ấy sẽ đi xem phim.
C. Cậu bé giải thích lý do tại sao cậu có quá nhiều bài để làm đến nỗi mà cậu ấy không thể đi
xem phim. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Cậu bé không muốn đi xem phim vì cậu ấy có quá nhiều thứ phải làm. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
* Lưu ý: khi câu trực tiếp là câu điều kiện loại 3, khi chuyển sang câu gián tiếp sẽ không lùi thì.

Câu 7
Đáp án A
Tạm dịch: Giá như bạn nói với tôi sự thật về vụ trộm cắp đó.
A. Bạn đáng ra nên nói với tôi sự thật về vụ trộm cắp đó.
B. Tôi ước bạn sẽ nói cho tôi sự thật về vụ trộm cắp đó. => Vì hành động ở hiện tại nên động từ
phải lùi một thì là hiện tại đơn -> quá khứ đơn. Hơn nữa, dùng “if only = wish”
C. Bạn chắc hẳn đã nói cho tôi sự thật về hành vi trộm cắp. => Đây không phải là câu dự đoán
D. Điều cần thiết rằng bạn nên nói cho tôi biết sự thật về vụ trộm cắp đó => Không  sát nghĩa với
câu gốc, vì đó chỉ là mong muốn của người nói, không phải là điều hiển nhiên cần thiết để dùng
cấu trúc giả định như này
*Note: - should have Vp2: đáng ra nên làm trong quá khứ nhưng đã không làm
- must have Vp2: việc chắc chắn đã làm trong quá khứ, có cơ sở rõ ràng

Câu 8
Đáp án D
HD: Nhu cầu lớn đến nỗi mà họ phải in lại cuốn sách ngay lập tức.
A. Họ phải in cuốn sách ngay lập tức để thảo mãn nhu cầu ngày càng tăng.  (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)
B. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn hơn, họ phải in cuốn sách ngay lập tức. (Sai vì khác câu
gốc về nghĩa)
C. Sai vì “demand” không đếm được, không đi với “a”.  (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Nhu cầu lớn đến nỗi mà họ phải in cuốn sách ngay lập tức.
* Cấu trúc đảo ngữ của “so … that (quá … đến nỗi mà)” 
   So + adj / adv + V + S that + clause

Câu 9
Đáp án B
HD: Ngay sau khi cô ấy đặt điện thoại xuống thì sếp của cô ấy gọi lại.
A. Sai vì cấu trúc “hardly … when” phải dùng đảo ngữ. 
B. Ngay sau khi cô ấy đặt điện thoại xuống thì sếp của cô ấy gọi lại.
C. Cô ấy hiếm khi đặt điện thoại xuống mà sếp của cô ấy không gọi lại. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
D. Ngay sau khi sếp gọi lại, cô ấy đặt điện thoại xuống. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* hardly … when = scarcely …. when = no sooner …. than: ngay sau khi … thì. 

Câu 10
Đáp án A
Tạm dịch: Peter nói: “Tôi ước rằng mình đã không cho anh ấy mượn tiền.”
A. Peter hối hận vì đã cho anh ấy mượn tiền => Đúng
B. Peter cảm ơn anh ấy vì đã cho mình mượn tiền. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Peter ước không cho anh ấy mượn tiền. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Peter đề nghị không cho anh ấy mượn tiền. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*Note: - Regret doing sth: hồi tiếc về việc đã làm
- Thank sb for doing sth: cảm ơn ai vì việc gì
- Suggest doing sth: gợi ý làm gì

Câu 11
Đáp án D
HD: Vì anh ấy ngày càng già hơn, anh ấy ít muốn đi du lịch hơn.
A. Sai vì không bao giờ dùng “the more old”.
B. Anh ấy càng ít muốn đi du lịch, anh ấy càng già. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Ngay sau khi anh ấy muốn đi du lịch, anh ấy trở nên già hơn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Anh ấy càng già, anh ấy càng ít muốn đi du lịch

Câu 12
Đáp án C
Đề bài: Chỉ sau khi tôi về nhà tôi mới nhận ra tôi đã không cài chuông chống trộm ở văn phòng.
A.Thật may mắn, tôi nhận ra tôi không cài chuông chống trộm ngay trước khi tôi rời nhà; nếu
không, tôi sẽ phải đi hết quãng đường để trở lại văn phòng. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Trên đường về nhà, tôi chợt nhận ra mình đã quên bật chuông báo trộm trong văn phòng. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Tôi đã không bật chuông báo trộm trước khi rời văn phòng, nhưng tôi chỉ nhận ra điều này
sau khi tôi đã về nhà -> Đúng. Ở đây ta dùng “didn’t turn” thay vì “hadn’t turned” vì trong câu
này lại cho hai hành động “turn” và “leave” đi cùng nhau, mà hai hành động này thì nó xảy ra
liên tiếp nhau nên ta chia chúng cùng ở thì quá khứ đơn; trong khi đó ở câu đề bài lại dùng
“hadn’t Vp2” vì nó đi với hành động “got home”, rõ ràng hành động “không bật chuông” đã xảy
ra trước hành động “về nhà” trong một khoảng thời gian nhất định ở quá khứ rồi
D. Tôi ước tôi đã nhận ra trước khi về đến nhà rằng tôi đã không bật chuông báo trộm trong văn
phòng, sau đó việc đi và đặt nó sẽ dễ dàng hơn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 13
Đáp án C
HD: Phil muốn được tách khỏi gia đình trong chuyến đi công tác này ít thời gian hơn lần trước.
A. Vì rất thích xa gia đình trong một thời gian dài như vậy trong chuyến công tác cuối cùng, Phil
hy vọng rằng chuyến đi này sẽ còn dài hơn nữa. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Phil biết rằng chuyến công tác mà anh ấy sắp thực hiện sẽ khiến anh ấy xa gia đình ít thời gian
hơn lần trước. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Trong chuyến công tác này, Phil hy vọng rằng anh ấy sẽ không xa gia đình trong một thời
gian dài như trước đây.
D. Không còn muốn thực hiện những chuyến công tác dài ngày vì chúng khiến anh ấy tách ra
khỏi gia đình, Phil không muốn tiếp tục chút nào. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 14
Đáp án D
HD: Bởi vì có quá nhiều phương tiện giao thông trên đường, thỉnh thoảng đi bộ nhanh hơn đi
bằng ô tô.
A. Phương tiện giao thông quá nhiều đến nỗi mà bạn nên đi bộ đi làm, vì nó nhanh hơn.  (Sai vì
khác câu gốc về nghĩa)
B. Có quá nhiều phương tiện giao thông trên đường vào những ngày này đến nỗi mà đi bộ sẽ
thoải mái hơn lái xe. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Trong giờ cao điểm, đi bộ giúp tôi thoải mái hơn là lái xe trong điều kiện nhiều phương tiện
giao thông. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Thỉnh thoảng đi bộ nhanh hơn là lái xe khi có nhiều phương tiện ở một số khoảng thời gian
trong ngày.
* rush hour: giờ cao điểm
  heavy traffic: nhiều xe cộ lưu thông

Câu 15
Đáp án A
HD: Tôi giống mẹ tôi, trong khi anh tôi trông giống bố.
A. Tôi trông giống mẹ, trong khi đó, anh tôi thì giống bố.
* - Take after: giống với
   - take over: tiếp quản
   - take in: đưa vào
   - take on: gánh vác

Câu 16
Đáp án D
Tạm dịch: Chúng tôi ngạc nhiên bởi vì hầu hết các vị khách đến sớm 2 giờ.
A. Hầu hết các vị khách đều đến sớm hai tiếng và khiến chúng tôi bất ngờ. => Câu này nghĩa
chưa đúng, vì theo câu gốc ý nói “việc hầu hết các vị khách đến sớm khiến chúng tôi bất ngờ”;
trong khi câu này nếu dùng như vậy, đồng nghĩa hai vế có cùng chủ ngữ là “hầu hết vị khách”,
và ý câu sẽ được hiểu là “hầu hết các vị khách đến sớm hơn 2 tiếng và hầu hết các vị khách vị
khách khiến chúng tôi bất ngờ”, điều này không khớp với ý câu ban đầu, và hai vế có quan hệ
nguyên nhân hệ quả chứ không phải mang tính bổ sung nhau nên không thể dùng liên từ “and”
như thế
B. Hầu hết khách đến sớm hai giờ, điều này không có gì là đáng ngạc nhiên. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)
C. Chúng tôi đã bị lừa khi hầu hết các khách đến sớm hai giờ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Chúng tôi bị làm cho vô cùng ngạc nhiên bởi thực tế là hầu hết các vị khách đến sớm hai
tiếng. => Đúng
*Note:
- Turn up (phr.v): xuất hiện
- Take sb by suprise (coll): làm cho ai đó bất ngờ
- Take sb in (phr.v): cho phép ai đó vào trong; lừa đảo ai đó
- Take sb aback (phr.v): khiến ai vô cùng ngạc nhiên
- By no means = not at all: không có gì, chẳng có gì…

Câu 17
Đáp án D
HD: Bạn có thể làm giàu vốn kiến thức bằng việc xem những chương trình ti vi mỗi ngày.
A. Bạn sẽ trở nên giàu nếu bạn xem chương trình ti vi mỗi ngày. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Xem chương trình ti vi mỗi ngày khiến bạn biết ít hơn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Xem chương trình ti vi mỗi ngày giúp bạn có thể giàu hơn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Xem chương trình ti vi mỗi ngày, bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn. 
* enrich one’s knowledge: mở rộng vốn kiến thức

Câu 18
Đáp án A
HD: Mọi người nói rằng học sinh Việt Nam không được chuẩn bị tốt cho công việc tương lai.
A. Học sinh Việt Nam được cho là không chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. 
B. Học sinh Việt Nam nói họ không chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Mọi người không thích học sinh Việt Nam chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
D. Mọi người, cũng như học sinh Việt Nam, không được chuẩn bị tốt cho công việc tương lai.
(Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* as well as: cũng như là
   well-prepared: chuẩn bị tốt

Câu 19
Đáp án C
Tạm dịch: Nếu không vì gió mạnh, việc dập lửa sẽ không khó khăn như vậy.
A. Chính cơn gió mạnh đã gây khó khăn cho chúng tôi trong việc dập lửa.  (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa, vì câu gốc không đề cập đến việc dập lửa là do “us” hay do ai cả để dùng cấu trúc giả
“it”: “It + be + adj + for sb to do sth” như vậy; hơn nữa, câu cũng không có ý nhấn mạnh để
dùng câu chẻ, mà chỉ mang tính giả định, giả sử về một sự việc không có thật trong quá khứ.)
B. Khi gió mạnh bắt đầu thổi, việc kiểm soát ngọn lửa càng khó hơn. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Nếu gió không mạnh, việc dập lửa sẽ dễ hơn nhiều.
D. Bởi vì gió rất mạnh, nó mất của chúng tôi một thời gian dài để dập lửa. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)

Câu 20
Đáp án B
HD: Rất nhiều thanh thiếu niên thấy vẽ lên tường ở đường phố rất thú vị.
A. Rất nhiều thanh thiếu niên vẽ những bức tranh rất thú vị lên tường ở các đường phố. (Sai vì
khác câu gốc về nghĩa)
B. Rất nhiều thanh thiếu niên thích vẽ lên tường ở những đường phố.
C. Rất nhiều thanh thiếu niên tỏ ra không thích vẽ lên tường trên những đường phố. (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
D. Rất nhiều thanh thiếu niên vẽ lên tường trên những đường phố mà không có sự đam mê. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
* show interest: thể hiện sự hứng thú
   interested in: hứng thú với
   graffiti (n) vẽ tranh trên tường

Câu 21
Đáp án C
HD: Một số biểu hiện của Peter khiến tôi nghĩ về anh trai mình.
A. Sai vì thừa cụm từ “thinking of”.
B. Thừa “of” vì “remember” không đi với “of”. 
C. Một số biểu hiện của Peter nhắc tôi về anh trai mình.
D. Một số biểu hiện của Peter nhớ tôi về anh trai mình.  (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* remind sb of sth: nhắc ai nhớ về cái gì 

Câu 22
Đáp án D
HD: Rất nhiều du khách nước ngoài thích Việt Nam vì chỗ ở và đồ ăn ở đây có giá cả phải
chăng.
A. Rất nhiều du khách nước ngoài thích Việt Nam vì chỗ ở và đồ ăn ở đây rất đắt. (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
B. Rất nhiều du khách nước ngoài phải trả rất nhiều tiền cho chỗ ở và đồ ăn ở Việt Nam. (Sai vì
khác câu gốc về nghĩa)
C. Đối với rất nhiều du khách nước ngoài, chỗ ở và đồ ăn ở Việt Nam có thể dễ dàng mua. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Chỗ ở và đồ ăn ở Việt Nam không đắt đối với nhiều du khách nước ngoài.
*accommodation (n) nơi ăn chốn ở
affordable (a) có thể chi trả

Câu 23
Đáp án A
HD: “Không, con không làm vỡ chiếc bình cổ.” đứa trẻ nói.
A. Đứa trẻ phủ nhận việc làm vỡ chiếc bình cổ. 
B. Đứa trẻ từ chối việc làm vỡ chiếc bình cổ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Đứa trẻ chấp nhận việc làm vỡ chiếc bình cổ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Đứa trẻ phản đối việc làm vỡ chiếc bình cổ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*- deny + Ving: phủ nhận làm gì
- refuse to do sth: từ chối làm gì
- accept to do st: chấp nhận làm gì
- object to doing sth: phản đối làm gì

Câu 24
Đáp án D
HD: Anh ấy càng tìm hiểu nhiều về công việc, anh ấy càng ít thích nó.
A. Ngay sau khi anh ấy tìm hiểu về công việc thú vị đó, anh ấy đã nhận nó. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)
B. Mặc dù hiểu rằng công việc không hề thù vị, anh ấy vẫn nhận nó. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Mặc dù công việc không thú vị, anh ấy vẫn tìm hiểu về nó. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Khi anh ấy biết nhiều hơn về công việc, anh ấy mất đi sự đam mê đối với nó.
*- as soon as: ngay sau khi
- lose interest in sth: mất đi hứng thú với cái gì

Câu 25
Đáp án A
Dịch: Để không làm gián đoạn cuộc trò chuyện, anh ấy ngồi vào chỗ một cách nhẹ nhàng.
A. Anh ấy ngồi vào chỗ một cách nhẹ nhàng để anh sẽ không làm gián đoạn cuộc trò chuyện ->
đúng nghĩa
B. Để tiếp tục cuộc trò chuyện, anh ấy ngồi vào chỗ một cách nhẹ nhàng. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Để không làm gián đoạn cuộc trò chuyện, anh ấy ngồi vào chỗ một cách nhẹ nhàng. (sai vì
không thể dùng “not to” đứng đầu câu như thế, người ta chỉ thường dùng “to V” đứng đầu câu để
chỉ mục đích mang nghĩa khẳng định)
D. Miễn là anh ấy ngồi vào chỗ một cách nhẹ nhàng, chúng tôi sẽ không làm gián đoạn cuộc trò
chuyện. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*Cấu trúc cần lưu ý:
- in order to do sth = so as to do st: để làm gì
- as long as: miễn là

Câu 26
Đáp án C
HD: Tôi luôn ghét mỳ ý khi tôi là một đứa trẻ. Bây giờ, tôi nấu nó rất thường xuyên.
A. Câu này vừa sai về nghĩa vừa sai về công thức của câu điều kiện loại 3.(mệnh đề chính phải ở
dạng: could/would have Vp2)
B. Rất ghét mỳ ý khi còn là một đứa trẻ, bây giờ tôi nấu nó rất thường xuyên. (Sai vì khác câu
gốc về nghĩa)
C. Tôi không thích mỳ ý khi còn là một đứa trẻ nhưng giờ tôi nấu nó rất thường xuyên.
D. Mặc dù ghét mỳ ý, tôi vẫn nấu nó rất thường xuyên khi là một đứa trẻ. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
*- in spite of: mặc dù
- used to do sth: đã từng làm gì

Câu 27
Đáp án C
HD: Các chuyên gia nghĩ rằng những con gà bị nhiễm bệnh là nguyên nhân gây ra dịch cúm.
A. Sai vì câu gốc là thì quá khứ đơn, không phải hiện tại đơn)
B. Sai vì chỉ có cấu trúc: “tobe in charge of”.
C. Những con gà bị nhiễm bệnh được cho là phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát của bệnh
cúm.
D. Sai vì câu gốc là thì quá khứ đơn, không phải hiện tại đơn.
*- infected chicken: gà bị nhiễm bệnh
- tobe in charge of = be responsible for: chịu trách nhiệm cho cái gì

Câu 28
Đáp án A
HD: Một viên thuốc có thể ảnh hưởng đến một số chức năng, mặc dù nó chỉ nhắm vào một thứ.
A. Một viên thuốc được sử dụng cho một mục đích cụ thể, nhưng nó có thể có một loạt các tác
dụng khác.
B. Dù viên thuốc có hiệu quả thế nào, chức năng của nó lại có rất nhiều. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Mặc dù có nhiều cách sử dụng khác, một viên thuốc thường có một chức năng đặc biệt (Sai vì
khác câu gốc về nghĩa)
D. Các chức năng dự kiến của một loại thuốc là khác nhau ngay cả khi nó được sử dụng cho một
bệnh cụ thể. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*- Despite + N / Ving = although: mặc dù

Câu 29
Đáp án B
HD: Hầu hết các chuyến phà hôm nay bị hủy bỏ vì thiếu tầm nhìn gây ra bới sương mù. 
A. Một số chuyến phà cần phải được xếp lịch lại bởi vì sương mù gây nên sự thiếu tầm nhìn trên
sông. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Bởi vì sương mù hôm nay cản trở tầm nhìn, phần lớn các phà sông sẽ không chạy.
C. Bởi vì sương mù, hầu hết các phà sẽ khó qua sông an toàn hôm nay. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
D. Bất cứ khi nào tầm nhìn kém do sương mù, gần như tất cả các phà sông trong ngày đều bị hủy
bỏ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*- obstruct (v) làm nghẽn, cản trở
- visibility (n) tầm nhìn
Câu 30
Đáp án A
HD: Để họ biết về sự thay đổi trong kế hoạch không phải tốt hơn sao?
A. Bạn không nghĩ họ nên được thông báo về sự thay đổi trong kế hoạch à? 
B. Họ đáng ra không nên tham khảo ý kiến trước khi ý kiến thay đổi đúng không? (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
C. Tại sao họ không được thông báo về sự phát triển mới? (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Chúng ta tốt hơn nên bảo họ thay đổi kế hoạch, đúng chứ? (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* - shouldn’t have: đáng ra không nên làm nhưng thực tế là đã làm rồi
- inform about: thông báo về
- consult (v) tham khảo ý kiến

Câu 31
Đáp án B
HD: “Tôi đồng ý rằng tôi là người thiển cận,” giám đốc nói.
A. Giám đốc phủ nhận là người thiển cận. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Giám đốc thừa nhận ràng mình là người thiển cận.
C. Giám đốc từ chối rằng mình là người thiển cận. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Giám đốc hứa là người thiển cận. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*- deny + Ving: phủ nhận việc gì
- admit + Ving: thừa nhận việc gì
- refuse to do sth: từ chối làm gì
- promise to do sth: hứa sẽ làm gì

Câu 32
Đáp án A
HD: Siêu thị thì tiện lợi hơn trung tâm mua sắm.
A. Trung tâm mua sắm không tiện bằng siêu thị. 
B. Trung tâm mua sắm tiện hơn siêu thị. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Siêu thị không tiện bằng trung tâm mua sắm. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Siêu thị bất tiện như trung tâm mua sắm. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 33
Đáp án D
HD: Đó là một sai lầm khi Tony mua căn nhà này.
A. Tony ắt hẳn đã không mua căn nhà này. (couldn’t have: ắt hẳn không xảy ra trong quá khứ)
B. Tony ắt hẳn đã không mua căn nhà này. ( can’t have: chắc chắn không xảy ra trong quá khứ)
C. Tony đáng ra không cần mua căn nhà này. (needn’t have: không cần làm gì trong quá khứ,
nhưng thực tế là đã làm.)
D. Tony không nên mua căn nhà này. (shouldn’t have: không nên làm gì trong quá khứ, nhưng
thực tế là đã làm)

Câu 34
Đáp án B
HD: “Tôi sẽ khai trừ bạn ra khỏi đội nếu bạn không luyện tập chăm hơn” đội trưởng nói với John
A. John được nhắc nhở phải luyện tập chăm hơn để không bị khai trừ ra khỏi đội. (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
B. Đội trưởng đe dọa sẽ khai trừ Tom ra khỏi đội trừ khi anh ấy luyện tập chăm chỉ.
C. Đội trưởng kêu gọi John nên tập luyện chăm chỉ hơn để không bị loại khỏi đội. (Sai vì khác
câu gốc về nghĩa)
D. Đội trưởng hứa sẽ khai trừ John khỏi đội trong trường hợp anh ta luyện tập chăm chỉ hơn. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
*- remind to do sth: nhắc nhở làm gì
- threat to do sth: đe dọa làm gì
- urge (v) thúc giục
- promise to do sth: hứa sẽ làm gì
- unless = if … not: trừ khi

Câu 35
Đáp án C
HD: Có thể  là Joanna đã không nhận được thư của tôi.
A. Joanna đáng ra không nên nhận được thư của tôi. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Joanna đáng ra không cần nhận thư của tôi. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Joanna có lẽ đã không nhận được thư của tôi.
D. Joanna ắt hẳn không nhận được thư của tôi. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
*- shouldn’t have: đáng ra không nên làm, nhưng thực tế là đã làm rồi.
- needn’t have: đáng ra không cần làm, nhưng thực tế là đã làm rồi.
- mighn’n have: có lẽ đã không.
- can’t have: việc gì đó chắc chắn không thể xảy ra.

Câu 36
Đáp án B
HD: “Cô đã làm gì tối qua?” viên cảnh sát hỏi người phụ nữ.
A và C sai vì trong câu gián tiếp không có đảo ngữ.
B. Người cảnh sát hỏi người phụ nữ rằng bà đã làm gì vào tối hôm trước. 
D sai vì câu trực tiếp dùng thì quá khứ đơn, phải lùi một thì thành thì quá khứ hoàn thành khi
sang câu gián tiếp.
*- “last night” khi chuyển sang câu gián tiếp sẽ thành “the night before”.

Câu 37
Đáp án B
HD: Harry ngồi đó đợi Lucy, điều đó không cần thiết.
A. Harry có lẽ không ngồi đó đợi Lucy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Harry không cần ngồi đó đợi Lucy.
C. Harry ắt hẳn không ngồi đó đợi Lucy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Harry có lẽ không ngồi đó đợi Lucy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
- migh not have: có lẽ đã không.
- needn’t have: đáng ra không cần làm gì, nhưng thực tế là đã làm rồi.
- coulnn’t have: chắc chắn đã không làm gì trong quá khứ.
- may not have: có lẽ đã không làm gì. 

Câu 38
Đáp án A
HD: “John đã rời khỏi đây 1 giờ trước,” Jane nói.
B sai vì câu trực tiếp dùng thì quá khứ, phải chuyển thành quá khứ hoàn thành trong câu gián
tiếp.
C. Jane yêu cầu John rời khỏi đó trước đó 1 giờ. (sai vì khác nghĩa so với câu gốc)
D. Sai vì sai cấu trúc câu. (không có “to”, động từ “leave” chuyển thành “had left”)
A. Jane nói rằng John đã rời đi một tiếng trước đó. 

Câu 39
Đáp án A
HD: Có lẽ ngọn lửa trong tàu bắt nguồn từ quả bom.
A. Ngọn lửa trong tàu có lẽ bắt nguồn từ quả bom. 
B. Họ nói rằng quả bom đã gây nên ngọn lửa trong tàu. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Người ta sẽ nói rằng ngọn lửa trong tàu bắt nguồn từ quả bom. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Ngọn lửa trong tàu được biết là bắt nguồn từ quả bom. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 40
Đáp án C
HD: Thời tiết quá tệ đến nỗi mà chúng tôi phải ở trong nhà cả ngày.
A. Thời tiết quá tệ để chúng tôi dành cả ngày trong nhà. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Thời tiết không đủ tệ để chúng tôi dành cả ngày trong nhà. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Thời tiết quá tệ đến nỗi mà chúng tôi dành cả ngày trong nhà.
D. Thời tiết quá tệ đến nỗi mà chúng tôi dành cả ngày trong nhà (sai vì trong câu này phải dùng
“so”, không dùng “too”)
* Cấu trúc:
- S + tobe + too + adj + (for sb) + to do sth: quá … để mà.
- S + be + so + adj + that + S + V: quá đến nỗi mà. 
- S + tobe + adj + enogh + (for sb) + to do sth: đủ để mà.

Câu 41
Đáp án B
Tôi chưa từng xem bộ phim lãng mạn như vậy trước đây.
A. Bộ phim quá lãng mạn đến nỗi mà tôi phải xem lại nó nhiều lần. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Đây là bộ phim lãng mạn nhất mà tôi từng xem.
C. Bộ phim này không lãng mạn bằng những bộ phim trước mà tôi xem. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
D. Tôi chưa từng xem những bộ phim lãng mạn như vậy trước đây. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
*Note: S + tobe + so + adj + that + clause: quá đến nỗi mà

Câu 42
Đáp án C
HD: Tôi đáng nên hoàn thành công việc vào tối qua nhưng tôi đã quá mệt.
A. Tôi hoàn thành công việc tối qua mặc dù tôi mệt. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Tối qua tôi quá mệt nhưng tôi cố gắng hoàn thành công việc. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Tôi đã quá mệt nên tôi đã không hoàn thành công việc như dự kiến.
D. Công việc của tôi đã được hoàn thành tối qua nhưng tôi quá mệt. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
*- should have: đáng ra nên làm, nhưng thực tế đã không làm.

Câu 43
Đáp án D
Đề bài: Sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng sẽ cắt giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường
từ ô tô.
A. Nếu nhiều người sử dụng phương tiện công cộng hơn, ô tô sẽ dừng việc thải khí thải ra không
khí. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Nếu nhiều người sử dụng phương tiện công cộng hơn, tỷ lệ ô nhiễm từ ô tô sẽ giảm. (Sự thật ở
hiện tại nên phải viết câu điều kiện loại 2)
C. Nếu phương tiện công cộng được sử dụng rộng rãi, mọi người sẽ không phải chịu ô nhiễm từ
ô tô nữa. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Nếu nhiều người sử dụng phương tiện công cộng hơn, ô nhiễm từ ô tô sẽ ít hơn.
*Cấu trúc cần lưu ý:
- no longer: không còn nữa
- suffer from: chịu đựng

Câu 44
Đáp án D
HD: Mark hoãn việc viết sách cho tới khi anh ấy làm xong các thí nghiệm.
A. Mark đã làm rất nhiều nghiên cứu sau khi anh viết xong cuốn sách. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Chỉ đến khi Mark viết cuốn sách, ông ấy mới nghiên cứu rất nhiều. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
C. Mark trì hoãn việc viết cuốn sách vì ông chưa làm bất kì nghiên cứu nào. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)
D. Chỉ sau khi Mark thực hiện nhiều nghiên cứu, ông ấy mới bắt đầu viết cuốn sách.
* - Only after + đảo ngữ: chỉ sau khi
- Only when: chỉ khi

Câu 45
Đáp án C
HD: “Bạn có muốn đi ra ngoài ăn với tôi vào tối nay không, Jenny?” Paul nói.
A. Paul đề nghị rằng Jenny đi ra ngoài ăn với anh ấy tối nay. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Paul khăng khăng rằng Jenny đi ra ngoài ăn với anh ấy tối nay. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Paul mời Jenny đi ra ngoài ăn với anh ấy tối nay.
D. Paul đề nghị Jenny đi ra ngoài ăn với anh ấy tối nay. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
- suggest that sb (should) do sth: gợi ý ai làm gì
- insist on sth: khăng khăng cái gì
- invite sb to do sth: mời ai làm gì
- offer sb to do sth: đề nghị ai làm gì

Câu 46
Đáp án C
HD: Anh ấy không thể tập lặn vì yếu tim.
A. Việc anh ấy có một trái tim yếu đuối không thể ngăn anh ấy tập lặn. (Sai vì khác câu gốc về
nghĩa)
B. Lặn bằng bình khí làm cho anh ta phải chịu đựng việc tim yếu. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Lý do tại sao anh ta không thể tập lặn là anh ta bị yếu tim.
D. Anh ấy bị yếu tim nhưng anh ấy vẫn tiếp tục tập lặn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* suffer from: chịu đựng

Câu 47
Đáp án A
HD: Mọi người tin rằng cả hai bên đều không muốn chiến tranh.
A. Cả hai bên đều được tin là không muốn có chiến tranh. 
B. Không bên nào chịu trách nhiệm cho việc chiến tranh nổ ra. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Chiến tranh được tin là đều được muốn bởi mỗi bên. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Người ta tin rằng chiến tranh nổ ra từ 2 bên. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
- tobe responsible for: chịu trách nhiệm cho cái gì
- break out: bùng nổ

Câu 48
Đáp án D
HD: Bây giờ bạn đang ở trong mớ hỗn độn bởi vì bạn không nghe lời khuyên của tôi trước đây.
A. Sai vì không thể dùng câu điều kiện loại 3 (câu điều kiện không có thực ở quá khứ) trong
trường hợp này vì mệnh đề thứ nhất của câu gốc là ở hiện tại.
B. Sai vì mệnh đề thứ 2 của câu gốc đã ở thì quá khứ nên không thể dùng câu điều kiện loại 2.
(câu điều kiện không có thực ở hiện tại)
C. Sai vì mệnh đề thứ 2 của câu gốc đã ở thì quá khứ nên không thế dùng câu điều kiện loại 1.
(câu điều kiện diễn tả sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại)
Trong trường hợp này, ta chuyển thành câu điều kiện kết hợp giữa loại 2 và loại 3
D. Nếu bạn nghe lời khuyên của tôi từ trước, bạn sẽ không vướng vào một đống rắc rối như bây
giờ.
*Công thức câu điều kiện kết hợp loại 2 và loại 3: If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S +
would + V (nguyên mẫu) - Với câu điều kiện hỗn hợp loại 1 này thì mệnh đề chứ “if” là câu điều
kiện loại 3, còn mệnh đề chính là câu điều kiện loại 2.

Câu 49
Đáp án A
HD: Không ích gì khi nhờ cô ấy giúp.
A. Chẳng có tác dụng gì khi nhờ cô ấy giúp. 
B. Sai cấu trúc “it’s not worth V-ing”
C. Sai cấu trúc “it’s no good V-ing”
D. Chúng tôi chẳng có rắc rối gì khi hỏi cô ấy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* Cấu trúc:
- It’s no use + Ving = it’s no good + Ving = there’s no point + Ving = it’s not worth + Ving: vô
ích khi làm gì. 
Câu 50
Đáp án C
HD: Xe lớn thì dùng nhiều ga hơn xe nhỏ.
A. Nếu bạn sở hữu một chiếc xe nhỏ, nó sẽ dùng nhiều ga hơn. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Xe càng nhỏ, càng sử dụng nhiều ga. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Xe càng lớn, càng sử dụng nhiều ga.
D. Xe lớn không dùng nhiều ga như xe nhỏ. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)

Câu 51
Đáp án C
HD: Le Corbusier rất có ảnh hưởng trong việc phát triển các phong cách kiến trúc.
A. Le Corbusier bị ảnh hưởng nhiều bởi các phong cách kiến trúc. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Sai vì thì của câu gốc là thì quá khứ đơn, còn thì của câu này là thì quá khứ hoàn thành. (Sai
vì khác câu gốc về nghĩa)
C. Le Corbusier có ảnh hưởng lớn đến phong cách kiến trúc.
D. Phát triển các phong cách kiến trúc có ảnh hưởng lớn đến Le Corbusier. (Sai vì khác câu gốc
về nghĩa)
*have an influence on sth: có ảnh hưởng đến cái gì.

Câu 52
Đáp án B
Tạm dịch: “Chiếc váy mới đó thật đáng yêu, Jean” mẹ cô ấy nói.
A. Mẹ Jean nói cô ấy thích chiếc váy. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
B. Mẹ Jean khen chiếc váy mới đáng yêu của cô ấy.
C. Mẹ Jean muốn mua một chiếc váy mới đáng yêu. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
D. Mẹ Jean yêu cầu cô ấy mua chiếc váy mới đáng yêu này. (Sai vì khác câu gốc về nghĩa)
* Note: Compliment sb on sth: khen ai về điều gì. 

You might also like