You are on page 1of 10

NGỮ VĂN 6 – BÀI 2 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về tiểu sử nhà thơ
Xuân Quỳnh?

a) Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

b) Quê ở tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội

c) Ngay từ khi còn nhỏ đã làm thơ.

d) Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.

Câu 2: Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

a) 1942-1988

b) 1943-1989

c) 1942-1989

d) 1943-1988

Câu 3: Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" của tác giả nào?

a) Xuân Quỳnh

b) Xuân Diệu

c) Lưu Quang Vũ

d) Nguyễn Thế Hoàng Linh

Câu 4: Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" rút ra từ tập thơ nào?

a) Lời ru trên nương

b) Lời ru trên mặt đất

c) Hoa dọc chiến hào

d) Truyện cổ tích Việt Nam

Câu 5: Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" được xuất bản năm nào?
a) 1975

b) 1976

c) 1977

d) 10978

Câu 6: Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" được viết theo thể thơ nào?

a) Tự do

b) Bốn chữ

c) Năm chữ

d) Lục bát

Câu 7: Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" thuộc phương thức biểu đạt
nào?

a) Tự sự

b) Tự sự và biểu cảm

c) Tự sự, biểu cảm và miêu tả

d) Biểu cảm, tự sự và miêu tả

Câu 8: Trong bài "Chuyện cổ tích về loài người", cái gì được sinh ra đầu
tiên?

a) Trái đất

b) Trời

c) Con người

d) Cỏ cây

Câu 9: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" lúc đầu thế giới như thế
nào?

a) Tất cả mới chỉ là một màu đen


b) Tất cả rất nhiều màu sắc

c) Tất cả mọi thứ đã có sẵn

d) Tất cả chỉ có màu xanh của cỏ cây

Câu 10: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" ai được sinh ra sau
trời?

a) Trẻ con

b) Người lớn

c) Phụ nữ

d) Đàn ông

Câu 11: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" sau khi trẻ con được
sinh ra, thế giới như thế nào?

a) Thế giới biến đổi

b) Cảnh vật không thay đổi

c) Thế giới vẫn một màu đen

d) Con người ngày càng nhiều

Câu 12: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" món quà chỉ có mẹ
mang đến được cho con đó là gì?

a) Tình yêu

b) Lời ru

c) Tình yêu và lời ru

d) Nguồn sống

Câu 13: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" bà kể cho cháu nghe
những chuyện gì?

a) Tấm Cám
b) Thạch Sanh, Lý Thông

c) Cây Khế

d) Con cóc, nàng tiên

Câu 14: Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" bố cho con điều gì?

a) Danh vọng

b) Tiền bạc, của cải

c) Hiểu biết

d) Sách vở

Câu 15: Sự giống nhau giữa câu chuyện của nhà thơ Xuân Quỳnh với những
câu chuyện nguồn gốc khác.

a) Có yếu tố hoang đường kỳ ảo

b) Đều nói về nguồn gốc của loài người

c) Đều có yếu tố lịch sử

d) Đều có nhân vật và sự việc

Câu 16: Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ với sự tưởng tượng hư
cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Theo em
đúng hay sai?

a) Đúng

b) Sai

Câu 17: Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng theo nghĩa gốc?

a) Chị tôi bị nước ăn chân.

b) Bạn ấy ăn ảnh lắm.

c) Cá không ăn muối cá ươn.

d) Bạn Hà thích ăn cơm với cá.


Câu 18: Câu nào chứa tiếng chân mang nghĩa gốc?

a) Bé bị đau chân.

b) Anh ấy là một chân sút có tài.

c) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

d) Hãy tự tin khám phá những chân trời mới.

Câu 19: Các từ in đậm trong câu “Xa thương gần thường” có quan hệ với
nhau như thế nào?

a) Đồng âm

b) Nhiều nghĩa

c) Trái nghĩa

d) Đồng nghĩa

Câu 20: Các từ in đậm trong câu “Non xanh nước biếc” có quan hệ với nhau
như thế nào?

a) Đồng âm

b) Nhiều nghĩa

c) Trái nghĩa

d) Đồng nghĩa

Câu 21: Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?

a) Bé đang học ở trường mầm non.

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

d) Thế hệ mầm non tương lai của đất nước cần ra sức thi đua, học tập.

Câu 22: Từ bảo nào dưới đây không có nghĩa là “giữ gìn, bảo đảm”?
a) bảo vệ

b) bảo quản

c) bảo mật

d) bảo bối

Câu 23: Đoạn văn sau có mấy hình ảnh so sánh: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến
biết bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn
búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh
trong nắng”.(Vũ Tú Nam)

a) Hai

b) Ba

c) Bốn

d) Năm

Câu 24: Trong câu “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ” từ ngữ nào chỉ phương diện so sánh?

a) Cây gạo

b) Như một

c) Tháp đèn

d) Sừng sững

Câu 25: Câu thơ sau có sử dụng kiểu so sánh nào?Quê hương là con đò nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che

a) So sánh ngang bằng

b) So sánh đối lập

c) So sánh không ngang bằng

d) So sánh trừu tượng


Câu 26: Trong câu “Quả măng cụt tròn như quả cam, toàn thân tím sẫm ngả
sang đỏ”, từ nào chỉ phương diện so sánh?

a) Tròn

b) Như

c) Quả cam

d) Tím sẫm

Câu 27: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

a) Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối
quan hệ tương đồng.

b) Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ
toàn thể - bộ phận.

c) Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

d) Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ ngữ dùng để tả hoặc nói về con
người.

Câu 28: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ
nhất?

a) Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh

b) Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh

c) Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh

d) Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 29: Nói “so sánh là một cách làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt” có nghĩa

a) So sánh có tác dụng gợi hình, làm cho việc miêu tả sự vật trở nên cụ thể, sinh
động

b) So sánh có tác dụng làm cho sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm thêm sâu sắc
c) So sánh không những có tác dụng gợi hình, làm cho việc miêu tả sự vật trở nên
cụ thể, sinh động mà còn có tác dụng làm cho sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm thêm
sâu sắc.

Câu 30: Giữa sự vật, sự việc được so sánh với sự vật, sự việc dùng để so sánh

a) Không có điểm tương đồng

b) Có điểm tương đồng

c) Luôn giống nhau

Câu 31: Trong một phép so sánh

a) Từ so sánh không bao giờ được lược bỏ

b) Từ so sánh có thể lược bỏ

c) Từ so sánh được thêm bớt một cách tùy tiện

Câu 32: Chọn các ý đúng nói về phép nhân hóa:

a) là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những
từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

b) là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

c) Phần lớn đều lấy cái cụ thể đối chiếu với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn,
giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả

d) làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi, biểu thị được những
suy nghĩ, tình cảm của con người. e) Khi gọi tả sự vật, người ta thường gán cho sự
vật đặc tính của con người.

Câu 33: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:

a) Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người.

b) Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất của vật.
c) Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

d) Lấy bộ phận để gọi toàn thể e) Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Câu 34: Khăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đất ?Khăn thương nhớ ai Khăn
vắt trên vai ?(Ca dao)

a) Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất của thiên nhiên.

b) Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người

c) Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

d) Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người.

Câu 35: Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân
dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

a) Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người.

b) Dùng những từ chỉ tính chất của con người được dùng để chỉ tính chất của thiên
nhiên

c) Dùng những từ chỉ hoạt động của con người được dùng để chỉ hoạt động của
thiên nhiên

d) Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người.

Câu 36: Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:- Chị Cốc béo xù
đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?(Tô Hoài)

a) Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất của vật.

b) Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người.

c) Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người.

d) Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật e) Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng

Câu 37: Chọn ý đúng nhất nói về tác dụng của biện pháp nhân hóa:
a) Làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ
vật, cây cối, con vật gần gũi với con người hơn.

b) tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động vì phần lớn đều lấy cái cụ thể đối chiếu
với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật,
sự việc cần nói tới và cần miêu tả

c) Giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng

d) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh bằng cách nhấn mạnh, lặp lại

Câu 38: Các cách nhân hóa là:

a) Gọi đồ vật, sự vật, con vật bằng từ gọi người.

b) Tả đồ vật, sự vật, con vật bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người.

c) Gọi đồ vật, sự vật, con vật bằng từ gọi vật

d) Trò chuyện với đồ vật, sự vật, con vật như trò chuyện với người.

Câu 39: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa?

a) Mèo đang ngủ.

b) Con mèo đang ngủ.

c) Chú mèo đang ngủ.

d) Mèo ngủ.

ĐÁP ÁN
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
D A A B D C D B A A
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
A C A,B,D C A,B A D A C D
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30
C D B D A A C D C B
Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39
B A,D,E A,B,E D C B A A,B C

You might also like