You are on page 1of 5

F

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I, MÔN GDCD 10 – NĂM HỌC 2021 – 2022.
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Câu nào sau đây đề cập đến vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Có chí thì nên. D. Tre già măng mọc.
Câu 2: Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói trên đề
cập đến vai trò nào của thực tiễn?
A. Mục đích của nhận thức. B. Tiêu chuẩn của chân lí.
C. Cơ sở của nhận thức. D. Động lực của nhận thức.
Câu 3: Thực tiễn là những hoạt động nhằm
A. cải tạo tự nhiên. B. tạo ra của cải vật chất.
C. cải tạo tự nhiên và xã hội. D. cải tạo xã hội.
Câu 4: Câu nào sau đây không nói về mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Học đi đôi với hành.
C. Trăm hay không bằng tay quen. D. Biết mà không làm là không biết.
Câu 5: Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật và hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc
tính, bản chất, quy luật của chúng là khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là tiền đề của nhận thức. B. Là cơ sở của nhận thức.
C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức
Câu 6: Để biết được các tri thức của con người là đúng đắn hay sai lầm, cần phải đem những tri
thức đó kiểm nghiệm qua
A. thói quen. B. tình cảm. C. hành vi. D. thực tiễn
Câu 7: Thực tiễn luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức phát tiển là thể hiện
vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức.
C. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 8: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh
giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. động lực của nhận thức. B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức. D. cơ sở của nhận thức.
Câu 9: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. luôn cải tạo hiện thực khách quan.
B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
D. luôn đặt ra những yêu cầu mới.
Câu 10: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. cải tạo. B. lao động.
C. nhận thức. D. thực tiễn.
Câu 11: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, Triết học đóng vai trò là
A. khoa học của mọi khoa học. B. thế giới quan và phương pháp luận.
C. Ppương pháp luận. D. thế giới quan.
Câu 12: Bố bạn Nam không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này
bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N cũng bị lôi keó vào con đường nghiện ngập.
Theo em quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo phương án nào sau đây?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình.
C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?
A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn. B. Con người đốt rừng
C. Gió bão làm cây đổ. D. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
Câu 14: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là biểu hiện của phủ
định?
A. tất yếu. B. siêu hình. C. biện chứng. D. khách quan.
Câu 15. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. luôn cải tạo hiện thực khách qua. B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ. D. luôn đặt ra những yêu cầu mới.
Câu 16: Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển của bản thân
vật hiện tượng cũ, trong triết học gọi là phủ định
A. biện chứng. B. khách quan. C. chủ quan. D. siêu hình.
Câu 17. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn, điều này thể hiện,
thực tiễn là
A. động lực của nhận thức. B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức. D. cơ sở của nhận thức.
Câu 18: Phủ định biện chứng là phủ định diễn ra do
A. sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng. B. sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
C. sự quyết định của thượng đế. D. sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng.
Câu 19: Học sinh cấp THPT phủ định học sinh cấp THCS là biểu hiện của
A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình.
C. phủ định biện minh. D. phủ định siêu sao.
Câu 20: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
A. phủ định hiện tại. B. phủ định biện chứng
C. phủ định siêu hình. D. phủ định quá khứ
Câu 21: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý th
ức thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Văn hóa. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Lịch sử.
Câu 22: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động
và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận
A. triết học. B. logic. C. biện chứng. D. lịch sử.
Câu 23: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sốn
g được gọi là
A. hải quan. B. nhân sinh quan.
C. thế giới quan. D. phương pháp luận.
Câu 24: Trong những câu ca dao, tục ngữ dưới đây, câu nào thể hiện quan điểm duy vật?
A. Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. B. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Trời cho hơn lo làm.
Câu 25: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm c
ủa phương pháp luận
A. duy tâm. B. duy vật. C. siêu hình. D. biện chứng.
Câu 26: Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao có đoạn trích : Cụ cứ tưởng thế đấy
chứ nó chả hiểu gì. Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt. Ta giết nó đi chính là hóa kiếp cho
nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác sung sướng và hạnh phúc hơn. Câu nào trong đoạn trích
trên thể hiện hình thức phủ định siêu hình ?
A. Kiếp khác. B. Nuôi chó C. Giết thịt. D. Bán chó.
Câu 27: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào
sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể.
C. Phương pháp luận siêu nhiên. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 28. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nào dưới đây không được
coi là một hình thức của hoạt động thực tiễn?
A. Ứng cử hội đồng nhân dân xã. B. Điều tiết sản xuất.
C. Phân phối lại tư liệu sản xuất. D. Bí mật che giấu tội phạm.
Câu 29: Quan niệm:
“Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?
A. Duy vật. B. Biện chứng. C. Duy tâm. D. Siêu hình.
Câu 30: Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ kh
ông văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan đi
ểm nào sau đây trong Triết học?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Thế giới quan duy vật.
C. Thế giới quan duy tâm. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 31: Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội là hoạt động nào sau đây?
A. thực tiễn B. thực chất C. thực nghiệm D. thực quản.
Câu 32: Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về
A. xã hội loài người, được ghi chép lại thành hệ thống.
B. khoa học, được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau.
C. thế giới, được hình thành và phát triển trong lịch sử.
D. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
Câu 33: Trong các trường hợp sau, đâu là hoạt động thực tiễn?
A. Lan đang đánh đàn. B. Gà đang đẻ trứng.
C. Gió lay cây đổ. D. Ngựa đang thồ hàng
Câu 34: Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?
A. Vì thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới.
B. Nhờ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được nhận thức đúng hay sai của nhận thức.
C. Vì tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn.
D. Vì nhờ có thực tiễn con người mới phát hiện được các thuộc tính, hiểu được bản chất của sự vật
hiện tượng.
Câu 35: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu,
An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai
trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 36: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Con vua thì lại làm vua. B. Cái khó ló cái khôn.
C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 37: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể
hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí. B. Động lực của nhận thức.
C. Cơ sở của nhận thức. D. Mục đích của nhận thức.
Câu 38: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến. B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.
Câu 39: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Chỉ cần học thức, nâng cao kiến thức trong sách vở, tài liệu là đủ.
B. Lao động giỏi, có kĩ năng là đủ, không cần suy nghĩ để nâng cao tri thức.
C. Học đi đôi với hành, lí luận phải gắn với thực tế.
D. Không có động lực vươn lên trong cuộc sống, mặc cho dòng đời xô đẩy.
Câu 40: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn, điều này thể hiện,
thực tiễn là
A. động lực của nhận thức. . B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức. D. cơ sở của nhận thức.
Câu 41: “Trong kháng chiến chống Pháp bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã điều chế được nước lọc pe-ni-xi-
lin. Lúc đó, thứ thuốc này được coi là thần dược”. Vận dụng kiến thức đã học em có nhật xét gì về
việc điều chế ra pe-li-xi-lin của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
A. Hành động này đã chưa lành vết thương cho rất nhiều người.
B. Hành động này của ông xuất phát từ lòng thương người.
C. Hành động này là hoạt động nhận thức thực tiễn.
D. Hành động này của ông mở ra một trang mới cho nghành y học.
Câu 42: Ví dụ nào sau đây thuộc quan điểm phủ định biện chứng ?
A. Quy luật di truyền trong sinh học. B. Con người chặt phá rừng.
C. Gió bão làm đổ cây cối. D. Con người dùng hóa chất độc tiêu diệt sinh vật
Câu 43: Việc sử dụng các hóa chất độc hại để tiêu diệt các giống loài sinh vật là biểu hiện của nội d
ung nào sau đây?
A. Phủ định siêu hình. B. Phủ định biện chứng.
C. Phủ định. D. Phủ nhận.
Câu 44: Câu tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?
A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Cây có cội, nước có nguồn.
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Có thực mới vực được đạo.
Câu 45: Con gà được ra đời từ việc ấp nở những quả trứng đó là biểu hiện của phủ định nào sau
đây?
A. Biện minh. B. Siêu sao. C. Siêu hình. D. Biện chứng.
Câu 46: Cây cỏ đang sống người ta nhổ đi là phủ định gì?
A. Siêu hình. B. Biện chứng. C. Biện luận. D. Khoa học.
Câu 47: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào đúng nhất?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Nhận thức là cơ sở của thực tế.
C. Thực tế là cơ sở của nhận thức. D. Nhận thức là cơ sở của thực tiễn.
Câu 48: Dựa trên cơ sở nào để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
B. Cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.
C. Vấn đề cơ bản của triết học.
D. Cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
Câu 49: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?
A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.
C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại khách quan.
Câu 50: Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng
A. trong trạng thái đứng im, cô lập. B. trong quá trình vận động không ngừng.
C. trong sự ràng buộc lẫn nhau. D. trong trạng thái vận động, phát triển.
Câu 51: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứ
ng?
A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc.
C. Đánh bùn sang ao. D. Có mới nới cũ.
Câu 52: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào được coi là cơ bản nhất của hoạt động thực
tiễn?
A. Hoạt động sản xuất vật chất. B. Hoạt động thí nghiệm khoa học.
C. Hoạt động chính trị – xã hội. D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Câu 53: Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào tron
g Triết học?
A. Thế giới quan thần thánh. B. Thế giới quan cổ đại.
C. Thế giới quan thần thoại. D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 54: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động thực nghiệm khoa học. B. Trái Đất quay quanh mặt trời.
C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động chính trị xã hội.
Câu 55. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. cải tạọ. B. lao động. C. nhận thức. D. thực tiễn.
Câu 56. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội ?
A. Trồng rau xanh cung ứng ra thị trường. B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. D. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
Câu 57. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là
hoạt động nào dưới đây?
A. Sản xuất vật chất. B. Kinh doanh hàng hóa.
C. Vui chơi giải trí. D. Học tập nghiên cứu.
Câu 58: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?
A. An cư lạc nghiệp. B. Môi hở răng lạnh.
C. Đánh bùn sang ao. D. Chín quá hóa nẫu
Câu 59: Phủ định diễn ra
do sự can thiệp tác động từ bên ngoài xóa bỏ sự tồn tại, phát triển tự nhiện của sự vật và hiện tượng

A. Phủ định siêu hình. B. Phủ định biện chứng.
C Phủ định khách quan. D. Phủ nhận biện chứng.
Câu 60: Theo quan điểm phủ định biện chứng, khi nào thì quá trình phủ định của các sự vật, hiện
tượng kết thúc.
A. Không có sự kết thúc. B. Khi cái mới không thắng được cái cũ.
C. Khi sự vật, hiện tượng mới ra đời. D. Khi cái mới cuối cùng ra đời.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Ôn tập nội dung BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC ( Mục 2, 3)

You might also like