You are on page 1of 36

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHỮNG NLCB CỦA CN MÁC-LÊNIN

(CHÚ Ý: TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Bổ sung để được một câu đúng: “Triết học Mác – Lênin là khoa học . . .”. 
     A.  nghiên cứu mọi hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
     B.  nghiên cứu quy luật chung nhất của thế giới.
     C.  của mọi khoa học.
     D.  nghiên cứu mọi quy luật trong thế giới.
2. Đối tượng của triết học là gì?
A.  Thế giới trong tính chỉnh thể.
B.  Những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
C. Những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
D. Cả B. và C.
3. Ngày nay, triết học có còn được coi là “khoa học của các khoa học”không?
     A.  Chỉ có triết học duy vật biện chứng.
  B.  Tuỳ hệ thống triết học cụ thể.
   C.  Có.
    D.  Không.
4. Chủ nghĩa Mac có chức năng (CN) gì?
     A.  CN chỉ đạo họat động thực tiễn.
     B.  CN hòan thiện lý trí và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.
     C.  CN khoa học của các khoa học.
     D.  CN thế giới quan và phương pháp luận phổ biến.
5. Những tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời triết học Mác là gì? 
A.  Thuyết tương đối của Anhxtanh, cơ học lượng tử, di truyền học Menđen.
B.  Phát minh ra chuỗi xoắn kép của AND, thuyết Vụ nỗ lớn, thuyết Nhật tâm Côpécníc.
C.  Học thuyết tiến hóa của Đácuyn, thuyết tế bào, định luật bảo tòan và chuyển hóa năng lượng.
D.  A , B , C đều đúng.
6. Thành tựu vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác & Angghen thực hiện là
gì? 
A.  Xây dựng phép biện chứng duy vật, chấm dứt sự thống trị của phép biện chứng duy tâm
Hêghen.
B. Xây dựng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, làm sáng rõ lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội
loài người.
C. Phát hiện ra lịch sử xã hội lòai người là lịch sử đấu tranh giai cấp, và đấu tranh giai cấp sẽ
dẫn đến cách mạng vô sản nhằm xóa bỏ xã hội có người bóc lột người.
D.  Phát minh ra giá trị thặng dư, giúp hiểu rõ thực chất của xã hội tư bản chủ nghĩa.
7. Luận điểm của Ăngghen cho rằng, mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh vạch thời
đại thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó nói lên điều gì? 
     A.  Vai trò quan trọng của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
     B.  Mọi nhà khoa học tự nhiên đều là nhà duy vật.
     C.  Tính phụ thuộc hoàn toàn của chủ nghĩa duy vật vào khoa học tự nhiên.
     D.  A, B, C đều đúng.

1
PHẦN 1: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Câu 1: Thuộc tính đặc trưng của vật chất theo quan niệm của triết học Mác-Lênin là gì?
a. Là một phạm trù triết học;
b. Là thực tại khách quan tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác
c. Là toàn bộ thế giới hiện thực;
d. Là tất cả những gì tác động vào giác quan ta gây lên cảm giác.
Câu 2: Theo Ph.Ăngghen tính thống nhất thực sự của thế giới là ở:
a. Tính vật chất; b. Sự tồn tại cả trong tự nhiên và cả xã hội;
c. Tính khách quan; d. Tính hiện thực.
Câu 3: Sai lầm của các quan niệm duy vật trước Mác về vật chất là gì?
a. Đồng nhất vật chất với tồn tại
b. Quy vật chất về một dạng vật thể;
c. Đồng nhất vật chất với hiện thực;
d. Coi ý thức cũng là một dạng vật chất.
Câu 4. Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo, ý thức không thể tồn tại bên ngoài quá trình lao
động của con người làm biến đổi thế giới xung quanh.
B.  Lao động là điều kiện đầu tiên và họat động chủ yếu để con người tồn tại.
C.  Lao động không mang tính cá nhân, ngay từ đầu nó đã mang tính cộng đồng - xã hội.
D.  Con người có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà không cần phải thông qua lao
động.
Câu 5: Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất : “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong … , được … của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào …”. Hãy chọn từ điền vào chỗ trống để hoàn thiện
nội dung của định nghĩa nêu trên:
a. Ý thức b. Cảm giác
c. Nhận thức d. Tư tưởng
Câu 6: Quan điểm: “Bản chất của thế giới là ý thức” là quan điểm của trường phái triết học
nào ?
a. Duy vật b. Duy tâm
c.Nhị nguyên d. Tất cả các Câu đều sai
Câu 7: Theo Ăng-ghen, hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội loài người là
hình thức nào ?
a. Vận động sinh học b. Vận động cơ học
c., Vận động xã hội d. Vận động lý học

Câu 8: Theo Ăng-ghen, vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản ?
a. Hai b. Ba c. Bốn d. Năm
Câu 9: Theo Ph.Ăngghen, một trong những phương thức tồn tại của vật chất là:
a. Phát triển; b. Phủ định;
c. Chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác; d. Vận động.
Câu 10: Theo quan niệm triết học duy vật biện chứng, không gian là gì?
a. Mô thức của trực quan cảm tính; b. Khái niệm của tư duy lý tính;
c. Thuộc tính của vật chất d. Một dạng vật chất.
Câu 11: Đêmôcrít - nhà triết học cổ Hy Lạp - quan niệm vật chất là gì?
a. Nước b. Lửa
c. Không khí d. Nguyên tử

2
Câu 12: Phạm trù vật chất theo triết học Mác- Lênin được hiểu là:
a. Toàn bộ thế giới vật chất
b. Toàn bộ thế giới khách quan
c. Là sự khái quát trong quá trình nhận thức của con người đối với thế giới khách quan.
d. Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất.
Câu 13: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
a. Duy vật c. Nhị nguyên
b. Duy tâm d. Duy tâm chủ quan
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm triết học Mác, ý thức là:
a. Hình ảnh của thế giới khách quan
b. Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
c. Là một phần chức năng của bộ óc con người
d. Là hình ảnh phản ánh sáng tạo lại hiện thực khách quan.
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm của CNDVBC, nguồn gốc xã hội của ý thức
là:
a. Lao động b. Lao động và ngôn ngữ.
c. Ngôn ngữ. d. Tất cả các câu đều sai
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng:
a. Động vật bậc cao cũng có thể có ý thức như con người.
b. Ý thức chỉ có ở con người.
c. Người máy cũng có ý thức như con người.
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 17: Chọn câu trả lời đúng.
a. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
b.Ý thức là sự phản ánh nguyên xi hiện thực khách quan.
c. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan.
d.Tất cả các câu đều sai
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng với quan điểm của triết học Mác- Lênin:
a. Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật
b. Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh
c. Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội.
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 19: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:
a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.
b. Thế giới thống nhất ở sự tồn tại của nó.
c. Thế giới thống nhất ở “ý niệm tuyệt đối” hay ở ý thức con người.
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 20: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC.
a. Vận động, không gian, thời gian là sản phẩm do ý chí con người tạo ra, do đó nó
không phải là vật chất.
b. Vận động không gian, thời gian không có tính vật chất.
c. Vận động, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 21: Lựa chọn câu đúng theo quan điểm của CNDVBC.
a. Nguồn gốc của vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng do sự tương tác hay do sự tác động.
b. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
c. Nguồn gốc của vận động là ở trong bản thân sự vật hiện tượng do sự tác động của các mặt, các
yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra.
d. Nguồn gốc của sự vận động là do “cú hích của thượng đế”

3
Câu 22: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng?
a. Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối với thực
tiễn.
b. Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự tác
động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
c. Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái năng động tích
cực.
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 23 Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật.
B.  Chỉ có sự vật có chất mới tồn tại.
C.  Chỉ có sự vật có vô vàn chất mới tồn tại.
D.  Sự vật và chất hoàn toàn đồng nhất với nhau.
Câu 24: Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Lượng là tính quy định vốn của sự vật.
B.  Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật.
C.  Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người.
D.  Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.
Câu 25 Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng.
B.  Tính quy định về chất nào của sự vật cũng có tính quy định về lượng tương ứng.
C.  Tính quy định về chất không có tính ổn định.
D.  Tính quy định về lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.
Câu 26: Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Chân lý có tính khách quan, tính cụ thể.
B.  Chân lý có tính tương đối và tính tuyệt đối.
C.  Chân lý có tính khách quan nhưng rất trừu tượng.
D.  Chân lý có tính cụ thể và tính quá trình.
Câu 27. Quan niệm coi, “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của họa” thể hiện tính
chất gì? 
     A.  Duy tâm.         B.  Biện chứng.
     C.  Duy vật.       D.  Ngụy biện.
Câu 28: Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong phạm trù nào?
a. Độ b. Nhảy vọt
c. Điểm nút d. Tất cả các câu đều sai
Câu 29:Phạm trù nào nói lên bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về
chất?
a. Độ b. Nhảy vọt
c. Điểm nút d. Tất cả các câu đều sai
Câu 30: Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, phát triển là:
a. Khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng
b. Sự thay đổi về lượng trong quá trình vận động của vật chất
c. Sự thay đổi về chất trong quá trình vận động của vật chất
d. Vận động.
Câu 31: Phạm trù nào nói lên mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các
sự vật hiện tượng hay giữa các nhân tố, các thuộc tính, các mặt trong cùng một sự vật & hiện
tượng:
a. Quy luật c. Vận động
b. Phát triển d. Mặt đối lập.

4
Câu 32: Đặc trưng cơ bản của quy luật xã hội là:
a. Diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng XH
b. Diễn ra tự giác qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
c. Diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng siêu nhiên
d. Hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng không phụ thuộc vào ý thức
của con người
Câu 33: Chọn câu sai trong các câu sau:
a. Quy luật tự nhiên diễn ra tự phát thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
b. Phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng
c. Quy luật tự nhiên diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng siêu nhiên
d. Quy luật xã hội hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng không phụ
thuộc vào ý thức của con người
Câu 34: Quan niệm của triết học Mác-Lênin về sự phát triển ?
a. Là mọi sự vận động nói chung b. Là mọi sự phủ định nói chung
c. Là sự phủ định biện chứng d. Là sự phủ định siêu hình
Câu 35: Quy luật nào vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển?
a. Quy luật phủ định của phủ định;
b. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
c. Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;
d. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Câu 36: Phạm trù nào dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, về quy mô, trình độ phát
triển của sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật:
a. Chất b. Lượng
c.Vận động d. Độ.
Câu 37: Quy luật nào vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập;
b. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
c. Quy luật phủ định của phủ định;
d. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Câu 38: Quy luật nào vạch ra khuynh hướng của sự vận động, phát triển?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập;
b. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Câu 39: Phủ định biện chứng là:
a. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới
b. Phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã, nó không tạo điều kiện cho sự phát
triển
c. Sự phủ định có kế thừa và tạo điều kiện cho phát triển
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 40: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC.
a. Mối liên hệ chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng với nhau còn trong bản thân sự vật hiện tượng
không có sự liên hệ.
b. Mối liên hệ của sự vật hiện tượng chỉ do ý chí con người tạo ra còn bản thân sự vật hiện tượng
không có sự liên hệ.
c. Mối liên hệ của sự vật hiện tượng không chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng mà còn diễn ra
ngay trong sự vật hiện tượng.
d.Tất cả các câu đều sai
Câu 41: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm DVBC:

5
a. Phát triển là sự thay đổi thuần tuý về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật hiện tượng.
b. Phát triển là sự thay đổi về vị trí của sự vật hiện tượng trong không gian, thời gian.
c. Phát triển không chỉ là sự thay đổi về số lượng và khối lượng mà nó còn là sự thay đổi về chất
của sự vật hiện tượng.
d.Tất cả các câu đều sai
Câu 42: Xác định câu đúng nhất theo quan điểm của triết học Mác- Lê nin :
a. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa.
b. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ hoặc lắp ghép
từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức.
c. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát
triển.
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 43: Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất.
a. Là sự tác động lẫn nhau, chi phối, chuyển hoá lẫn nhau một cách khách quan, phổ biến, nhiều
vẻ giữa các mặt, quá trình của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
b. Là sự thừa nhận rằng giữa các mặt của sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật với nhau trong thực
tế khách quan không có mối liên hệ nào cả.
c. Là sự tác động lẫn nhau, có tính khách quan, phổ biến, nhiều vẻ, không thể chuyển hoá cho
nhau.
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 44: Chọn câu trả lời đúng: Chất của sự vật là:
a. Cấu trúc sự vật b. Tổng số các thuộc tính sự vật
c. Các thuộc tính sự vật d. Sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính
Câu 45: Xác định quan niệm sai về phủ định biện chứng.
a. Phủ định có tính kế thừa.
b. Phủ định là chấm dứt sự phát triển.
c. Phủ định đồng thời cũng là khẳng định.
d. Phủ định có tính khách quan phổ biến.
Câu 46: Ph.Ăngghen viết: "[.........] là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,
và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: [............] đã sáng tạo
ra bản thân con người". Hãy điền một từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
a. Lao động b. Vật chất
c. Tự nhiên d. Sản xuất
Câu 47: Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sai?
    A.  Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng trái ngược nhau.
     B.  Mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng không nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau
trong một sự vật, một quá trình.
     C.  Mặt đối lập tồn tại khách quan trong mọi sự vật.
     D.  Mặt đối lập là cái vốn có của sự vật.
Câu 48: Triết học Mác-Lênin cho rằng, thực tiễn là toàn bộ [.......] có mục đích, mang tính lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn
thiện quan điểm trên.
a. Hoạt động vật chất và tinh thần; b. Hoạt động tinh thần;
c. Hoạt động vật chất; d. Hoạt động.
Câu 49: Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào sau đây sai?
A.  Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, vì qua thực tiễn thuộc, tính bản chất của đối tượng được
bộc lộ ra.
B.  Thực tiễn là động lực của nhận thức, vì nó đòi hỏi tư duy con người phải giải đáp những vấn
đề đặt ra.

6
C.  Thực tiễn là hoạt động vật chất và tinh thần của con người, đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý.
D.  Quan điểm về thực tiễn là quan điểm cơ bản và xuất phát của lý luận nhận thức mácxít.
Câu 50: Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, thực tiễn là :
a. Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo
thế giới khách quan
b. Toàn bộ hoạt động tinh thần có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải
tạo thế giới khách quan
c. Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người
nhằm cải tạo thế giới khách quan
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 51: Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, bản chất của nhận thức là :
a. Sự phản ánh thế giới khách khách quan vào đầu óc của con người
b. Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.
c. Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 52: Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động?
a. Khái niệm b. Biểu tượng
c. Cảm giác d. Tri giác
Câu 53: Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các khái niệm?
a. Khái niệm b. Biểu tượng
c. Cảm giác d. Phán đoán
Câu 54: Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác-Lênin là gì?
a.Thực tiễn. b. Khoa học.
c. Nhận thức. d. Hiện thực khách quan.
Câu 55: Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn tư duy trừu tượng?
a. Khái niệm b. Biểu tượng c. Cảm giác d. Suy lý.
Câu 56: Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các phán đoán?
a. Khái niệm b. Biểu tượng c. Cảm giác d. Suy lý.
Câu 57: Xác định quan niệm sai về thực tiễn.
a. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và qua thực tiễn bộc lộ thuộc tính bản chất của đối tượng.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức nó hỏi hỏi tư duy con người phải giải đáp những vấn đề đặt
ra.
c. Thực tiễn là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 58: Chọn câu trả lời đúng : Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là:
a. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định.
b. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người.
c. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề.
d. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới.
Câu 59: Chọn câu trả lời đúng nhất. Chân lý là:
a. Tri thức đúng b. Tri thức phù hợp với thực tế
c. Tri thức phù hợp với hiện thực d. Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm
nghiệm
Câu 60: Chọn câu trả lời đúng. Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức
nào là quan trọng nhất
a. Sản xuất vật chất c. Chính trị-xã hội
b. Thực nghiệm khoa học d. Cả a, b, c.
Câu 61: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

7
a. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức b. Thực tiễn là kết quả của nhận thức
c. Thực tiễn do ý thức của con người tạo ra d. Tất cả các câu đều đúng.
Câu 62: Chọn câu trả lời đúng. Hình thức nào sau đây biểu hiện hoạt động thực tiễn của con
người ?
a. Sản xuất vật chất c. Nghiên cứu khoa học
b. Sáng tác âm nhạc d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 63: Quan điểm, tư tưởng của xã hội là yếu tố thuộc phạm trù nào?
a. Kiến trúc thượng tầng b. Quan hệ sản xuất
c. Cơ sở hạ tầng d. Tồn tại xã hội
Câu 64: Các thiết chế như Nhà nước, Đảng chính trị… là yếu tố thuộc phạm trù nào ?
a. Cơ sở hạ tầng b. Quan hệ sản xuất
c. Kiến trúc thượng tầng. d. Lực lượng sản xuất
Câu 65: Phương thức sản xuất là thể thống nhất của các nhân tố nào?
a. QHSX và KTTT b. QHSX và LLSX
c. CSHT và KTTT d. LLSX và CSHT
Câu 66: Cấu trúc của lực lượng sản xuất bao gồm :
a. Người lao động và tư liệu sản xuất b. Người lao động và công cụ lao động.
c. Người lao động và đối tượng lao động d. Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động
Câu 67: Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?
a. Quan hệ sản xuất; b. Cơ sở hạ tầng;
c. Kiến trúc thượng tầng; d. Lực lượng sản xuất.
Câu 68: Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản
xuất?
a. Phương thức sản xuất b. Quan hệ sản xuất
c. Lực lượng sản xuất d. Tư liệu sản xuất
Câu 69: Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất?
a. Phương thức sản xuất b. Quan hệ sản xuất
c. Lực lượng sản xuất d. Tư liệu sản xuất
Câu 70: Mặt xã hội của phương thức sản xuất là gì?
a. Cơ sở hạ tầng; b. Quan hệ sản xuất;
c. Kiến trúc thượng tầng; d. Lực lượng sản xuất.
Câu 71: Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử?
a. Quan hệ sản xuất đặc trưng b. Chính trị tư tưởng
c. Lực lượng sản xuất d. Phương thức sản xuất
Câu 72: Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định:
a. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất b. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
c. Quan hệ phân phối sản phẩm. d. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Câu 73: Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
a. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
c. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
d. Quy luật đấu tranh giai cấp
Câu 74: Chọn câu sai trong các câu sau đây :
a. Quan hệ sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất
b. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
c. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và
quan hệ phân phối sản phẩm

8
d. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thức đẩy sản xuất
phát triển.
Câu 75: Chọn câu sai trong các câu sau đây :
a. Lực lượng sản xuất sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất
b. Lực lượng sản xuất sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và tư nhiên trong quá trình sản
xuất
c. Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất
d. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất
Câu 76: Chọn câu sai trong các câu sau đây :
a. Phương thức sản xuất là thể thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Phương thức sản xuất là phương pháp và cách thức tiến hành sản xuất của cải vật chất trong một
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
c. Trong một phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định tính chất và trình
độ của quan hệ sản xuất
d. Trong một phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất
Câu 77: Chọn câu sai trong các câu sau đây :
a. Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định các quan hệ khác
b. Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ tổ chức quản lý sản xuất quyết định các quan hệ khác
c. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và
quan hệ phân phối sản phẩm
d. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Câu 78: Biểu hiện nào sau đây nói lên vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội :
a. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự sinh tồn xã hội
b. Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội
c. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 79 : Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm triết học Mác- Lênin, muốn thay đổi một chế
độ xã hội thì:
a. Thay đổi lực lượng sản xuất b. Tạo ra nhiều của cải
c. Thay đổi quan hệ sản xuất d. Thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Câu 80: Chọn câu trả lời đúng: Cơ sở hạ tầng là:
a. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất
b. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành một cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
c. Toàn bộ những thành phần kinh tế của một xã hội
d. Là cơ cấu công- nông nghiệp của một nền kinh tế- xã hội.
Câu 81: Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do yếu tố nào quyết định
nhất:
a. Sự phong phú của đối tượng lao động b. Do công cụ hiện đại
c. Trình độ của người lao động d. Trình độ của lực lượng sản xuất.
Câu 82: Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi có tính chất cách mạng nhất của kiến trúc thượng
tầng là do:
a. Thay đổi chính quyền nhà nước b. Thay đổi của lực lượng sản xuất
c. Thay đổi của quan hệ sản xuất thống trị d. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng.
Câu 83: Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: Sản xuất vật chất
là:
a. Quá trình con người cải tạo giới tự nhiên

9
b. Quá trình con người tạo ra của cải cho đời sống xã hội
c. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất
của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
d. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Câu 84: Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: Nhân tố quyết
định sự tồn tại của xã hội là :
a. Sản xuất tinh thần. b. Sản xuất ra bản thân con người
c. Sản xuất vật chất. d. Tái sản xuất vật chất
Câu 85: Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học Mác- Lênin:
Trong các hình thức của sản xuất xã hội, hình thức nào là nền tảng :
a. Sản xuất vật chất. b. Sản xuất ra bản thân con người
c. Sản xuất tinh thần. d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 86: Đối tượng lao động là:
a. Công cụ lao động b. Cơ sở hạ tầng
c. Khoa học, công nghệ d. Những cái có sẵn trong tự nhiên và nguyên liệu
Câu 87: Tư liệu sản xuất:
a. Những cái có sẵn trong tự nhiên b. Nguyên liệu
c. Công cụ lao động và các yếu tố vật chất khác d. Tất cả những yếu tố trên
Câu 88. LLSX gồm:
a. Các hình thức tổ chức kinh tế. b. Phương thức quản lý
c. Hệ thống phân phối d. Tất cả các câu đều sai
Câu 89: LLSX quyết định QHSX trên các mặt:
a. Hình thức QHSX b. Sự biến đổi
c. Trình độ QHSX d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 90: QHSX tác động thúc đẩy sự phát triển LLSX khi
a. QHSX phù hợp LLSX b. QHSX tiến bộ hơn so với LLSX
c. QHSX lạc hậu hơn so với LLSX d. Khi đó là QHSX ưu việt
Câu 91: Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp
a. TLSX và sức lao động b. Người với người
c. Người với tự nhiên d.Tất cả đều sai
Câu 92: Yếu tố nào không thuộc LLSX:
a. Trình độ thành thạo của người lao động
b. Kinh nghiệm
c. Năng lực tổ chức, quản lý của người lao động
d. Vị trí của người lao động trong doanh nghiệp
Câu 93: Những yếu tố nào trong số các yếu tố sau không thuộc QHSX
a. Quan hệ giữa người đối với việc góp vốn vào công ty
b. Quan hệ giữa người tổ chức và quản lý của công ty
c. Quan hệ giữa người phân phối tiền lương và phúc lợi
d. Quan hệ giữa người và tự nhiên
Câu 94: QHSX tác động kìm hãm sự phát triển LLSX khi
a. QHSX phù hợp LLSX b. QHSX tiến bộ hơn so với LLSX
c. QHSX lạc hậu hơn so với LLSX d. Cả b và c
Câu 95: Trong xã hội có phân biệt và đối kháng giai cấp, quy luật nào giữ vai trò là động lực
thúc đẩy sự phát triển của xã hội ?
a. Quy luật đấu tranh giai cấp
b. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

10
c. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
d. Quy luật mâu thuẫn
Câu 96: Theo quan điểm triết học mácxít, luận điểm nào đúng?
     A.  Giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất vật chất thì giai cấp đó cũng nắm giữ tư liệu sản xuất
tinh thần.                  
     B.  Giai cấp nào chi phối tư liệu tinh thần thì giai cấp đó cũng chi phối tư liệu sản xuất vật chất.
     C.  Giai cấp nào đông nhất trong xã hội thì giai cấp đó chi phối đời sống tinh thần của xã hội.
     D.  Giai cấp nào nắm chính quyền thì giai cấp đó phải nắm tư liệu sản xuất vật chất.
Câu 97: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?
a. Nhà nước phong kiến b. Nhà nước chủ nô
c. Nhà nước tư sản d. Nhà nước vô sản
Câu 98: Con người phát triển và hoàn thiện mình chủ yếu dựa trên yếu tố nào?
a. Phát triển kinh tế XH b. Lao động sản xuất
c. Đấu tranh giai cấp d. Tất cả các câu đều sai
Câu 99: Nội dung xã hội của quá trình sản xuất vật chất là gì?
A. Tư liệu sản xuất và quan hệ giữa người với người đối với tư liệu sản xuất.
B. Tư liệu sản xuất và người lao động với kỹ năng lao động tương ứng với công cụ lao động.
C. Tư liệu sản xuất và việc tổ chức, quản lý quá trình sản xuất.
D. Tư liệu sản xuất và con người.
Câu 100: Quan hệ sở hữu đặc trưng trong những xã hội có cấu trúc có giai cấp?
a. Quan hệ sở hữu tư nhân b. Quan hệ sỡ hữu xã hội
c. Quan hệ sở hữu tập thể d. Tất cả các câu đều sai.
Câu 101: Hình thức đầu tiên của đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân khi chưa giành
được chính quyền ?
a. Đấu tranh chính trị b. Đấu tranh kinh tế
c. Đấu tranh vũ trang d. Đấu tranh tư tưởng.
Câu 102: Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do:
a. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống b. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế
c. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo d. Sự khác nhau về mức thu nhập
Câu 103: Vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại?
a. Là động lực cơ bản của sự phát triển xã hội.
b. Là một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội trong các xã hội có giai cấp
c. Thay thế các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao.
d. Lật đổ ách thống trị của giai cấp thống trị
Câu 104: Trong "Luận cương về Phơbách", Mác viết: "Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hoà [........]". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
a. Những quan hệ sản xuất; b. Những quan hệ xã hội;
c. Những quan hệ giao tiếp; d. Những quan hệ giai cấp.
Câu 105: Khi nói về con người, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng : “Con người là một … sinh học
- xã hội”. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
a. Cá thể b. Thực thể
c. Tập hợp hai mặt. d. Sinh vật.
Câu 106: Bổ sung để được một câu đúng: “Triết học Mác – Lênin là khoa học . . .”. 
     A.  nghiên cứu mọi hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
     B.  nghiên cứu quy luật chung nhất của thế giới.
     C.  của mọi khoa học.
 D.  nghiên cứu mọi quy luật trong thế giới.
Câu 107: Bản chất của con người được quyết định bởi:
a. Các mối quan hệ xã hội b. Giáo dục của gia đình và nhà trường

11
c. Nỗ lực của mỗi cá nhân d. Hoàn cảnh xã hội
Câu 108: “Trong tính hiện thực của nó”có nghĩa là :
a. Con người là sản phẩm của lịch sử b. Con người là sản phẩm của nhân loại
c. Con người là sản phẩm nói chung d. Gồm cả a,b,c
Câu 109: Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm về con người như thế nào?
a. Là thực thể tự nhiên b. Là thực thể XH
c. Là chủ thể cải tạo hoàn cảnh d. Cả a, b và c
Câu 110. Tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, lãnh tụ sẽ dẫn đến điều gì?
     A.  Tệ coi thường lãnh tụ, làm cho phong trào quần chúng không có sự đoàn kết, nhất trí.
     B.  Tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng.
     C.  Tệ sùng bái cá nhân, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của quần chúng.
     D.  Nhận thức đúng về vai trò của lãnh tụ.
Câu 111. Theo quan điểm triết học mácxít, tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá tính cách mạng
của một giai cấp là gì?
     A.  Nghèo nhất trong xã hội.
     B.  Bị bóc lột thậm tệ nhất trong xã hội.
     C.  Có tinh thần cách mạng cao nhất trong xã hội.
  D.  Có khả năng giải phóng lực lượng sản xuất bị quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm.
Câu 112. Sự tồn tại của các giai cấp có tính chất gì?
A.  Tính vĩnh hằng.
B.  Tính lịch sử.
C.  Tính ngẫu nhiên.
D.  Tính tuỳ thuộc vào sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất xã hội.
Câu 113. Thành tựu lớn nhất mà cuộc đấu tranh giai cấp đạt được là gì?
     A.  Trả thù giai cấp bóc lột.
     B.  Làm thay đổi giai cấp thống trị xã hội.
     C.  Xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xác lập phương thức sản xuất mới tiến bộ.
  D.  Người lao động lên nắm chính quyền
Câu 114. Theo quan điểm triết học mácxít, điều nào sau đây được coi là tiêu chuẩn cơ bản
nhất nói lên sự tiến bộ của xã hội?
A. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
B. Trình độ dân trí và mức sống cao của xã hội.
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 115. Cách mạng xã hội là gì?
     A.  Sự lật đổ một chế độ chính trị lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
     B.  Quá trình cải cách xã hội.
     C.  Quá trình tiến hóa xã hội.
     D.  Cuộc đảo chính giành quyền lực.
Câu 116. Cách mạng xã hội là gì?
     A.  Quá trình cải cách xã hội.       B.  Quá trình tiến hóa xã hội.
     C.  Cuộc đảo chính giành quyền lực. D., A, B, C đều sai.
Câu 117.Điều nào sau đây là sự biểu hiện của hệ tư tưởng?
     A.  "Chín bỏ làm mười".
     B.  "Có con thì gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang sang".
     C.  "Trâu ta ăn cỏ đồng ta".
     D.  "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".
Câu 118. Con người sẽ bộc lộ được bản chất xã hội của mình khi nào?
     A.  Khi tồn tại trong các quan hệ xã hội.
     B.  Khi thoát ly khỏi điều kiện lịch sử nhất định.
     C.  Khi tồn tại trong các quan hệ của tự nhiên.
     D.  A, B, C đều sai.
Câu 119. Theo quan niệm triết học mácxít, con người là gì?

12
     A.  Là sản phẩm của lịch sử.
     B.  Là chủ thể của lịch sử.
     C.  Vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử.
     D.  Vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tự nhiên.
Câu 120. Quan điểm coi “con người là chủ thể của lịch sử” được hiểu như thế nào?
     A.  Con người là trung tâm của vũ trụ.
     B.  Con người là ông chủ, các loài sinh vật khác là nô lệ.
     C.  Con người nắm vững và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan tác động vào tự nhiên, xã
hội thúc đẩy nó phát triển phù hợp với nhu cầu của mình.
     D.  Con người có thể điều khiển lịch sử phát triển theo ý muốn tốt đẹp của riêng mình.
Câu 121. Quan điểm coi “con người là sản phẩm của lịch sử” được hiểu như thế nào?
     A.  Con người cũng như động vật đều là sản phẩm của lịch sử tự nhiên, vì thế con người và động
vật là như nhau.
     B.  Bản chất của con người đã được quy định bởi các quan hệ ở mỗi thời điểm nhất định, do đó
nó không thay đổi.
     C.  Con người không thể làm chủ vận mạng của mình mà hoàn toàn lệ thuộc vào tính quy định
của lịch sử.
     D.  Bản chất của con người cũng luôn thay đổi là do sự thay đổi của những mối quan hệ và điều
kiện lịch sử cụ thể quy định.
Câu 122. Quan niệm truyền thống “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là nhằm khẳng định điều gì? 
     A.  Hình dạng của các loài sinh vật phụ thuộc vào nơi nó ở.
     B.  Vai trò của các quan hệ xã hội đối với việc hình thành bản chất mỗi người.
     C.  Vai trò chủ thể của con người trong lịch sử.
     D.  Quy luật sinh học là quy luật duy nhất chi phối vạn vật trong vũ trụ.
Câu 123. Do điều gì mà các cá nhân không hòa tan với nhau trong tập thể?
     A.  Do có nhu cầu khác nhau.
     B.  Do có lợi ích và mục đích khác nhau.       
     C.  Do có nhân cách khác nhau.
     D.  Do có hoàn cảnh khác nhau.
Câu 124. Theo quan điểm triết học mácxít, vai trò quyết định lịch sử thuộc về ai trong xã hội?
     A.  Các lãnh tụ, vĩ nhân kiệt xuất.
     B.  Quần chúng nhân dân.
     C.  Các giai cấp bị trị có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
     D.  Các chính đảng cách mạng, có sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân trong xã hội.

PHẦN 2 KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Câu 1. Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế nào?
a. sản xuất giá trị thặng dư và sản xuất tự cung tự cấp
b. Sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá
c. Quá trình trao đổi mua bán và sản xuất hàng hoá
d. Các phương án trên đều sai.
Câu 2 Kinh tế (tự nhiên) tự cung, tự cấp là:
a. Sản xuất ra để bán
b. Tiêu dùng cho chính người sản xuất ra sản phẩm đó
c. Tiêu dùng cho người thân
d. Các phương án trên đều đúng
Câu 3: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật nào ?
a. Quy luật cung - cầu b. Quy luật cạnh tranh
c. Quy luật giá trị d. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư
Câu 4: Sản xuất hàng hóa tồn tại

13
a.Trong mọi xã hội
b.Trong xã hội nô lệ, phong kiến, TBCN
c.Trong các xã hội có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản
xuất
d.Chỉ có trong CNTB
Câu 5: Hàng hóa là
a. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người
b. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán, trao
đổi
c. Sản phẩm trên thị trường
d. Sản phẩm sản xuất ra để đem trao đổi, mua bán
Câu 6: Thế nào là lao động giản đơn
a. Làm công việc giản đơn b. Làm ra hàng hóa chất lượng thấp
c. Không cần qua đào tạo vẫn làm được d. Làm một công đoạn tạo ra hàng hóa
Câu 7: Lao động phức tạp
a. Lao động tạo ra sản phẩm chất lượng cao b. Có nhiều thao tác phức tạp
c. Qua đào tạo, huấn luyện mới làm được d. Lao động trí óc
Câu 8: Dấu hiệu quan trọng nhất của hàng hóa
a. Sản xuất trước khi đem bán b.Trước khi đi vào tiêu dùng phải qua mua bán
c. Muốn bán được phải có giá trị d. Muốn bán được phải có giá trị sử dụng
Câu 9: Hàng hóa được phân thành
a. Hàng hóa hữu hình c. Hàng hóa hữu hình và vô hình
b. Hàng hóa vô hình d. Hàng hóa hữu hình và bán hữu hình
Câu 10: Tiền có 5 chức năng. Chức năng nào đòi hỏi có tiền vàng
a. Chức năng thước đo giá trị b. Chức năng phương tiện lưu thông
c. Chức năng phương tiện cất trữ d. Chức năng phương tiện thanh toán
Câu 11. Cặp phạm trù nào là phát hiện riêng của C. Mác
a. Lao động giản đơn và lao động phức tạp
b. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
c. Lao động tư nhân và lao động xã hội
d. Lao động quá khứ và lao động sống
Câu 12.Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng?
a. Vì lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt;
b. Vì có hai loại lao động là lao động trừu tượng và lao động cụ thể;
c. Vì hàng hoá được đem ra trao đổi trên thị trường;
d. Vì hàng hoá là sản phẩm lao động của con người.
Câu 13. Đơn vị đo lượng giá trị:
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết
b. Thời gian lao động: ngày, giờ…
c. Thời gian của từng người để làm ra hàng hóa của họ
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu14. Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng:
a. Thời gian lao động của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa trên thị trường
b. Thời gian lao động từng ngành sản xuất lượng hàng hóa trên thị trường.
c. Thời gian lao động của từng người để làm ra hàng hóa của họ.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 15. Cường độ lao động là
a. Độ khẩn trương nặng nhọc trong lao động
b. Hiệu quả của lao động
c. Hiệu suất của lao động
d. Các phương án trên đều sai

14
Câu 16. Khi tăng cường độ lao động
a. Số lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian tăng lên
b. Số lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian giảm
c. Số lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian không đổi
d. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 17. Khi tăng cường độ lao động, giá trị của 1 đơn vị sản phẩm sẽ:
a. Không đổi c. Tăng
b. Giảm d. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 18. Năng suất lao động là
a. Hiệu quả, hay hiệu suất của lao động
b. Sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian
c. Giống như kéo dài thời gian lao động
d. Các phương án trên đều đúng.
Câu 19. Khi năng suất lao động tăng lên, giá trị 1 đơn vị sản phẩm sẽ:
a. Không đổi b. Tăng
c. Giảm d. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 20. Khi năng suất lao động tăng
a. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian không đổi
b. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian tăng
c. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian giảm
d. Giá trị tạo ra trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
Câu 21. Xét ở tính chất thì giá trị sử dụng của hàng hóa là
a. Phạm trù lịch sử c. Phạm trù kinh tế chính trị
b. Phạm trù vĩnh viễn d. Phạm trù xã hội
Câu 22. Chức năng của tiền
a. Phương tiện lưu thông, thước đo giá trị b. Phương tiện thanh toán, cất trữ
c. Phương tiện trao đổi quốc tế. d. Gồm tất cả các phương án trên
Câu 23. Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa
a. Tỉ lệ thuận với năng suất lao động, tỉ lệ nghịch với thời gian lao động cần thiết
b. Tỉ lệ nghịch với năng suất lao động và thời gian lao động xã hội cần thiết
c. Tỉ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết, tỉ lệ nghịch với năng suất lao động
d. Tỉ lệ thuận với hao phí,vật tư kỹ thuật, tỉ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 24. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa
a. Mâu thuẫn giữa hàng và tiền
b. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng
c. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội
d. Mâu thuẫn giữa sản xuất với tiêu dùng
Câu 25. Khối lượng giá trị thặng dư (M) phản ánh
a. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
b. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
c. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động
d. Qui mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
Câu 26: Tư bản là
a. Tiền và máy móc thiết bị
b. Tiền có khả năng lại tăng lên
c. Giá trị dôi ra ngoài sức lao động
d. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê
Câu 27. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa được gọi là gì?
a. Lợi nhuận b. Chi phí sản xuất

15
c. Chi phí lưu thông d. Giá trị thặng dư
Câu 28. Quy luật giá trị
a. Quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa
b. Quy luât kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
c. Quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội
d. Các phương án trên đều đúng
Câu 29. Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị
a. Sản xuất, trao đổi tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
b. Giá cả bằng giá trị của hàng hóa.
c. Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị
d. Giá cả hình thành tự phát trên thị trường
Câu 30. Tác dụng quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa
b. Kích thích cải tiến công nghệ
c. Phân hóa những người sản xuất thành người giàu
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 31. Sự tác động của cung và cầu làm cho
a. Giá cả vận động xoay quanh giá trị b. Giá cả bằng giá trị
c. Giá cả lớn hơn giá trị d. Giá cả nhỏ hơn giá trị
Câu 32. Giá cả bằng giá trị khi:
a. Cung bằng cầu c. Cung nhỏ hơn cầu
b. Cung lớn hơn cầu d. Cung bằng không
Câu 33. Quan hệ giữa giá cả và giá trị. chọn câu đúng
a. Giá trị là cơ sở của giá cả, là yếu tố quyết định giá cả
b. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
c. Giá cả thị trường còn chịu ảnh hưởng của cung – cầu, giá trị của tiền
d. Cả a và b.
Câu 34. Giá trị của hàng hoá gồm những bộ phận nào?
a. c + v + m b. c + v
c. v + m d. c + c + m
Câu 35. Bản chất của tiền tệ là gì?
a. Là hàng hoá đặc biệt, làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá khác
b. Thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá
c. Phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau
d. Bao gồm các phương án trên.
Câu 36. chọn câu trả lời sai
a. Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ
b. Tái sản xuất giản đơn là việc tổ chức sản xuất đơn giản không phức tạp
c. Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng của nền sản xuất lớn.
d. Sản phẩm thặng dư là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng
Câu 37. Khi năng suất lao động tăng sẽ xảy ra các trường hợp sau đây. trường hợp nào dưới
đây không đúng?
a. Số lượng hàng hoá làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
b. Tổng giá trị hàng hoá cũng tăng
c. Tổng giá trị hàng hoá không đổi
d. Giá trị một đơn vị hàng hoá giảm
Câu 38. Giá trị sử dụng của hàng hóa
a. Tính hữu ích cho người sản xuất ra nó b. Tính hữu ích cho người mua
c. Cho cả người sản xuất và cho người mua d. Các phương án trên đều đúng
Câu 39. Trao đổi giữa 2 hàng hóa với nhau thực chất là trao đổi

16
a. Trao đổi lao động b. Trao đổi sức lao động
c. Trao đổi ngang giá d. Trao đổi giá trị sử dụng
Câu 40. Lao động cụ thể là
a. Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nhất định
b. Lao động giống nhau giữa các loại lao động
c. Lao động giản đơn
d. Lao động chân tay.
Câu 41. Lao động trừu tượng là
a. Sự hao phí sinh lực thần kinh cơ bắp của con người nói chung không kể các hình thức cụ thể của

b. Lao động thành thạo
c. Lao động có trình độ cao
d. Lao động trí óc
Câu 42. Sức lao động là hàng hoá khi:
a. Tự do về thân thể và không có tư liệu sản xuất.
b. Có quyền sở hữu năng lực lao động của mình.
c. Có quyền bán sức lao động của mình cho người khác.
d. Muốn lao động để có thu nhập
Câu 43. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
a. Thoả mãn nhu cầu của người mua nó
b. Công dụng của hàng hoá sức lao động
c. Tính có ích của hàng hoá sức lao động
d. Tất cả đều đúng.
Câu 44. Nền kinh tế tri thức được xem là:
a. Một phương thức sản xuất mới
b. Một hình thái kinh tế - xã hội mới
c. Một giai đoạn mới của CNTB hiện đại
d. Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 45. Tư bản bất biến (c) là:
a. Giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
b. Giá trị của nó lớn lên trong quá trình sản xuất
c. Giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm.
d. Giá trị của nó không thay đổi và được chuyển ngay sang sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất.
Câu 46. Tư bản bất biến ( c ) và tư bản khả biế (v) có vai trò như thế nào trong quá trình sản
xuất giá trị thặng dư
a. Tư bản bất biến (c) là điều kiện để sản xuất giá trị thặng dư
b. Tư bản khả biến là nguồn gốc của giá trị thặng dư
c. Cả c và v có vai trò như nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư
d. Cả a và b
Câu 47. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tiền công TBCN?
a. Tiền công là giá trị của lao động
b. Là số tiền nhà tư bản trả cho công nhân làm thuê
c. Là giá cả sức lao động
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 48. Đặc điểm nào dưới đây thuộc phạm trù giá trị thặng dư tuyệt đối?
a. Kéo dài ngày lao động còn thời gian lao động cần thiết không đổi.
b. Sử dụng kỷ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý
c. Tăng năng suất lao động
d. Cả a, b, c
Câu 49. Tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên thì tỉ suất lợi nhuận sẽ

17
a. Tăng lên b. Không đổi
c. Giảm xuống d. Tùy điều kiện cụ thể
Câu 50. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dựa trên
a. Trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân b. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ
c. Khả năng tổ chức quản lý d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 51. T – H – T’ là
a. Công thức tuần hoàn tư bản b. Công thức chu chuyển tư bản
c. Công thức chung của tư bản d. Công thức vận động của CNTBĐQ
Câu 52. Giá trị hàng hóa sức lao động gồm
a. Giá trị các tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động của công nhân và nuôi gia đình của họ
b. Chi phí để thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, tinh thần
c. Chi phí đào tạo người lao động
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 53. Đối với toàn xã hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng
a. Tạm thời b. Phổ biến và thường xuyên
c. Tương đối d. Tuyệt đối

Câu 54. Tư bản cố định là:


a. Hình thức tồn tại là máy móc, thiết bị, nhà xưởng
b. Khấu hao hết giá trị vẫn còn sử dụng được
c. Vận động liên tục thì có hiệu quả
d. Cả 3 đều đúng
Câu 55. Tư bản lưu động là:
a. Sức lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu
b. Tham gia từng phần vào sản xuất
c. Giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm
d. Cả 3 đều đúng
Câu 56. Tích tụ tư bản:
a. Sự hợp nhất một số nhà tư bản nhỏ thành một nhà tư bản cá biệt lớn
b. Làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội giảm.
c. Làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội.
d. Sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội như cũ
Câu 57. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối có điểm nào giống nhau?
a. Đều làm cho công nhân tốn sức lao động nhiều hơn
b. Đều làm tăng tỉ suất giá trị thặng dư
c. Đều làm giảm giá trị sức lao động của công nhân
d. Đều chiếm đoạt giá trị thặng dư
Câu 58. Nhận xét về giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. Ý nào đúng?
a. Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động
b. Giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội còn giá trị thặng dư siêu
ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch có thể chuyển hóa thành giá trị thặng dư tương đối
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 59. Sự phân chia tư bản thành TBBB và TBKB là để biết
a. Đặc điểm chuyển giá trị của từng loại tư bản vào sản phẩm
b. Vai trò của lao động quá khứ và lao động sống trong việc tao ra giá trị sử dụng
c. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
d. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Câu 60. Chọn các ý đúng về mua bán sức lao động
a. Bán chịu b. Giá cả nhỏ hơn giá trị do sức lao động tạo ra
c. Mua, bán có thời hạn d. Tất cả các câu đều đúng

18
Câu 61. Các quan hệ dưới đây, hãy nhận dạng quan hệ nào thuộc phạm trù cấu tạo hữu cơ
của tư bản
a. Quan hệ giữa TLSX và sức lao động sử dụng TLSX đó
b. Quan hệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến
c. Phản ánh mặt hiện vật của tư bản và mặt giá trị của tư bản
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 62. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời
gian sản xuất không gồm?
a. Thời gian lao động c. Thời gian dự trữ sản xuất
b. Thời gian tiêu thụ hàng hóa d. Thời gian gián đoạn lao động
Câu 63. Các yếu tố nào dưới đây thuộc tư bản lưu động?
a. Đất đai làm mặt bằng sản xuất c. Tiền lương
b. Máy móc, nhà xưởng d. Thiết bị sản xuất
Câu 64. Lợi nhuận có nguồn gốc từ
a. Lao động phức tạp c. Lao động không được trả công
b. Lao động quá khứ d. Lao động cụ thể
Câu 65. Giá trị cá biệt của hàng hóa do:
a. Hao phí xã hội trung bình của xã hội qui định
b. Hao phí lao động cá biệt của nhà sản xuất quyết định
c. Hao phí lao động của ngành quyết định
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 66. Việc mua bán sức lao động và mua bán nô lệ có gì khác nhau?
a. Bán nô lệ là bán con người, bán sức lao động là bán khả năng lao động của con người
b. Bán sức lao động thì người lao động là người bán, còn bán nô lệ thì nô lệ bị người khác bán
c. Bán sức lao động là bán có thời hạn còn bán nô lệ không có thời hạn
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 67. Sức lao động trở thành hàng hóa khi
a. Sản xuất hàng hóa ra đời b. Có sự mua bán nô lệ
c. Có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện d. Có kinh tế thị trường
Câu 68. Giá cả hàng hóa
a. Giá trị của hàng hóa b. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền
c. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa d. Tổng của chi phí sản xuất và lợi nhuận
Câu 69. Vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất
a. Nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư
b. Tiền đề vật chất cho việc tạo ra giá trị thặng dư
c. Máy móc cùng với sức lao động đều tạo ra giá trị thặng dư
d. Máy móc là yếu tố quyết định
Câu 70. Tiền lương danh nghĩa là
a. Một số tiền biểu hiện đúng giá trị sức lao động b. Giá cả của lao động
c. Giá cả sức lao động d. Tiền người công nhân nhận được dưới hình thái tiền
Câu 71. Điều kiện tái sản xuất mở rộng TBCN
a. Qui mô tư bản khả biến phải lớn hơn trước
b. Số công nhân phải nhiều hơn trước
c. Phải có tích lũy tư bản để tăng qui mô tư bản ứng trước
d. Phải có tổ chức lao động tốt hơn
Câu 72. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm
a. c + v + m b. c + v
c. v + m d. c + m
Câu 73. Sự giống nhau giữa p và m
a. Do hiệu quả kinh doanh đem lại
b. Là phần lao động không công của người công nhân
c. Do cải tiến máy móc

19
d. Là phần tư bản ứng trước sinh ra
Câu 74. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến
a. Giảm giá trị thị trường của hàng hóa và hình thành lợi nhuận bình quân
b. Hình thành lợi nhuận độc quyền và giá trị độc quyền
c. Giảm giá trị xã hội của hàng hóa
d. Chỉ ra nơi đầu tư có lợi cho nhà tư bản
Câu 75. Cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến
a. Hình thành lợi nhuận bình quân và tỉ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành
b. Hình thành giá trị xã hội
c. Hình thành giá cả hàng hóa
d. Hình thành lợi nhuận siêu ngạch
Câu 76. Tích lũy nguyên thủy được thực hiện bằng các biện pháp gì?
a. Tước đoạt người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân
b. Chinh phục, bóc lột thuộc địa
c. Trao đổi không ngang giá, bất bình đẳng
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 77. Khi nào tiền tệ mang hình thái TB?
a. Khi tiền đem cho vay
b. Khi sức lao động trở thành hàng hóa
c. Khi tích lũy của TB tăng lên
d. Khi tiền tham gia vào sản xuất
Câu 78. Lợi nhuận
a. Tỉ lệ phần lãi trên tổng số tư bản đầu tư
b. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
c. Khoản tiền công mà doanh nhân tự trả cho mình
d. Hiệu số giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất
Câu 79. Sự khác nhau về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường
a. Khi tiêu dùng cả hai loại hàng hóa đều giảm giá trị
b. Khi tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường sẽ mất dần đi, còn hàng hóa sức lao động
thì tăng lên
c. Khi tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường sẽ tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản
thân
d. Khi tiêu dùng giá trị của cả hai loại hàng hóa đều biến mất
Câu 80. Ý nghĩa của việc tìm ra hàng hóa sức lao động
a. Là chìa khóa giải thích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
b. Tạo điều kiện cho tư bản thu được giá trị thặng dư
c. Che đậy bản chất bóc lột của tư bản
d. Thể hiện quan hệ xã hội giữa tư bản và lao động
Câu 81. Nếu m = 6, v = 2 thì m’ bằng bao nhiêu?
a. 200% c. 250%
b. 300% d. 350%
Câu 82. Giá trị thặng dư siêu ngạch là
a. Hình thái biến tướng của lợi nhuận
b. Hình thái biến tướng của giá trị thặng dư
c. Hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối
d. Hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối

Câu 83. Qui luật kinh tế cơ bản của CNTB là


a. Qui luật giá trị b. Qui luật giá trị thặng dư
c. Qui luật lợi nhuận độc quyền d. Qui luật cạnh tranh
Câu 84. Tích tụ tư bản là

20
a. Sự tăng qui mô của tư bản cá biệt bằng cách mở rộng sản xuất
b. Sự tăng qui mô tư bản cá biệt bằng cách tích lũy tư bản
c. Sự tăng qui mô tư bản cá biệt bằng cách kết hợp nhiều tư bản nhỏ
d. Sự tăng qui mô tư bản cá biệt bằng cách liên doanh liên kết
Câu 85. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế
a. Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng
b. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của LLSX với chế độ sở hữu tư nhân TBCN
c. Mâu thuẫn giữa sở hữu và phân phối TBCN
d. Tất cả đều sai
Câu 86. Một tư bản có thời gian chu chuyển tư bản là 6 tháng/ vòng thì tốc độ chu chuyển tư
bản tính được:
a. n = 2 b. n = 4
c. n = 6 d. n = 8
Câu 87. Công thức M = m’.V
a. Công thức tính giá trị thặng dư b. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư
c. Công thức tính tỉ suất giá trị thặng dư d. Công thức tính tỉ suất lợi nhuận
Câu 88. Khi hàng hóa bán đúng giá trị thì
a. p = m b. p < m
c. p > m d. p = 0
Câu 89. Công thức nào sau đây là công thức của giá cả sản xuất
a. c + v + m b. k + p
c. c + v d. k + m
Câu 90. Tập trung tư bản
a. Làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội
b. Làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội giảm.
c. Sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn.
d. Cả 3 đều sai.
Câu 91. Mục đích cuối cùng của chủ sản xuất hàng hoá là:
a. Đáp ứng nhu cầu thị trường b. Cải thiện mức sống
c. Lợi nhuận tối đa d. Phaùt trieån vaên hoaù
Câu 92. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB
a. Tiền công tính theo thời gian và tính theo sản phẩm
b. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
c. Tiền công tính theo lao động cụ thể và lao động trừu tượng
d. Tiền công tính theo giá trị và giá trị sử dụng sức lao động

CNTBĐQ VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

Câu 1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập và phát triển qua các giai đoạn nào sau
đây.
a. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
b. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
c. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
d. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Câu 2. Trong các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin ai là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản
độc quyền:
a. Ph. Ăngghen.
b. C. Mác.
c. C. Mác và Ph. Ăngghen.
d. V.I. Lênin
Câu 3. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào thời kỳ lịch sử nào?
a. Thế kỷ XVI – XVII

21
b. Thế kỷ XVIII – XIX
c. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
d. Thế kỷ XX
Câu 4. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
a. Một phương thức sản xuất.
b. Giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
c. Một hình thái kinh tế - xã hội.
d. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5. Những nguyên nhân sau đây dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
a. Do đấu tranh giai cấp.
b. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa.
c. Sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước tư sản.
d. Sự tập trung sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ , cạnh tranh, khủng
hoảng kinh tế và tín dụng.
Câu 6. Trong các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin ai là người khái quát về nguyên nhân ra
đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền bằng câu nói: “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và tập
trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn đến độc quyền”
a. Ph. Ăngghen.
b. C. Mác.
c. V.I. Lênin
d. C. Mác và Ph. Ăngghen.
Câu 7. V.I. Lênin đã phân tích chủ nghĩa tư bản độc quyền bằng các đặc điểm kinh tế cơ bản nào sau
đây:
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
b. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính; xuất khẩu tư
bản.
c. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính; xuất khẩu tư
bản; phân chia thế giới giữa các tổ chức kinh tế độc quyền.
d. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính; xuất khẩu tư
bản; phân chia thế giới giữa các tổ chức kinh tế độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các
cường quốc đế quốc.
Câu 8. Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở:
a. Sản xuất nhỏ phân tán.
b. Tích tụ tập trung sản xuất và sự xuất hiện các xí nghiệp quy mô lớn.
c. Sự phát triển khoa học – kỹ thuật.
d. Sự hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 9. Các hình thức độc quyền phát triển từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất.
Hãy xác định trình tự phát triển của các hình thức độc quyền
a. Các ten – Tơ rớt – Công xoóc xion - Xanh đica
b. Tơ rớt - Các ten – Xanh đica - Công xoóc xion
c. Các ten - Xanh đica - Tơ rớt - Công xoóc xion – Cônggơlômêrát
d. Xanh đica - Các ten - Tơ rớt - Công xoóc xion – Cônggơlômêrát

Câu 10: Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở nào?
a. Sản xuất nhỏ phân tán
b.Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp qui mô lớn
c. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học
d. Sự hoàn thiện QHSX- TBCN

Câu 11. Tích tụ tập trung cao dẫn đến độc quyền do

22
a. Quy mô lớn, cạnh tranh khó khăn hơn
b. Quy mô lớn dễ bảo nhau hơn
c. Cạnh tranh nguy hiểm, tốn kém
d. a,b,c đều đúng

Câu 12. Chủ nghĩa tư bản độc quyền:


a. Giai đoạn phát triển cao của Chủ nghĩa tư bản
b. Một Phương thức sản xuất
c. Một hình thái kinh tế xã hội
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 13. Mối quan hệ giữa Độc quyền và cạnh tranh
a. Làm cho cạnh tranh gay gắt hơn
b. Thủ tiêu cạnh tranh
c. Cạnh tranh giảm đi
d. Các phương án trên đều sai
Câu 14. Các hình thức cạnh tranh trong tổ chức độc quyền
a. Cạnh tranh trong độc quyền với ngoài độc quyền
b Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
c. Canh nội bộ các tổ chức độc quyền.
d. Gồm cả a, b, c
Câu 15. Chủ nghĩa tư bản độc quyền khác với chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
a. Hình thức biểu hiện
b. Bản chất
c. Quy mô
d. Lực lượng sản xuất
Câu 16. Xuất khẩu tư bản
a. Đầu tư tư bản ở nước ngòai
b. Xuất khẩu hàng hóa
c. Xuất khẩu lao động
d. Xuất khẩu khoa học công nghệ.
Câu 17. Lợi nhuân độc quyền thu được do
a. Do mua rẻ bán đắt.
b. Tăng năng suất lao động cá biệt của các nhà tư bản
c. Do tỷ suất lợi nhuận tăng.
d. Tăng năng suất lao động xã hội.
Câu 18. Cácten (Cartel) là tổ chức độc quyền về:
a. Giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ.
b. Lưu thông
c. Sản xuất, lưu thông, tài vụ
d. Mua nguyên liệu và bán sản phẩm
Câu 19. Xanhđica là tổ chức độc quyền về:
a. Lưu thông
b. Lưu thông và tài vụ
c. Sản xuất và lưu thông
d. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất
Câu 20. Tơrớt (Trust)là tổ chức độc quyền về:
a. Toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và tài chính.
b. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
c. Lưu thông và tài vụ.
d. Một mặt của quá trình sản xuất và lưu thông.
Câu 21. Côngxoócxion (Consortium) là tổ chức độc quyền về:
a. Liên kết đa ngành

23
b. Liên kết ngang
c. Liên kết cùng ngành
d. Liên kết nhiều nhà tư bản khác ngành có liên quan về mặt kinh tế, kỹ thuật
Câu 22. Tư bản tài chính:
a. Sử dụng hợp giữa tổ chức độc quyền ngân hàng và tổ chức độc quyền công nghiệp
b. Sử dụng hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
c. Sử dụng hợp giữa tập đoàn kinh tế lớn.
d. Gồm cả a, b,c
Câu 23. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là:
a. Đầu tư tư bản ra nước ngòai để kinh doanh thu lợi nhuận cao.
b. Cho chính phủ, tư nhân nước ngòai vay.
c. Mua cổ phần, cổ phiếu ở nước ngòai.
d. Gồm cả a, b,c
Câu 24. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là:
a. Cho vay, thu lợi tức
b. Viện trợ
c. Đem tư bản để xây dựng các công trình mới
d. Mua cổ phần , cổ phiếu ở nước ngoài.
Câu 25. Sự ra đời và phát triển của độc quyền ngân hàng thông qua quá trình nào sau đây:
a. Cạnh tranh – ngân hàng nhỏ phá sản.
b. Các ngân hàng nhỏ sát nhập với nhau.
c. Còn lại các ngân hàng lớn có khuynh hướng liên minh.
d. Cả a, b, c.
Câu 26. Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả phát triển của
a. Độc quyền ngân hàng.
b. Độc quyền công nghiệp
c. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau.
d. Sự phát triển của thị trường tài chính.
Câu 27. Vai trò mới của ngân hàng trong giai đoạn đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
a. Khống chế hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
b. Trung gian thanh toán
c. Trung gian tín dụng
d. Đầu tư tư bản.
Câu 28. Chế độ tham dự của tư bản tài chính được thiết lập thông qua:
a. Quyết định hành chính của nhà nước
b. Yêu cầu hành chính của các doanh nghiệp
c. Yêu cầu hành chính của các tổ chức độc quyền công nghiệp
d. Số cổ phiếu khống chế để nắm công ty me, con, cháu..
Câu 29. Xuất khẩu hàng hóa là một trong các đặc điểm của
a. Sản xuất hàng hóa giản đơn.
b. Phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
c. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
d. Giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Câu 30. Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của
a. Phương thức sản xuất phong kiến
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
c. Chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh.
d. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền
Câu 31. Xuất khẩu hàng hóa là:
a. Xuất khẩu máy móc ra nước ngoài.
b. Xuất khẩu nguyên nhiên, vật liệu ra nước ngoài.
c. Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài.

24
d. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
Câu 32. Xuất khẩu tư bản là:
a. Mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
b. Đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm bóc lột giá trị tiêu dùng ở các nước nhập khẩu.
c. Đầu tư tư bản sang các nước kém phát triển và đang phát triển.
d. Đầu tư tư bản sang các nước phát triển.
Câu 33. Mục đích của xuất khẩu tư bản:
a. Tạo điều kiện phát triển cho các nước khác.
b. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác.
c. Chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi ở các nước nhập khẩu tư bản.
d. Chiếm đoạt giá trị và các nguồn lợi ở các nước nhập khẩu tư bản.
Câu 34. Xuất khẩu hàng hóa phát triển vào giai đoạn:
a. Cuối thế kỷ XVII.
b. Thế kỷ XVIII.
c. Cuối thế kỷ XVIII- thế kỷ XIX.
d. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Câu 35. Mục đích của xuất khẩu tư bản nhà nước:
a. Kinh tế.
b. Kinh tế - chính trị.
c. Quận sự.
d. Kinh tế - chính trị - quận sự.
Câu 36. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào
a. Ngành có tộc độ chu chuyển vốn nhanh.
b. Ngành thu được lợi nhuận cao.
c. Ngành thuộc kết cấu hạ tầng.
d. Ngành công nghệ mới.
Câu 37. Về kinh tế, mục đích xuất khẩu tư bản nhà nước là:
a. Thu lợi nhuận.
b. Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân.
c. Khống chế kinh tế đối với các nước nhập khẩu.
d. Tạo điều kiện phát triển các nước nhập khẩu.
Câu 38. Do có địa vị độc quyền, các tổ chức độc quyền áp đặt:
a. Giá cả sản xuất
b. Giá trị của hàng hóa.
c. Giá cả độc quyền.
d. Giá cả chính trị.
Câu 39. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành.
a. Quy luật giá cả sản xuất.
b. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
c. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
d. Quy luật giá cả độc quyền
Câu 40. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị thặng dự thành:
a. Quy luật giá cả sản xuất.
b. Quy luật giá cả độc quyền.
c. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
d. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
Câu 41. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành:
a. Quy luật giá cả sản xuất.
b. Quy luật giá cả độc quyền cao.
c. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
d. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
Câu 42. Sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước nhằm:

25
a. Phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
b. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân.
c. Phục vụ lợi ích của nhà nước tư sản.
d. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân và cứu nguy cho CNTB.
Câu 43. Trong cơ chế phát triển của CNTB độc quyền nhà nước:
a. Tổ chức độc quyền phụ thuộc vào Nhà nước.
b. Bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
c. Bộ máy nhà nước không phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
d. Nhà nước chi phối tổ chức độc quyền.
Câu 44. Đặc điểm của xuất khẩu tư bản tư nhân thường hướng vào các ngành:
a. Có tốc độ chu chuyển vốn nhanh.
b. Có tốc độ chu chuyển vốn nhanh, lợi nhuận cao.
c. Có tốc độ chu chuyển vốn chậm, lợi nhuận cao.
d. Thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Câu 45. Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh với nhau trên thị trường quốc tế sẽ dẫn
đến:
a. Các tổ chức độc quyền sẽ thôn tính nhau.
b. Sẽ có tổ chức độc quyền phá sản, còn lại những tổ chức độc quyền mạnh.
c. Đấu tranh không khoan nhượng.
d. Thỏa hiệp với nhau hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Câu 46. Các nước xâm lược thuộc địa nhằm:
a. Đảm bảo nguồn nguyên liệu.
b. An toàn cạnh tranh.
c. Thực hiện đồng thời mục đích kinh tế - chính trị - quân sự.
d. Cả a, b và c
Câu 47. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền được thể hiện:
a. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nó đối lập với cạnh tranh và thủ tiêu cạnh tranh.
b. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nó đối lập với cạnh tranh nhưng không thủ tiêu cạnh tranh và
làm cạnh tranh đa dạng và gay gắt hơn.
c. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nó không đối lập với cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng và
gay gắt hơn.
d. Độc quyền đối lập với cạnh tranh, không thủ tiêu cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng và gay
gắt hơn.
Câu 48. Nhà nước tư sản đảm nhận đầu tư kinh doanh vào các ngành:
a. Đầu tư lớn, thu hồi vốn nhanh, ít lợi nhuận.
b. Đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận cao.
c. Đầu tư vừa phải và nhỏ, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao.
d. Đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, ít lợi nhuận.
Câu 49. Chủ nghĩa tư bản độc quyền hình thành và phát triển làm cho:
a. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng được xoa dịu
b. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc.
c. Không còn mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
d. Đời sống nhân dân lao động ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu 50. Sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước đã:
a.Xoa dịu mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
b. Làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản .
c. Làm cho đời sống nhân dân lao động ngày càng tốt đẹp hơn.
d. Làm hạn chế tổ chức độc quyền.
Câu 51. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
a. Sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản.
b. Sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
c. Sự kết hợp giữa các nước đế quốc.

26
d. Sự đấu tranh giữa các tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản.
Câu 52. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là:
a. Một phương thức sản xuất mới.
b. Một giai đoạn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
c. Một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội.
d. Giai đoạn đầu của phương thức sản xuất sau công nguyên.
Câu 53. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự thống nhất của các quá trình.
a. Tằng cường sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân.
b. Tăng vai trò can thiệp của Nhà nước tư sản.
c. Kết hợp sức mạnh của tổ chức độc quyền với sức mạnh của Nhà nước trong cơ chế thống nhất và
Nhà nước tư sản phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
d. cả a, b, c.
Câu 54. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là:
a. Một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội.
b. Một chính sách trong giai đoạn độc quyền.
c. Một cơ chế điều tiết của nhà nước tư sản.
d. Một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội.
Câu 55. Hình thức can thiệp bằng bạo lực và phi kinh tế là của:
a. Nhà nước chiếm hữu nộ lệ và nhà nước Phong kiến.
b. Nhà nước tư bản chủ nghĩa.
c. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
d. Cả a, b, c.
Câu 56. Ngày nay, vai trò của nhà nước tư sản thể hiện:
a. Can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp.
b. Tổ chức và quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước.
c. Điều tiết vào các khâu của quá trình tái sản xuất.
d. Cả a, b, c
Câu 57. Ngày nay, sự can thiệp của nhà nước tư sản thể hiện:
a. Vào khâu sản xuất
b. Vào khâu phân phối – trao đổi
c. Vào khâu sản xuất – tiêu dùng.
d. Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
Câu 58. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước thể hiện:
a. Liên minh giữa cá nhân tổ chức độc quyền ngân hàng với tổ chức độc quyền công nghiệp.
b. Liên minh giữa cá nhân tổ chức độc quyền công nghiệp với chính phủ.
c. Liên minh giữa cá nhân tổ chức độc quyền ngân hàng với chính phủ.
d. Liên minh giữa cá nhân tổ chức độc quyền ngân hàng, tổ chức độc quyền công nghiệp và chính
phủ.
Câu 59. Sở hữu độc quyền nhà nước là sự kết hợp:
a. Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
b. Sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân.
c. Sở hữu Nhà nước đế quốc.
d. Sở hữu của các tổ chức độc quyền quốc tế.
Câu 60. Sở hữu nhà nước được hình thành dưới các hình thức:
a. Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng ngân sách.
b. Quốc hữu hóa doanh nghiệp trung ương.
c. Mua cổ phần của doanh nghiệp tư nhân.
d. Cả a, b, c.
Câu 61. Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước là sự dung hợp của:
a., Cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân.
b. Độc quyền tư nhân và sự điều tiết của Nhà nước.
c. Cơ chế thị trường, độc quyền tư nhân và sự can thiệp của nhà nước.

27
d. Cả a, b, c.
Câu 62. Bản chất của lợi nhuận độc quyền là do:
a., Cạnh tranh nội bộ ngành.
b. Cạnh tranh giữa các ngành.
c. Do địa vị độc quyền mang lại.
d. Cả a, b, c.
Câu 63. Múc đích cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong nội bộ tổ chức độc quyền:
a.Giành thị trường tiêu thụ.
b. Giàng tỷ lệ sản xuất cao.
c. Thôn tính nhau.
d. Giàng thị trường tiêu thụ hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn.
Câu 64. Khi chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời:
a. Nó phủ định các quy luật trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
b. Nó phủ định các quy luật của nền sản xuất hàng hóa.
c. Làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa và của chủ nghĩa tư bản có biểu hiện mới.
d. Nó không làm thay đổi các quy luật của nền sản xuất hàng hóa và chủ nghĩa tư bản.
Câu 65. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, tồn tại sự cạnh tranh.
a. Những nhà tư bản vừa và nhỏ, những người sản xuất nhỏ.
b. Các tổ chức độc quyền và xí nghiệp ngoài độc quyền.
c. Tổ chức độc quyền với nhau và nội bộ tổ chức độc quyền.
d. Cả a, b, c.
Câu 66. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và xí nghiệp ngoài độc quyền nhắm:
a. Thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền và chèn ép, chi phối các xí nghiệp ngoài độc quyền.
b. Tạo độc lực cho các xí nghiệp ngoài độc quyền.
c. Hỗ trợ các xí nghiệp ngoài độc quyền phát triển.
d. Cả a, b, c.
Câu 67. Biện pháp cạnh tranh mà các tổ chức độc quyền áp dụng đối với các xí nghiệp ngoài độc
quyền:
a. Áp dụng vũ lực.
b. Độc chiếm nguồn nguyên liệu, nhân công, v.v…
c. Thương lương.
d. Chia nguồn nguyên liệu, nhân công…theo tỷ lệ nhất định.
Câu 68. Kết quả cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành:
a.,Một sự thỏa hiệp được hình thành.
b. Một bên phá sản.
c. Một sự thỏa hiệp được hình thành hoặc một bên phá sản.
d. Cả hai bên cùng lớn mạnh.
Câu 69. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền:
a. Quy luật giá trị không hoạt động.
b. Quy luật giá trị vẫn hoạt động.
c. Quy luật giá trị hoạt động kém hiệu quả.
d. Quy luật giá trị lúc hoạt động, lúc không hoạt động.

PHẦN 3 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


Câu 1: Tìm ra định nghĩa đúng nhất về giai cấp công nhân
a. Là giai cấp bị thống trị

28
b. Là giai cấp lao động trong nền sản xuất công nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại
của xã hội.
c. Là giai cấp đông đảo trong dân cư
d. Là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
a.Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX c.Do sự phát triển của giai cấp công nhân
b.Do sự phát triển của LLSX d.Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động
Câu 3: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
a. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người
b. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột,
nghèo nàn, lạc hậu
c. Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 4: Ở nước ta còn nhiều hình thức phân phối
a. Phân phối theo kết quả lao động
b. Phân phối theo hiệu quả kinh tế
c. Phân phối thông qua phúc lợi xã hội
d.Tất cả các câu đều đúng
Câu 5: Theo Lênin, quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản của giai cấp công nhân là
a. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân
b. Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân
c. Chủ nghĩa Mác –Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 6: Động lực cơ bản, chủ yếu của cách mạng XHCN là
a. Giai cấp nông dân
c. Tầng lớp trí thức
b. Giai cấp công nhân
d. cả a,b,c
Câu 7: Cuộc cách mạng vô sản, về cơ bản khác các cuộc cách mạng trước đó trong lịch sử
a. Thủ tiêu sự thống trị của giai cấp thống trị phản động
b. Thủ tiêu sở hữu tư nhân nói chung
c. Thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
d. Thủ tiêu nhà nước tư sản
Câu 8: V.I.Lênin chia Phương thức sản xuất – Cộng Sản Chủ Nghĩa thành mấy giai đoạn?
a. Hai giai đoạn: CNXH và CNCS
b. Ba giai đoạn: TKQĐ, CNXH và CNCS
c. Bốn giai đoạn TKQĐ, CNXH, CNXH phát triển và CNCS
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 9: Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với:
a. Các nước bỏ qua CNTB lên CNXH
b. Các nước TBCN kém phát triển lên CNXH
c .Các nước TBCN phát triển lên CNXH
d. Tất cả các nước xây dựng CNXH
Câu 10: Thực chất của TKQĐ lên CNXH là gì?
a. Là cuộc cải biến cách mạng về kinh tế
b. Là cuộc cải biến cách mạng về chính trị
c. Là cuộc cải biến cách mạng về tư tưởng và văn hoá
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 11: So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản
nào?

29
a. Không còn mang tính giai cấp.
b. Là nền dân chủ phi lịch sử.
c. Là nền dân chủ thuần tuý.
d. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 12: Hình thức đầu tiên của đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân khi chưa giành
được chính quyền?
a. Đấu tranh chính trị b. Đấu tranh vũ trang
c. Đấu tranh kinh tế d. Đấu tranh tư tưởng
Câu 13: Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là do:
a. Do mong muốn của công nhân.
b. Yêu cầu của nông dân
c. Yêu cầu của trí thức
d. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức.
Câu 14 Mục tiêu xây dựng nền văn hoá ở Việt Nam
a. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến b. Xây dựng nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc
c. Xây dựng nền văy hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc d. câu a, b, c đều sai
Câu 15: Sự thay đổi căn bản, toàn diện, và triệt để một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một
hình thái kinh tế - xã hội khác là
a. Đột biến xã hội b. Cải cách xã hội
c. Cách mạng xã hội d. Tiến bộ xã hội
Câu 16: Cách mạng XHCN theo nghĩa hẹp là
a. Là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao
động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
b. Là một cuộc cách mạng có nội dung chủ yếu về mặt kinh tế dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân để xây dựng CNXH và CNCS
c. Là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng, … để xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là CNCS
d. Là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân, cùng với nhân dân lao động đánh đổ sự thống trị giai
cấp tư sản và lật đổ CNTB
Câu 17: Cách mạng XHCN theo nghĩa rộng là
a. Là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động
giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
b. Là một cuộc cách mạng có nội dung chủ yếu về mặt kinh tế dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân để xây dựng CNXH và CNCS
c. Là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng, … để xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là CNCS
d. Là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân, cùng với nhân dân lao động đánh đổ sự thống trị giai
cấp tư sản và lật đổ CNTB
Câu 18: Dân chủ là gì ?
a. Là quyền lực thuộc về nhân dân
b. Là quyền của con người
c. Là quyền tự do của mỗi người
d. Là trật tự xã hội
Câu 19: Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN thể hiện như thế nào?
a. Là sự lãnh đạo của giai cấp CN thông qua Đảng của nó đối với toàn XH, để thực hiện quyền lực
và lợi ích của toàn thể NDLĐ, trong đó có giai cấp CN.
b. Là thực hiện quyền lực của giai cấp CN và nhân dân lao động đối với toàn XH.
c. Là sự lãnh đạo của giai cấp CN thông qua chính đảng của nó để cải tạo XH cũ và xây dựng XH
mới
d. Tất cả a, b, c đều đúng

30
Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chổ trống: Nhà nước XHCN vừa có bản chất giai cấp công
nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính……..sâu sắc.
a. Giai cấp b. Dân tộc
c. Nhân đạo d. Cộng đồng.
Câu 21: Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ:
a. Cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động
b. Của giai cấp tư sản
c. Của giai cấp công nhân
d. Của tiểu tư sản
Câu 22: Tại sao nói quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường
tất yếu của cách mạng Việt Nam ?
a. Đảng cộng sản Việt Nam có đường lối đúng đắn
b. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
c. Vì nó phù hợp với đặc điểm đất nước và xu thế phát triển của thời đại
d. Vì nó đáp ứng được nguyện vọng và mong ước của nhân dân
Câu 23: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân có đặc trưng chủ yếu
nhất bằng thuộc tính nào sau đây ?
a. Là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công
nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
b. Là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất
c. Là những người bị bóc lột giá trị thặng dư.
d. Cả a,b,c
Câu 24: Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo ?
a. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
b. Gai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức
c. Giai cấp công nhân
d. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, giai cấp nông dân.
Câu 25: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do cácyếu tố khách quan nào quy định ?
a. Địa vị kinh tế – xã hội và đặc điểm chính trị – xã hội
b. Là con đẻ của nền đại công nghiệp
c. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
d. Cả a,b,c
Câu 26: Giai cấp công nhân thông qua con đường nào để giải phóng mình và giải phóng nhân
dân lao động?
a. Biểu tình b. Đấu tranh nghị viện
c. Cách mạng xã hội chủ nghĩa d. Bãi công
Câu 27: Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì ?
a. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành lấy chính quyền
b. Xây dựng và hoàn thiện chính quyền nhà nước
c. Phát triển lực lượng sản xuất
d. Cả a,b,c
Câu 28: Tại sao nói cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt
để nhất trong ịch sử?
a. Vì nó là giai cấp công nhân lãnh đạo
b. Vì nó thủ tiêu chủ nghĩa tư bản
c. Vì nó lôi kéo được đông đảo nhân dân tham gia
d. Vì nó xoá bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu chế độ người bóc lột người.
Câu 30: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào thời gian:
a. Năm 1858 – thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta
b. Đầu thế kỷ XX – thực dâ Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất
c. Khi triều đình Nhà Nguyễn tiêu vong
d. Khi Bác Hồ về nước

31
Câu 31: Bản chất của nhà nước XHCN là gì?
a. Mang bản chất của giai cấp CN.
b. Mang bản chất của đa số NDLĐ.
c. Mang bản chất của giai cấp CN, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
d. Vừa mang bản chất của giai cấp CN, vừa mang bản chất của NDLĐ và tính dân tộc sâu sắc.
Câu 32: Sự khác biệt cơ bản của nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ của các xã hội có
phân chia giai cấp trong lịch sử nhân loại?
a. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của số đông, của tất cả quần chúng nhân dân lao động
trong XH.
b. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ có tổ chức đảng cộng sản lãnh đạo.
c. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ được thực thi bằng luật pháp nhân dân.
d. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ phi giai cấp.
Câu 33: Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở nào?
a. Chế độ chính trị của giai cấp công nhân.
b. Cơ chế quản lý nền kinh tế XHCN.
c. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
d. Bản chất chính trị XHCN.
Câu 36: Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào ?
a. Ngay từ khi có xã hội loài người b. Khi có nhà nước
c. Khi có nhà nước vô sản d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 38: Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức?
a. Do giai cấp công nhân mong muốn.
b. Do có cùng kẻ thù là giai cấp tư sản.
c. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
d. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân.
Câu 39 : Nội dung nào quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các
tầng lớp lao động trong xã hội?
a. Chính trị b. Kinh tế
c. Văn hóa – xã hội d. Tư tưởng
Câu 40: Cơ sở tồn tại của tôn giáo?
a. Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan
b. Niềm tin của con người
c. Sự tưởng tượng của con người
d. Tồn tại xã hội
Câu 41: Nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo?
a.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Do sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị của con người
c. Do sự thất vọng, bất lực của con người trước những bất công xã hội
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 42: Giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tôn giáo khác nhau điểm nào?
a. Khác nhau về thế giới quan
b. Khác nhau về con đường mưu cầu hạnh phúc
c. Khác nhau về nhân sinh quan
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 43: Văn hóa bao gồm?
a.Toàn bộ những giá trị vật chất b.Toàn bộ những giá trị tinh thần
c. Do con người tạo ra trong lịch sử d.Tất cả a, b,c đều đúng
Câu 44: Xét ở góc độ chính trị xã hội, đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên CNXH là
a. Không còn giai cấp, đấu tranh giai cấp
b. Không còn nhiều hình thức sở hữu, không còn bóc lột

32
c. Là sự tồn tại đan xen và đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa nhân tố xã
hội mới và tàn tích xã hội cũ
d. Tất cả a,b,c đều đúng
Câu 45: Đặc trưng cơ bản của CNXH là
a. Không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp
b. Không còn khoảng cách giàu nghèo
c. Nhân dân lao động từng bước làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 46: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với nền kinh tế thị trường
a. Nền kinh tế thị trường là sản phẩm chỉ có ở chủ nghĩa tư bản
b. Nền kinh tế thị trường là sản phẩm của nhân loại và không đối lập với CNXH
c. Nền kinh tế thị trường là sản phẩm của CNXH và chỉ có ở CNXH
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 47: Xét trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có vị trí như thế
nào?
a. Là giai cấp nghèo khổ nhất, không có tài sản
b. Là giai cấp không có tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho nhà tư bản, bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư
c. Là giai cấp có số lượng đông trong dân cư, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 48: Điều kiện khách quan quyết định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Đông về số lượng b. Gắn liền với LLSX tiên tiến
c. Tạo ra của cải làm giàu cho xã hội d. Bị bóc lột nặng nề nhất
Câu 49: Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng vì
a. Là giai cấp nghèo khổ nhất
b. Là giai cấp không có tài sản, đời sống bấp bênh
c. Là giai cấp thực hiện xóa bỏ chế độ tư hữu
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 50: Có mấy kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a. Có một kiểu duy nhất từ CNTB lên CNXH
b. Có hai kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm xuất phát của các nước
c. Có ba kiểu quá độ tùy thuộc vào tình hình chính trị các nước
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 51: Phân phối theo lao động là hình thức phân phối trong giai đoạn nào của hình thái
Cộng sản chủ nghĩa?
a. Giai đoạn thấp và cao của hình thái CSCN
b. Giai đoạn cao của hình thái CSCN
c. Giai đoạn quá độ lên CNXH
d. Giai đoạn thấp của hình thái CSCN
Câu 52: Nhà nước nào mà Lênin gọi là "nửa nhà nước"?
a. Nhà nước chủ nô b. Nhà nước tư sản
c. Nhà nước phong kiến d. Nhà nước XHCN
Câu 53: Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc là
a. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng b. Các dân tộc được quyền tự quyết
c. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc d.Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 51: Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi là cuộc cách mạng
nào?
a. Công xã Pari 1871 b. Cách mạng tháng Hai Nga năm 1917
c. Cách mạng Tân Hợi 1911 d. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Câu 52: Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội ra đời trên thực tế từ:
a. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam

33
b. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
c. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc
d. Cách mạng tư sản pháp
Câu 53: Nhà nước ra đời do:
a. Cuộc đấu tranh giai cấp không điều hoà
b. Nhu cầu của việc chống giặc ngoại xâm
c. Nhu cầu của việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 54: Đến một giai đoạn mà xã hội không còn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp thì:
a. Nhà nước vẫn còn tồn tại b. Nhà nước tự tiêu vong
c. Nhà nước phát triển d. Nhà nước phồn thịnh
Câu 55: Khi xã hội chưa có giai cấp, chưa có đấu tranh giai cấp thì:
a. Chưa có Nhà nước b. Đã có nhà nước
c. Có các hình thức của Nhà nước d. Nhà nước phát triển.
Câu 56: Thời kỳ quá độ ở Việt Nam là bước quá độ:
a. Quá độ trực tiếp, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
b. Quá độ gián tiếp, bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội
c. Quá độ gián tiếp, bỏ qua chế độ phong kiến lên chủ nghĩa xã hội
d. Quá độ có qua trung gian
Câu 57. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay:
a. Nền kinh tế thị trường còn ở tình trạng kém phát triển
b. Nền kinh tế thị trường có tốc độ phát cao
c. Nền kinh tế thị trường đã phát triển ngang bằng khu vực
d. Thị trường trong nước lớn mạnh.
Câu 58. Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nền kinh tế:
a. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế
b. Nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
c. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX.
d. Tồn tại nhiều khuyết điểm chưa được khắc phục
Câu 59. CNXH khoa học nghiên cứu những quy luật chuyển biến xã hội từ:
a. Tư bản chủ nghĩa sang chủ nghĩa xã hội
b. Chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa
c. Chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến
d. Phong kiến sang tư bản chủ nghĩa
Câu 61. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản của xã hội nào?
a. Xã hội tư bản chủ nghĩa
b. Xã hội xã hội chủ nghĩa
c. Xã hội cộng sản chủ nghĩa
d. Cả a,b,c đều sai
Câu 62. Xã hội có giai cấp, xét về mặt kết cấu thì:
a. Bao giờ cũng có những giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản
b. Chỉ có những giai cấp cơ bản
c. Chỉ có những giai cấp không cơ bản
d. Các giai cấp đối kháng nhau
Câu 67. Trong các thành phần kinh tế của nước ta, thành phần nào giữ vai trò chủ đạo?
a. Kinh tế nhà nước
b. Kinh tế tập thể
c. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
d. Kinh tế tư bản nhà nước
Câu 72. Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa
học ?
a. Giai cấp công nhân b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

34
c. Chuyên chính vô sản d. Xã hội chủ nghĩa
Câu 74. Chủ nghĩa Mác – Lê nin là hệ tư tưởng của giai cấp nào?
a. Giai cấp địa chủ b. Giai cấp tư sản
c. Giai cấp công nhân d. Giai cấp chủ nô
Câu 75. Giai cấp nào không có hệ tư tưởng độc lập?
a. Giai cấp tư sản b. Giai cấp địa chủ
c. Giai cấp công nhân d. Giai cấp nông dân
Câu 76. Trong các tôn giáo sau, tôn giáo nào được truyền bá vào nước ta sớm nhất?
a. Phật giáo b. Tin lành
c. Hồi giáo d. Công giáo
Câu 77. Giai cấp công nhân thông qua con đường nào để giải phóng mình và giải phóng nhân
dân lao động?
a. Biểu tình b. Đấu tranh nghị viện
c. Cách mạng xã hội chủ nghĩa d. Bãi công
Câu 79. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa do...?
a. Sự nghèo khổ của giai cấp công nhân.
b. Chiến tranh thế giới.
c. Nội chiến.
d. Tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất mâu thuẫn quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ
nghĩa.

Phần chương 8
Câu 1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang tính….vừa mang tính…vừa mang tính…
a. Giai cấp. b. Giai cấp …dân tộc.
c. Giai cấp …dân tộc….nhân loại. d. Giai cấp …dân tộc....nhân dân
Câu 2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp …
a. Công nhân. b. Công nhân, nông dân.
c. Công nhân, nông dân và trí thức. d Công nhân, nông dân và nhân dân lao động.
Câu 3. Nhà nước pháp trị và nhà nước pháp quyền có điểm nào giống nhau?
a. Dùng pháp luật để quản lí xã hội.
b. Khẳng định quyền lực tối cao của pháp luật.
c. Quan chức nhà nước do nhân dân bầu ra và bãi miễn.
d. Khẳng định mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, công dân và nhà nước.
Câu 4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang…
a. Bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b. Bản chất giai cấp công nhân và giai nông dân.
c. Bản chất giai cấp công nhân, tính quần chúng rộng rãi.
d. Bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Câu 5. Điền vào chỗ trống: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền…của các dân tộc.
a. Phát triển. b. Sống còn.
c. Thiêng liêng. d. Cao cả.
Câu 6. Điền vào chỗ trống: Quyền dân tộc tự quyết là quyền…đối với vận mệnh của dân tộc
mình.
a. Tự quyết định. b. Làm chủ.
c. Tự lo liệu. d. Tự do phát triển.
Câu 7. Dưới chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại do các nguyên nhân:
a. Nhận thức, chính trị. b. Nhận thức, kinh tế, tâm lí, chính trị, văn hóa.
c. Nhận thức, văn hóa, tư tưởng. d. Nhận thức, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Câu 8. Trong chủ nghĩa xã hội cần phải…?
a. Đấu tranh xóa bỏ tôn giáo.

35
b. Tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển.
c. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
d. Hạn chế sự phát triển của tôn giáo.
Câu 9. Những xã hội nào thừa nhận chế độ dân chủ?
a. Xã hội chiếm hữu nô lệ.
b. Xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến.
c. Xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ nghĩa.
d. Xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. Tư tưởng dân chủ xuất hiện đầu tiên khi nào?
a. Thế kỷ thứ VIII trước công nguyên. b. Thế kỷ thứ VII trước công nguyên.
c. Thế kỷ thứ VI trước công nguyên. d. Thế kỷ thứ V trước công nguyên.
Câu 11. Dân chủ xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên xuất hiện ở nước nào?
a., Pháp. b. Đức.
c. Nga. d. Liên Xô.
Chương 9
Câu 1. Chính sách cộng sản thời chiến ở nước Nga được thực hiện trong thời gian nào?
a. Từ năm 1917 đến năm 1920. b. Từ năm 1917 đến năm 1921.
c. Từ năm 1918 đến năm 1921. d. Từ năm 1918 đến năm 1922.
Câu 2. Liên Xô được thành lập khi nào?
a. Năm 1920. b. Năm 1921.
c. Năm 1922. d. Năm 1923.
Câu 3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập khi nào?
a. Trước chiến tranh thế giới thứ hai. b. Trong chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. d. Vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Câu 4. Nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
a. Do kinh tế còn kém phát triển.
b. Do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội, duy trì quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội bao
cấp.
c. Do kẻ địch chống phá quyết liệt.
d. Do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Câu 5. Năm 1985, sản lượng công nghiệp của Liên Xô bằng bao nhiêu phàn trăm của nước Mỹ?
a. 80%. b. 85%.
c. 90%. d. 95%.
Câu 6. Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người của
Liên Xô bằng bao nhiêu nước Mỹ?
a. 1/15. b. 1/20.
c. 1/22. d. 1/25.
Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
a. Do những sai lầm trong đường lối chính trị, công tác tư tưởng và tổ chức.
b. Do đường lối cơ hội, hữu khuynh, xét lại và sự phản bội của không ít những cán bộ thậm chí cấp
cao nhất.
c. Do sự chống phá quyết liệt của kẻ thù.
d. Cả a, b, c.

36

You might also like