You are on page 1of 7

ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Ưu điểm lớn nhất của triết học cổ điển Đức là gì?
A. Phát triển tư tưởng duy vật về thế giới của thế kỷ XVII – XVIII.
B. Khắc phục triệt để quan điểm si.
C. Siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ.
D. Phát triển tư tưởng biện chứng đạt trình độ một hệ thống lý luận.
Câu 2: Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
B. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không.
C. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
B. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
C. Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không
nằm trong quan hệ quyết định nhau.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất với tư cách là phạm trù
triết học có đặc tính gì?
A. Vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại, độc lập với ý thức.
B. Có giới hạn, có sinh ra và có mất đi.
C. Tồn tại cảm tính.
D. Vĩnh viễn tồn tại.
Câu 5. Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác của thế
giới vật chất là ở chỗ nào?
A. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh. B. Tính sáng tạo, năng động.
C. Tính quy định bởi vật phản ánh. D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 6. Xem xét sự vật theo quan điểm toàn diện yêu cầu chúng ta
A. Không cần xem xét mối liên hệ.
B. Chỉ xem xét một mối liên hệ.
C. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật.
D. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ đồng thời phân loại và thấy được vị trí, vai trò của các
mối liên hệ.
Câu 7. Theo quan điểm triết học Mác, thực tiễn là
A. Toàn bộ các hoạt động vật chất – cảm tính.
B. Toàn bộ các hoạt động vật chất và tinh thần.
C. Toàn bộ các hoạt động tinh thần.
D. Toàn bộ các hoạt động của con người.
Câu 8. Tri giác được hình thành từ đâu?
A. Hình thành từ những suy luận của chủ thể nhận thức với những tri thức đã được tích lũy.
B. Hình thành từ những phán đoán của chủ thể nhận thức với những tri thức đã được tích lũy.
C. Hình thành trên cơ sở liên kết các biểu tượng về sự vật.
D. Hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật.
Câu 9. Nguồn gốc xã hội của ý thức là yếu tố nào?
A. Bộ óc con người.
B. Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.
C. Lao động và ngôn ngữ của con người.
D. Lao động và phản ánh.
Câu 10. Theo C.Mác, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì?
A. Làm khoa học. B. Sáng tạo nghệ thuật. C. Lao động. D. Làm chính trị.
Câu 11. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn được được rút ra từ
A. Các hình thức của thực tiễn. B. Lý luận nhận thức.
C. Khái niệm thực tiễn. D. Ba quy luật của phép BCDV.
Câu 12. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là
A. Ý thức do vật chất quyết định, thỉnh thoảng tồn tại đồng thời.
B. Ý thức tác động đến vật chất.
C. Ý thức quyết định vật chất và vật chất tác động lại ý thức.
D. Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn.
Câu 13. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Phát triển là quá trình vận động
tiến lên theo con đường xoáy ốc”?
A. Quan điểm siêu hình. B. Quan điểm chiết trung và ngụy biện.
C. Quan điểm biện chứng. D. Quan điểm duy tâm.
Câu 14. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận định nào sau đây là không
đúng?
A. Phát triển bao quát toàn bộ sự vận động nói chung.
B. Phát triển chỉ khái quát xu hướng vận động đi lên của các sự vật.
C. Phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.
D. Phát triển chỉ xu hướng vận động đi lên của sự vật.
Câu 15. Đặc điểm chung của những nhà triết học duy vật về vật chất ở thời cổ đại là
A. Đồng nhất vật chất với ý niệm tuyệt đối.
B. Đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể hữu hình, cảm tính của vật chất.
C. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
D. đồng nhất vật chất với ý thức.
Câu 16. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là SAI?
A. Nội dung và hình thức không tách rời nhau.
B. Nội dung và hình thức luôn luôn phù hợp với nhau.
C. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển.
D. Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau.
Câu 17. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là SAI?
A. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật.
B. Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật.
C. Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người.
D. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.
Câu 18. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của lượng.
B. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của chất.
C. Độ là phạm trù triết học chỉ giới hạn biến đổi của lượng, trong đó chưa làm thay đổi chất
của sự vật.
D. Độ là phạm trù chỉ bước nhảy.
Câu 19. Xã hội có các loại sản xuất cơ bản là
A. Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và văn hóa.
B. Sản xuất ra văn hóa, con người và đời sống tinh thần.
C. Sản xuất ra của cải vật chất, đời sống tinh thần và nghệ thuật.
D. Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và con người.
Câu 20. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội?
A. Môi trường tự nhiên. B. Phương thức sản xuất.
C. Điều kiện dân số. D. Lực lượng sản xuất.
Câu 21. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa gì?
A. Khắc phục cuộc khủng hoảng trong vật lý học cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
B. Phê phán, bác bỏ quan niệm của chủ nghĩa duy vật trong việc giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học.
C. Khắc phục tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của các nhà
triết học duy vật trước C.Mác.
D. Phê phán, bác bỏ quan niệm của thuyết khả tri trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của
triết học.
Câu 22. “Thực tại khách quan được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh” trong định nghĩa
vật chất của V.I.Lênin khẳng định
A. Ý thức có trước vật chất.
B. Ý thức và vật chất ra đời đồng thời.
C. Con người không thể nhận thức được thế giới.
D. Con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Câu 23. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi xem xét sự vật hiện tượng cần tránh
A. Quan điểm toàn diện.
B. Quan điểm lịch sử - cụ thể. .
C. Quan điểm phiến diện, chiết trung, ngụy biện.
D. Quan điểm phát triển.
Câu 24. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây là SAI?
A. Cái chung tồn tại trong cái riêng; thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
B. Cái riêng là cái bộ phận sâu sắc hơn cái chung, cái chung là cái toàn bộ phong phú hơn cái riêng.
C. Cái riêng là cái toàn bộ, sâu sắc hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, phong phú hơn
cái riêng.
D. Cái riêng là cái toàn bộ còn cái chung là cái bộ phận.
Câu 25. Khẳng định nào đúng khi nói về đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập?
A. Đấu tranh là tuyệt đối.
B. Thống nhất là tuyệt đối.
C. Đấu tranh là tương đối.
D. Đấu tranh là tuyệt đối và thống nhất là tương đối.
Câu 26. Chủ trương thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là
A. Sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực
lượng sản xuất.
B. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.
C. Sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của tồn tại xã hội với ý thức xã hội.
D. nhằm phát triển kiến trúc thượng tầng.
Câu 27. Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là
A. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
B. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Câu 28. C.Mác viết: "Tôi coi sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -
tự nhiên", có nghĩa là
A. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cũng giống như sự phát triển của tự nhiên
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
B. Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội ngoài tuân theo các quy luật chung còn bị chi
phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc.
C. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các quy luật khách quan.
D. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các quy luật chung.
Câu 29. Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội là
A. Toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định.
B. Toàn bộ những điều kiện vật chât, những phương tiện vật chất tạo thành cơ sở vật chất –
kỹ thuật của xã hội.
C. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất và những con người sử
dụng nó để tiến hành các hoạt động xã hội.
D. Toàn bộ những vấn đề về chính trị.
Câu 30. Tư liệu sản xuất bao gồm
A. Con người và công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Con người lao động và đối tượng lao động.
D. Công cụ lao động và đối tượng lao động.
Câu 31. “Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa… trong quá trình sản xuất”. Hãy điền vào
chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
A. Con người với con người. B. Con người với tự nhiên.
C. Công cụ lao động với đối tượng lao động. D. Con người với công cụ lao động.
Câu 32. Khi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mâu thuẫn với nhau thì sẽ được giải
quyết bằng
A. Đấu tranh giai cấp. B. Cách mạng xã hội.
C. Sự điều hòa giai cấp. D. Cách mạng.
Câu 33. Nguyên nhân nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự xuất hiện giai cấp?
A. Mâu thuẫn về lợi ích B.Tranh giành địa vị
C. Nguyên nhân kinh tế D. Nguyên nhân tôn giáo, sắc tộc.
Câu 34. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội.
Điều đó được thể hiện
A. Ý thức xã hội thường bảo thủ, lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
B. Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội.
C. Ý thức xã hội có tính kế thừa.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 35. Nguồn gốc kinh tế của sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội?
A. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động.
B. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp.
C. Ý muốn của các vĩ nhân, lãnh tụ.
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Câu 36. Vì sao ý thức xã hội có sức mạnh cải tạo tồn tại xã hội?
A. Vì ý thức xã hội chỉ huy mọi hoạt động của xã hội.
B. Ý thức xã hội thể hiện hiệu quả tích cực năng động qua các hoạt động của con người.
C. Ý thức khoa học phát triển mạnh, giữ vai trò lực lượng sản xuất trực tiếp trong nhiều
ngành kinh tế.
D. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội một cách sinh động thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
Câu 37. Cấu trúc của Kiến trúc thượng tầng gồm
A. Đảng phái, nhà nước xây dựng trên quan hệ sản xuất nhất định.
B.Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo…cùng những
thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giaó hội, các đoàn thể…
C. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…
D. Những thiết chế xã hội như nhà nước, đảng phái, giaó hội, các đoàn thể xã hội…
Câu 38. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương
ứng tạo thành
A. Hình thái kinh tế - xã hội.
B. Phương thức sản xuất.
C. Cơ sở hạ tầng.
D. Kiến trúc thượng tầng.
Câu 39. Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp là
A. Của cải dư thừa.
B. Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
C. Công cụ sản xuất phát triển.
D. Trình độ chinh phục tự nhiên ngày càng cao của con người.
Câu 40. “Kiến trúc thượng tầng là[.......]và những thiết chế tương ứng”. Hãy điền vào chỗ trống để
hoàn thiện câu trên.
A. Toàn bộ những quan điểm, tư tưởng.
B. Toàn bộ những quan hệ sản xuất.
C. Toàn bộ cơ sở hạ tầng,
D. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Anh (chị) hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Hiện nay, ngoài trào lưu phụ huynh “sánh bước” cùng con tới trường, một trào lưu nữa khởi
phát từ phụ huynh và đang lan nhanh như một căn bệnh quái ác cho nền giáo dục. Đó là việc nhiều
phụ huynh đang tìm mọi cách, dùng mối quan hệ, dùng tiền bạc để “mở cửa” cho con mình vào học
tại trường chuyên, lớp chọn, bất chấp lực học của con ra sao. Vì thế mà đây đó, trong công sở,
ngoài quán trà đá vỉa hè... không hiếm người khoe khoang, tự hào về thành tích mình đã chạy chọt
cho con vào trường này, lớp kia với giá mấy nghìn đô, hay vài chục triệu đồng.... Sau thành tích đó
là hy vọng một tương lai rạng ngời sẽ đến với con em họ nhờ cái danh của trường.
Câu hỏi:
1. Dựa vào ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức, anh (chị) nhận xét gì về vấn đề được đề cập trong bài viết trên.
2. Hãy chỉ ra những biểu hiện vi phạm quan điểm toàn diện trong cuộc sống và thực tiễn giáo
dục Tiểu học hiện nay.
3. Từ việc nghiên cứu vấn đề trên, anh (chị) rút ra bài học gì để vận dụng vào cuộc sống và
công tác giảng dạy sau này?

2. Anh (chị) hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Để thực hiện mục tiêu đổi mới, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới vừa kế thừa và
phát triển những ưu điểm của chương trình GDPT hiện hành, vừa khắc phục những hạn chế, bất
cập của chương trình này. Về nội dung giáo dục, chương trình GDPT mới tiếp tục tập trung vào
những giá trị cơ bản của văn hóa dân tộc, nhân loại, bảo đảm phù hợp với đặc điểm con người và
văn hóa Việt Nam. Bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới
của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn
học trong Chương trình GDPT mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các
lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình GDPT hiện hành, nhưng được tổ
chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn. Những kiến
thức nặng tính kinh viện không thích hợp với học sinh phổ thông đã được cắt bỏ.
Câu hỏi:
1. Bằng kiến thức đã học về quy luật phủ định của phủ định, anh (chị) hãy đánh giá quan
điểm đổi mới nội dung chương trình GDPT ở nước ta hiện nay.
2. Hãy chỉ ra biểu hiện của sự “phủ định sạch trơn” trong thực tiễn cuộc sống nói chung và
thực tiễn giáo dục Tiểu học nói riêng.
3. Qua vấn đề trên, anh (chị) có thể rút ra bài học gì để vận dụng vào công tác giảng dạy sau này?

3. Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:


Ngày 04 tháng 11 năm 2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI ban
hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong các
quan điểm chỉ đạo về đổi mới giáo dục Việt Nam được nêu ra tại Nghị quyết này là: “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi
mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành
tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết
chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc”.
(Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Tr.77)
Câu hỏi:
1. Bằng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, anh (chị) hãy
đánh giá quan điểm chỉ đạo về đổi mới giáo dục Việt Nam như trên.
2. Theo anh (chị), trong thực tiễn cuộc sống và thực tiễn giáo dục Tiểu học, có những tư
tưởng, việc làm nào vi phạm quan điểm toàn diện? Chỉ ra hậu quả của những hành vi, việc làm đó.
3. Từ việc nghiên cứu vấn đề trên, anh (chị) rút ra bài học gì để vận dụng vào cuộc sống và
công tác sau này?
4. Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Hiện nay, trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh và học sinh, Thể dục và một số môn như Mĩ
thuật, Đạo đức bị coi là môn phụ, có cũng được mà không cũng được. Thậm chí có nhiều nơi, cả
giáo viên và ban giám hiệu cũng có quan niệm này. Một số trường còn bớt giờ môn Thể dục và để
dành thời gian cho học sinh học các môn khác như Toán, Văn, ngoại ngữ. Cuối năm, việc tổng kết
năm học cũng chỉ nhấn mạnh vào những thành tích thi học sinh giỏi các môn Toán, Văn, ngoại ngữ
ra sao, còn những thành tích về thể thao, về phong trào… coi như là chuyện “phải làm”.
Câu hỏi:
1. Bằng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, anh (chị) hãy
chỉ ra sai lầm của việc xem nhẹ môn Thể dục, Mĩ thuật, Đạo đức được đề cập trong thông tin trên.
2. Hãy tìm trong thực tiễn cuộc sống và thực tiễn giáo dục Tiểu học những tư tưởng, việc
làm vi phạm quan điểm toàn diện. Chỉ ra hậu quả của những hành vi, việc làm đó.
sau này?
3. Từ việc nghiên cứu vấn đề trên, anh (chị) rút ra bài học gì để vận dụng vào cuộc sống và
công tác sau này?

5. Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:


Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia ở mọi thời đại.
Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, là biện pháp
quan trọng hàng đầu để phát triển. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định:“Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hoá nội dung, tài
liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học
tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và
phương pháp thi, kểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan”.
(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.115-116)
Câu hỏi:
1. Bằng nội dung quan điểm toàn diện, anh (chị) hãy đánh giá quan điểm chỉ đạo về đổi mới
giáo dục Việt Nam như trên.
2. Hãy phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
3. Từ việc nghiên cứu vấn đề trên, anh (chị) rút ra bài học gì để vận dụng vào cuộc sống và
công tác sau này?

You might also like