You are on page 1of 10

Chương 1

1. Triết học là:


A. Hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí con người trong thế giới đó.
B. Hệ thống tri thức của con người về giới tự nhiên.
C. Sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới.
D. Tình yêu đối với sự thông thái.
2. Triết học có nguồn gốc từ:
A. Thực tiễn xã hội.
B. Tri thức tiên nghiệm của con người.
C. Mong muốn chủ quan của con người.
D. ý muốn của giai cấp thống trị.
3. Vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
B. Mối quan hệ giữa con người với xã hội.
C. Mối quan hệ giữa con người với vũ trụ.
D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
4. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định:
A. Vật chất có trước, ý thức có sau.
B. Ý thức có trước, vật chất có sau.
C. Vật chất quyết định ý thức.
D. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
5. Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học khẳng định:
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
B. Ý thức có trước, vật chất có sau.
C. Cả vật chất và ý thức song song tồn tại.
D. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
6. Quan điểm của thuyết bất khả tri:
A. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
B. Con người không có khả năng nhận thức thế giới.
C. Khả năng nhận thức của con người là vô hạn.
D. Khả năng nhận thức của con người là hữu hạn, gắn với điều kiện cụ thể.
7. Quan điểm của thuyết khả tri:
A. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
B. Con người không có khả năng nhận thức thế giới.
C. Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người.
D. Khả năng nhận thức của con người do lực lượng siêu nhiên quy định.
8. Điều kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời triết học Mác – Lênin:
A. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN.
B. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách là một lực lượng
chính trị – xã hội độc lập.
C. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản.
D. Cả A, B và C.
9. Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học Mác – Lênin:
A. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết tế bào.
D. Cả A, B, C.
10. Tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của triết học Mác – Lênin:
A. Triết học cổ điển Đức.
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán.
D. Cả A, B, C.
11. Chức năng của triết học Mác – Lênin:
A. Chức năng thế giới quan.
B. Chức nănng phương pháp luận.
C. Chức năng định hướng giá trị.
D. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất.
12. Triết học Mác ra đời vào:
A. Đầu thế kỷ XIX.
B. Đầu thế kỷ XX.
C. Cuối thế kỷ XIX.
D. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
13. Trong xã hội có giai cấp, Triết học:
A. Cũng có tính giai cấp
B. Không có tính giai cấp
C. Chỉ có triết học phương Tây mới có tính giai cấp
D. Tùy từng học thuyết cụ thể
1A 1B 3D 4D 5A 6B 7A 8D 9D 10A 11D 12D 13A

Chương 2

1. Theo quan điểm của CNDV biện chứng, thuộc tính phân biệt vật chất với ý
thức là:
A. Tồn tại khách quan B. Tồn tại
C. Thời gian D. Không gian
2. Theo CNDV biện chứng tính thống nhất của thế giới được thể hiện ở:
A. Tồn tại B. Vật chất
C. Tinh thần D. Một sự vật cụ thể nào đó
3. CNDV biện chứng khẳng định nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của
ý thức là:
A. Bộ não người
B. Sự tiến hóa của thế giới vật chất
C. Lao động sản xuất và ngôn ngữ
D. Thế giới khách quan
4. Theo CNDV biện chứng: “phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau” là nội dung của khái niệm nào?
A. Mối liên hệ B. Sự phát triển
C. Không gian D. Thời gian
5. Theo CNDV biện chứng: “phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” là nội dung của khái
niệm nào?
A. Mối liên hệ B. Sự phát triển
C. Mối liên hệ phổ biến D. Không gian, thời gian
6. Nguyên tắc khách quan là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu nội dung:
A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
B. Nguyên lý sự phát triển
C. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
D. Bản chất ý thức
7. Nguyên tắc toàn diện là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu nội dung:
A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
B. Nguyên lý sự phát triển
C. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
D. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
8. Nguyên tắc phát triển là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu nội dung:
A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
B. Nguyên lý sự phát triển
C. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
D. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
9. Phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà
không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác được gọi là:
A. Cái riêng B. Cái chung C. Cái đơn nhất D. Cái bộ phận
10. Phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định được gọi là:
A. Cái riêng B. Cái chung
C. Cái đơn nhất D. Cái bộ phận
11. Phạm trù chỉ tổng hợp tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật được gọi là:
A. Nội dung B. Hình thức
C. Bản chất D. Hiện tượng
12. Phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong,
quy định sự vận động, phát triển của đối tượng được gọi là:
A. Nội dung B. Hình thức
C. Bản chất D. Hiện tượng
13. Phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự vật, hiện
tượng quy định và trong điều kiện nhất định nó phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác
được gọi là:
A. Nguyên nhân B. Kết quả
C. Tất nhiên D. Bản chất
14. Quy luật phản ánh cách thức của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là:
A. Quy luật nhận thức B. Quy luật lượng - chất
C. Quy luật mâu thuẫn D. Quy luật phủ định
15. Quy luật phản ánh cơ sở, nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng là:
A. Quy luật nhận thức
B. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
C. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
D. Quy luật phủ định của phủ định
16. Quy luật phản ánh khuynh hướng “xoáy ốc” của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng là:
A. Quy luật nhận thức
B. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại
C. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
D. Quy luật phủ định của phủ định
17. Chất của sự vật, hiện tượng được bộc lộ, biểu hiện thông qua:
A. Thuộc tính B. Thuộc tính cơ bản
C. Độ D. Điểm nút
18. Khái niệm dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng là:
A. Độ B. Điểm nút
C. Bước nhảy D. Bước nhảy toàn bộ
19. Nhận thức cảm tính bao gồm những hình thức nào?
A. Cảm giác, tri giác, khái niệm
B. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
C. Tri giác, biểu tượng, khái niệm
D. Khái niệm, phán đoán, suy lý
20. Nhận thức lý tính bao gồm những hình thức nào?
A. Cảm giác, tri giác, khái niệm
B. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
C. Tri giác, biểu tượng, khái niệm
D. Khái niệm, phán đoán, suy lý.
21. Căn cứ theo quy mô, bước nhảy bao gồm:
A. Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy bộ phận
B. Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy đột biến
C. Bước nhảy dần dần và bước nhảy bộ phận
D. Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
22. Căn cứ theo nhịp điệu, bước nhảy bao gồm:
A. Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy bộ phận
B. Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy đột biến
C. Bước nhảy dần dần và bước nhảy bộ phận
D. Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
23. Khái niệm dùng để chỉ điểm giới hạn trong đó đã có sự tích lũy đủ về lượng,
tạo điều kiện làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng là:
A. Độ B. Điểm nút
C. Chất D. Bước nhảy
24. Khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó mọi sự thay đối về lượng chưa làm thay đổi
căn bản chất, sự vật, hiện tượng vẫn là nó chưa biến thành cái khác là:
A. Độ B. Điểm nút C. Chất D. Bước nhảy
25. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của thực tiễn là:
A. Hoạt động vật chất B. Hoạt động tinh thần
C. Hoạt động sản xuất D. Hoạt động cách mạng
26. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là:
A. Hai hình thức của quá trình nhận thức
B. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
C. Hai chu kỳ của quá trình nhận thức
D. Hai vòng khâu của quá trình nhận thức
27. Phản ánh trực tiếp là đặc trưng cơ bản của giai đoạn nhận thức:
A. Cảm tính B. Lý tính C. Biểu tượng D. Khái niệm
28. Phản ánh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của giai đoạn nhận thức:
A. Cảm tính B. Lý tính C. Biểu tượng D. Khái niệm
29. Hình thức cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn đó là:
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động cách mạng - chính trị xã hội
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động tinh thần
30. Đấu tranh của các mặt đối lập trong mâu thuẫn là:
A. Tuyệt đối B. Tương đối
C. Vừa tuyệt đối vừa tương đối D. Đứng im
31. Phát triển trong phủ định biện chứng diễn ra theo khuynh hướng:
A. Đường thẳng B. Đi lên theo đường xoáy ốc
C. Lặp lại D. Tiến lên
32. Thế giới thống nhất ở sự tồn tại là quan điểm của trường phái triết học:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật D. Chủ nghĩa duy tâm
33. Theo quan điểm của CNDV biện chứng thì nguồn gốc của sự phát triển là:
A. Thống nhất của các mặt đối lập trong mâu thuẫn
B. Đấu tranh các mặt đối lập trong mâu thuẫn
C. Là cái vốn có của sự vật hiện tượng
D, Mang tính phổ biến, có ở trong mọi sự vật, hiện tượng
34. Chất và lượng thống nhất biện chứng với nhau và vận động theo quy luật:
A. Lượng thay đổi trước, chất thay đổi sau
B. Chất thay đổi trước, lượng thay đổi sau
C. Chất và lượng cùng thay đổi
D. Chỉ có thay đổi về lượng
35. Đấu tranh các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng làm cho:
A. Cái cũ mất đi, cái mới ra đời
B. Cái mới ra đời với sự thống nhất và đấu tranh của mặt đối lập mới
C. Chấm dứt sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Cái cũ chỉ thay đổi về lượng
36. Ý thức là sản phẩm của vật chất là quan điểm của:
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy vật cổ đại
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
37. Phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh là tồn tại không lệ thuộc vào cám
giác là:
A. Chất B. Vật chất C. Sự vật D. Vật thể
38. Độ, điểm nút, bước nhảy là những khái niệm phản ánh tính quy luật trong sự thay đổi của:
A. Chất B. Lượng
C. Không gian D. Thời gian
39. Chất và thuộc tính của sự vật, hiện tượng có mối quan hệ:
A. Đồng nhất với nhau
B. Bao hàm
C. Chất được bộc lộ, biểu hiện qua thuộc tính
D. Thuộc tính được bộc lộ, biểu hiện qua chất
40. Lựa chọn câu đúng:
A. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
B. Vận động và đứng im là tương đối.
C. Vận động và đứng im là tuyệt đối.
D. Đứng im là tuyệt đối, vận động là tương đối.
1A 2B 3C 4A 5B 6A 7C 8B 9C 10A 11A 12C 13C 14B 15C
16D 17B 18C 19B 20B 21D 22A 23D 24B 25A 26B 27A 28B 29A 30A
31B 32A 33B 34A 35B 36A 37B 38B 39C 40A

Chương 3

1.Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm phương thức sản xuất dùng
để chỉ
A. Cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội.
B. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong giai đoạn lịch sử nhất định.
C. Cơ chế vận hành kinh tế trong các điều kiện vật chất của xã hội.
D. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất với một nền kinh tế nhất định
2. Quan hệ sản xuất là:
A. Biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật
chất.
B. Biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất.
C. Biểu thị mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình
sản xuất.
D. Quan hệ giữa con người với con người.
3. Lực lượng sản xuất là:
A. Biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản
xuất vật chất.
B. Biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
vật chất.
C. Biểu thị mối quan hệ giữa người lao động với công cụ lao động trong quá trình sản xuất
D. Quan hệ giữa con người với con người.
4. Lực lượng sản xuất bao gồm:
A. Tư liệu sản xuất và các nguồn lực tự nhiên
B. Tư liệu sản xuất và người lao động
C. Người lao động và trình độ của họ
D. Người lao động và công cụ lao động
5. Tư liệu sản xuất bao gồm:
A. Tư liệu lao động và người lao động
B. Tư liệu lao động và đối tượng lao động
C. Công cụ lao động và phương tiện lao động
D. Cả (A), (B), (C)
6. Nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là:
A. Công cụ lao động B. Người lao động
C. Đối tượng lao động D. Phương tiện lao động
7. Yếu tố vật chất "trung gian", "truyền dẫn" giữa người lao động và đối
tượng lao động trong tiến hành sản xuất là:
A. Công cụ lao động B. Phương tiện lao động
C. Tư liệu lao động D. Cả (A),(B),(C)
8. Nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất là:
A. Công cụ lao động B. Người lao động
C. Đối tượng lao động D. Phương tiện lao động
9. Khái niệm dùng để chỉ "những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động làm biến đổi chúng, tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con
người" là:
A. Công cụ lao động B. Người lao động
C. Đối tượng lao động D. Phương tiện lao động
10. Quan hệ sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa:
A. Con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất
B. Con người với con người trong quá trình sản xuất
C. Người lao động và công cụ lao động
D. Công cụ lao động và phương tiện lao động.
11. Quan hệ sản xuất bao gồm:
A. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. B. Quan hệ tổ chức quản lý.
C. Quan hệ phân phối. D. Cả A, B, C.
12. Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
A. Lực lượng phụ thuộc quan hệ sản xuất
B. Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại độc lập với nhau
D. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều phụ thuộc vào quyền lực nhà nước
13. Quan hệ sản xuất thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất khi:
A. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất.
C. Quan hệ sản xuất độc lập với lực lượng sản xuất.
D. Quan hệ sản xuất tiến bộ một cách giả tạo so với lực lượng sản xuất.
14. Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình phát triển xã
hội là:
A. Sự phát triển của khoa học
B. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
C. Sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
D. Đấu tranh giai cấp
15. Quy luật vận động cơ bản nhất, chi phối, quyết định toàn bộ quá trình vận động, phát triển
của lịch sử xã hội loài người là quy luật:
A. Đấu tranh giai cấp
B. Phát triển khoa học và công nghệ
C. Phát triển kinh tế thị trường
D. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
16. Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ:
A. Các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
B. Các quan hệ tinh thần trong xã hội
C. Các quan hệ chính trị trong xã hội
D. Các quan hệ văn hóa trong xã hội
17. Trong cấu trúc của cơ sở hạ tầng thì quan hệ sản xuất giữ vai trò đặc
trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó là:
A. Quan hệ sản xuất thống trị B. Quan hệ sản xuất tàn dư
C. Quan hệ sản xuất mầm mống D. Cả A, B. C.
18. Những yếu tố nào dưới đây thuộc về kiến trúc thượng tầng:
A. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
B. Nhà nước, giáo hội, đảng chính trị.
C. Kinh tế, chính trị, luật pháp.
D. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thể chế chính trị.
19. Trong xã hội có đối kháng giai cấp:
A. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị
trong đời sống chính trị, tinh thần của xã hội
B. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng của xã hội
C. Kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp
D. Cả A, B, C.
20. Kết cấu của Hình thái kinh tế - xã hội bao gồm ba yếu tố cơ bản là:
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng
B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
C. Lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
21. Trong kết cấu của Hình thái kinh tế - xã hội, yếu tố thể hiện các mối quan hệ giữa người với
người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội là:
A. Lực lượng sản xuất B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng D. Cơ sở hạ tầng
22. Hình thức nhà nước là:
A. Khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế và tương
ứng với hình thái kinh tế - xã hội.
B. Khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực của nhà nước.
C. Tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện
hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
D. Cả A, B, C.
23. Kiểu nhà nước là:
A. Khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế và tương
ứng với hình thái kinh tế - xã hội.
B. Khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực
của nhà nước.
C. Là công cụ bạo lực, bộ máy thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc.
D. Cả A, B, C.
24. Tồn tại xã hội là:
A. Những điều kiện vật chất và sinh hoạt vật chất của xã hội.
B. Đời sống tinh thần của xã hội.
C. Tư tưởng, quan điểm xã hội.
D. Phương thức sản xuất của xã hội.
25. Ý thức xã hội là:
A. Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
B. Toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của xã hội.
C. Là mặt tinh thần của xã hội, gồm quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm,
tâm trạng, truyền thống của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
D. ý thức cá nhân, ý thức dân tộc.
26. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện:
A. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
B. Ý thức xã hội có thể vượt trước so với tồn tại xã hội.
C. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển.
D. Cả A, B, C.
27. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện:
A.Ý thức xã hội có thể vượt trước so với tồn tại xã hội.
B. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển.
C. Ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội.
D. Cả A, B, C.
28. Theo C. Mác, bản chất con người là:
A. phép cộng của cái sinh vật và cái xã hội. B. Tổng hòa các quan hệ xã hội.
C. Thuộc tính vốn có của con người. D. Có tính thiện và tính ác.
29. Quần chúng nhân dân là :
A. Cộng đồng xã hội có lợi ích về cơ bản thống nhất với nhau.
B. Cộng đồng xã hội có lợi ích trước mắt, tạm thời thống nhất với nhau.
C. Cộng đồng xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
D. Tổng hợp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
30. Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử:
A. Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội.
B. Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
C. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần.
D. Cả A, B, C.
1A 2B 3A 4B 5B 6B 7A 8D 9A 10B 11D 12B 13A 14C 15B
16A 17A 18B 19D 20B 21C 22B 23A 24A 25C 26D 27D 28B 29C 30D

You might also like