You are on page 1of 5

Câu hỏi ôn tập chương II MAC

------------------ Đáp án mang tính chất tham khảo thôi nha---------------------------

1.Phương pháp siêu hình thống trị trong triết học vào thời kì nào?
 TK XVII - XVIII
2. Có mấy hình thức cơ bản của phép biện chứng?
 3 Hình thức cơ bản :
3.Tính chất của mối liên hệ & sự phát triển là gì?
 Khách Quan, Phổ biến, Đa dạng phong phú
4. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là gì?
 Tính thống nhất vật chất của thế giới.
5. Từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến, rút ra những nguyên tắc, phương pháp luận nào?
 Nguyên tắc toàn diện & Nguyên tắc Lịch sử cụ thể
6. Thế nào là quan điểm toàn diện?
Xem xét sự vật hiện tượng các mối quan hệ biện chứng của nó
7. Thế nào là quan điểm lịch sử cụ thể?
 Nhận thức xử lí tình huống trong thực tiễn phải quan tâm đến các mối quan hệ cụ thể đặc thù
của tình huống đó
8. Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 là bước nhảy gì?
 Bước nhảy toàn bộ.
9. Chất của sự vật được hình thành từ đâu?
 Từ những thuộc tính cơ bản.
10. Phủ định biện chức khác phủ định siêu hình như thế nào?
 Phủ định biện chứng tạo ra sự phát triển của sự vật, phủ định siêu hình là sự biến mất của sự
vật.
11. Phủ định biện chứng có những tính chất gì?
 Có 3 tính chất: Tính khách quan, Tính kế thừa, Tính vô tận.

ÔN TẬP MÁC-LENIN CHƯƠNG 2


CÂU 1: Hình thức cao nhất của phép biện chứng là gì? chọn phán đoán đúng
A Phép biện chứng duy vật thời cổ đại.
B Phép biện chứng duy tâm của Heghen.
C Phép biện chứng duy vật Mácxit.
D Phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XIX.

CÂU 2: Đâu là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng
trong phép biện chứng duy vật ?
A Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chứng không có sự ràng
buộc, phụ thuộc lẫn nhau.
B Các sự vật có liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau
C Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người qui định, bản chất sự vật không có gì
khác nhau.
D Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình vừa tách biệt nhau, vừa có liên hệ
qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

CÂU 3: Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối
với sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng ?
A Các mối liên hệ có vai trò khác nhau.
B Các mối liên hệ có vai trò như nhau.
C Các mối liên hệ luôn có vai trò khác nhau.
D Các mối liên hệ có vai trò khác nhau tùy theo các điều kiện xác định

CÂU 4: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào ?


A Nguyên lý về sự phát triển.
B Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.
C Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
D Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.

CÂU 5: Thế nào là quan điểm toàn diện ?


A Là quan điểm đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét nó trong mối liên hệ tác
động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó.
B Là quan điểm đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại
giữa các sự vật đó với sự vật khác.
C Xem xét kỹ lưỡng tất cả các mối liên hệ và thấy được trong số đó mối liên hệ nào là cơ bản,
quan trọng nhất đối với sự vật, hiện tượng.
D Cả a, b, c.

CÂU 6: Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật nào ?
A Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
B Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.
C Các quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực tồn tại của thế giới.
D Cả a, b, c.
CÂU 7: Thế nào là mâu thuẫn biện chứng ?
A Có hai mặt trái ngược nhau.
B Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C Có hai mặt đối lập nhau.
D Có hai mặt khác nhau.
CÂU 8: Cái gì được xác định là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
A Mâu thuẫn.
B Mâu thuẫn biện chứng.
C Đấu tranh.
D Thống nhất.

CÂU 9: Quan hệ giữa chất và lượng ? Chọn phán đoán sai.


A Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối.
B Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng.
C Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự
thay đổi về chất của sự vật cũng thay đổi về lượng tương ứng.
D Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương đối, không quan hệ
tác động đến nhau.

CÂU 10: Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm
thay đổi về chất của sự vật ?
A Lượng.
B Điểm nút.
C Chất.
D Độ.

CÂU 11: Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều:
A Tồn tại trong sự tách rời tuyệt đối.
B Tồn tại trong mối liên hệ phổ biến.
C Không ngừng biến đổi, phát triển.
D Cả b và c.

CÂU 12: Biện chứng chủ quan là gì ? Chọn đáp án sai


A Là biện chứng của tư duy thuần túy.
B Là biện chứng của lý luận.
C Là biện chứng của ý thức.
D Là biện chứng của thực tiễn xã hội.

CÂU 13: Phép biện chứng được xác định với tư cách nào ?
A Tư cách lý luận biện chứng.
B Tư cách phương pháp biện chứng.
C Tư cách thế giới quan.
D Cả b & c
CÂU 14: Vai trò của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật là gì ?
A Chỉ ra phương thức chung của quá trình vận động và phát triển.
B Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
C Chỉ ra khuynh hướn sự vận động và phát triển của sự vật.
D Chỉ ra con đường biện chứng của quá trình vận động và phát triển.

CÂU 15: Tri thức nào nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn lao động sản xuất ?
A Tri thức kinh nghiệm.
B Tri thức lý luận.
C Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

CÂU 16: Triết học nào xem nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai trình độ phát
triển của nhận thức và có mối quan hệ biện chứng với nhau ?
A Chủ nghĩa duy cảm.
B Chủ nghĩa duy lý.
C Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

CÂU 17: Những hình thức nhận thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng thuộc giai đoạn nhận
thức nào ?
A Nhận thức thông thường.
B Nhận thức khoa học.
C Nhận thức cảm tính.
D Nhận thức lý tính.

CÂU 18: Tiêu chuẩn của chân lý là gì ?


A Tính chính xác.
B Là tiện lợi cho tư duy.
C Là thực tiễn.
D Là được nhiều người thừa nhận.

CÂU 19: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mục đích của nhận thức ?
A Nhận thức để thỏa mãn sự hiểu biết của con người.
B Nhận thức nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn.
C Nhận thức vì ý chí của thượng đế.
D Nhận thức vì sự thực hiện quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối.

CÂU 20: Đâu là định nghĩa thực tiễn đúng trong các định nghĩa sau đây:
A Thực tiễn là hoạt động vật chất của con người.
B Thực tiễn là hoạt động có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội.
C Thực tiễn là toàn bộ hoạt động khách quan đang tồn tại.
D Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

1.Trăm hay không bằng tay quen  Nhận thức thực tiễn
2.Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai  Nhận thức cảm tính
3.Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm  Nhận thức thông thường,
kinh nghiệm
4.Học thuyết Darwin  Nhận thức lý luận ( Thấy học thuyết là quất lý luận :v )
-Giang Giang-

You might also like