You are on page 1of 31

PHẦN TRẮC NGHIÊM

1. Chọn 1 đáp án mà anh (chị) cho là đúng: C.Mác và


Ph.Ăngghen đã trực tiếp kế thừa di sản tư tưởng của những
nhà triết học nào để xây dựng học thuyết của mình:
A. Shenlinh và Fichter B. Phơbách và Hêghen C. Hium, Phơbách
Shenlinh và Fichter
B. Phơbách và Hêghen
C. Hium và Phơbách
D. Cantơ và Hopxo
2. Chọn câu trả lời Sai. Điều kiện kinh tế – xã hội của sự ra đời
triết học Mác là:
A. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong điều kiện cách mạng công nghiệp.
B. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách là
một lực lượng chính trị xã hội độc lập.
C. Giai cấp vô sản đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ
chế độ phong kiến.
D. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng
3. Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”. Thể hiện nội dung quy luật nào của phép
biện chứng duy vật?
A. Q uy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Cả B và C
4. Cấp độ phát triển cao nhất của thế giới quan là:
A. Thế giới quan Thần thoại
B. Thế giới quan Tôn giáo
C. Thế giới quan Duy Vật Biện chứng
D. Thế giới quan Kinh nghiệm
5. Chọn 1 đáp án mà anh (chị) cho là đúng:Sự xuất hiện của
triết học Mác là:
A. Sản phẩm tất yếu của điều kiện kinh tế – xã hội của xã hội tư bản chủ
nghĩa giữa thế kỷ XIX.
B. Sự “lắp ghép” phép biện chứng duy tâm của Hêghen với chủ nghĩa
duy vật nhân bản của Phơ - bách.
C. Sự kế thừa trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất
trong triết học cổ điển Đức.
D. Kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại
6. Chọn câu trả lời đúng. Chức năng của triết học Mác là:
A. Giải thích cấu trúc thế giới
B. A. Giải thích cấu trúc thế giới Xây dựng phương pháp cho các khoa
học
C. A. Giải thích cấu trúc thế giới Xác lập thế giới quan, Phương pháp
luận chung cho các khoa học..
D. Giải thích các hiện tượng tâm linh
7. Các bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Triết học, Nghệ thuật, Chính trị
B. Triết học, Chính trị, Tôn giáo
C. Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã
hội khoa học
D. Cả A và B
8. Khái niệm triết học (Philosophia) thời Hy Lạp cổ đại nghĩa là
gì?
A. . Nhân sinh quan của con người Nhân sinh quan của con người
B. Con đường suy ngẫm để đi đến chân lý
C. Thế giới quan của con người
D. Yêu mến sự thông thái
9. Những cống hiến của Lênin đối với triết học Mác - Ăngghen
A. Phê phán, khắc phục và chống lại những quan điểm sai lầm xuất hiện
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa như: chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác;
chủ nghĩa duy tâm vật lý học, bệnh ấu trĩ tả khuynh trong triết học, chủ
nghĩa giáo điều
B. Hiện thực hóa lý luận chủ nghĩa Mác bằng sự thắng lợi của Cách
mạng tháng 10 Nga.
C. Bổ sung và hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề như
lý luận về cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, lý luận về
nhà nước chuyên chính vô sản, chính sách kinh tế mới
D. Cả A, B, C
10. Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật về mặt thứ hai của vấn
đề cơ bản của triết học là:
A. Vấn đề Bản thể luận
B. Vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy
C. Vấn đề Nhận thức luận
D. Vấn đề Nhân sinh quan
11. Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại
A. Biện chứng duy tâm
B. Biện chứng ngây thơ, chất phác
C. Biện chứng duy vật khoa học
D. Biện chứng chủ quan
12. Nguồn gốc xã hội dẫn đến sự hình thành ý thức là
A. Hiện thực khách quan
B. Các cuộc cách mạng công nghiệp
C. Quá trình sản xuất vật chất
D. Lao động và ngôn ngữ
13. Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự
vận động của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm trên thuộc lập
trường triết học nào
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa nhị nguyên.
14. Chọn đáp án đúng nhất.Theo quy luật phủ định của phủ
định, khuynh hướng của phát triển là:
A. Đi lên theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn và có tính kế thừa
B. Phát triển theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn và do tinh thần thế giới quyết định
C. Vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu
D. Đứng im, hoặc vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu
15. Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất
trong tác phẩm nào?
A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
B. Thế nào là người bạn dân?
C. Nhà nước và Cách mạng
D. Bút ký triết học
16. Trong hoạt động thực tiễn biểu hiện của thái độ phủ định
sạch trơn cái cũ, là do không nhận thức và vận dụng đúng quy
luật nào của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Cả A và B
17. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm triết học Mác-
Lênin: Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển là:
A. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lý về sự phát triển
C. Quy luật Lượng - chất
D. Liên hệ Nội dung - hình thứ
18. Phép biện chứng duy vật là gì? Xác định câu trả lời đúng
nhất.
A. Là khoa học nghiên cứu về sự vận động, phát triển của các sự vật
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
B. Là khoa học nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển
của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy
C. Là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát
triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
D. Là khoa học về những quy luật phát triển của xã hội loài người và
của tư duy
19. Hình thức cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn là gì?
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động tinh thần
C. Hoạt động chính trị xã hội
D. Hoạt động thực nghiệm khoa học
20. Các bộ phận cấu thành thực tiễn?
A. Hoạt động vật chất – cảm tính, mang tính lịch sử – xã hội của con
người
B. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội
C. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động
thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người
21. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra nguồn gốc,
động lực của sự phát triển?
A. Quy luật nhận thức
B. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
22. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra cách thức của
sự phát triển?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật nhận thức
23. Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội bao
gồm:
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
B. Cơ sở kinh tế và thể chế nhà nước.
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
24. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở:
A. Tính lạc hậu
B. Tính lệ thuộc
C. Tính vượt trước
D. Cả a, b và c
25. Trong lực lượng sản xuất nhận tố nào đóng vai trò quan
trong nhất?
A. Cộng cụ lao động
B. Đối tượng lao động
C. Con người
D. Cả a và b
26. Quan hệ giữ vai trò quyết định trong cấu trúc của quan hệ
sản xuất là gì?
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
C. Quan hệ tổ chức, quản lý và phân công lao động.
D. Quan hệ cạnh tranh
27. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người:
A. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã
hội
B. Trong tính hiện thực của nó bản chát của con người là sự tổng hòa
những quan hệ xã hội
C. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
D. Cả a, b và c
28. Nội dung của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam hiện nay là gì? (chọn đáp án đúng nhất)
A. Thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng
một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
B. Thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh
D. Thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh
29. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, đấu tranh giai cấp giữ vai
trò gì đối với sự pháttriển của xã hội loài người?
A. Đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội.
B. Đấu tranh giai cấp là một trong những phương thức và động lực của
sự phát triển xã hội ngày nay.
C. Đấu tranh giai cấp là một trong những nguồn gốc và động lực quan
trọng của mọi xã hội
D. Đấu tranh giai cấp là một trong những phương thức, động lực của
sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hoá
thành đối kháng giai cấp.
30. Thực chất của quá trình sản xuất vật chất là gì?
A. Đó là quá trình con người thực hiện sự cải biến giới tự nhiên.
B. Đó là quá trình con người nhận thức thế giới và bản thân mình.
C. Đó là quá trình con người thực hiện sự sáng tạo trong tư duy.
D. Đó là quá trình con người thực hiện lợi ích của mình.
31. Trong các hình thức sau hình thức nào là cơ bản nhất của
hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động tinh thần
B. Hoạt động sản xuất vật chất
C. Thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động chính trị xã hội
32. Nếu xét theo cấp độ của sự phản ánh thì kết cấu của ý
thức xã hội bao gồm các yếu tố nào?
A. Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã hội lý luận.
B. Ý thức nhân dân và ý thức Nhà nước.
C. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
D. Ý thức xã hội lý luận và hệ tương tưởng
33. Lực lượng sản xuất là gì?
A. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa máy móc và nguyên liệu tạo ra
sức sản xuất và năng lực biến đối các đối tượng vật chất của giới tự
nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
B. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa công cụ lao động và nguyên
liệu tạo ra sức sản xuất và năng lực biến đối các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
C. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và công cụ lao
động tạo ra sức sản xuất và năng lực biến đối các đối tượng vật chất
của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
D. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản
xuất tạo ra sức sản xuất và năng lực biến đối các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
34. Bên cạnh Quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng
những quy phạm nào để quản lý xã hội?
A. Đạo đức
B. Tập quán
C. Tôn giáo
D. Cả a, b và c
35. Quy luật nào là hạt nhân của phép biện chứng?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Không có quy luật nào
36. Quy luật nào của phép biện chứng vạch ra khuynh hướng
của sự phát triển?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật nhận thức
37. Yếu tố nào trong lực lượng sản xuất được ví như là yếu tố
vật chất “trung gian”, “truyền dẫn” giữa người lao động và
đối tượng lao động?
A. Khoa học – công nghệ
B. Đối tượng lao động
C. Công cụ lao động
D. Nhà xưởng, kho chứa, bến bãi
38. Về thực chất, chủ nghĩa nhị nguyên triết học có cùng bản
chất với hệ thống triết lý nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Chủ nghĩa xét lại triết học
C. Chủ nghĩa hoài nghi
D. Chủ nghĩa tương đối
39. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, các dạng cụ thể
của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình ở đâu?
A. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự nhận thức của
con người.
B. Vật chất vận động trong không gian và thời gian và thông qua sự vận
động mà biểu hiện sự tồn tại của mình
C. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự nhận thức của
Thượng đế
D. Cả A và C
40. Xác định câu trả lời đúng nhất: Quan điểm toàn diện yêu
cầu
A. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng yếu tố, từng mối
liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng
B. Không cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt,từng yếu tố,
từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện tượng.
C. Chỉ đánh giá đúng vị trí, vai trò của những mối liên hệ cơ bản, chủ
yếu của sự vât, hiện tượng là đủ
D. Chỉ đánh giá bề ngoài của sự vật hiện tượng là đủ
41. Đặc trưng bản chất nhất của ý thức là:
A. Phản ánh sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
B. Khả năng tiếp nhận thông tin
C. Lưu giữ thông tin
D. Sao chép lại thế giới một cách bị động
42. Triết học là gì?
A. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên.
B. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội.
C. Triết học là tri thức lý luận về con người về vật chất
D. Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới,
về vị trí, vai trò của con người trong thế giới
43. Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?
A. Như một đối tượng vật chất cụ thể
B. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định
C. Như một chỉnh thể thống nhất
D. Cả ba phương án trên đều đúng
44. Triết học ra đời trong điều kiện nào?
A. Xã hội phân chia thành giai cấp
B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.
C. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện
tầng lớp lao động trí thức
D. Xuất hiện giai cấp tư sản
45. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy vật
B. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tự phát
C. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách
quan
D. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tiên nghiệm chủ
quan
46. Xem xét sự vật theo quan điểm toàn diện yêu cầu chúng ta
phải như thế nào ?
A. Không cần xem xét mối liên hệ
B. Chỉ xem xét một mối liên hệ
C. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật
D. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ đồng thời phân loại và thấy được
vị trí, vai trò của các mối liên hệ
47. Theo C.Mác, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của
con người là gì?.
A. Làm khoa học
B. Sáng tạo nghệ thuật
C. Lao động
D. Làm chính trị
48. Đường lối, quan điểm của Đảng là một bộ phận của:
A. Cơ sơ hạ tầng
B. Lực lượng sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất
49. Trong các luận điểm sau, đâu là quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng về quan hệ giữa nội dung và hình thức?.
A. Nội dung quyết định hình thức
B. Hình thức quyết định nội dung
C. Tồn tại hình thức thuần tuý không chứa nội dung
D. Cả A và B đúng
50. Chọn quan điểm đúng trong các quan điểm sau?
A. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội
B. Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã
hội
C. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội ra đời đồng thời nhưng tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã
hội.
D. Cả A và C đúng
51. Chon đáp án đúng: Xã hội loài người xuất hiện?
A. Đã có giai cấp
B. Không bao giờ có giai cấp
C. Giai cấp tồn tại ngẫu nhiên
D. Không phải bao giờ cũng tồn tại các giai cấp. Giai cấp chỉ xuất hiện
khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định
52. Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội là?.
A. Toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
B. Toàn bộ những điều kiện vật chât, những phương tiện vật chất tạo
thành cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội
C. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất và
những con người sử dụng nó để tiến hành các hoạt động xã hội.
D. Toàn bộ những vấn đề về chính trị
53. Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định sự vận động,
phát triển của xã hội?
A. Quy luật đấu tranh giai cấp
B. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
C. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
D. Quy luật cung - cầu, cạnhtranh.
54. Lựa chọn đúng theo quan điểm của CNDVBC:
A. Nguồn gốc của vận động là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng
B. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức, tinh thần, tư tưởng quyết
định
C. Nguồn gốc của sự vận động là trong bản thân sự vật hiện tượng do
sự tác động của các mặt, các yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra
D. Nguồn gốc của vận động là do cái hích đầu tiên của “ý niệm tuyệt
đối”
55. Khái niệm trung tâm mà Lênin sử dụng để định nghĩa về
vật chất là khái niệm nào?
A. Phạm trù triết học.
B. Thực tại khách quan
C. Cảm giác
D. Phản ánh
56. Phạm trù nào sau đây là phương thức tồn tại và là thuộc
tính cố hữu của vật chất
A. Quy luật
B. Vận động
C. Phát triển
D. Liên hệ
57. Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,
quy luật nào chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động,
phát triển?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực
lượng sản xuất
58. Chính trị, pháp quyền, đạo đức là những yếu tố thuộc
phạm trù nào sau đây?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Lực lượng sản xuất
D. Kiến trúc thượng tầng
59. Lựa chọn phương án đúng. Kiến trúc thượng tầng là?
A. Toàn bộ những quan điểm tư tưởng và những thiết chế tương ứng.
B. Toàn bộ những quan điểm chính trị, xã hội, pháp luật, đạo đức, tôn
giáo.
C. Toàn bộ những thiết chế tương ứng: nhà nước, đảng phái, giáo hội,
các tổ chức quần chúng
D. Không có quan điểm nào hoàn thiện
60. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, Bản chất của
con người được quyết định bởi?.
A. Nỗ lực của mổi cá nhân
B. Nền giáo dục của mỗi gia đình
C. Các quan hệ xã hội
D. Đời sống kinh tế.
61. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là?
A. Quá trình lịch sử tự nhiên
B. Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của giai cấp cầm quyền
C. .Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của Đảng cầm quyền.
D. Quá trình sản xuất hàng hoá.
62. Theo quan điểm của chủ nghia duy vật biện chứng, luận
điểm nào sau đây là đúng?
A. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất thay đổi hiện tượng biểu hiện
nó cũng thay đổi
B. Bản chất không được biểu hiện ở hiện tượng
C. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất hoàn toàn đồng nhất với hiện
tượng
D. Bản chất là cái vĩnh viễn
63. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá
trình hình thành ý thức là quá trình nào?
A. Hoạt động chủ động cải tạo thế giới và phản ánh sáng tạo thế giới
B. Sáng tạo thuần túy trong tư duy con người
C. Hoạt động kinh tế
D. Tiếp thu sự tác động của thế giới bên ngoài

PHẦN CÂU TRẢ LỜI NGẮN


1.Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức của con
người.
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra
tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.
2. Trong quan hệ giữa LLSX và QHSX thì yếu tố nào quyết
định?

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất vì


Sự vận động, phát triển quá trình sản xuẩt quyết định và làm thay đổi
quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản
xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó,
tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực
lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng
và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất và
do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm
cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở nên không phù hợp. Khi đó
quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kiềm
hãm lực lượng sản xuất phát triển.

=>Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ
sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất,
tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức
phản công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và
công nghệ,… và do đó tác đọng đến sự phát triển của lực lượng sản
xuất.Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản
xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lýợng sản xuất là
quy luật phổ biến tác Động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại. Sự
thay thế phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy,
qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ
nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống
các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
3. Trong xã hội có giai cấp, yếu tố nào là quan trọng nhất của
kiến trúc thượng tầng?
trong xã hội có các giai cấp, một hệ tư tưởng chính trị, pháp
quyền và các tổ chức tương ứng. Cũng như đảng chính trị, nhà
nước là bộ phận quan trọng nhất, quyền lực nhất và là thành phần
quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, thể hiện chế độ chính trị
– xã hội này
4. Triết học Mác quan niệm về phát triển như thế nào?
Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận
động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ
chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn của tự nhiên, xã hội và
tư duy
5. Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ
định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình
dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có
sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến
lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự
vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát
triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.
6. Thế nào là “quan điểm phát triển”?
Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận
động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ
chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
7. Vì sao khi đã tích lũy đủ về lượng ta phải có quyết tâm để
tiến hành bước nhảy?
Vì bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và
là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn
trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói
trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên
tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.Chất mới của
sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút.
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự
vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

=> Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm
nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.Bên cạnh đó,
nếu lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút mà vẫn không thực hiện bước
nhảy thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về
lượng, không phải về chất, như thế thì sự vật sẽ không phát triển được.
Bên cạnh đó, do hình thức bước nhảy của sự vật rất đa dạng, phong
phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng linh hoạt các
hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh vực cụ thể. Vì vậy,
khi đã tích lũy đủ về lượng ta phải có quyết tâm để tiến hành bước
nhảy là việc vô cùng quan trọng vì nó quyết định về hiệu suất của một
hoạt động cụ thể.
8. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản
của phép biện chứng duy vật
Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến
đổi đó được gọi là kết quả.
9. Nêu rõ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
Triết học đã ra đời và phát triển trên hai ngàn năm. Ở mỗi thời kỳ lịch
sử khác nhau, triết học có đối tượng nghiên cứu khác nhau; song tổng
kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen đã khái quát: "Vấn đề cơ bản
lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại", giữa ý thức và vật chất, giữa con người và giới
tự nhiên.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật
chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ
hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Việc giải quyết mặi thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học đã chia
triết học thành hai trường phái lớn:Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm. Việc giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học chia
quan điểm về nhận thức thành hai phái: Khả tri luận - phái bao hàm
những quan điếm thừa nhận khả năng nhận thức của con người - và bất
khả tri luận - phái bao hàm những quan điểm phủ nhận khả năng đó.
Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học,
những người cho rằng bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý
thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các
môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho
rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính
thứ hai; ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học
thuyết của họ hợp thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy
tâm.
Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là:
sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc
tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các
giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Chú nghĩa duy tâm
và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa
vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa
duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm
chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ
nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan
khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là "phức hợp những cảm giảc"
của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tinh thứ
nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy là tinh thần khách
quan, ý thức khách quan có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên, với
con người và thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, như: "ý niệm tuyệt
đối", "tinh thần tuyệt đối" hay "lý tính thế giới
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, quá trình ra đời và phát triển của chủ
nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học.
Chính qua thực tiễn và khái quát hóa thức của nhân loại trong nhiều
lĩnh vực, c
10. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những
điểm nào?
- thứ nhất : ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
- thứ hai : ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
- thứ ba : ý thức xã hội có tính kế thừ trong sự phát triển
- thứ tư : sự tác động qua lại giữa các hình thức ý thức xã hội trong sự
phát triển của chúng
- thứ năm : ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
11. Bản chất của ý thức là gì?
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không
phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở
thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về
thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết
định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy, ý thức ...
là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể
tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên
đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại,
những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái
quát cao.
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức
bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là
có tính xã hội.
12. Làm rõ vai trò của tri thức trong kết cấu của ý thức?
- Cấu trúc theo chiều ngang: gồm có tri thức và tình cảm.

+ Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế giới, được diễn đạt
dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu. Được tách ra làm
hai loại tri thức. Tri thức thông thường, là những nhận thức thu
nhận được từ hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm
tính trực tiếp, bề ngoài rời rạc chưa được hệ thống hoá. Tri thức khoa
học là những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn thành lý luận, kinh
nghiệm. Ngày nay, tri thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với
sự phát triển kinh tế, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then
chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bền vững.
+ Tình cảm là sự rung động của con người với xung quanh gây cho con
người có cảm giác vui buồn, yêu thương, căm giận… Vì vậy, một khi tri
thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của con người sẽ được tăng
thêm gấp bội lần.

-. Cấu trúc theo chiều dọc:

+ Tự ý thức, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới.

+ Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó
gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý
thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.

+ Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi,
thái độ ứng xử của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội
tâm, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí được biểu hiện thành nhiều
hiện tượng khác nhau và chỉ là mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của
con người.

13. Thế nào là “quan điểm toàn diện”?


Quan điểm toàn diện là một quan điểm mang tính phương pháp
luận khoa học trong nhận thức thế giới. Khi nghiên cứu và xem
xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt, bao gồm
cả măt gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự vật. Quan điểm
này xuất phát từ mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng
và các hình thái tri thức.
14. “Phát huy tính năng động chủ quan” được hiểu như thế
nào?
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực
của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực...
Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con
người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra
15. Giữa kinh tế và chính trị thì yếu tố nào giữ vai trò quyết
định? Tại sao?
Marx và Engels coi quan hệ giữa kinh tế và chính trị là biểu hiện tập
trung nhất của quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
Trong đó, cơ sở hạ tầng – kinh tế giữ vai trò quyết định. Đồng thời, kiến
trúc thượng tầng – chính trị cũng có tính độc lập tương đối, tác động
trở lại cơ sở hạ tầng. Phát triển quan điểm trên, Lenin đã khái quát bản
chất mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị như sau: “Chính trị là sự biểu
hiện tập trung của kinh tế”; “Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”.
Sự khẳng định này có nghĩa, chính trị ra đời từ kinh tế, do kinh tế quyết
định; chính trị là sự phản ánh, là tính thứ hai so với kinh tế. Chính trị
phải được xây dựng trên cơ sở kinh tế, không được thoát ly những đặc
trưng và những nhiệm vụ kinh tế của xã hội. Khi cơ sở kinh tế biến đổi,
chính trị phải biến đổi theo để phản ánh đúng cơ sở kinh tế, phù hợp
với kinh tế để tạo được môi trường tốt nhất cho kinh tế phát triển theo
đúng quy luật khách quan.
Đồng thời với việc thừa nhận tính thứ nhất của kinh tế, Lenin cũng cho
rằng, “chính trị không thể chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”. Khẳng
định đó của Lenin đã nhấn mạnh tính độc lập tương đối và vai trò tác
động trở lại rất tích cực của chính trị đối với kinh tế. Sự tác động của
chính trị đối với kinh tế thông qua sức mạnh của các thể chế của hệ
thống chính trị, đặc biệt là của nhà nước được thể hiện ở chỗ nếu một
nền chính trị đúng đắn khoa học, phù hợp với cơ sở kinh tế của xã hội
hiện tại thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, và vì
thế, nó sẽ góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giải phóng sức sản
xuất, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Ngược lại, nếu chính trị sai
lầm, trì trệ, không khoa học, không phù hợp với các thực tiễn kinh tế thì
nó sẽ là lực lượng kìm hãm sự phát triển kinh tế, thậm chí đẩy kinh tế
vào khủng hoảng, và hậu quả đi kèm tất yếu là mất ổn định chính trị –
xã hội.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ giữa kinh tế với
quyền lực chính trị. Nói cách khác, là mối quan hệ giữa quyền lực nhà
nước với kinh tế hướng tới sự phát triển kinh tế, nhằm bảo vệ chế độ
chính trị và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Giải quyết quan hệ chính trị
với kinh tế trực tiếp quyết định tới mục tiêu của sự phát triển xã hội,
phát triển kinh tế. Hơn nữa, nó còn quan hệ tới việc định hướng cho sự
phát triển kinh tế, bởi giải quyết quan hệ này trên quan điểm lý tưởng
nào? Vì ai? Do đó, từ góc độ quan hệ với kinh tế, vấn đề chính trị thực
chất là vấn đề định hướng, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
=>kinh tế là nhân tố quyết định.
16. Thế nào là quan điểm “lịch sử - cụ thê”?
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét
hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các
yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới
đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và
thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể
– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế
giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không
gian và thời gian nhất định.
Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất,
đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những
điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất,
đặc điểm của nó khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính
chất của sự vật đó.
– Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối
cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều
kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất,
đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó
cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận
đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình
vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
17. Xu hướng của phát triển diễn ra như thế nào?
Khuynh hướng của sự phát triển là sự vận động không ngừng của
các sự vật, hiện tượng trong xã hội, từ đó dẫn đến sự thay đổi dần
dần. Đến một thời điểm nào đó, cái mới ra đời sẽ thay thế cái cũ.
Quá trình vận đồng này sẽ được lặp lại khi đạt đến một giới hạn
phát triển nhất định nhưng ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn.
18. Các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất.
. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ giữa người với người
trong sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ giữa người với người
trong tổ chức, quản lý sản xuất; và quan hệ giữa người với người
trong phân phối sản phẩm. Trong ba mặt cấu thành quan hệ sản
xuất, mặt sở hữu có vị trí quan trọng nhất, quyết định các mặt còn
lại
19. Những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật
chất, kỹ thuật nhất định. Tổng thể các yếu tố ấy là lực lượng sản
xuất, bao gồm:Sức lao động, bao gồm ba yếu tố: thể lực, trí lực
và kỹ năng lao động. Lao động không chỉ bao gồm công nhân
trực tiếp, mà còn gồm cả công nhân gián tiếp và các nhà quản lý
20. Trong các yếu tố cấu thành của ý thức thì yếu tố nào là
quan trọng nhất
 các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..., trong đó
tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

You might also like