You are on page 1of 7

1) Chủ nghĩa duy vật biện chứng có mấy nguyên lý?

A. 2 nguyên lý.
B. 3 nguyên lý.
C. 4 nguyên lý.
D. 5 nguyên lý.

2) Yếu tố nào quyết định sự phát triển của một chế độ xã hội?
A. Đấu tranh giai cấp.
B. Khoa học kỹ thuật.
C. Quan hệ sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất.

3) Điểm đặc biệt trong giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì?
A. Ngang bằng giá trị.
B. Nhỏ hơn giá trị.
C. Có giá trị vĩnh viễn.
D. Tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

4) Học thuyết “hòn đá tảng” trong kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác -
Lênin là gì?
A. Học thuyết giá trị thặng dư.
B. Học thuyết giá trị và giá trị thặng dư.
C. Học thuyết giá trị.
D. Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

5) Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức đòi hỏi?
A. Con người cần phải tôn trọng thực tiễn khách quan, kết hợp với phát huy tính
năng động chủ quan để cải biến hiện thực; rèn luyện trong thực tiễn lao động và cuộc
sống, phát huy tác động tích cực của ý thức, không trông chờ, ỷ lại khách quan.
B. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện và lịch sử -
cụ thể.
C. Rèn luyện trong thực tiễn lao động và cuộc sống, phát huy tác động tích cực của
ý thức, không trông chờ, ỷ lại khách quan.
D. Phải tôn trọng thực tiễn khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ
quan của con người để cải biến hiện thực.

6) Bản chất của nhận thức lý tính là gì?


A. Vạch ra những mối liên hệ bản chất, tất yếu, bên trong, vạch ra quy luật vận
động của sự vật, hiện tượng.
B. Nhận thức trực tiếp thế giới khách quan.
C. Là tổng hợp nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật.
D. Nhận thức sự vật, hiện tượng bằng các giác quan.

7) Câu nói “Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi” là
đang nói đến vai trò của yếu tố nào sau đây?
A. Lý luận.
B. Thực tiễn.
C. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

8) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là gì?
A. Xây dựng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
B. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
C. Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Tất cả đều đúng.

9) Phạm trù trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
A. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
B. Chuyên chính vô sản.
C. Đấu tranh giai cấp.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

10) Dưới chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
vai trò của học thuyết giá trị thặng dư thể hiện như thế nào?
A. Quan tâm nguồn nhân lực chất lượng cao.
B. Không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
C. Quan tâm ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.
D. Tất cả đều đúng.

11) Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện
trình độ chinh phục tự nhiên của con người?
A. Quan hệ sản xuất
B. Tư liệu sản xuất
C. Phương thức sản xuất
D. Lực lượng sản xuất

12) Động lực cơ bản trong cách mạng xã hội là ai?


A. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Quần chúng nhân dân.
D. Giai cấp tư sản.

13) Ý nghĩa phương pháp luận chủ yếu của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
là gì?
A. Quan điểm phát triển.
B. Đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng bằng con mắt “động”.
C. Đảm bảo tính khách quan.
D. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện.

14) Đảng xác định coi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động thể hiện sự vận dụng để xây dựng nội
dung nào?
A. Cơ sở hạ tầng.
B. Kiến trúc thượng tầng.
C. Lực lượng sản xuất.
D. Phương thức sản xuất.

15) Đâu là thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng?


A. Công cụ sản xuất.
B. Lực lượng sản xuất.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Nhà nước.

16) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân vận
động của vật chất là gì?
A. Đó là sự vận động tự thân, do mâu thuẫn từ bên trong của sự vật hiện tượng.
B. Xuất phát từ mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
C. Do ý chí của con người.
D. Do sự tác động của các yếu tố bên ngoài.

17) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật nào vạch ra
nguồn gốc, động lực của sự phát triển?
A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Quy luật mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.

18) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất vận động
của vật chất là gì?
A. Vận động là tạm thời.
B. Vận động là tuyệt đối, là phương thức tồn tại của vật chất.
C. Vận động là sự thay đổi giản đơn của sự vật.
D. Vận động luôn diễn ra theo khuynh hướng đi lên.

19) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có mấy hình thức vận
động của vật chất?
A) 2.
B) 3.
C) 4.
D) 5.
20) Coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu thể hiện
sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong xây dựng?
A. Tư liệu sản xuất.
B. Quan hệ sản xuất.
C. Lực lượng sản xuất.
D. Phương thức sản xuất.

21) Câu tục ngữ “kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ” diễn tả quy luật nào của
phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.

22) Nhận thức “kinh tế quyết định chính trị, muốn hiểu các hiện tượng, quá
trình xã hội phải xem xét cơ sở kinh tế nảy sinh các hiện tượng xã hội đó” được rút
ra từ quy luật nào?
A. Quy luật đấu tranh giai cấp.
B. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
C. Quy luật mâu thuẫn.
D. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

23) Nhận thức sự vật, hiện tượng bằng trực quan sinh động thể hiện giai đoạn
nào của quá trình nhận thức?
A. Nhận thức lý tính.
B. Nhận thức xuất phát từ thực tiễn.
C. Hiện thực khách quan.
D. Nhận thức cảm tính.

24) Vì sao nói sự xuất hiện của Chủ nghĩa Mác - Lênin là một tất yếu?
A. Giai cấp công nhân cần có một lý luận khoa học dẫn đường.
B. Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
C. Nó không những là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng
của giai cấp công nhân, mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
D. Nó kế thừa các thành tựu lý luận, khoa học trên thế giới.

25) Thành tựu vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện?
A. Xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ cơ sở vật chất của đời sống xã hội và
những quy luật cơ bản của quá trình vận động, phát triển của xã hội.
B. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, thực hiện cách mạng xã
hội để xóa bỏ chế độ tư bản, thiết lập chế độ cộng sản.
C. Xây dựng học thuyết giá trị thặng dư.
D. Sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, chấm dứt sự thống trị của phép biện
chứng duy tâm.

26) Về thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá độ về kinh tế cần
thực hiện nội dung gì sau đây?
A. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích và tạo điều kiện
cho sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi.
B. Đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng, xây dựng nền văn hóa mới.
C. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
D. Cần xây dựng, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa.

27) Câu ca dao sau đây đang nói về quy luật nào của phép biện chứng duy
vật: “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?
A. Quy luật lượng - chất.
B. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Quy luật mâu thuẫn.

28) Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra
sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh, sinh viên cần phải:
A. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được.
B. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
C. Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt khó khăn.
D. Tích lũy dần dần.

29) Trong mỗi phương thức sản xuất, xét đến cùng yếu tố nào giữ vai trò quyết
định?
A. Lực lượng sản xuất.
B. Công cụ lao động.
C. Quan hệ sản xuất .
D. Con người.

30) Để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức, con người cần căn cứ vào đâu?
A. Kinh nghiệm.
B. Niềm tin.
C. Nhận thức lý tính.
D. Thực tiễn.
31) Các phát minh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX cung cấp
cơ sở khoa học nào cho quan điểm phát triển?
A. Phát triển phép biện chứng tự phát.
B. Phát triển phương pháp tư duy siêu hình.
C. Phát triển tư duy biện chứng tách khỏi tính tự phát thời cổ đại và thoát khỏi cái
vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm.
D. Phát triển tính thần bí của phép biện chứng duy tâm.

32) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng “mối liên hệ giữa sự
vật này với sự vật kia, hệ thống này với hệ thống kia” là đang nói đến mối liên hệ
nào?
A. Mối liên hệ gián tiếp.
B. Mối liên hệ bên trong.
C. Mối liên hệ trực tiếp.
D. Mối liên hệ bên ngoài.

33) Vai trò của ý thức đối với vật chất trong triết học Mác - Lênin?
A. Ý thức quyết định vật chất.
B. Ý thức là sự phản ánh vật chất vào đầu óc con người.
C. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại vật chất.
D. Ý thức có trước vật chất.

34) Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp mỗi người?
A. Phương pháp luận khoa học.
B. Hiểu rõ mục đích, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
C. Hình thành thế giới quan.
D. Tất cả đều đúng.

35) Nội dung: “Sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện, mất đi, thay thế bằng sự
vật, hiện tượng khác” là đang đề cập đến quy luật nào?
A. Tất cả các quy luật.
B. Phủ định của phủ định.
C. Mâu thuẫn.
D. Lượng - chất.

36) Theo triết học Mác - Lênin, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất khi nào?
A. Khi quan hệ sản xuất tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của
lực lượng sản xuất để đưa sản xuất phát triển.
B. Khi trình độ nhận thức của con người ngày càng cao.
C. Khi lực lượng sản xuất phát triển.
D. Khi khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ.

37) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là gì?
A. Là sự thay đổi giản đơn của sự vật.
B. Không có sự phát triển.
C. Là khuynh hướng vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng.
D. Là vòng tuần hoàn khép kín.

38) Nhận định nào là đúng theo quy luật lượng - chất?
A. Chất là chỉ số các yếu tố cấu thành, quy mô, nhịp điệu biến đổi của sự vật.
B. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt thường xuyên biến đổi.
C. Lượng là mặt tương đối ổn định, chất thường xuyên biến đổi.
D. Sự thay đổi về chất diễn ra trước dẫn tới những sự thay đổi về lượng.

39) Bản chất của nhận thức là gì?


A. Quá trình phản ánh thụ động của não người.
B. Là quá trình chủ động, tích cực, sáng tạo, đi từ biết ít đến biết nhiều, từ biết
hiện tượng đến hiểu bản chất sự vật.
C. Là sự phản ánh giản đơn sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan.
D. Con người không thể nhận thức được thế giới.

40) Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật nào nói lên
cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
A. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
B. Quy luật phủ định của phủ định.
C. Quy luật mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
D. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

You might also like