You are on page 1of 15

1.

Nguồn gốc xã hội dẫn đến sự hình thành ý thức người là:
A. Hiện thực khách quan
B. Các cuộc cách mạng công nghiệp
C. Quá trình sản xuất vật chất
D. Lao động và ngôn ngữ
2. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
A. Nghiên cứu về bản nguyên của thế giới
B. Giải quyết mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại hay giữa vật chất với ý thức
C. Nghiên cứu về năng lực nhận thức của con người
D. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lịch sử xã hội loài người
3. Các trường phái cơ bản của chủ nghĩa duy tâm là:
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm hữu thần và chủ nghĩa duy tâm vô thần
C. Chủ nghĩa duy tâm tích cực và chủ nghĩa duy tâm cực đoan
D. Chủ nghĩa duy tâm lý tính và chủ nghĩa duy tâm cảm tính
4. Khái niệm dùng để chỉ sự vận động có tính kế thừa, tính đi lên và không thẳng tắp của
sự vật,
hiện tượng là:
A. Đường cong
B. Đường xoáy ốc
C. Đường giao nhau
D. Đương thẳng
5. Các hình thức thế giới quan cơ bản là:
A. Thần thoại, triết học
B. Thần thoại, tôn giáo
C. Triết học, tôn giáo
D. Thần thoại, tôn giáo, triết học
6. Triết học Mác ra đời vào lúc nào?
A. Thế kỷ XVII
B. Thế kỷ XVIII
C. Thế kỷ XIX
D. Thế kỷ XX
7. Ý nghĩa nhận thức của quy luật “lượng- chất”:
A. Quy luật lượng nhận cung cấp lý luận về phương thức cơ bản của sự vận động, phát triển.
B. Quy luật lượng nhận cung cấp lý luận về động lực của sự phát triển.
C. Quy luật lượng nhận cung cấp lý luận về tính chu kỳ của sự phát triển.
D. Quy luật lượng nhận cung cấp lý luận nguồn gốc của vận động, phát triển.
8. Lực lượng sáng tạo ra lịch sử, quyết định lịch sử là:
A. Quần chúng nhân dân lao động.
B. Các vĩ nhân, những cá nhân kiệt xuất.
C. Giai cấp thống trị xã hội.
D. Các lực lượng siêu tự nhiên.
9. Đặc trưng bản chất nhất của ý thức là:
A. Phản ánh sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
B. Khả năng tiếp nhận thông tin
C. Lưu giữ thông tin
D. Phản ánh thế giới một cách bị động
10. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, bản chất con người là:
A. a. Sản phẩm của giới tự nhiên
B. b. Hiện hữu có trước bản chất
C. c. Tổng hòa những quan hệ xã hội
D. d. Sản phẩm của tinh thần lý tính
11. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, muốn nắm bắt bản chất, khuynh hướng phát triển
của sự vật, hiện tượng cần:
A. Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự phát triển, sự tự vận động và biến đối của nó
B. Quan sát sự vật, hiện tượng để tìm ra cái chung, cái riêng
C. Phát hiện được nguyên nhân của sự phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Tổng hợp các thông tin từ hiện thực vận động của sự vật, hiện tượng
12. Theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, vật chất là gì?
A. Là thế giới các sự vật
B .Là thực tại khách quan
C. Là trực quan sinh động
D. Là thực tiễn phong phú, đa dạng
13. Trong lực lượng sản xuất nhân tố nào đóng vai trò quan trong nhất?
A. Cộng cụ lao động
B. Đối tượng lao động
C. Con người/Người lao động
D. Tư liệu lao động
14. Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ:
A. Mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã
hội.
B. Mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.
C. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động.
D. Mối quan hệ về mặt kinh tế giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất
của xã hội
15. Quan niệm nào sau đây là quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người:
A. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là sự tổng hòa những quan hệ xã hội
B. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
C. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
D. Con người là chủ thể của quá trình sản xuất ra của cải vật chất
16. Trong các yếu tố cấu thành ý thức, nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất là:
A. Tri thức
B. Tình cảm
C. Ý chí
D. Niềm tin
17. Hoạt động nào là phương thức cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa con người vơi thế giới
vật chất?
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động nghệ thuật
C. Hoạt động nghiên cứu khoa học
D. Hoạt động chính trị
18. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
A. Là trình độ phát triển của lịch sử xã hội loài người
B. Là trình độ phát triển của con người và tự nhiên.
C. Phản ánh trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.
D. Phản ánh trình độ con người chinh phục xã hội.
19. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu kinh tế xã hội trong một giai đoạn lịch
sử nhất định, bao gồm các yếu tố cơ bản:
A. Lực lượng sản xuất; Quan hệ sản xuất
B. Quan hệ sản xuất; Kiến trúc thương tầng
C. Lực lượng sản xuất; Kiến trúc thương tầng
D. Lực lượng sản xuất; Quan hệ sản xuất; Kiến trúc thương tầng
20. Vai trò của thế giới quan là gì?
A. Quy định các nguyên tắc, thái độ của con người khi nhận thức thế giới
B. Định hướng nhận thức của con người
C. Định hướng hoạt động thực tiễn của con người
D. Cả a,b,c đều đúng
21. Theo quy luật lượng - chất, khái niệm dùng để chỉ sự chuyển hóa cơ bản nhất về chất
của sự vật, hiện tượng là:
A. Lượng
B. Độ
C. Điểm nút
D. Bước nhảy
22. Hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì ?
A. Các quan điểm xã hội – chính trị.
B. Các quan điểm triết học.
C. Các quan điểm mỹ học.
D. Các quan điểm về nhà nước và pháp quyền.
23. Trong một điều kiện nhất định, mối liên hệ tất nhiên được hình thành là do nguyên
nhân nào
gây ra?
A. Nguyên nhân bên ngoài
B. Nguyên nhân bên trong
C. Nguyên nhân bản chất
D. Nguyên nhân không bản chất
24. Trong các hoạt động sản xuất phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người,
thì hoạt động nào giữ vị trí quan trọng nhất?
A. Sản xuất vật chất
B. Sản xuất tinh thần
C. Sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp
D. Sản xuất ra chính bản thân con người
25. Các bộ phận cấu thành phương thức sản xuất bao gồm:
A. Người lao động và phương pháp lao động
B. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
C. Lực lượng sản xuất và lực lượng lao động
D. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
26. Nguyên nhân trực tiếp sản sinh ra giai cấp là?
A. Do sự chênh lệch về của cải.
B. Do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
C. Do chế độ phụ quyền.
D. Do chiến tranh giữa các bộ tộc.
27. Điểm tích cực nổi bật trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ
cổ đại
là:
A. Xuất phát từ ý muốn khách quan
B. Xuất phát từ tư duy.
C. Xuất phát từ ý thức
D. Xuất phát từ thế giới vật chất, từ kinh nghiệm thực tiễn để khái quát quan niệm về vật chất.
28. Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:
A. Thực tiễn kinh tế và lao động
B. Lao động và ngôn ngữ.
C. Lao động trí óc và lao động chân tay.
D. Lao động và nghiên cứu khoa học
29. Chọn đáp án đúng nhất. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất của ý
thức?
A. Bản chất của ý thức con người là sự sáng tạo.
B. Là sự phản ánh năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
C. Ý thức mang bản chất trực giác
D. Ý thức có bản chất là tư duy.
30. Quan điểm nào là của Chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất.
B. Vật chất và ý thức là hai lĩnh vực riêng biệt không cái nào liên quan đến cái nào.
C. Vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
D. Vật chất và ý thức không cái nào quyết định cái nào.
31. Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:
A. Phát huy tính năng động chủ quan.
B. Xuất phát từ thực tế khách quan.
C. Cả A và B
D. Không có phương án đúng
32. Thuyết bất khả tri là gì?
A. Là lý thuyết phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan
B. Là lý thuyết bàn về sự tồn tại của thế giới
C. Là học thuyết phủ nhận khả năng nhận thức của con người
D. Là học thuyết thừa nhận khả năng nhận thức của con người
33. Đâu là nguồn gốc của sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
B. Sự chi phối của các thế lực siêu nhiên
C. Khả năng cải biến thế giới khách quan của con người
D. Sự tích lũy về lượng của sự vật
34. Đặc điểm chung của quan niệm về vật chất ở thời cổ đại là gì?
A. Đồng nhất vật chất nói chung với thế giới tự nhiên và xem chúng là khởi nguyên của thế giới.
B. Đồng nhất vật chất nói chung với một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên
của thế
giới.
C. Đồng nhất vật chất với khối lượng và xem chúng là khởi nguyên của thế giới.
D. Đồng nhất vật chất với ý thức và xem chúng là khởi nguyên của thế giới.
35. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ giữa các sự vật có
những tính chất gì?
A. Tính ngẫu nhiên, chủ quan.
B. Không có tính phổ biến và đa dạng.
C. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng.
D. Tính phổ biến, tính ngẫu nhiên, chủ quan.
36. Hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là:
A. Nguyên lý cung - cầu và nguyên lý liên hệ
B. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
C. Nguyên lý lượng - chất và nguyên lý phủ định
D. Nguyên lý thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
37. Đặc trưng của hình thái ý thức – xã hội triết học trong xã hội có giai cấp là gì?
A. Tính giai cấp.
B. Không có tính giai cấp.
C. Là một phần của kiến trúc thượng tầng
D. Thế giới quan
38. Yếu tố nào trong lực lượng sản xuất được ví như là yếu tố vật chất “trung gian”,
“truyền dẫn” giữa người lao động và đối tượng lao động?
A. Khoa học – công nghệ
B. Đối tượng lao động
C. Công cụ lao động
D. Nhà xưởng, kho chứa, bến bãi
39. Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm:
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
B. Cơ sở kinh tế và thể chế nhà nước.
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
D. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
40. Khái niệm trung tâm mà Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm nào?
A. Phạm trù triết học.
B. Thực tại khách quan.
C. Cảm giác
D. Phản ánh
41. Đâu là nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách mạng xã hội?
A. Mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu.
B. Quần chúng lao động bị áp bức.
C. Giai cấp cầm quyền bị khủng hoảng về đường lối cai trị.
D. Quần chúng lao động bị áp bức nặng nề.
42. Điều kiện để những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất là gì?
A. Sự biến đổi cấu trúc của sự vật.
B. Tích lũy về lượng đạt tới giới hạn điểm nút.
C. Sự biến đổi của lượng tương ứng với chất của sự vật.
D. Để sự phát triển diễn ra tự nhiên, khách quan
43. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm
những yếu tố nào?
A. Sự xuất hiện của con người và những phát minh khoa học – công nghệ đã hình thành nên ý
thức
người
B. Thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc đã hình thành nên ý thức người.
C. Sự xuất hiện của con người và sự hình thành bộ óc con người có năng lực phản ánh hiện thực
khách quan.
D. Hoạt động lao động và ngôn ngữ đã tác động đến sự hình thành nên ý thức người
44. Những điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức quá trình sản xuất là:
A. Tư liệu lao động và đối tượng lao động
B. Người lao động và tư liệu lao động
C. Người lao động và công cụ lao động
D. Công cụ lao động và tư liệu lao động
45. Những nhà triết học cho rằng cảm giác là tồn tại duy nhất, sản sinh ra thế giới vật chất
thì thuộc trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
46. Nguyên nhân sâu xa cho toàn bộ những biến đổi của cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng
tầng là gì?
A. Sự mâu thuẫn giữa các quan điểm, tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng
B. Nhà nước không hoàn thành tốt vai trò của nó
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
D. Sự hình thành giai cấp tiến bộ trong xã hội
47. Đâu là hình thức đặc của tri thức cũng như của ý thức xã hội?
A. Ý thức triết học
B. Ý thức chính trị
C. Ý thức pháp quyền
D. Ý thức đạo đức
48. Quan điểm nào đòi hỏi trong nhận thức sự vật, cần phải đặt nó trong một không gian,
thời gian, bối cảnh nhất định mà sự vật đó tồn tại?
A. Quan điểm toàn diện
B. Quan điểm phát triển
C. Quan điểm lịch sử- cụ thể
D. Quan điểm duy vật
49. Câu thành ngữ “Rút dây động rừng” về cơ bản phản ánh nguyên lý nào của phép biện
chứng duy vật?
A. Về mối liên hệ phổ biến
B. Về sự phát triển
C. Phủ định biện chứng
D. Mâu thuẫn biện chứng
50. Cặp phạm trù nào dưới đây không thuộc sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy
vật?
A. Bản chất và hiện tượng
B. Tất nhiên và ngẫu nhiên
C. Khả năng và hiện thực
D. Hữu hạn và vô hạn
51. Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất là:
A. Đồng nhất vật chất với thực tại khách quan
B. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
C. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể cảm tính, với thuộc tính phổ biến của vật thể.
D. Cả A và B
52. Theo triết học Mác – Lênin, vai trò của ý thức đối với vật chất là gì?
A. Ý thức sinh ra vật chất
B. Ý thức và vật chất không có mối quan hệ với nhau
C. Ý thức có vai trò quyết định đối với vật chất
D. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
53. Theo anh (chị) bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện như thế nào?
A. Chỉ căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác để định ra chiến lược và sách lược cáchmạng
B. Chỉ căn cứ vào quy luật khách quan để định ra chiến lược và sách lược cách mạng
C. Chỉ căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
D. Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan để định ra chiến lược và sách lược cách mạng
54. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm “ phương thức sản xuất” dùng để chỉ:
A. Cách thức tiến hành và quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất
định.
B. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
C. Cơ chế vận hành kinh tế trong các điều kiện cụ thể của xã hội.
D. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất với một cơ chế kinh tế nhất định.
55. Tiền đề xuất phát của quan điểm duy vật lịch sử là:
A. Con người hiện thực
B. Con người trừu tượng.
C. Con người hành động.
D. Con người tư duy.
56. Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì:
A. Suy đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
B. Suy đến cùng, ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.
C. Tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, không cái nào quyết định cái nào.
D. Tồn tại song song, không phụ thuộc nhau
57. Chọn đáp án đung nhất: Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là:
A. Động lực duy nhất của sự phát triển xã hội
B. Một trong những phương thức và động lực của sự phát triển xã hội.
C. Một trong những nguồn gốc và động lực quan trọng của mọi xã hội.
D. Một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã
hội có
sự phân hoá thành đối kháng giai cấp
58. Chọn câu trả lời đúng nhất theo khái niệm cách mạng xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch
sử: Khái niệm “cách mạng xã hội” dùng để chỉ:
A. Sự tiến bộ, tiến hoá mọi lĩnh vực trong một xã hội nhất định.
B. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác
C. Sự thay thế thể chế kinh tế này bằng một thể chế kinh tế khác.
D. Sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế – xã hội khác cao hơn.
59. Môn học nào nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy:
A. Kinh tế chính trị học Mác-Lênin
B. Chủ nghĩa xã hội khoa học
C. Triết học Mác-Lênin
D. Đạo đức học
60. Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Triết học, Nghệ thuật, Chính trị
B. Triết học, Chính trị, Tôn giáo
C. Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Không có phương án nào
61. Vai trò của Triết học Mác - Lênin là:
A. Giải thích cấu trúc của thế giới
B. Xây dựng phương pháp luận cho các khoa học
C. Thế giới quan, phương pháp luận khoa học
D. Hướng tới việc cải tạo thế giới
62. Hãy cho biết phương pháp được đề cập trong triết học Mác là phương pháp nào?
A. Phương pháp biện chứng tự phát
B. Phương pháp biện chứng duy vật
C. Phương pháp biện chứng duy tâm
D. Phương pháp siêu hình
63. Thế giới quan là gì?
A. Là thế giới quan sát được
B. Là hệ thống quan điểm của con người về thế giới
C. Là khả năng nhận thức thế giới của con người
D. Là sự hiểu biết thế giới
64. Triết học ra đời trong điều kiện nào?
A. Xã hội phân chia thành giai cấp
B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.
C. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao, xã hội phân chia thành giai cấp và
xuất
hiện tầng lớp lao động trí óc
D. Xuất hiện giai cấp tư sản
65. Chọn 1 đáp án mà anh (chị) cho là đúng: Mác và Ăngghen đã trực tiếp kế thừa di sản
tư tưởng của những nhà triết học nào để xây dựng học thuyết của mình:
A. Shenlinh và Fichter
B. Phơbách và Hêghen
C. Hium và Phơbách
D. Cantơ và Hopxo
66. Hình thức nào là hình thức vận động đa dạng, phức tạp nhất trong thế giới vật chất?
A. Vận động xã hội
B. Các phản ứng hạt nhân.
C. Sự tiến hóa các loài.
D. Cả ba đáp án trên.
67. Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Thể
hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Cả B và C
68. “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,
tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó.” Quan điểm trên thể hiện quan
điểm nào trong nhận thức?
A. Quan điểm khách quan
B. Quan điểm toàn diện
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể
D. Quan điểm phát triển
70. Phát triển là quá trình được thực hiện bởi
A. Sự tích lũy dần về lượng
B. Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật
C. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ
D. Cả A, B, C
71. Quy luật nào yêu cầu trong phát triển cần phải “kế thừa”, “chọn lọc”?
A. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật cung – cầu
72. Quan điểm triết học nào sau đây là quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
B. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
C. Vật chất và ý thức tồn tại độc lập
D. Vật chất và ý thức không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết
định
nhau.
73. Chọn đáp án đúng nhất. Theo quy luật phủ định của phủ định, khuynh hướng của phát
triển là:
A. Đi lên theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và có tính kế thừa
B. Phát triển theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và do tinh thần
thế
giới quyết định
C. Vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu
D. Đứng im, hoặc vận động đa dạng, có thể thụt lùi so với cái ban đầu
74. Xác định câu trả lời đúng nhất: Quan điểm toàn diện yêu cầu
A. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ trong quá trình
cấu
thành sự vật, hiện tượng
B. Không cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt,từng yếu tố, từng mối liên hệ trong
quá
trình cấu thành sự vật, hiện tượng.
C. Chỉ đánh giá đúng vị trí, vai trò của những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu của sự vât, hiện tượng
là đủ
D. Chỉ đánh giá bề ngoài của sự vật hiện tượng là đủ
75. Phạm trù nào sau đây là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất
A. Quy luật
B. Vận động
C. Phát triển
D. Liên hệ
76. Quan điểm sau đây là quan điểm của triết học Mác-Lênin:
A. Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục trơn tru, không có những bước quanh co phức tạp
không có mâu thuẫn
B. Sự phát triển được thực hiện bởi sự tác động của những thế lực siêu tự nhiên thần bí tôn giáo
hoặc của ý thức nói chung.
C. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Là một quá trình vận động biến đổi từ
chất cũ sang chất mới. Là kết quả của một quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong các
sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực khách quan
D. Tất cả các đáp án trên.
77. Theo quan điểm duy vật lịch sử, để giải thích đúng đắn và triệt để các hiện tượng trong
đời sống xã hội, trước tiên cần phải xuất phát từ:
A. Nền sản xuất vật chất của xã hội
B. Quan điểm chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước
C. Truyền thống văn hóa của xã hội
D. Ý chí của mọi thành viên trong cộng đồng xã hộị
78. Chính trị, pháp quyền, đạo đức là những yếu tố thuộc phạm trù nào sau đây?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Lực lượng sản xuất
D. Kiến trúc thượng tầng
79. Quan niệm của triết học Mác về con người:
A. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội
B. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là sự tổng hòa những quan hệ xã hội
C. Con người là vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử
D. Cả A, B và C
80. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy vật
B. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tự phát
C. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan
D. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng tiên nghiệm chủ quan
81. Theo Ph.Ănghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi
A. Thực tiễn lịch sử
B. Thực tiễn cách mạng
C. Sự phát triển lâu dài của khoa học.
D. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên
82. Cấp độ phát triển cao nhất của thế giới quan là:
A. Thế giới quan Thần thoại
B. Thế giới quan Tôn giáo
C. Thế giới quan Duy Vật Biện chứng
D. Thế giới quan Kinh nghiệm
83. Chọn nhận định đúng về triết học?
A. Không phải mọi triết học đều là khoa học, nhưng mỗi học thuyết triết học đều có những đóng
góp riêng cho lịch sử triết học.
B. Chỉ có triết học Mác- Lênin mới có đóng góp cho sự phát triển của triết học
C. Tất cả triết học đều là khoa học
D. Tất cả đáp án trên đều sai
84. Phương pháp siêu hình nhận thức các sự vật, hiện tượng trong trạng thái như thế nào?
A. Trong mối liên hệ với các sự vật khác và luôn luôn vận động, biến đổi
B. Trong trạng thái tĩnh lại, không có sự vận động, biến đổi
C. Trong trạng thái tách biệt, rời rạc, không có sự liên hệ với các sự vật khác
D. Cả B và C
85. Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm triết học Mác- Lênin: Cơ sở lý luận của
quan điểm phát triển là:
A. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
B. Nguyên lý về sự phát triển
C. Quy luật Lượng - chất
D. Liên hệ Nội dung - Hình thức
86. Theo quan điểm của triết học Mác, con đường biện chứng của nhận thức chân lý là:
A. Từ thực tiễn – tư duy lý luận – trực quan sinh động
B. Từ tư duy lý luận – thực tiễn – trực quan sinh động
C. Từ trực quan sinh động – tư duy trừu tượng – thực tiễn
D. Từ trực quan sinh động – thực tiễn – tư duy trừu tượng
87. Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả tồn tại như thế nào?
A. Tồn tại phụ thuộc vào thuộc tính của đối tượng
B. Tồn tại phụ thuộc vào khả năng tiên đoán của chủ thể
C. Tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng
D. Tồn tại phổ biến trong tư duy logic của chủ thể
88. Tồn tại khách quan được hiểu?
A. Là sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức của con người
B. Là sự tồn tại do một thế lực siêu nhiên chi phối
C. Là sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người
D. Tồn tại không thể nhận thức được
90. Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội là?.
A. Toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định.
B. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất tạo thành cơ sở vật chất – kỹ
thuật của xã hội
C. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất và những con người sử dụng
nó để tiến hành các hoạt động xã hội.
D. Toàn bộ những vấn đề về chính trị
90. Yếu tố nào được Mác dự báo sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
A. Khoa học
B. Đối tượng lao động
C. Công cụ lao động
D. Nhà xưởng, kho chứa, bến bãi
91. Chọn đáp án đúng nhất. Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để:
A. Giải thích đầy đủ mọi hiện tượng xã hội
B. Giải thích chính xác và đầy đủ mọi hiện tượng xã hội.
C. Xác lập phương pháp luân khoa học chung nhất để giải thích các hiện tượng xã hội.
D. Xác lập phương pháp luận chung duy nhất cho mọi quá trình nghiên cứu
92. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là chủ trương
của ai?
A. Mác
B. Ăngghen
C. Lênin
D. Hồ Chí Minh
93. Chọn đáp án đúng nhất. Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng thì:
A. Cơ sở hạ tầng độc lập với kiến trúc thượng tầng.
B. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng
C. Là quan hệ biện chứng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
D. Là quan hệ biện chứng, trong đó kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng
94. Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình thức thế giới
quan sau:
A. Triết học – Tôn giáo – Thần thoại
B. Thần thoại – Tôn giáo – Triết học
C. Thần thoại – Triết học – Tôn giáo
D. Tôn giáo – Triết học – Thần thoại
95. Tính giai cấp của triết học được thể hiện như thế nào?
A. Là sự phân chia giai cấp giữa các nhà triết học
B. Mỗi tư tưởng triết học đều thuộc về và phục vụ cho một tầng lớp nhất định trong xã hội
C. Quan điểm về giai cấp của các nhà triết học
D. Tất cả đáp án trên
96. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện là:
A. Kế thừa có phê phán những giá trị tư tưởng của nhân loại và sáng tạo nên triết học duy vật
mới – Triết học duy vật biện chứng
B. Xác định mối quan hệ biện chứng giữa triết học và các ngành khoa học cụ thể
C. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; khẳng định tính giai cấp và tính đảng của triết học
D. Xây dựng triết học trở thành công cụ cải tạo thế giới
97. Những cống hiến của Lênin đối với triết học Mác - Ăngghen
A. Phê phán, khắc phục và chống lại những quan điểm sai lầm xuất hiện trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa như: chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác; chủ nghĩa duy tâm vật lý học, bệnh ấu trĩ tả
khuynh,..
B. Hiện thực hóa lý luận chủ nghĩa Mác bằng sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga.
C. Bổ sung và hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề như lý luận về cách mạng vô
sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản, chính sách kinh
tế mới
D. Cả A, B, C
98. Trong lịch sử triết học, phép biện chứng đã trải qua những hình thức phát triển nào?
A. Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật
B. Phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng tự phát
C. Phép biện chứng tự phát và phép biện chứng tự giác
D. Cả B và C
100. Chọn đáp án đúng nhất. Chủ nghĩa duy vậy lịch sử?
A. Là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào giải quyết các vấn đề của xã
hội, lịch sử loài người
B. Là những học thuyết nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật
C. Là sự vận dụng các quan điểm, phương pháp của khoa học lịch sử vào nghiên cứu các vấn đề
triết học
D. Là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật vào nghiên cứu các vấn đề xã hội, lịch sử
loài người
101. Xét về nguồn gốc nhận thức, triết học chỉ ra đời khi:
A. Con người đã tích lũy được một lượng tri thức nhất định về thế giới
B. Con người có nhu cầu giải thích một cách khái quát về thế giới
C. Con người hình thành, phát triển tư duy trừu tượng, có năng lực khái quát
D. Cả A, B, C

CÂU HỎI NGẮN


1. Triết học Mác ra đời vào lúc nào?
Những năm 40 của thế kỷ XIX
2. Theo lý luận về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, muốn thay đổi hay loại bỏ kết quả
thì phải làm gì?
Thay đổi hay loại bỏ nguyên nhân sinh ra kết quả
3. Giữa vật chất và ý thức đâu là yếu tố quyết định theo triết học Mác - Lênin?
Vật chất
4. Mối liên hệ tất nhiên diễn ra do sự chi phối của nguyên nhân bên trong hay nguyên nhân
bên ngoài?
Nguyên nhân bên trong
5. Những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
Người lao động và tư liệu sản xuất
6. Trình bày nguyên nhân hình thành giai cấp.
Sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời giai cấp
7. Trình bày nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên: Bộ não người cùng quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não người
Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ
8. Thế nào là “quan điểm toàn diện”?
Là quan điểm yêu cầu khi xem xét sự vật, hiện tượng cần xét tới toàn bộ các mối liên hệ bên
trong lẫn mối liên hệ giữa sự vật với sự vật.
9. Các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất.
Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất
Quan hệ về quản lý, tổ chức sản xuất
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
10. Vấn đề cơ bản của triêt học là vấn đề gì?
Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, tư duy với tồn tại
11. Bản chất của ý thức là gì?
Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, có thể phản ánh năng động, sáng tạo thế
giới khách quan và ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội.
12. Trong các yếu tố cấu thành của ý thức (tri thức, tình cảm, niềm tin, ...) thì yếu tố nào là
quan trọng nhất?
Tri thức
13. Trong xã hội có giai cấp, yếu tố nào là quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng?
Nhà nước
14. Triết học Mác quan niệm về phát triển như thế nào?
Phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên, từ thấp tới cao, từ chất cũ sang chất mới. Là
quá trình có tính kế thừa cái cũ hợp lý trong tiến trình vận động.
15. Xu hướng của phát triển diễn ra như thế nào?
Vận động theo hướng đi lên, từ thấp tới cao, từ chất cũ sang chất mới, có tính kế thừa cái cũ hợp
lý trong tiến trình vận động.
16. Trong lượng sản xuất, nhân tố nào giữ vai trò quyết định
Người lao động
17. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm nào?
Tính lạc hậu
Tính vượt trước
Tính kế thừa
Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội
18. Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Tính kế thừa, tính khách quan và tính tự thân
19. Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật nào chỉ ra nguyên
nhân và động lực của sự vận động, phát triển?
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
20. Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật nào chỉ ra cách thức
của quá trình phát triển?
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
21. Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật nào chỉ ra khuynh
hướng của quá trình phát triển?
Quy luật phủ định của phủ định
22. Trong quan hệ giữa LLSX và QHSX thì yếu tố nào quyết định?
Lực lượng sản xuất
23. Nêu rõ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học.
CNDV: Vật chất có trước, ý thức có sau
CNDT: Ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất
24. Nêu tên những nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Mác - Lênin.
C.Mác; Ph.Ănghen; V.I.Lênin
25. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Thực tiễn là cơ sở, động lực và là mục đích của nhận thức.
26. Các chức năng của triết học?
Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận
27. Bản chất đặc biệt nhất của ý thức là gì?
Khả năng sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
28. Làm rõ vai trò của tri thức trong kết cấu của ý thức?
Tri thức là nhân tố quan trọng nhất trong kết cấu của ý thức

TỰ LUẬN
1. Làm rõ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện và rút ra bài học
Nguyên tắc toàn diện
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của
sự vật và trong sự tác động qua lại giữ sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và
hành động đúng với thực tiễn khách quan.
- Xem xét được sự vật từ nhiều góc độ, từ nhiều phương diện. Xác định được những mối
liên hệ cơ bản, không cơ bản để xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối
quan hệ từ đó phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
- Kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử - cụ thể nhằm đánh giá đúng sự vật,
hiện tượng trong tính đặc thù của nó cũng như hoàn cảnh hình thành, phát triển sự vật, hiện
tượng.
Bài học: Tự soạn
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận/bài
học

Vật chất quyết định ý thức


- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
- Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức
Tính độc lập tương đối của ý thức và sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
- Ý thức có thể thay đổi nhanh hoặc chậm hơn so với hiện thực khách quan.
- Bằng năng lực sáng tạo, y thức thông qua hoạt động thực tiễn có thể làm biến đổi điều kiện,
hoàn cảnh vật chất.
Rút ra bài học: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế
khách quan, tôn trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan. Nghĩa là phải nắm vững nguyên tắc khách quan, tránh chủ quan duy ý chính. Biết
phát huy tính sáng tạo của ý thức và bằng hoạt động thực tiễn để thay đổi tích cực điều kiện,
hoàn cảnh vật chất.
3. Trình bày nội dung cơ bản Nguyên lý phát triển và rút ra ý nghĩa phương pháp luận
* Nội dung: Phát triển là trạng thái phổ biến, khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Nguyên nhân và động lực của sự vận động, phát triển: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
+ Cách thức của quá trình phát triển: Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Khuynh hướng của quá trình phát triển: Đi lên theo đường “xoáy trôn ốc”, thông qua 2 lần phủ
định cái mới ra đời trên tinh thần kế thừa yếu tố hợp lý của cái cũ.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Xem xét sự vật và hiện tượng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, luôn đặt sự vật, hiện
tượng theo khuynh hướng đi lên.
- Phát triển là quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận, nghịch, đầy mâu thuẫn vì vậy, phải nhận
thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai
đoạn khác nhau.
- Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
4. Làm rõ tính vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Làm rõ biểu hiện tính
vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu khoa
học và dự báo khoa học
Tính vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
- Ý thức xã hội có khả năng phản ánh những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của
tồn tại xã hội nên trong những điều kiện nhất định ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Sự vượt trước của ý thức xã hội thường thể hiện qua những tư tưởng khoa học, những dự báo
khoa học.
- Dự báo khoa học là biểu hiện của tính vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội bởi vì
dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ
sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Bằng thống kê, phân tích, đánh giá từ đó
phát hiện ra quy luật, bản chất… các nhà khoa học sẽ đưa ra những dự báo trên nhiều lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường….
Ví dụ về các dự báo: Tự làm

You might also like