You are on page 1of 6

Bài kiểm tra triết số 3

1.Sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng thông qua các giác
quan của con người gọi là:
a. Suy lý (suy luận)
b. Phán đoán
c. Cảm giác
d. Khái niệm
2.Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc:
a. Gần gũi với sự vật, hiện tượng
b. Gián tiếp với sự vật, hiện tượng
c. Trực tiếp với sự vật, hiện tượng
d. Gần sát sự vật và hiện tượng
3.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra tính
đúng đắn của chân lý là:
a. Thực tiễn
b. Lợi ích
c. Quy tắc logic
d. Sự thừa nhận của đa số
4.Tri thức của con người về thế giới khách quan có nội dung phù hợp với thế giới
đó và đã được thực tiễn kiểm nghiệm gọi là:
a. Chân lý
b. Biện chứng
c. Thực tiễn
d. Vận động
5.Giai đoạn nhận thức phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
được gọi là:
a. Tư duy trừu tượng;
b. Hiện thực khách quan,
c. Nhận thức lý tính;
d. Trực quan sinh động;
6.Hình thức hoạt động cơ bản nhất, quyết định các hình thức khác của thực tiễn là:
a. Hoạt động sản xuất xã hội.
b. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học
c. Hoạt động sản xuất vật chất
d. Hoạt động chính trị xã hội.
7.Thực tiễn là cơ sở, là động lực là mục đích của:
a. Nhận thức;
b. Chân lý
c. Con người;
d. Cuộc sống
8.Trường phái triết học cho rằng nhận thức là "sự hồi tưởng" của linh hồn về thế
giới ý niệm:
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
9."Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại
khách quan" là luận điểm của
a. Phoi-ơ-bắc
b. C.Mác
c. V.I.Lênin
d. Hêghen
10.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, yêu cầu khách quan của sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người là:
a. Đấu tranh giai cấp
b. Cách mạng xã hội
c. Sản xuất vật chất
d. Sự thay thế Nhà nước
11.Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở:
a. Hiểu biết của con người trong lao động
b. Ứng dụng khoa học vào sản xuất.
c. Công cụ lao động và người lao động
d. Tổ chức và phân công lao động xã hội.
12.Sự phản ánh một cách trọn vẹn các sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan
của con người được gọi là:
a. Suy lý (suy luận)
b. Tri giác
c. Phán đoán
d. Khái niệm
13.Quan hệ sản xuất là:
a. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
b. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng
hàng hoá
c. Quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội
d. Quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội
14.Phương thức sản xuất là sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất và
a. Kiến trúc thượng tầng
b. Tư liệu sản xuất
c. Cơ sở hạ tầng
d. Lực lượng sản xuất
15.Trong một phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất gọi là mặt:
a. Tự nhiên
b. Xã hội
c. Lịch sử
d. Cụ thể
16.Trong lực lượng sản xuất, yếu tố được coi là phản ánh rõ nhất trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất là:
a. Công cụ lao động
b. Người lao động
c. Tư liệu sản xuất
d. Đối tượng lao động
17.Một trong những quan hệ sản xuất được xem là quan trọng nhất, mang tính
quyết định là:
a. Quan hệ về mặt sở hữu tư liệu sản xuất
b. Quan hệ về mặt tổ chức sản xuất
c. Quan hệ về quản lý sản xuất
d. Quan hệ về phân phối sản phẩm làm ra
18.Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi đó
bao giờ cũng bắt đầu từ:
a. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất
b. Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất
c. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
d. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất
19.Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là:
a. Làm chính trị
b. Làm khoa học
c. Sản xuất của cải vật vất
d. Sản xuất ra đời sống tinh thần
20.Nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại là:
a. Quan hệ sản xuất
b. Của cải vật chất
c. Lực lượng sản xuất
d. Phương thức sản xuất ra
21.Một trong những mặt biểu hiện của quan hệ sản xuất là quan hệ:
a. Vật chất
b. Về mặt lao động
c. Phân phối sản phẩm
d. Pháp luật
22.Lực lượng sản xuất bao gồm:
a. Công cụ lao động và tư liệu lao động
b. Đối tượng lao động và tư liệu lao động
c. Người lao động, tư liệu sản xuất
d. Con người và công cụ lao động
24.Trong một phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất gọi là mặt:
a. Lịch sử
b. Tự nhiên
c. Xã hội
d. Cụ thể
23.Hình ảnh được lưu giữ trong chủ thể khi không còn sự vật, hiện tượng hiện diện
trực tiếp trước chủ thể được gọi là:
a. Khái niệm
b. Phán đoán
c. Biểu tượng
d. Suy lý (suy luận)
25.Hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh một cách tương đối đầy đủ và có hệ
thống về bản chất, quy luật của đối tượng và thường được biểu đạt bằng ngôn ngữ
dưới dạng những thuật ngữ gọi là:
a. Phán đoán
b. Biểu tượng
c. Khái niệm
d. Suy lý (suy luận)
26.Sự liên hệ giữa các khái niệm theo một quy tắc xác định mà chúng ta có thể xác
định được trị số logic của nó gọi là:
a. Phán đoán
b. Suy lý (suy luận)
c. Khái niệm
d. Biểu tượng
27.Một thao tác của tư duy để đi đến những tri thức mới từ những tri thức đã có gọi
là:
a. Phán đoán
b. Biểu tượng
c. Khái niệm
d. Suy lý (suy luận)
28.Một trong những hình thức cơ bản của thực tiễn là hoạt động:
a. Nghiên cứu khoa học
b. Sáng tạo tinh thần
c. Sản xuất con người
d. Sản xuất vật chất
29.“Chân lý tuy là những nhận thức của con người nhưng nội dung không lệ thuộc
vào con người”, quan điểm trên thể hiện tính chất nào của chân lý:
a. Tính tương đối
b. Tính cụ thể
c. Tính tuyệt đối
d. Tính khách quan
30.Giai đoạn nhận thức phản ánh cái bên ngoài, của sự vật, hiện tượng mà chưa
thấy được bản chất bên trong, được gọi là:
a. Tư duy trừu tượng
b. Trực quan sinh động
c. Hiện thực khách quan
d. Nhận thức lý tính

You might also like