You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


========00========

TIỂU LUẬN VIẾT TIẾNG VIỆT

ĐỀ TÀI: VIẾT MỘT BÀI LUẬN PHÊ BÌNH VỀ MỘT BỘ PHIM


CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN, CHỌN MỘT YẾU TỐ KHÁCH QUAN, ẤN
TƯỢNG MÀ NHÓM THẤY TÂM ĐẮC NHẤT.
“ ĐIỀU KỲ DIỆU Ở PHÒNG GIAM SỐ 7”

Họ và tên sinh viên:


1. Võ Thị Thùy Dung: 28206224280 ( Nhóm trưởng )
2. Bùi Văn Tùng: 28216851613
3. Mai Hoàng Ngọc Ánh: 28206601574
4. Nguyễn Mai Thủy: 28206805747
5. Huỳnh Hồ Thảo Ny: 28216801886
6. Phạm Thị Hồng Nhụy: 28216805039
7. Nguyễn Ngọc Hương: 28206801174
8. Võ Trần Nhật Hoàng:
9. Trịnh Minh Ánh:
10. Ngô Thị Kim Thư: 28208003404
11. Lê Hồng Oanh: 28206804598

Nhóm 6
Lớp: COM 142 FJ
Giáo viên hướng dẫn: Văn Thị Huyền

Đà Nẵng, ngày 1 tháng 6 năm 2023

1
LỜI CẢM ƠN !

Thành công không chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhiều người khác. Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường
đại học, chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô,
gia đình và bạn bè.

Nhóm 6 chúng em xin gửi đến quý thầy cô khoa Khoa học xã hội & nhân văn
- Trường đại học Duy Tân đã nhiệt tình trong việc truyền đạt vốn kiến thức
quý báu và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian học tập tại trường. Em
xin chân thành cảm ơn cô Văn Thị Huyền đã tận tâm, chỉ bảo chúng em qua
từng buổi học trên lớp cũng như những cách sao cho hay, truyền đạt lại sao
cho hấp dẫn người đọc.

Bài luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn cùng lớp để bài luận này được hoàn
thiện về mặt nội dung và hình thức chỉnh chu nhất có thể.
Lời sau cùng, nhóm 6 chúng em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Khoa
học xã hội và nhân văn sức khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt chúng em
trưởng thành.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc tuy là hai nước thuộc khu vực Châu Á nhưng lại
không phải là hai nước “ núi liền núi, sông liền sông”, tuy Việt Nam thuộc
khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc thuộc khu vực Đông Bắc Á nhưng do
những vấn đề lịch sử để lại, trong thời gian còn chiến tranh khắc nghiệt đặc
biệt trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng miền Nam, giao lưu văn học Việt Nam và
Hàn Quốc đã có bước biến đáng kể. Một số tác phẩm ở Hàn Quốc được đem
đến bạn đọc Việt Nam và nhanh chóng chiếm lấy được sự hâm mộ.
Điện ảnh, âm nhạc, giới K-Pop của Hàn dậy sóng ở Việt Nam khá phổ biến và
mạnh mẽ và lan rộng phủ khắp, có lẽ văn học Hàn thì còn có phần hạn chế, đa
số chỉ xuất hiện trong các bộ môn đào tạo chuyên nghành trong trường đại
học hoặc những tác phẩm chỉ được biết đến qua những con người đam mê văn
học chứ không phải phổ biến vói hầu hết người dân ở Việt Nam, vì thế có
nhiều cách nhìn phiến diện và chủ quan về nền văn học Hàn do các công cuộc
nghiên cứu và tìm hiểu ở nước ta chưa chuyên sâu.
Hàn Quốc có một nền giáo dục rất tốt và giàu tính nhân văn. Họ chú trọng đến
việc nuôi dưỡng, rèn luyện bản thân trở thành người tốt đẹp. Họ coi trọng gia
đình và coi gia đình là nền tảng của xã hội. Bên cạnh đó, họ gieo những
nguyên tắc, cử chỉ và suy nghĩ vào những đứa trẻ đang chập chứng lớn và tạo
ra cho chúng có một nền tảng giáo dục vững vàng để trang bị cho tương lai.
Ngoài ra, họ lấy cả tình thương người, trái tim nhân đạo của mình làm giá trọ
của sự cao cả, làm cái móng cho sự hình thàn nhân cách đặc trưng của người
Hàn là tao nhã, lịch thiệp và giàu tình cảm. Đó cũng là lí do nhóm 6 chúng em
chọn đề tài nghiên cứu tác phẩm “ Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” để tìm
hiểu những bài học mà người Hàn dạy cách đối nhân xử thế, cách xử xự đáng
có trong một con người thông qua tác phẩm của họ. Hy vọng với đề tài này,
chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nền văn hóa cũng như
văn học Hàn Quốc. Qua đó sẽ thấy được những đóng góp, ảnh hưởng to lớn
của nền văn học đối với nước họ nói chung và cả nền văn học thế giới nói
riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Paek Lee Jeong là một nhà văn rất quen thuộc ở Hàn Quốc, nổi tiếng với
nhiều tác phẩm trong đó có “ Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7”, cuốn tiểu
thuyết được chuyển thể thành phim, được giới chuyên môn đánh giá cao là bộ
phim điện ảnh Hàn Quốc hay nhất năm 2013 nhờ cốt truyện cảm động và
thấm đẫm tính nhân văn. Bộ phim sau 32 ngày công chiếu đã trở thành bộ
phim thứ 8 ở Hàn Quốc đạt mốc 10 triệu lượt xem. Với một nội dung đầy tính
nhân văn cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hài hước và sự xúc động.
Phòng giam đặc biệt đã “ gây bão” các phòng công chiếu Hàn Quốc. Đây là
bộ phim thuộc thể loại hài, lãng mạn duy nhất đạt trên 10 triệu lượt xem trong
vòng 13 năm trở lại đây tại Hàn.
Bộ phim sau 32 ngày công chiếu đã trở thành bộ phim thứ 8 ở Hàn Quốc đạt
mốc 10 triệu lượt xem ( sau các tác phẩm phim Silmido, Sóng thần ở
Haeundae, Brotherhood of war, Kinh and the Clown, Gwang hae, Siêu trộm
3
và Quái vật sông Hàn). Thông qua hình ảnh tường thuật lại trên câu chuyện
dưới những dòng suy nghĩ của người con gái Je Seung đã tạo nên một tình
phụ tử quá đỗi tuyệt vời cộng thêm những tình cảm, tình thương và tình người
của các nhân vật trong tác phẩm. Từ câu chuyện đơn giản này, Pack Lee
Jeong đã trau chuốt câu chuyện của ông không quá cao siêu, không thần thoại,
chẳng anh hùng cũng chẳng tình yêu sướt mướt mà câu chuyện lại hướng độc
giả đến thứ tình cảm bình dị nhất mà vô cùng kỳ diệu: Tình phụ tử
Vì muốn độc gỉa Việt Nam có cái nhìn sâu sắc và hiểu sâu thêm về sự phát
triển của văn học cũng như văn hóa Hàn Quốc, nhóm 6 đã bắt đầu đi sâu vào
tìm hiểu tác phẩm “ Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” của Pack Lee Joeng. Lẽ
vì sao, chỉ vì cái tình phụ tử quá đổi quen thuộc và gần gũi với mọi người mà
lấy đi nước mắt của hàng triệu người dễ dàng và đưa đến cho những ai chạm
đến câu chuyện ấy một tình cảm tột đột, một cảm giác bình thường nhưng lại
rất phi thường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập truyện “ Điều kì diệu ở phòng giam số 7”
- Phạm vi nghiên cứu: Tính nhân văn trong tác phẩm “ Điều kì diệu ở phòng
giam số 7” của Pack Jee Jeong.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tiểu luận này, nhóm 6 đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích-tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu-so sánh
- Phương pháp thống kê
Ngoài ra còn sử dụng những lý thuyết của lí luận văn học để thực hiện nghiên
cứu đề tàu này.
5. Bố cục niên luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung sẽ nói
sâu hơn về tính nhân văn của tác phẩm.

4
PHẦN NỘI DUNG
Nhà văn Pack Lee Jeong tuy chưa nổi tiếng và có nhiều lượng tác phẩm cho
bạn đọc nhưng ông ta lại rất tài khi lấy đi giọt nước mắt của ngàn người với
cách xây dựng một câu chuyện cổ tích không hư cấu, không bóng bẫy, khong
trau chuốt mà thay vào đó là câu chữ chân thật, hình ảnh gần gũi và cách xây
dựng tình huống truyện kịch tính và nhân vật đa sầu, đa cảm xúc, giàu tình
cảm tính nhân văn. Năm 2013, điện ảnh Hàn Quốc cho ra mắt bộ phim “ Điều
kì diệu ở phòng giam số 7” ( Miracle in cell no.7 ) bởi đạo diễn Lee Hwan-
kyung cùng với sự tham gia của những diễn viên như Ryu Seung-ryong, Kal
So-won và Park Shin-hye. Bộ phim là một câu chuyện ấm áp dành cho gia
đình, kể về một người đàn ông tâm thần không ổn định bị kết tội oan là sát
nhân và phải ở tù, anh ta đã xây dựng tình bạn với những tên tội phạm vô cảm
trong phòng giam của ông, và ngược lại họ giúp ông gặp lại con gái mình
bằng cách lén lút đưa cô bé vào tù. Với 127 phút, bộ phim đã lột tả được tình
cha con thiêng liêng, bất kì trái tim nào cũng có thể cảm hoá và lên án sự tàn
bạo của người có quyền thế đã thẳng tay cướp mất người cha của cô bé. Bộ
phim là câu chuyện cảm động về người cha chậm phát triển Lee Yong-gu và
người con gái của anh là Ye-seung. Sau khi bị kết án oan, anh bị đưa vào chờ
ngày hành hình, cũng chính là lúc phép màu xuất hiện, minh chứng cho tình
cha con thiêng liêng và tình bạn cảm động. Những phép màu ấy không phải
do đấng siêu nhiên ban phát, mà do chính những con người ở đáy xã hội tạo
ra, giữa đời thường. Ba yếu tố được cho là tâm đắc nhất của bộ phim đó là:
tình cha con, sự cảm hóa, và lên án chính quyền công lý không thể chiến
thắng được quyền lực.
Trung tâm của phim điện ảnh này là ông bố Yong Goo, người bố bị thiểu
năng trí tuệ những có tâm lòng yêu thương vô bờ bến đối với người con gái
mình -Yesung. Hai con người không có ước mơ cao sang chỉ mong có thể bên
nhau hàng ngày, nương tựa vào nhau, như nắng và trời mà sống. Đạo diễn đã
phải đặt tình yêu của hai cha con vào hoàn cảnh éo leo, kho người cha bị oan
đối mặt với án tử hình đang chấp hành án gặp lại đứa con của mình đang ở
trong tù. Phía Lee Yong-go, anh sẵn sàng nhận tội oan chỉ để con gái anh
được an toàn. Đó là khi uỷ viên cảnh sát đe doạ Yong-go rằng: “ Hãy chấp
nhận tội trạng của mình đi. Nếu không thì con gái của cậu, tôi đã biến con bé
giống ý như thế.” Đã khiến Yong-go cúi đầu nhận lỗi không phải do mình làm
ra, để đổi lại sự an toàn cho Ye- seung và rồi nhận án tử hình. Nói cách khác,
anh đã dùng tính mạng của mình để đổi lại sự bình an cho cô con gái nhỏ của
anh. Đây là hành động cao cả, là tình cha con cảm động lòng người. Ở thế
giới hiện thực, không ít người cha sẵn sàng hi sinh bản thân vì con cái, điều
này cho thấy bộ phim đi sát với thực tế, lột tả được cái đẹp, cái cao cả của
tình cha. Có thể nói sự xuất hiện của cô bé trong nhà giam như ánh dương
sưởi ấn lại những trái tim nơi đây. Đặc biệt, tình yêu thương của Yong Goo
5
dành cho đứa con gái vô cùng to lớn. Sự chân thành của người đàn ông này đã
lay động toàn bộ trại gian từ những kẻ phạm tội- thành phần vô cảm, tàn nhẫn
nhất xã hội đến cai ngục - những người có thành kiến, ác cảm to tát với những
tên tội phạm.
Lúc đầu, phòng giam số 7, nơi giam giữ Yong-go là nơi “lạnh lẽo” bởi đây
là phòng giam khắc nghiệt nhất trong một nhà tù an ninh tối đa. Ban đầu,
Yong-goo bị những người đàn ông khác đánh đập và đối xử tệ khi vào tù với
tội danh sát hại và quấy rối một đứa trẻ. Người đứng đầu nhà tù-Jang Min-
Hwan cũng đối xử với Yong-goo rất hà khắc vì tội trạng của anh. Nhưng rồi
vì lòng tốt của mình, Yong-goo đã cảm hoá được họ, khiến cho họ có một cái
nhìn khác về anh. Điều này được thể hiện trong lúc Yong-goo cứu So Yang-
ho khỏi sự tấn công của băng nhóm đối thủ và rồi Yang-ho đã lén gửi Ye-
seung vào phòng giam số 7 giúp cho cha con họ có được đoàn tụ với nhau,
cũng khiến cho những người đàn ông còn lại trong phòng giam có thiện cảm
với Yong-go. Họ giúp Yong-go luyện tập cho phiên toà của anh. Và cả Min-
hwan cũng đã thay đổi khi được Yong-go cứu trong trận hoả hoạn, nhận ra
rằng Yong-go bị oan. Anh ta nhận chăm sóc cho Ye-seung và cho phép cô ấy
đến thăm cha cô mỗi buổi chiều. Có thể thấy, nơi đen tối như ngục tù vẫn tồn
tại cái gọi là tình người, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy sự ấm áp của người với
người, giữa những người ban đầu vốn xa lạ, giữa những người ban đầu được
xem là thù địch của nhau. Sự thiện lương và lòng nhân hậu sẽ giúp cho con
người xích lại gần nhau hơn. Bộ phim như một cơn mưa rào giữa ngày hè
nóng bức, một điểm sángcủa lòng nhân ái của loài người nói chung và tình
phụ tử nói riêng giữa bốn bề đen tối, ngập tràn mưu mô, thủ đoạn, thù hận của
người với người. Mỗi người khi xem phim đều thích thú đón nhận những cơn
mưa này bởi những rung độn mát dịu, những tiếng cười sảng khoái mà nó
mang đến như hạ nhiệt khao khát tình người đang cháy rực trong chúng ta bấy
lâu nay. Người xem khó lòng kìm được nước mắt trước phân đoạn con gái
nhỏ lạy cha trong ngày sinh nhật của mình: “ Cảm ơn ba đã mang con đến với
thế giới này, ...Cảm ơn con vì đã là con gái của ba, con là món quà duy nhất
mà thượng đế ban tặng trong cuộc đời của ba”. Bên cạnh đó, người xem cũng
ấn tượng mạnh với tình bạn nơi ngục tối. Những con người đã phạm sai lầm
trong quá khứ, phạm nhũng tội không thể tha thứ nhưng điều đó không có
nghĩa là phần người trong họ đã cạn kiệt. Có thể thấy, họ đều là những người
đã từng lầm lỡ trong cuộc đời. Thế nhưng, lương tâm và lòng trắc ẩn của họ
vẫn không cho phép chấn nhận kẻ mang tội ác giết trẻ em. Để rồi đến khi biết
được sự thật, họ lại đồng lòng dốc sức để giúp đỡ người cha Young-go tội
nghiệp được gặp lại con gái, cũng như giúp anh tự minh oan cho chính mình.
Những điều kì diệu đươc khắc họa thông qua hành đồng đời thương giản dị,
bình thương nhưng không tầm thường, thể hiện rõ giá trị nhân văn của tác
phẩm, là thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng.
Nỗi oan của Yong-go không tự nhiên mà có mà do chính những con người
vô nhân đạo ỷ vào quyền thế của mình mà ép buộc anh phải chịu tội oan. Điều
này được thể hiện qua tình tiết khi con gái của uỷ viên cảnh sát bị sát hại.
Cảnh sát đã không điều tra vụ án kĩ mà đã lợi dụng tinh trạng khuyết tật của
6
anh và buộc anh phải thừa nhận tội ác, trong khi bỏ qua bằng chứng miễn tội
cho anh. Đến khi anh sắp có thể minh oan cho bản thân thì uỷ viên cảnh sát lại
mang tính mạng của con gái anh ra để uy hiếp, đe doạ anh. Thật bỉ ổi, thật
đáng khinh cho người con người dựa vào thế lực của mình mà đàn áp những
số phận bé nhỏ, không có tiếng nói trong xã hội như Yong-go. Dù cho nhiều
năm sau mọi chuyện đã được rõ ràng, Yong-go đã được minh oan nhưng cha
của Ye-seung thì không còn nữa, xã hội hà khắc và chính quyền lỏng lẻo đó
đã cướp mất đi người quan trọng nhất của cô. Qua đó có thể thấy được minh
chứng “ Phòng giam số 7” là hình tượng tương trưng cho hiện thực xã hội.
Không đơn thuần là vụ án oan của một người, mà là chiếc gương phản chiếu
của một xã hội đầy rẫy nhưng bất công còn tồn tại. Một xã hội có sự phân
chia giai cấp rõ ràng, người có địa vịa và tiềnbạc được phép định đoạt cuộc
sống của những người sống ở tầng lớp thấp hơn. Ở đó, những người được
giao nhiệm vụ tìm lại công lý lại chẳng mảy may để tâm tới hai chữ “công
bằng” . Và ở đó, những người không có gì trong tay, những người cần được
xã hội giúp đỡ, lại chẳng có quyền lên tiếng như cha con Young-go. Định
kiến xã hội là thứ giết chết đi tình người và công lý. Khi mà những thẩm
phán, những vị cảnh sát là người được trao nhiệm vụ giữ gìn công lý lại điều
tra và xét xử theo ý kiến của dư luận cũng nhưsự chỉ đạo của cấp trên, sẵn
sàng giết chết những con người vô tội để thỏa mãn sự tham lam ích kỉ của
mình. Xã hội chạy theo thành tích, không có chính kiến riêng đã được khắc
họa rất rõ nét trong bộ phim, thể hiện rất rĩ qua tình tiết sự dối trá, ích kỷ, tàn
nhẫn của cảnh sát trưởng- người có cô con gái đã qua đời muốn ép Yong-go
buộc phải nhận tội để hả hê, để thỏa mãn nỗi đau mất con mà ông phải chịu
thì người kháccũng phải chịu. Quả thật, ở tác phẩm có sự đối ngôi, khi những
tù nhân mới là những kẻ đi tìm công lý, còn vị cảnh sát và thẩm phán lại là
đồng phạm giúp che giấu cái ác.
Bộ phim thật sự rất thành công trong việc xây dựng tình cảm cha con, tình
người và lên án những thế lực vô nhân tính. Lên án một xã hội bất công như
thế, nhưng bộ phim vẫn sáng ngời những giá trị nhân văn sâu sắc. Khi mọi
thứ trong cuộc sống đều quay lưng lại, phép màu vẫn xuất hiện với cha con
Yong-go. Phép màu ấy cho người ta ước mơ, tiếp thêm động lực để tiếp tục
chiến đấu. Phép màu cho thấy, dù được sinh ra như thế nào, thì ai cũng có
quyền được mơ về tương lai tốt đẹp, hay đơn giản chỉ là một cuộc sống giản
dị, bình yên. Những gì mà bộ phim mang lại cho khán giả đều như đưa từ thế
giới thực đi vào, tình cha bao la, sẵn sàng hi sinh vì con cái. Kể cả những
người tù với tội danh khét tiếng, kể cả những người ban đầu vốn ác cảm với
bạn đều có thể thay đổi suy nghĩ nhờ sự chân thành và tấm lòng của bạn.
Cuộc sống luôn có những bất công, có áp bức, có những mặt đen tối và bộ
phim đã phơi bày cái bất công, cái đen tối đó như đánh một hồi chuông cảnh
tình cho con người. Bộ phim khép lại với hình ảnh ngườicon gái trở thành luật
sư, biện hộ cho cha của mình, như một lời khẳng định dẫu hiện thực có tàn ác
nhẫn tâm, vẫn không thể nào chiến thắng được công lý thực sự. “ Điều kì
diệu ở phòng giam số 7” là bộ phim đầy ý nghĩa và sâu sắc, bộ phim phơi bày

7
rất nhiều khía cạnh của xã hội, pháp luật lúc bấy giờ, dấy lên trong lòng khán
giả nỗi day dứt không thể nào quên.

You might also like