You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIỂM TRA HKI ( Từ bài 1  bài 9)

Họ và tên: …………………………..Lớp:……
I. Phần trắc nghiệm
6 bài cô đã dạy
Bài 7: Cần nắm được
- Thực tiễn: ....hoạt động vật chất
- Nhận thức: quá trình phản ánh..........
- Vai trò: 4
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Bài 9: cần nắm được
- Vì sao con người là mục tiêu phát triển của XH

Câu 1: Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Vận động bao hàm phát triển. B. Phát triển bao hàm vận động.
C. Vận động và phát triển là một. D. Vận động đối lập với phát triển.
Câu 2: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT được coi là sự phát triển?
A. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.
B. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.
C. Vì số lượng môn học nhiều hơn.
D. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.
Câu 3: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị
trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng được gọi là gì?
A. Lượng. B. Điểm nút. C. Chất. D. Độ.
Câu 4: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng
được gọi là
A. chất. B. bước nhảy. C. độ. D. điểm nút.
Câu 5: Một xã hội vì con người phải là một xã hội mà ở đó có sự thống nhất giữa
A. văn minh và nhân đạo. B. văn minh và phát triển.
C. văn minh và văn hóa. D. công bằng và nhân văn
Câu 6: Lịch sử loài người được bắt đầu từ khi con người biết
A. làm nhà để ở.
B. sử dụng cung tên và lửa.
C. ăn chín uống sôi.
D. chế tạo ra công cụ lao động.
Câu 7: Trong các việc làm sau, đâu là việc làm vì con người?
A. Phá rừng để khai hoang. B. Khai thác rừng phòng hộ.
C. Tiêm chủng cho trẻ em. D. Vứt rác bừa bãi.
Câu 8: Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là phủ định siêu hình?
A. Hạt thóc -> gạo ăn. B. Học lớp 10 -> lớp 11
C. Quả trứng -> gà con D. Con tằm -> cái kén
Câu 9: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu
cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác được gọi là
A. chất. B. lượng. C. độ. D. điểm nút.

Trang 1/3 - Mã đề thi L132


Câu 10: Nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, tạo điều kiện và
làm tiền đề cho sự phát triển, đây là đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính kế thừa. B. Tính khách quan. C. Tính biện chứng. D. Tính tất yếu.
Câu 11: Thấy N học vất vả, ăn uống kém, gầy yếu, mẹ N đã mua một hộp thuốc bổ về cho uống.
Theo đơn chỉ dẫn chỉ uống hai viên/ngày nhưng sốt ruột với tình trạng bệnh của con, mẹ N đã yêu
cầu N uống gấp đôi (bốn viên/ngày).
Dựa trên kiến thức về lượng – chất của triết học, nếu em là N, em sẽ quyết định như thế nào
cho đúng?
A. Mình còn trẻ, uống một viên là được rồi không nên uống nhiều.
B. Uống hai viên/ngày vì uống quá liều thì công dụng của thuốc sẽ thay đổi, có thể gây biến chứng.
C. Nên theo mẹ vì mẹ đã có kinh nghiệm của người lớn mà đây là thuốc bổ nên càng uống nhiều càng tốt.
D. Uống giảm xuống ba viên/ngày vì nếu theo mẹ liều cao quá, mà theo quy định thì liều thấp quá.
Câu 12: Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của
sự vật, hiện tượng được gọi là
A. độ. B. điểm nút. C. bước nhảy. D. lượng.
Câu 13: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách
A. từ từ, thận trọng. B. quanh co, phức tạp.
C. đơn giản, thẳng tắp. D. không đồng đều.
Câu 14: Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là phủ định biện chứng?
A. Bão làm đổ nhà. B. Hạt thóc xay thành gạo.
C. Con tằm -> cái kén. D. Quả trứng -> luộc ăn.
Câu 15: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn nói về nội dung nào sau đây?
A. Sự tuần hoàn. B. Sự tiến hoá. C. Sự tăng trưởng. D. Sự phát triển.
Câu 16: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về Chất ?
A. Bông dệt vải . B. Đất làm gốm. C. Quả chanh chua. D. Vữa xây nhà.
Câu 17: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến
1083oC, đồng sẽ nóng chảy. Điểm nút trong hiện tượng trên của đồng là
A. nóng chảy. B. trạng thái rắn.
C. tại nhiệt độ 1080oC. D. tăng dần nhiệt độ.
Câu 18: Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ
A. kinh nghiệm. B. thực tiễn. C. chân lý. D. nhận thức.
Câu 19: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào không phải là hoạt động thực tiễn?
A. Bạn Hoa đang học bài. B. Công nhân đang xây nhà.
C. Mèo đang vồ chuột. D. Người nông dân trồng cấy.
Câu 20: Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cái mới ra đời phủ định cái cũ
nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn ra đời phủ định lại. Triết học gọi đó là
A. phủ định biện chứng. B. khuynh hướng phát triển.
C. phủ định siêu hình. D. phủ định của phủ định.
Câu 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “ Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu
nói thể hiện đến vai trò nào của nhận thức đối với thực tiễn?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 22: Con người là chủ thể của lịch sử nên sự phát triển của xã hội phải
A. vì con người. B. do con người.
C. là của con người. D. thuộc về con người.
Câu 23: Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động như thế nào đối với con người?
Trang 2/3 - Mã đề thi L132
A. Đặc thù. B. Đặc trưng tiêu biểu
C. Đặc trưng. D. Đặc trưng riêng.
Câu 24: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh trái đất trên vệ tinh và chứng minh
trái đất là hình cầu. Điều này thể hiện vai trò nào của nhận thức đối với thực tiễn?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
II. Phần tự luận
Học thuộc để vận dụng giải quyết tình huống nội dung sau đây
1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2. Phủ định biện chứng
3. Thế giứi quan duy vật và thế giới quan duy tâm

Trang 3/3 - Mã đề thi L132

You might also like