You are on page 1of 5

Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người

Câu 1: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:
a. di truyền.
b. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường.
c. sự lĩnh hội nền văn hoá xã hội.
d. tự nhận thức, tự giáo dục.
Câu 2: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền giữ vai trò:
a. khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước.
b. tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
c. sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc
sinh vật của cơ thể.
d. cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi.
Câu 3: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là cơ sở sinh lí thần kinh của hiện tượng
tâm lí cấp cao của người?
a. Các phản xạ có điều kiện.
b. Các phản xạ không điều kiện.
c. Các quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh.
d. Hoạt động của các trung khu thần kinh.
Câu 4: Khi vỏ não có một điểm hưng phấn và ức chế nào đó thì quá trình hưng phấn, ức
chế đó không dừng lại điểm đó mà sẽ lan tỏa xung quanh. Sau đó trong những điều kiện
bình thường chúng lại tập trung vào một nơi nhất định. Kết luận này được rút ra từ quy
luật nào của hoạt động thần kinh cấp cao?
a. Qui luật họat động theo hệ thống
b. Quy luật lan toả và tập trung .
c. Quy luật cảm ứng qua lại
d. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích:
Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lí tác động đến sinh lí?
a. Thẹn làm đỏ mặt.
b. Giận đến run người.
c. Lo lắng đến mất ngủ.
d. Cả a, b và c.
Câu 6: Hiện tượng nào cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí?
a. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.
b. Lo lắng đến phát bệnh
c. Buồn rầu làm ngừng trệ tiêu hoá.
d. Mắc cỡ làm đỏ mặt
Câu 7: Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:
a. diễn ra song song trong não.
b. đồng nhất với nhau.
c. có quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.
Câu 8: Phản xạ có điều kiện là:
a. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài để thích ứng với
môi trường luôn thay đổi.
b. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài hoặc bên trong
cơ thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
c. phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình luyện tập để
thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
d. phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích trong môi trường.
Câu 9: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động?
a. Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động trên đồ
vật cụ thể.
b. Hoạt động bao giờ cũng được tiến hành bởi một chủ thể nhất định. Chủ thể có
thể là một người hoặc nhiều người.
c. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của
chủ thể.
d. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nào đó để làm biến đổi nó hoặc
tiếp nhận nó.
Câu 10: Câu thơ: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên  đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong
sự hình thành, phát triển nhân cách?
a. Di truyền.
b. Môi trường.
c. Giáo dục.
d. Hoạt động và giao tiếp.
Câu 11: Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình
phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:
a. các hoạt động mà cá nhân tham gia.
b. những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì.
c. hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.
d. tuổi đời của cá nhân.
Câu 12: Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí của
cá nhân, điều quan trọng nhất là:
a. Tổ chức cho cá nhân tiến hành các hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự
nhiên và xã hội phù hợp.
b. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú.
c. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.
d. Cá nhân tự tổ chức quá trình tiếp nhận các tác động của môi trường sống để
hình thành cho mình các phẩm chất tâm lí mong muốn.
Câu 13: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí,
nhân cách con người là:
a. bẩm sinh di truyền.
b. gia đình.
c. hoạt động và giao tiếp.
d. giáo dục
Câu 14: Trong tâm lí học, hoạt động là:
a. phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
b. sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện
thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.
c. mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả
về phía thế giới, cả về phía con người.
d. điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.
Câu 15: Động cơ của hoạt động là:
a. đối tượng của hoạt động.
b. cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể.
c. khách thể của hoạt động.
d. bản thân quá trình hoạt động.
Câu 16: Giao tiếp là:
a. sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.
b. quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.
c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
d. Cả a, b và c.
Câu 17: Hãy cho biết trường hợp nào trong số những trường hợp sau là giao tiếp ?
1. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau.
2. Hai em học sinh đang truy bài.
3. Một em bé đang đùa giỡn với con mèo.
4. Hai vệ tinh nhân tạo phát và thu tín hiệu
5. Một HS đang gởi email cho giáo viên
6. Giáo viên đang giảng bài trên lớp
a. 1,3,4 b. 2,5,6 c. 3,4,6 d. 1,2,5
Câu 18:Loại giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự
nguyện, tự giác, được gọi là:
a. Giao tiếp ngôn ngữ.
b. Giao tiếp phi ngôn ngữ
c. Giao tiếp chính thức.
d. Giao tiếp không chính thức.
Câu 19: GT không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ấn tượng, cảm xúc mới giữa các chủ
thể. Giao tiếp thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. CN thông tin
b. CN cảm xúc
c. CN nhận thức và đánh giá lẫn nhau
d. CN điều chỉnh hành vi:
Câu 20: Trong giao tiếp mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình;
các chủ thể khác có thể nhận thức được về nhau và đánh giá lẫn nhau. Nội dung trên
thể hiện giao tiếp thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. CN thông tin
b. CN cảm xúc
c. CN nhận thức và đánh giá lẫn nhau
d. CN điều chỉnh hành vi:
Câu 21: Cấu trúc của hoạt động xét về mặt “đơn vị thao tác” bao gồm các thành tố:
a. Động cơ – Mục đích – Phương tiện.
b. Hoạt động – Hành động – Thao tác.
c. Hoạt động – Mục đích – Thao tác.
d. Hoạt động - Thao tác – Sản phẩm.
Câu 22: Cấu trúc của hoạt động xét về mặt “nội dung đối tượng” gồm các thành tố:
a. Động cơ – Mục đích – Phương tiện.
b. Hoạt động – Hành động – Thao tác.
c. Hoạt động – Mục đích – Thao tác.
d. Hoạt động - Thao tác – Sản phẩm.
Câu 23: Trong học tập tôi là phải chiếm lĩnh được các tri thức khoa học, các kĩ năng
và kĩ xảo nghề nghiệp. Điều này thể hiện đặc điểm nào của hoạt động học tập?
a. Tính đối tượng.
b. Tính chủ thể.
c. Tính khách thể
d. Tính gián tiếp
Câu 24: Giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ và giao tiếp
bằng vật chất. Sự phân chia giao tiếp thành 3 loại trên là căn cứ vào:
a. phương tiện giao tiếp
b. khoảng cách giao tiếp
c. quy cách giao tiếp
d. Cả ba câu đều đúng
Câu 25: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm
lý, ý thức con người là:
a. Giáo dục
b. Bẩm sinh di truyền
c. Môi trường
d. Hoạt động và giao tiếp

You might also like