You are on page 1of 5

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Câu 1: (3 điểm)
Hồ Hiếu Hạnh được bà con trong xóm gọi thân thương là "chim cánh cụt".  Hạnh
sinh ra thiếu đôi tay do di chứng chất độc da cam khiến Hạnh trở nên khác biệt so với bao
bạn bè. Tuy vậy, cậu không đầu hàng trước số phận. Đôi chân của cậu đã làm thay đôi
tay tất cả mọi việc. Không chỉ biết viết, biết làm việc nhà giúp ba mẹ, mà đôi chân của
chàng trai bé nhỏ này còn biết đá banh, bơi lội… Giờ đây sau những nỗ lực của mình,
cậu đã trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin như cậu hằng mơ ước và được
mời vào Google làm việc.
Câu hỏi:
1. Câu chuyện trên đề cập đến yếu tố nào chi phối tới sự hình thành phát triển tâm
lý cá nhân.
2. Với tư cách là giáo viên, bạn sẽ làm gì để giúp những học sinh có hoàn cảnh
như Hạnh vươn lên trong cuộc sống và học tập?
Câu 2: (3 điểm)
Giống một vài giáo viên khác, tôi cũng nhận dạy tại một trung tâm giáo dục thường
xuyên (GDTX). Những ngày đầu nhận dạy ở trung tâm GDTX khá vất vả bởi ở đây tập trung
khá nhiều học viên “cá biệt”. Khi tìm hiểu, tôi nhận ra rất nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
và đáng thương. Tôi nhận ra rằng có thể các em học chưa giỏi nhưng ở các em tiềm ẩn rất
nhiều tiềm năng thông qua các hoạt động tập thể (nấu ăn, tỉa hoa, làm bánh, hát nhạc…). Vì
vậy, tôi ý thức việc “gieo” cho các em niềm tin và hi vọng, tình thương và lẽ sống bên cạnh
việc “gieo” con chữ…. Và trái ngọt cũng đến, sau ba năm ra trường, giờ đây học sinh của tôi
đã trở thành người công dân có ích cho xã hội, có em làm chủ tiệm bánh, có em làm giáo viên
như tôi, có em làm chủ doanh nghiệp nhỏ…
Câu hỏi:
1. Hãy cho biết vấn đề đặt ra trong câu chuyện nói trên?
2. Phân tích việc làm của người giáo viên trong câu chuyện trên và rút ra bài học
cho bản thân?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tâm lý người có nguồn gốc từ:
a. Não người
b. Hoạt động của cá nhân
c. Thế giới khách quan
d. Giao tiếp của cá nhân
Câu 2: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng nhất?
a. Con vật không có tâm lý
b. Con vật có tâm lý nhưng ở mức độ phát triển thấp hơn so với tâm lý con người
c. Con vật cũng có tâm lý
d. Con vật và con người đều có tâm lý
Câu 3: Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh _________
a. Các thuộc tính, các mối quan hệ bề ngoài của sự vật hiện tương.
b. Các thuộc tính, các mối quan hệ bề ngoài của sự vật hiện tương khi chúng đang
trực tiếp tác động vào các giác quan.
c. Một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, khi chúng đang
trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
d. Một cách trực tiếp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng với năng lực quan sát?
a. Là hình thức tri giác cao nhất chỉ có ở con người
b. Là thuộc tính tâm lý cá nhân
c. Là khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng chủ yếu của
sự vật dù nó khó nhận thấy.
d. Là phẩm chất trí tuệ cần được giáo dục để hoạt động có kết quả cao
Câu 5: Theo N.A. Menchinxcaia, trí tuệ cá nhân bao gồm hai thành phần là ...
a. Kỹ năng về học tập và các kỹ năng trí tuệ.
b. Thói quen về sinh hoạt và hành vi xã hội.
c. Tri thức về đối tượng và các thủ thuật trí tuệ.
d. Hiểu biết về cuộc sống và trí tuệ cảm xúc.
Câu 6: “Hùng rất thích tìm hiểu khám phá các chủ đề thuộc về môn sinh học. Hùng
thường nhớ bài rất nhanh ngay ở trên lớp và nhớ rất lâu. Cuối học kỳ Hùng không hề
thấy mệt mỏi căng thẳng, không cần mất nhiều thời gian ôn tập mà kết quả kiểm tra
lần nào cũng rất cao.” Tình huống trên đề cập đến loại ghi nhớ nào?
a. Ghi nhớ có chủ định
b. Ghi nhớ không chủ định
c. Ghi nhớ máy móc
d. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 7: Điều nào không đúng với ý nghĩa của niềm tin vào năng lực bản thân đối với
việc tạo dựng động cơ trong học tập
a. Giúp học sinh có khả năng xác định mục tiêu học tập.
b. Tìm ra chiến lược ứng phó với những thất bại trong quá khứ
c. Tìm ra nguyên nhân của sự thất bại trong quá khứ (sự thiếu cố gắng hoặc thiếu
năng lực)
d. Duy trì động cơ học tập
Câu 8: Giá trị lớn nhất của hứng thú học tập là:
a. Mang lại cho học sinh sự hài lòng khi được thực hiện một hoạt động mà các em
yêu thích
b. Giúp học sinh thực hiện được một nguyện vọng của cá nhân
c. Giúp học sinh được học một môn học nào đó mà các em yêu thích
d. Mang lại nhiều niềm vui cho học sinh trong học tập nói riêng và cuộc sống nói
chung
Câu 9: Yếu tố bẩm sinh, di truyền có vai trò:
a. Quy định sự phát triển tâm lí.
b. Là điều kiện vật chất của sự phát triển tâm lí.
c. Quy định khả năng của sự phát triển tâm lí.
d. Quy định chiều hướng của sự phát triển tâm lí.
Câu 10: Nội dung của Thuyết duy cảm là:
a. Môi trường là nhân tố quyết định sự phát triển tâm lí trẻ em.
b. Tâm lí là cái có sẵn trong mỗi con người ngay từ khi sinh ra và phát triển cùng với
sự phát triển của con người.
c. Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quyết định trực tiếp quá trình phát triển,
trong đó di truyền giữ vai trò quyết định, môi trường là điều kiện.
d. Sự phát triển tâm lí là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với những đối tượng do
loài người tạo ra.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường nói “nhát gừng”, “cộc lốc” là:
a. Muốn khẳng định tính người lớn của mình trong quan hệ với những người xung
quanh.
b. Muốn che đậy sự lóng ngóng, vụng về của mình do sự thiếu cân đối của cơ thể gây
ra.
c. Do phản xạ với tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ
ngữ.
d. Sự phát triển không cân đối của cơ thể làm các em cảm thấy mệt mỏi, ngại giao
tiếp
Câu 12: Điểm nào không thể hiện tính hai mặt trong điều kiện xã hội của sự phát
triển tâm lí ở tuổi học sinh THPT?
a. Trong gia đình các em đã có nhiều vai trò và trách nhiệm như của người lớn,
nhưng các em vẫn bị phụ thuộc vào kinh tế gia đình.
b. Trong xã hội, các em đã có quyền công dân nhưng hoạt động chủ đạo của các em
vẫn là hoạt động học tập.
c. Thái độ và ứng xử của người lớn vừa khuyến khích xu hướng người lớn của các
em, vừa yêu cầu các em tuân theo các yêu cầu của cha mẹ, giáo viên.
d. Thể chất của các em đang phát triển với tốc độ và nhịp độ nhanh dần đến cân đối,
hài hòa.
Câu 13: Từ ngày được bầu làm lớp trưởng lớp 11A, Dũng luôn có suy nghĩ và tự vấn
bản thân: Hôm nay mình đã làm được việc gì tốt cho lớp? Mình cần làm gì để lớp tốt
hơn? Hiện tượng này là do:
a. Tự đánh giá bản thân của thanh niên học sinh phát triển mạnh
b. Tự ý thức của thanh niên học sinh thường xuất phát từ cuộc sống và hoạt động của
các em
c. Xu hướng cường điệu hóa trong khi tự đánh giá
d. Nhu cầu tìm hiểu và đánh giá bản thân
Câu 14: Theo các nhà khoa học, lĩnh vực tri thức được chia thành các phạm trù chủ yếu:
a. Trong các môn khoa học khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Sắp xếp theo mức độ tăng dần.
d. Liên quan mật thiết đến công nghệ học.
Câu 15: Để gia đình có ảnh hưởng giáo dục đạo đức tốt cho con em mình, gia đình
không nên làm điều nào dưới đây?
a. Ngăn cấm con em tiếp xúc với ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
b. Xác định rõ mục đích giáo dục con cái.
c. Giáo dục con ngay cả khi có mặt hay vắng mặt bố mẹ.
d. Vừa khuyên răn con em vừa nêu tấm gương tốt của bố mẹ.
Câu 16: Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành phát triển nhân
cách đó là:
a. Giáo dục
b. Hoạt động của cá nhân
c. Tác động của môi trường sống
d. Sự gương mẫu của người lớn
Câu 17: Thuộc tính nào dưới đây là của tính cách:
a. Điều lý thú là khi đọc sách Hằng thường như “nhìn thấy” các hành động của nhân
vật đang diễn ra trước mắt.
b. Khi đọc được các tình tiết hấp dẫn trong sách, Hằng thường không kìm cảm xúc
của mình, nhiều khi em hét toáng lên một mình.
c. Khi đọc bất cứ cuốn sách nào, Hằng đều ghi chép rất cẩn thận và đưa vào trong
các hồ sơ theo cách phân loại của riêng mình.
d. Nhiều tấm gương lao động say mê, quên mình của các nhà bác học đã cuốn hút, hấp
dẫn Hằng. Em thầm mong ước được trở thành người như họ.
Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng với ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ tâm lý học
đường đối với gia đình, nhà trường, và xã hội
a. Giúp cha mẹ học sinh khi họ có căng thẳng trong công việc tại cơ quan, trong cuộc
sống.
b. Kết nối giáo viên- học sinh- cha mẹ - nhà trường trong hỗ trợ tâm lý cho học sinh
c. Tư vấn cho ban giám hiệu, giáo viên về tâm lý học đường
d. Tư vấn, phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng trợ giúp tâm lý cho các em
Câu 19: Bầu không khí tâm lí xã hội trong lớp là:
a. Mối quan hệ giữa các thành viên và mức độ hoà hợp các đặc điểm tâm lý trong quan
hệ liên nhân cách của họ.
b. Trạng thái tâm lý của tập thể lớp, thể hiện sự phối hợp tâm lý và mức độ hoà hợp
tâm lý giữa các thành viên.
c. Hiện tượng tâm lý của tập thể lớp, thể hiện sự tương tác và mức độ hoà hợp giữa
các thành viên trong quan hệ liên nhân cách của họ.
d. Không gian vật lý, giúp cho các cá nhân trong môi trường lớp học có đầy đủ điều
kiện để hoạt động và tham gia các hoạt động cùng nhau.
Câu 20: Người thầy giáo có năng lực chế biến tài liệu là người:
a. Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh.
b. Biết chế biến tài liệu theo logic khoa học và lôgíc sư phạm.
c. Dự kiến các hành động học tập của học sinh và những tình huống sư phạm sẽ xảy
ra khi học sinh tiếp nhận tài liệu học tập.
d. Chủ động trong việc lựa chọn, gia công tài liệu học tập sao cho phù hợp với đặc
điểm người học.
Câu 21: Bất kỳ một tình huống có vấn đề nào cũng có tính chất chứa đựng
___________
a. Xác định chính xác đối tượng cần chiếm lĩnh.
b. Mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh.
d. Cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể.

Câu 22: Khoa học về sự học đề cập đến phương pháp tiếp cận các cơ hội học tập
___________
a. Trong các môi trường học tập khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh.
d. Cái tổng quát và các trường hợp cụ thể.
Câu 23: Các bước cơ bản để hình thành khái niệm khoa học cho học sinh bao gồm
a. Trình bày các dữ liệu và nhận biết khái niệm.
b. Kiểm tra việc tiếp thu khái niệm.
c. Phân tích các chiến lược tư duy.
d. Tất cả các bước kể trên.

Câu 24: Công nghệ học là hoạt động học tập được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ quá
trình hình thành khái niệm ___________
a. Trong các môi trường học tập khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Tác động vào người học để làm ra sản phẩm.
d. Cái tổng quát và các trường hợp cụ thể.

Câu 25: Nền giáo dục hiện đại đòi hỏi phải có một khoa học về sự học___________
a. Trong các môi trường học tập khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh.
d. Khoa học này sẽ có công nghệ học.

Câu 26: Theo các nhà khoa học, lĩnh vực tri thức được chia thành các phạm trù chủ
yếu___________
a. Trong các môn khoa học khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Sắp xếp theo mức độ tăng dần.
d. Liên quan mật thiết đến công nghệ học.

Câu 27: Các cấp độ kĩ năng tư duy bao gồm


a. Các kĩ năng tư duy bậc thấp.
b. Các kĩ năng tư duy bậc cao.
c. Các kĩ năng tư duy bậc siêu cao.
d. Tất cả các cấp độ kể trên.

Câu 28: Kiến thức ở mức “Biết” bao gồm những thông tin có tính chất chuyên biệt
mà một người học ___________
a. Học từ các môn khoa học khác nhau.
b. Liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Có thể sắp xếp theo mức độ tăng dần.
d. Có thể nhớ hay nhận ra sau khi tiếp nhận.

You might also like