You are on page 1of 2

4.

Các nhân tố tác động đến phát triển bản thân:
4.1. Nhân tố khách quan:

a) Gia đình:
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân. Thứ
nhất là về việc học tập, truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng
trong sự nghiệp học tập của mỗi cá nhân. Nếu các thành viên trong gia đình đều có
trình độ học vấn cao, chăm chỉ, quan tâm tới việc học thì theo lẽ tự nhiên mỗi cá
nhân sẽ ý thức được việc học tập, phát huy truyền thống hiếu học. Khi sống trong
một môi trường như vậy, cha mẹ sẽ quan tâm, đốc thúc con cái tập trung vào việc
học và cha mẹ cũng chính là người định hướng tương lai phát triển nhất là trong
việc chọn lựa ngành nghề. Thứ hai là việc học được các kĩ năng sống. Gia đình là
môi trường thường nhật mà gắn bó với con từ khi con chào đời và theo con suốt cả
cuộc đời. Bố mẹ là người thân thiết, luôn bên con và hiểu con nhất. Ngay từ lúc trẻ
thơ con đã được mẹ dạy về những phép lịch sự như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lễ
phép và quan trọng hơn con học được tình yêu thương ngay từ những người thân
trong gia đình. Đó là những cái đầu tiên của kỹ năng sống.

b) Các mỗi quan hệ thầy cô, bạn bè…


Một cá nhân sẽ được phát triển toàn diện khi biết tạo được mỗi quan hệ tốt đẹp.
Trước hết, nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh
tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân.Đồng thời cũng tạo môi trường học
tập tốt cho bản thân. Chúng ta cũng học được rất nhiều điều tốt từ bạn bè. Giáo
viên là người chỉ đường dẫn lối giúp ta hiểu rõ nội dung bài học. Có mối quan hệ
tốt với giáo viên giúp chúng ta có hứng thú với việc học, không còn cảm giác chán
ghét.Đồng thời, khi có quan hệ tốt với giáo viên, học sinh sẽ không có cảm giác
ngại ngùng khi nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên trong học tập. Nhờ đó mà hiệu
quả học tập tăng lên rất nhiều. Từ những mối quan hệ đó sẽ tạo ra những hiệu quả
cho việc phát triển cá nhân.

4.2. Nhân tố chủ quan

a) Sở thích:

Sở thích của bản thân là yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
bản thân. Sở thích quyết định đến sự hứng thú trong công việc của mỗi cá nhân.
Thực tế đã chứng minh, bất cứ đều sẽ làm một việc gì đó tốt nếu có niềm yêu thích
với nó. Khi không làm đc điều mình yêu thích thì đi theo đó là sự chán nản khi tiếp
xúc với bất kì công việc nào đó. Đi song song với sở thích còn là niềm đam mê với
nhưng việc làm ấy. Khi có niềm đam mê thì cá nhân mỗi người sẽ tự tạo động lực
cho chính mình để vượt qua khó khăn, thử thách. Một lần vuotwjq ua khó khăn là
một lần con người trưởng thành hơn.

b) ý thức rèn luyện, tư duy nhạy bén:


Để việc phát triển bản thân có hiệu quả, bản thân cá nhân cần có một ý thức rèn
luyện cá nhân và tư duy nhạy bén. Ý thức rèn luyện cá nhân ở đây là ý thực tự giác
học tập, tự giác tiếp thu kiến thức mà rèn luyện hàng ngày. Tư duy nhạy bén là sự
nhanh nhạy trong công việc cũng như suy nghĩ nhanh chóng cách giải quyết khó
khăn.

You might also like