You are on page 1of 4

LỚP CS5 - NHÓM 2

1. Nguyễn Thị Ngọc


2. Đinh Thị Khuyến
3. Lê Thị Thúy Lan
4. Vũ Thị Lý
5. Vũ Mạnh Cường
6. Lê Huyền Trang
7. Nguyễn Thị Hoa Lý
8. Lê Thị Thanh Hà
9. Nguyễn Minh Thu
10. Dương Thị Vân Anh
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH THCS
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Họ và tên học sinh: HS1
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: GVCN của HS1
Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh bị trầm cảm từ những áp lực do chính học sinh tạo ra cho
mình. Sau thời gian học tập trực tuyến do ảnh hưởng của Covid – 19, vấn đề của học
sinh càng bộc lộ rõ.
1.   Thu thập thông tin của học sinh:
1.1 - Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi:
- Học sinh có suy nghĩ sẽ bị bỏ rơi, luôn cô đơn, không ai hiểu và chia sẻ với bản thân,
có suy nghĩ chọn cho mình con đường tiêu cực nhất.
- Đôi khi có biểu hiện nổi loạn, run rẩy, sợ hãi.
1.2 - Khả năng học tập: Bản thân học sinh luôn là học sinh giỏi xuất sắc từ lớp 6 đến
lớp 8.
1.3 - Sức khỏe thể chất; Trước khi mắc bênh học sinh có tình trạng sức khỏe khá, thỉnh
thoảng có ốm vặt.
1.4 - Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Ôn hòa, đúng mực, có sự quan tâm, chia sẻ,
sống khá nội tâm, tình cảm.
1.5 - Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Tốt.
1.6 - Điểm mạnh:
+ Tự nhận thức được vấn đề của bản thân.
+ Có một vài bạn chơi cùng.
- Hạn chế:
+ Nhút nhát, tự tạo áp lực cho bản thân.
+ Không thật sự cởi mở với bạn.
1.7 - Sở thích: Hội họa, Tiếng Anh.
1.8 - Đặc điểm tính cách: Khiêm tốn, có chừng mực, lễ phép.
1.9 - Mong đợi: Đỗ vào trường chuyên ngữ, theo đuổi sở thích hội họa.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
- Khó khăn trong phát triển khả năng tự khẳng định bản thân.
- Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và các hành vi không mong đợi.
- Khó khăn trong việc giải tỏa áp lực của bản thân.
3. Xác định vấn đề của học sinh:
Tự tạo áp lực cho chính mình, không có suy nghĩ tích cực trong cách giải quyết.
Học sinh luôn tự cho rẳng mục tiêu đặt ra nếu không đạt được sẽ bị mọi người xa lánh,
nhìn nhận sai về bản thân, muốn tạo dấu ấn cho bằng cách khác lạ, rơi vào bế tắc.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
4.1: - Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ,
trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học
tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò…. hoặc những khó khăn học sinh gặp phải trong quá
trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học
sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.
- Giúp học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình,
bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
4.2: - Hướng tư vấn, hỗ trợ: tư vấn trực tiếp, gián tiếp. Trong quá trình hỗ trợ, tư vấn
luôn tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm trong công việc, lời nói dành cho học
sinh.
+ Tư vấn trực tiếp: tổ chức các buổi gặp trực tiếp, trò chuyện, chia sẻ với học sinh; định
hướng cho học sinh những thuận lợi trong cuộc sống mà học sinh đang có để phát huy.
Giúp học sinh nhìn nhận được vấn đề học sinh đang gặp phải và hướng khắc phục. Gioa
việc vừa sức, đúng khả năng để học sinh được hoạt động, dần thoát khỏi trạng thái trầm
cảm.
+ Tư vấn gián tiếp:
/ Tư vấn tâm lý qua điện thoại: GV sử dụng điện thoại để trò chuyện, trao đổi chia sẻ
với HS. 
/ Tư vấn tâm lý video qua các ứng dụng (Zalo, Facebook...): GV gọi điện, nhắn tin, trò
chuyện, chia sẻ thông tin và tương tác với HS.
4.3 - Nguồn lực: Phối hợp với gia đình, nhà trường, tập thể lớp để hỗ trợ học sinh.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:
- Quan tâm, động viên, chia sẻ, nhiều hơn với học sinh.
- Giảm bớt áp lực học hành, giao việc cho học sinh tạo điều kiện tốt nhất để cô trò gần
gũi qua đó tìm hiểu thêm các vấn đề của học sinh, để giúp học sinh nhận diện và đối
diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề
đang gặp phải.
- Phối hợp với gia đình trong việc quản lý con, gần gũi con, giải tỏa áp lực cho con.
- Phối hợp với thầy cô bộ môn, một số bạn học sinh có trách nhiệm, thân thiết với HS1
để hỗ trợ giúp đỡ học sinh.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:
- HS1 sau vài tháng đã có chuyển biến tích cực nhờ vào sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ
của nhà trường, gia đình, bác sĩ.
- HS1 đã có suy nghĩ cởi mở hơn trong việc đưa ra quyết định của chính mình.
- Bản thân là GVCN tôi vẫn theo sát học sinh cho đến ngày ra trường.

You might also like