You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: GIAO TIẾP SƯ PHẠM
Học kỳ 1 năm học 2022-2023

Tên chủ đề: Là nhà giáo dục trong tương lai. Ngoài 4 nguyên tắc cần có ( đã
được học), theo bạn trong thế giới ngày càng phát triển thì cần thêm những
nguyên tắc gì để đảm bảo nhà giáo dục luôn là mẫu gương cho thế hệ trẻ.

Sinh viên: Phạm Lan Phương


Mã Sinh viên: 715114077

HÀ NỘI-2022
MỤC LỤC (NẾU CÓ)

1.MỞ ĐẦU
Albert Einstein đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học
trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”. Việc
giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ tập trung vào đào tạo ra
những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách. Để hiện
thực hóa mục tiêu này thì đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía của giáo viên và học sinh.
Trong đó, giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng, là những tri thức
cơ bản và nền tảng tác động tích cực đến tâm lý và nhân cách của học sinh. Qua tiếp
xúc, người thầy có thể phát hiện được tài năng hay những ưu điểm, nhược điểm,
những mong muốn, ước vọng của người học để từ đó tìm ra biện pháp tác động, ứng
xử phù hợp và có hiệu quả nhất đối với người học. Giống như mọi quá trình giao
1
tiếp khác, giao tiếp sư phạm muốn đạt được kết quả tốt phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định, mang tính chất đặc trưng của giao tiếp nghề nghiệp. Ngoài
bốn nguyên tắc: nguyên tắc mẫu mực, mô phạm, nguyên tắc tôn trọng nhân cách
học sinh, nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp, nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp,
theo em, cần thêm nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm và
nguyên tắc tạo niềm tin để đảm bảo nhà giáo dục luôn là mẫu gương cho thế hệ trẻ.

2. NỘI DUNG
2.1, Thế nào là nguyên tắc giao tiếp sư phạm?

Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc
nhất định trong quá trình giao tiếp. Trong triết học người ta thường hiểu nguyên tắc
là những tư tưởng chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp để thực hiện mục đích đề ra.
Theo từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên, nguyên tắc là những quy tắc, nguyên
lí, quy định chung, có tác dụng định hướng, chỉ dẫn con người hành động, hoạt
động với đối tượng hoặc vấn đề gì đó. Ở đây ,chúng ta có thể hiểu một cách ngắn
gọn, nguyên tắc là những luận điểm chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp để thực
hiện mục đích đề ra. Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống các luận điểm chỉ đạo định
hướng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp,
phương tiện giao tiếp cá nhân. Từ khái niệm chung đó, có thể hiểu: Nguyên tắc
giao tiếp sư phạm là hệ thống những luận điểm có tác dụng chỉ đạo, định hướng thái
độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương
tiện giao tiếp của các chủ thể (giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác)
trong quá trình giao tiếp sư phạm.

Có thể nói, giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp, ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với các đối tượng khác trong nhà trường và ngoài xã hội phục
vụ cho mục tiêu giáo dục. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm được đúc kết từ vốn
sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, mang tính chất tương đối ổn định và bền vững, có
tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của giáo
viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp,...

2
Trong môi trường sư phạm có nhiều nguyên tắc giao tiếp. Sau đây chúng ta sẽ
xem xét một số nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơ bản.

2.2, Cá c nguyên tắ c trong giao tiếp sư phạ m

2.2.5, Nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm
Trước hết là nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm. Tình cảm là cầu
nối giữa con người với con người, không có tình cảm thì giáo dục không có hiệu
quả. Thông qua giao tiếp, đối tượng và chủ thể dần tin tưởng vào sự chân thành, cởi
mở của nhau, tin vào những gì hai bên nói với nhau. Để cho đối tượng tin tưởng thì
mình phải tin đối tượng, phải xuất phát từ sự chân thật, chân thành, không sáo rỗng,
kiểu cách,.. Nhà giáo dục phải luôn tin tưởng vào khả năng tiến bộ, sự thay đổi theo
chiều hướng tích cực và những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện của học sinh. Trong
dạy học và giáo dục, giáo viên phải luôn tin tưởng vào sự thay đổi và khả năng tiến
bộ của học sinh( đặc biệt những học sinh chưa ngoan hoặc chậm hiểu). Luôn thể
hiện niềm tin vào sự tiến bộ của các em . Ngay cả khi các em mắc sai lầm, cũng
phải tìm ra những ưu điểm , những mặt tích cực chứ không nên miệt thị hay phê
phán nặng nề. Chính sự tin tưởng và khích lệ của giáo viên sẽ là động lực cho học
sinh cố gắng phấn đấu để học tập, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó nhà giáo dục
cũng phải khiến đối tượng giáo dục tin tưởng mình (Về năng lực, nhân cách) thì
giáo dục mới đạt được hiệu quả. Khi đối tượng giáo dục đã mất niềm tin thì dù nhà
giáo dục nói hay như thế nào cũng không có tác dụng. Chính vì vậy, nhà giáo dục
V.A. Xukhomlinxki đã khuyên các giáo viên: Nếu bạn nghi ngờ một điều gì đó, bạn
cứ nói thẳng, đừng để sự nghi ngờ lại trong lòng, nhất là sự nghi ngờ trẻ em. Đối
với nhà giáo đó là một gánh nặng rất nguy hiểm. Nếu nghi kị, dè chừng nhau thì
giao tiếp sư phạm khó đạt được mục đích giáo dục.

Chẳng hạn ngoài giờ lên lớp, thầy cô có thể hỏi thăm, trò chuyện với các em
như một người bạn giúp thu ngắn khoảng cách thầy cô, tạo cho các em sự tin tưởng
nhờ đó học sinh sẽ có suy nghĩ tích cực trong việc học tập cũng như trong cuộc
sống riêng. Hay trong lớp có một vài học trò cá biệt, luôn nhận sự phản ánh của
giáo viên môn khác, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy cô luôn ở bên
động viên, giúp đỡ, tin tưởng vào các em thì các em đó sẽ có ý thức sửa chữa và trở

3
thành học trò ngoan. Như vậy thầy cô mới làm cho các em xa dần tự ti, mặc cảm,
tạo ra sự gắn bó, chân thành với thầy cô.

Niềm tin là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt động giao
tiếp sư phạm nói riêng và giao tiếp giữa người với người trong xã hội nói chung.
Trong một lớp có đối tượng học sinh đông, mỗi trò có một nét tâm lý riêng, song
thầy cô phải hiểu và nhận thức đúng đắn về các em để mỗi học sinh không thấy
mình bị bỏ rơi.

2.2.6, .Nguyên tắ c làm chủ bản thân


Làm chủ bản thân là làm chủ những gì xuất phát từ bản thân trước hết là làm
chủ được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Là làm chủ mọi lời nói
hành vi, việc làm, lời nói trong mối quan hệ với bản thân và đối với người
khác.Niềm tin là sự hướng tới mọi điều tốt đẹp, là năng lượng tiếp xúc, là sức
mạnh tinh thần nâng đỡ chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Biểu hiện của nguyên tắc làm chủ bản thân

Thứ nhất, tự đánh giá vấn đề thận trọng

Thứ hai, Biết kiểm chế cảm xúc, giữ vững tâm trạng, thông cảm và chia sẻ

Thứ ba, Biết điều khiển hành vi phù hợp

Thứ tư, Biết chấp nhận.

Thứ năm, Làm chủ bản thân bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương học sinh. Giáo
viên nên tiếp xúc trực tiếp với từng học sinh để hiểu rõ về tính cách cũng như con
người của mỗi bạn một cách tốt nhất.

Ví dụ: 2 bạn An và Hoa cãi nhau trong giờ học khiến cho cô giáo và các bạn khác
phải tạm ngừng tiết học để cô giáo giải quyết nhưng cô giáo đã không nặng lời với 2
bạn mà ngược lại cô còn nói chuyện rất nhẹ nhàng với 2 bạn cô đã khuyên các bạn
có gì thì từ từ ngồi xuống nói chuyện với nhau chứ không nên cãi nhau trong giờ
học như vậy sẽ ảnh hưởng đến lớp học sau khi nghe cô giáo nói như vậy thì 2 bạn
đã có hành động đứng lên xin lỗi cô và cả lớp vì đã làm ảnh hưởng đến giờ học và
lóp lại tiếp tục tiết học

4
2.2.7. Nguyên tắ c linh hoạ t
Là sự ứng biến nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất để
dễ dàng thích nghi với bất kì hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, tùy thuộc vào nội
dung, hoàn cảnh, đối tượng mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.

Biểu hiện của nguyên tắc linh hoạt

Thứ nhất, Linh hoạt trong việc xác định mục đích tác động, điều khiển, điều
chỉnh quá trình tác động.

Thứ hai, Linh hoạt trong việc tiếp nhận và xử lí thông tin.

Ví dụ: Trên đường đi về cô Lan thấy 1 nhóm côn đồ cầm gậy gộc đánh 1 bạn học
sinh lúc đó cô đã không ngần ngại, không sợ nguy hiểm ngay lập tức chạy đến ôm
bạn học sinh đó và kêu cứu

2.2.8, Nguyên tắ c phá t huy ưu điểm để khắ c phụ c nhượ c điểm


Nếu giáo dục quá nhấn mạnh khuyết điểm của học sinh thì sẽ đẩy các em vào
tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin. Tâm lí học sinh lac thích được khen, thích
được thầy cô, bạn bè, bố mẹ biết đến mặt tốt, ưu điểm, thành tích của mình, do đó
người giáo viên luôn phát huy ưu điểm để giảm thiểu nhược điểm của học sinh.
Thầy cô luôn hạn chế những lời nói về khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ nhất
thời, thay vào đó hãy lấy ưu điểm để khắc phục nhược điểm, để cổ vũ phát huy
những hành vi tốt xóa bỏ những mặc cảm sai lầm và những thành kiến của con
người.

Biểu hiện của nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm:

Thứ nhất, tìm hiểu đối tượng để phát hiện mặt xấu, mặt tốt của học sinh. Nói
nhiều tới những ưu điểm của học sinh, coi đó như là phẩm chất chủ yếu của họ.
Nhưng đồng thời nói đến mức tối thiểu về khuyết điểm, hạn chế của cá nhân họ.

Thứ hai, tổ chức tốt các phong trào thi đua theo dõi những tấm gương điển hình,
thường xuyên động viên khen thưởng khích lệ học sinh.

Thứ ba, cần phải có thái độ bao dung độ lượng đối với các học sinh mắc sai lầm,
khuyết điểm, hãy nâng đỡ và giáo hóa họ dẫn họ vào thành công mới. Sau khi phe
bình trách phạt thì phải có lòng vị tha, độ lượng vì sự tiến bộ của hóc inh. Tuy

5
nhiên, không có nghĩa là bao che khuyết điểm, tự phê bình hay ngược lại là thổi
phồng thành tích để các em trở nên ích kỉ, tự phụ.

Chẳng hạn: Trong lớp có một học sinh có năng khiếu và niềm đam mê ca hát,
thường xuyên đi học muộn thậm chí bỏ tiết để đi tập, đi diễn dẫn đến học lực ngày
càng sa sút. Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm thầy cô luôn ân cần trò chuyện để
học sinh hiểu được rằng muốn theo đuổi và thực hiện được ước mơ trở thành ca sĩ
thì không chỉ ngày đêm luyện hát mà cần phải trau dồi kiến thức phổ thông của các
môn văn hóa trong nhà trường. Thầy cô không nên cấm đoán, cản bước niềm đam
mê đó mà thay vào đó khích lệ, động viên học sinh tập trung học tập, thời gian rảnh
có thể luyện hát, lấy niềm đam mê làm đòn bẩy tinh thần để học sinh học tập hiệu
quả chứ không phải là rào cản của học sinh trên con đường chinh phục tri thức.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải hết sức chân trọng
những mặt tốt, những thành tích tốt của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ,
dùng những tấm gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt
việc tốt để giáo dục các em.

3. KẾT LUẬN
Giao tiếp sư phạm là điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy sự hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, muốn giao tiếp sư phạm thành công thì
giáo viên phải thực hiện triệt để các nguyên tắc này. Dùng nhân cách để giáo dục
nhân cách. Người giáo viên phải luôn quan tâm, giúp đỡ và tin tưởng học sinh, nhìn
nhận những ưu điểm để khắc phục nhược điểm của các em. Thông qua đó thể hiện
sự yêu thương, trách nhiệm của người thầy đối với học sinh.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn, Giáo trình “ GIAO TIẾP SƯ PHẠM”, Nxb.
ĐHSP HN
2. Tài liệu “ Nguyên Tắc Giao Tiếp Sư Phạm”

6
7

You might also like