You are on page 1of 8

Nêu ra chủ trương của Đảng 1939-1945 và nhận xét (Nhan, Linh viết giấy)

Chứng minh hội nghị Trung ương 8 là hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng.

1. Tình hình chung


- Năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức lần lượt chiếm
các nước Tây Âu. Đến cuối năm 1940, Đức chuẩn bị mọi lực lượng để tấn
công Liên Xô. Ở Châu Á, phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc và các nước
một số nước khác. Chủ nghĩa phát xít đang đe dọa đến sự tồn vong của loài
người
- Trong bối cảnh đó, Quốc tế cộng sản họp tìm cách đối phó với chủ nghĩa
phát xít, kêu gọi sự đoàn kết cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít. Phong trào
giải phóng dân tộc có những chuyển biến mới. Đặc biệt dân tộc nào có sự
chuẩn bị tốt, nắm bắt đúng thời cơ sẽ giành được chính quyền. Nhìn thấy sự
chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng
tìm cách về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng tranh thủ thời cơ giành chính
quyền. Tháng 9 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc tìm cách bắt
liên lạc với các tổ chức Đảng của nước ta đang hoạt động ở nước ngoài và
cũng là để liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc nhờ sự giúp đỡ.
- Cùng với sự chuyển biến của tình hình thế giới, tình hình trong nước cũng
có thay đổi nhanh chóng. Năm 1940, phát xít Nhật nhân cơ hội đó xâm lược
Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. Nhân dân
Việt Nam đã nổi dậy chống cả Nhật lẫn Pháp. Tháng 9-1940, nổ ra cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn. Tháng 11-1940, khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 1-1941,
binh biến ở Đô Lương. Cách mạng Đông Dương đang phát triển theo chiều
hướng có lợi.
 Trước sự chuyển biến khẩn trương của tình hình cách mạng trong nước, các
cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ đã nổ ra, lòng căm phẫn của nhân dân ta lên cao độ
trước tình cảnh “một cổ đôi tròng”. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng sự cần
kíp phải chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng để nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu đấu tranh của nhân dân ta.
2. Hội nghị Trung ương 8
- Với danh nghĩa đại diện của Quốc tê Cộng Sản, Nguyễn Ai Quốc đã trực
tiếp triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản
Đông Dương. Hội nghị làm việc từ ngày 10-19/5/1941 ở Pác Bó với sự tham
dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc
Việt, hai đại biểu xứ ủy Trung Kỳ và Nam kỳ là Byif San, Hồ Xuân Lưu ,
cùng một số đại biểu đang hoạt động ở nước ngoài.
- Hội nghị đã phân tích rõ tình hình thế giới, cuộc đại chiến đã bước sang năm
thứ 3, phát xít Đức chiếm đóng các nước ở Tây Âu ( Phong trào cách mạng
chống chủ nghĩa phát xít diễn ra mạnh mẽ ở các nước Đức, Anh, Liên Xô…
Ở Châu Á, cuộc kháng của nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật với
lực lượng Hồng quân có trên 70 vạn người (5-1941)…Ở châu Mỹ,có nhiều
cuộc bãi công xảy ra ở các nhà máy đúc binh khí. Tóm lại, phong trào cách
mạng chống chủ nghĩa phát xít càng phát triển mạnh.)
- Bên cạnh việc nhận định tình hình thế giới, Hội nghị phân tích kỹ tình hình
trong nước một cách sâu sắc. Kể từ khi Nhật nhảy vào Đông Dương, với
chính sách vơ vét, bóc lột dã man khiến cho nền kinh tế Đông Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng ngày càng suy kiệt, bần cùng hoá xã hội, làm
cho toàn thể nhân dân ngày càng đói rét, khốn khổ. Tuy nhiên, phong trào
cách mạng vẫn sôi nổi, lôi kéo tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia đấu
tranh, nhất là lực lượng binh lính, tiêu biểu cuộc biểu tình của nông dân Bắc
kỳ, khởi nghĩa vũ trang của nông dân Bắc Sơn và Nam Kỳ, binh biến Đô
Lương.
- Trên cơ sở sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong Hội nghị
Trung ương 6 (1939), Hội nghị trung ương 7 (1940) đã có những bước
chuyển biến đúng đắn về về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng. Hội
nghị Trung ương 8 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục
phân tích, xác định một lần nữa đường lối chiến lược cùng với vấn đề chiến
thuật, sách lược của cách mạng Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể đó là
những mâu thuẫn cơ bản, kẻ thù chính của cách mạng, về nhiệm vụ, động
lực và phương pháp cách mạng…
 Hội nghị khẳng định: “ Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt
của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; lập mặt trận việt
minh; với khẩu hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân chống Nhật, chống Pháp,
tranh lại độc lập ; hoãn cách mạng ruộng đất”.
 Nội dung quan trọng:
- Thứ nhất: hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải
quyết cấp bách là mâu ( Hội nghị đã đi đến quyết định nhất trí cần giương
cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù của nhân dân
Đông Dương là phát xít Pháp –Nhật và các lực lượng phản cách mạng tay
sai của chúng. Nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn này là “đánh đuổi Pháp –
Nhật, làm cho xứ Đông Dương độc lập”(2). Vì thế tính chất của cách mạng
Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn
đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng sẽ tập trung giải quyết
một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", làm nhiệm vụ dân tộc rồi mới đến
giai cấp.)
- Thứ 2: Khẳng định dứt khoát chủ trương “ Phải thay đổi chiến lược” Là chỉ
giải quyết một vấn đề cần kíp “Dân tộc giải phóng”.

Trung ương Đảng khẳng định: ” Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân
quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.” Để thực hiện nhiệm
vụ đó cần tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân
cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia
cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.

 Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi
của toàn thể đân tộc. Nếu ta nêu khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho dân cày, như thế không những chúng ta bỏ mất một lực lượng đồng
minh, một lực lượng hậu thuẫn trong cuộc cách mạng đánh đuổi Pháp - Nhật
mà còn đẩy lực lượng này về phe địch làm thành hậu bị quân cho phe địch.
Nên khẩu hiệu cách mạng cũng phải thay đổi cho phù hợp. 
- Thứ 3: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông
Dương, thi hành chính sách “ dân tộc tự quyết”. Hội nghị quyết định thành
lập ở mỗi nước Đong Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng
dân tộc, đồng thời thành lập mặt trận Đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù
chung .
 Hội nghị khẳng định động lực của cách mạng là toàn bộ dân tộc trên cơ sở
công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cả dân
tộc có chung một kẻ thù cho nên phải huy động toàn bộ các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội tham gia cách mạng, là động lực thúc đẩy cách mạng tiến
lên đến thắng lợi cuối cùng.
- Thứ Tư: tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc,” không phân biệt thợ
thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, góp toàn lực đem tất cả ra
giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”.
 Hội nghị đã nhận định rằng, Pháp - Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của
giai cấp công nhân và nông dân mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương.
Do đó phải đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên hàng đầu, tạm gác quyền lợi giai
cấp, cá nhân sang một bên. “ “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc
này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được
độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến
vạn nǎm cũng không đòi lại được”  (1) )
- Thứ 5: chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt
Nam dân chủ Cộng Hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước
“ của chung cả toàn thể dân tộc:.”
- Thứ 6: Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa Vũ trang là nhiệm vụ trung
tâm của Đảng và nhân dân ,
( Hội nghị đã khẳng định“Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng
một cuộc khởi nghĩa võ trang”(5). Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị một lực
lượng vũ trang đông đảo chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa bằng cách: Mở
rộng và củng cố các tổ chức cứu quốc sẵn có làm cho các đoàn thể có một
tinh thần hy sinh tranh đấu, sẵn sàng tiến hành cuộc khởi nghĩa. Mở rộng các
tổ chức vào những nơi thành thị, sản nghiệp, hầm mỏ, đồn điền. Mở rộng sự
tổ chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số. Luyện cho
các đảng viên cộng sản có một tinh thần cương quyết hy sinh. Luyện cho các
đảng viên đủ nǎng lực và kinh nghiệm, đủ sức chỉ huy và xoay xở tình thế)
 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã
thể hiện sự vận dụng sự sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênnin trong việc giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp vào điều kiện cụ thể
của cách mạnh Việt Nam, là sự nhìn nhận chính xác trong việc xác định mâu
thuẫn, kẻ thù, nhiệm vụ và động lực cách mạng, sự sáng tạo trong phương
pháp đấu tranh cách mạng. Những đường lối cách mạng này là sự kết hợp
truyền thống dân tộc nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kiểu
mẫu giữa kết hợp lập trường giai cấp vô sản với lập trường dân tộc đúng
đắn, chân chính thể hiện trình độ vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin của
Nguyễn Ái Quốc một cách nhuần nhuyễn, đầy tính sáng tạo vào tình hình
điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể của Việt Nam.
 Hội nghị lần này đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược cách
mạng, vạch ra những sách lược cụ thể, giải quyết mục tiêu cao nhất của cách
mạng lúc này là: độc lập dân tộc kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao
giờ hết, nhưng vẫn nhấn mạnh đấu tranh giai cấp còn tồn tại mãi. Đây là sự
trở về với sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, cụ
thể hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, kết hợp giữa độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội 
 Hội nghị Trung ương lần thứ 8 là sự hoàn thiện, hoàn chỉnh chính xác các
vấn đề chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam một cách tỉ mỉ, đầy đủ, có
giá trị thực tiễn đối với cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. So với thời
kỳ thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thời kỳ thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, thì đây là lần đầu tiên đường lối chiến lược, chiến
thuật, sách lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xem xét
ngay trên đất nước Việt Nam cùng với toàn thể Ban chấp hành Trung ương
Đảng nên có đầy đủ điều kiện hoàn chỉnh, hoàn thiện tốt nhất so với những
giai đoạn trước. Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc Hội nghị Trung ương
lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng một cách đúng
đắn và kịp thời, đưa đến sự thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám năm
1945.
Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của
nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á;

 chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80
năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. (Nhật)

 Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc
lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng
sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

- Thắng lợi của CMT8 mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc,
kỷ nguyên độc lập, tự do hướng tới chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành
công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là
quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu,
đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân
tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời
đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định
rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản
kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành
công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi
lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

You might also like