You are on page 1of 4

1, Nhận xét được tác động các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng

Việt
Nam.
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái
Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng
tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả
ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.
+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức
cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.
2, Đánh giá được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng: vận
động thành lập, chủ trì việc thống nhất các tổ chức cộng sản, soạn thảo Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô
sản.
- Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực
tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin làm nền tảng tư tưởng.
- Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể
hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
3, So sánh được điểm giống và khác nhau giữa Luận cương chính trị và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên.
* Giống nhau :
- Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau
đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên XHCN và chũ nghĩa cộng sản
- Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong
kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau
- Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách mạng
Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
* Khác nhau :
Điểm khác nhau Cương lĩnh chính trị (T2/1930) Luận cương chính trị (T10/1930)
Vị trí giải quyết Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân Đề cao nhiệm vụ giải phóng giai
hai nhiệm vụ tộc cấp và cách mạng ruộng đất
chiến lược
Xác định lực Công nhân, nông dân là lực Công nhân, nông dân
lượng cách mạng lượng nòng cốt, ngoài ra còn có
tiểu tư sản, tri thức; trung tiểu địa
chủ và tự sản thì lợi dụng hoặc
trung lập
*Nhận xét chung :
- Cương lĩnh chính trị là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo kết hợp
đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
- Luận cương chính trị có những mặt hạn chế, như :
+ Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế
quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc trung, tiểu địa chủ.
4, So sánh được điểm giống và khác nhau giữa phong trào dân chủ 1936 – 1939 với
phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Nội dung Phong trào CM 1930 - 1931 Phong trào CM 1936 - 1939
Kẻ thù Đế quốc Pháp và địa chủ phong Thực dân Pháp phản động và bè
kiến lũ tay sai không chịu thi hành
chính sách của Mặt trận nhân dân
Pháp
Mục tiêu Độc lập dân tộc và người cày có Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình
(Nhiệm vụ) ruộng (có tính chiến lược) (có tính sách lược)
Chủ trương, Chống đế quốc, giành độc lập dân Chống phát xít, chống chiến tranh
sách lược tộc. Chống địa chủ phong kiến, đế quốc và phản động tay sai; đòi
giành ruộng đất cho dân cày. tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Tập hợp lực Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương,
lượng tập hợp mọi lực lượng dân chủ,
yêu nước và tiến bộ.
Hình thức đấu Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí Đấu tranh chính trị hoà bình,
tranh mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu công khai, hợp pháp: phong trào
tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô ĐD đại hội, đấu tranh nghị
Viết Nghệ- Tĩnh. trường, báo chí, bãi công, bãi thị,
bãi khoá....
Lực lượng Chủ yếu là công nông Đông đảo các tầng lớp nhân dân,
tham gia không phân biệt thành phần giai
cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn chủ Chủ yếu ở nông thôn và các trung Chủ yếu ở thành thị
yếu tâm công nghiệp
5, So sánh được chủ trương đề ra trong Hội nghị tháng 11/1939 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng với giai đoạn trước.
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn)
do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác định:
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở
Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Khẩu hiệu:
● Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và
địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.
● Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập
Chính phủ dân chủ cộng hòa.
+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính
quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
+ Mặt trận: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận
dân chủ Đông Dương.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hóa đường lối cứu nước, giương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
2. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
- Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu
tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.
Hội nghị xác định:
+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: khẳng định là giải phóng dân tộc.
+ Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế,
chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
+ Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
+ Mặt trận: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất
phản đế Đông Dương. Thay tên các Hội phản đế thành hội Cứu quốc, giúp đỡ việc lập Mặt
trận ở Lào, Campuchia.
+ Hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang: là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
=> Hội nghị tháng 5 - 1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ
Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 và đưa ra nhiều chủ trương sáng tạo, phù hợp với hoàn
cảnh của đất nước.
6, Từ nghệ thuật “chớp thời cơ” Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, rút ra được bài học
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự
nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại:
– Sức mạnh thời đại:
+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
+ Sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
– Sức mạnh dân tộc:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.
+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng
triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, …vừa
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.
7, Phân tích được chủ trương của Đảng, Chính phủ trong công cuộc chống ngoại xâm,
nội phản. Phân tích được ý nghĩa những biện pháp chống ngoại xâm, nội phản của
Đảng, Chính phủ.
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì
những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh
Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng
đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời
gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực
dân Pháp.
8, Rút ra được bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (Từ CMT8)
- Bài học kinh nghiệm hàng đầu mà Cách mạng Tháng Tám đã để lại đó là trên cơ sở nắm
chắc và phân tích đúng tình hình thực tiễn, cần phải đề ra đường lối chiến lược đúng đắn,
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
+ Trên cơ sở chiến lược cách mạng, Đảng ta đã xác định lực lượng cách mạng và đề ra
phương pháp đầu tranh, tiến hành chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, chờ đợi và thúc đẩy thời cơ
cách mạng chín mùi, lãnh đạo nhân đứng lên đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, tiến
đề Tổng khởi nghĩa 1945.
- Đảng đã biết tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
vào mục tiêu chung của cách mạng. Đảng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân
tộc trong cao trào kháng Nhật cứu nước và trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
- Bên cạnh việc đề ra chiến lược cách mạng phù hợp với tình hình (chuyển hướng chiến
lược kịp thời) và tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào mục
tiêu chung thì việc chớp thời cơ cách mạng, lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cuộc cách mạng
“long trời, lở đất” cũng là bài học kinh nghiệm lớn Cách mạng Tháng Tám để lại cho Đảng
và nhân dân ta.

You might also like