You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: GIAO TIẾP SƯ PHẠM
Học kỳ 1 năm học 2022-2023

Tên chủ đề: Là nhà giáo dục trong tương lai. Ngoài 4 nguyên tắc cần có ( đã
được học), theo bạn trong thế giới ngày càng phát triển thì cần thêm những
nguyên tắc gì để đảm bảo nhà giáo dục luôn là mẫu gương cho thế hệ trẻ.

HÀ NỘI-2022
MỤC LỤC (NẾU CÓ)

1
1. MỞ ĐẦU
2. NỘI DUNG
2.1, Thế nào là nguyên tắc giao tiếp sư phạm?
Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp cần phải tuân thủ theo các nguyên
tắc nhất định trong quá trình giao tiếp. Trong triết học người ta thường hiểu nguyên
tắc là những tư tưởng chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp để thực hiện mục đích đề
ra. Theo từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên, nguyên tắc là những quy tắc,
nguyên lí, quy định chung, có tác dụng định hướng, chỉ dẫn con người hành động,
hoạt động với đối tượng hoặc vấn đề gì đó. Ở đây ,chúng ta có thể hiểu một cách
ngắn gọn, nguyên tắc là những luận điểm chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp để
thực hiện mục đích đề ra. Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống các luận điểm chỉ đạo
định hướng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương
pháp, phương tiện giao tiếp cá nhân. Từ khái niệm chung đó, có thể hiểu: Nguyên
tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những luận điểm có tác dụng chỉ đạo, định hướng
thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp,
phương tiện giao tiếp của các chủ thể (giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác) trong quá trình giao tiếp sư phạm.
Có thể nói, giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp, ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với các đối tượng khác trong nhà trường và ngoài xã hội phục
vụ cho mục tiêu giáo dục. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm được đúc kết từ vốn
sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, mang tính chất tương đối ổn định và bền vững, có
tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của giáo
viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp,...
Trong môi trường sư phạm có nhiều nguyên tắc giao tiếp. Sau đây chúng ta sẽ
xem xét một số nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơ bản.
2.2, Các nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm
2.2.1, Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm
Mô phạm có nghĩa là khuôn mẫu, mực thước cho mọi người làm theo. Giao tiếp
sư phạm diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh, vì thế đòi hỏi sự
chính tắc, khuôn mẫu, trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, thái độ. Nói một cách cụ thể,
nguyên tắc này yêu cầu trong giao tiếp sư phạm, cả giáo viên và học sinh cùng các
lực lượng giáo dục phải đảm bảo tính khuôn mẫu, chuẩn mực trong quá trình giao
tiếp với nhau. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quá trình giao tiếp sư phạm. Nếu
không tuân thủ nguyên tắc này sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục học sinh.
Tính mô phạm trong quá trình giao tiếp sư phạm được thể hiện ở sự mẫu mực trong
thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của nhà giáo, thể hiện sự chuẩn mực, làm
gương sáng cho đối tượng giao tiếp noi theo mọi lúc, mọi nơi. Thể hiện ở lời nói và
hành động luôn thống nhất với nhau, tránh hiện tượng “làm như tôi nói, đừng làm
như tôi làm”, sự mẫu mực về trang phục: trang phục của giáo viên cần lịch sự, gọn
gàng, phù hợp với quy định của nghề giáo. Giáo viên ăn mặc lịch sự khi lên lớp
2
cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với người học. Để thực hiện nguyên tắc
này, nhà giáo dục cũng như học sinh trước hết phải rèn luyện ngôn ngữ, tác phong,
tư cách... phù hợp với môi trường giáo dục, phải thể hiện được tính văn hóa cao
trong giao tiếp. Phải đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp vì quá trình này diễn ra
trong môi trường giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước. Vì thế, nhà giáo dục
phải cẩn trọng, nghiêm túc, mẫu mực khi giao tiếp với học sinh và với các lực lượng
giáo dục khác. Thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương mẫu mực trong giao tiếp cho
học sinh và các lực lượng giáo dục khác
2.2.2, Nguyên tắc tôn trọng nhân cách
Con người luôn có nhu cầu được người khác tôn trọng, đó là một nhu cầu tự
nhiên, tất yếu và không thể thiếu của tất cả mọi người. Tôn trọng đối tượng giao
tiếp cũng là tôn trọng chính mình. Trong giao tiếp sư phạm, đối tượng giao tiếp là
đồng nghiệp, là học sinh,... nên tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp mới đem lại hiệu
quả giáo dục. Học sinh chỉ được thuyết phục khi các em cảm thấy mình được tôn
trọng. Tôn trọng nhân cách người giao tiếp với mình là coi trọng phẩm giá, tâm tư,
nguyện vọng của nhau, không ép buộc nhau bằng vũ lực, cường quyền, uy vũ hay
uy danh mà thuyết phục nhau bằng uy tín. Tôn trọng người khác là biết đặt mình
vào vị trí của đối tượng giao tiếp, không làm những điều mà mình không thích cho
người khác. Tôn trọng là thể hiện sự khiêm tốn, khôgn được kiêu căng, tự cho mình
hơn người. Biểu hiện sự tôn trọng là biết lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp,
không nên ngắt lời đối tượng giao tiếp bằng những hành vi, cử chỉ, điệu bộ thiếu
lịch sự, biết động viên, khích lệ đối tượng giao tiếp nói lên suy nghĩ của mình, có
thái độ ân cần, niềm nở, trung thực, chân thành trong giao tiếp, không áp đặt suy
nghĩ của mình lên người khác. Bẩt luận trong trường hợp nào nhà giáo dục cũng
không được xúc phạm đến nhân cách của đối tượng giao tiếp bằng những lời nói và
hành động bạo lực, thiếu văn hóa. Sự tôn trọng còn thể hiện ở việc sử dụng các
phương tiện giao tiếp có văn hóa như cách nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm,...; trang
phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với quy định của nghề giáo; tư thế, tác phong đĩnh
đạ, tự nhiên, phù hợp với môi trường giáo dục, ngôn ngữ sử dụng đảm bảo chính
xác, rõ ràng, dễ hiểu, trong sáng, gần gũi, lựa chọn môi trường giao tiếp lành
mạnh,... Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ tạo nên niềm tin của học sinh, từ đó học sinh
sẽ cởi mở, tự tin trong giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, dạy
học. Trong công tác giáo dục, người giáo viên cần phải luôn luôn ý thức học sinh
cũng là một chủ thể hoạt động tích cực, luôn tôn trọng các em, không bắt học sinh
phải theo ý chủ quan của mình. Trong giao tiếp, phải hiểu từng học sinh để có biện
pháp, cách thức giao tiếp phù hợp.
2.2.3, Nguyên tắc thiện chí
Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tếp, luôn tin
tươprng và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giao tiếp được bộc bạch tâm tư,
nguyện vọng của mình. Cụ thể, người giáo viên phải thường xuyên nghĩ tốt về học
sinh của mình, luôn lạc quan về sự phát triển tốt đẹp của các em. Giáo viên phải tin
tưởng rằng, nếu hiện tại học sinh chưa tốt thì trong tương lai, các em sẽ tự hoàn
thiện và sẽ thành người tốt, người có ích. Khi có thiện chí thì trong giao tiếp người
3
giáo viên sẽ có hành vi, cử chỉ đẹp, biết động viên khích lệ học sinh, khiến học sinh
có động lực phấn đấu, tin tưởng và làm theo,... Tin tưởng học sinh là điều kiện tiên
quyết trong giao tiếp sư phạm, là nguồn động viên, khích lệ giúp học sinh vượt qua
những trở ngại của cuộc sống,... Vì có như thế, học sinh mới thấy được thái độ chân
thành, cởi mở tình cảm , sự đồng cảm của thầy cô đối với bản thân. Từ đó các em sẽ
tự tin, cởi mở, tích cực trong giao tiếp. Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là cơ sở để
tạo ra niềm tin lẫn nhau giữa thầy và trò. Thiện chí trong giao tiếp được thể hiện ở
tình cảm của giáo viên dành cho học sinh, luôn đem lại niềm vui cho học sinh, luôn
nhìn thấy những điểm mạnh của học sinh, giúp các em phát huy hết những ưu điểm
của mình. Luôn động viên, khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản
thân. Công bằng, khách quan trong phân công nhiệm vụ, trong nhận xét và đánh giá
học sinh. Để giao tiếp sư phạm mang tính thiện chí cần phải tạo ra mối quan hệ tình
cảm tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh. Khi xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp,
giáo viên và học sinh dễ cảm thông cho nhau để cùng thực hiện mục đích và nhiệm
vụ giáo dục. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hình thành cho học sinh được tính cởi
mở, tin yêu và nể trọng nhau trong giao tiếp. Giáo viên và bạn bè sẽ trở thành nguồn
động viên, khích lệ tinh thần của học sinhtrong cuộc sống cũng như trong công việc.
2.2.4, Nguyên tắc đồng cảm
Đồng cảm trong giao tiếp là biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao
tiếp, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của họ để cùng rung cảm, cùng suy nghĩ với
đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự đồng điệu với nhau trong giao tiếp. Đồng cảm là
để hiểu và chung vui, chia buồn với đối tượng giao tiếp. Trong công tác giáo dục,
muốn giáo dục, cảm hóa được học sinh thì phải hiểu và đồng cảm với các em. Chỉ
khi giáo viên đồng cảm với học sinh thì các em mới dám thổ lộ hết suy nghĩ của
mình, không che giấu hành vi sai trái, luôn tin tưởng vào người giáo viên. Biểu hiện
sự đồng cảm đó là sự gần gũi, thân mật, luôn cảm thấy sự an toàn, ấm cúng, tin
tưởng,...Muốn tạo ra sự đồng cảm thì phải lựa chọn không gian, thời gian giao tiếp
phù hợp, biết được đối tượng giao tiếp đang nghĩ gì, muốn gì, có tâm trạng như thế
nào, cội nguồn của hiện tượng tâm lí ấy để có cách ứng xử khéo léo trong tình
huống cụ thể. Muốn đồng cảm với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp trong giao
tiếp, nhà giáo dục phải chú ý: nắm vững đặc điểm tâm lí mỗi lứa tuổi của đối tượng
giao tiếp,tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của đối tượng giao
tiếp (như: nhu cầu, nguyện vọng, sở thích,...) để trên cơ sở đó, phác thảo được chính
xác chân dung tâm lí của đối tượng giao tiếp, đặt mình vào vị trí của đối tượng giao
tiếp trong những tình huống giao tiếp cụ thể để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, suy
nghĩ của đối tượng giao tiếp. Biết gợi lên những điều đối tượng giao tiếp muốn nói
mà không dám nói và tạo điều kiện để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của họ.
Đồng cảm là một trong những cơ sở quan trọng để người giáo viên có sự ứng xử
nhân hậu, độ kượng, khoan dung trong quá trình giao tiếp sư phạm, có tác dụng rút
ngắn khoảng cách, làm cho giáo viên và học sinh, phụ huynh đồng nghiệp thân
thiện, gần gũi dễ dàng chia sẻ với nhau, thông cảm, cởi mở trong quan hệ. Như vậy,

4
để công tác giáo dục có hiệu quả, người giáo viên phải đồng cảm với học sinh, phụ
huynh, đồng nghiệp và làm cho họ biết đồng cảm với mình.
2.2.5, Nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm
Trước hết là nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm. Tình cảm là cầu
nối giữa con người với con người, không có tình cảm thì giáo dục không có hiệu
quả. Thông qua giao tiếp, đối tượng và chủ thể dần tin tưởng vào sự chân thành, cởi
mở của nhau, tin vào những gì hai bên nói với nhau. Để cho đối tượng tin tưởng thì
mình phải tin đối tượng, phải xuất phát từ sự chân thật, chân thành, không sáo rỗng,
kiểu cách,.. Nhà giáo dục phải luôn tin tưởng vào khả năng tiến bộ, sự thay đổi theo
chiều hướng tích cực và những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện của học sinh. Trong
dạy học và giáo dục, giáo viên phải luôn tin tưởng vào sự thay đổi và khả năng tiến
bộ của học sinh( đặc biệt những học sinh chưa ngoan hoặc chậm hiểu). Luôn thể
hiện niềm tin vào sự tiến bộ của các em . Ngay cả khi các em mắc sai lầm, cũng
phải tìm ra những ưu điểm , những mặt tích cực chứ không nên miệt thị hay phê
phán nặng nề. Chính sự tin tưởng và khích lệ của giáo viên sẽ là động lực cho học
sinh cố gắng phấn đấu để học tập, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó nhà giáo dục
cũng phải khiến đối tượng giáo dục tin tưởng mình (Về năng lực, nhân cách) thì
giáo dục mới đạt được hiệu quả. Khi đối tượng giáo dục đã mất niềm tin thì dù nhà
giáo dục nói hay như thế nào cũng không có tác dụng. Chính vì vậy, nhà giáo dục
V.A. Xukhomlinxki đã khuyên các giáo viên: Nếu bạn nghi ngờ một điều gì đó, bạn
cứ nói thẳng, đừng để sự nghi ngờ lại trong lòng, nhất là sự nghi ngờ trẻ em. Đối
với nhà giáo đó là một gánh nặng rất nguy hiểm. Nếu nghi kị, dè chừng nhau thì
giao tiếp sư phạm khó đạt được mục đích giáo dục.

3. KẾT LUẬN……
Tài liệu tham khảo

You might also like