You are on page 1of 10

Giao tiếp Sư Phạm

* Mục tiêu môn học


- Phân tích được vao trò, ý nghĩa của giao tiếp sư phạm trong hoạt động sư
phạm và trong việc hình thành nhân cách người giáo viên THCS – THPT.
- Trình bày được một số nguyên tắc, phong cách, kĩ năng, phương tiện giao tiếp
sư phạm của người giáo viên THCS – THPT.
- Vận dụng được các kĩ năng giao tiếp sư phạm để xử lí hiệu quả các tình huống
sư phạm ở trường THCS – THPT.

I. Những vấn đề chung trong giao tiếp sư phạm


1.1. Giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với
nhau.
Chức năng của giao tiếp:
- Chức năng thông tin
- Chức năng cảm xúc
- Chức năng nhận thức lẫn nhau
- Chức năng điều chỉnh hành vi
- Chức năng phối hợp hành động
1.2. Giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sự phạm có tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá
trình giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây
dựng bầu không khí tâm lí thuận lợi cùng với các quá trình tâm lí khác (chú ý,
tư duy,…) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong hoạt động dạy và hoạt
động học cũng như trong nội bộ tập thể học sinh.
* Hiện tượng nào là giao tiếp sư phạm trong các hiện tượng dưới đây?
1/ PH phát hiện bài kiểm tra của con mình được 8 điểm. PH mừng quá, xin vào
trường gặp GV để cảm ơn và tặng giỏ trái cây.
2/ Khi họp PH đầu năm, PH phát hiện ra có 1 GV dạy con mình là bạn học cũ
thời phổ thông. Qua hỏi thăm GVCN, PH biết GV đó cũng đang có mặt ở
trường. Thế là học được gặp nhau hàn quyên tâm sự.
3/ Cuối tuần, PH và GV không hẹn mà gặp ở siêu thị. PH tranh thủ hỏi thăm
tình hình học tập của con họ và nhờ GV quan tâm, chú ý đến con mình nhiều
hơn.
* Các yếu tố cơ bản của giao tiếp sư phạm
Chủ thể:
- GV, HS, PH,…
- Chủ động
Phương tiện:
- Nội dung bài học
- Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học
- Trang phục, khoảng cách, tác phong…
- Tình thương, trách nhiệm, kĩ năng…
Kết quả:
- Mục đích dạy học và giáo dục
- Nhân cách toàn diện của HS
- Tạo được niềm tin, động lực
* Thảo luận
Một học sinh lên bảng làm bài tập sai. Anh/Chị ứng xử như thế nào trong các
trường hợp sau đây:
1/ Học sinh đó học lớp 7
2/ Học sinh đó học lớp 11
3/ Học sinh đó học lớp 5
1.3. Giao tiếp sư phạm của giáo viên THCS – THPT
Giap tiếp sư phạm của giáo viên THCS – THPT là sự tiếp xúc giữa giáo viên
THCS – THPT với học sinh THCS – THPT và các đối tượng liên quan nhằm
đạt đến mục đích dạy học và giáo dục.
1.4. Các qui luật tâm lí cơ bản trong GTSP
1.4.1. Tri giác xã hội
Tri giác xã hội là sự cảm nhận, hiểu biết và sự đánh giá của con người về đối
tượng xã hội.
- Tri giác XH về cá nhân
- Tri giác XH về nhóm người
- Tri giác XH về hiện tượng xã hội
* Vận dụng qui luật tâm lí vào GTSP
Mục đích Giáo viên HS cần…
Trách nhiệm
Tình thương
Kinh nghiệm quan sát
Quan điểm
Khả năng
Bối cảnh
Tâm trạng Học sinh
1.4.2. Các qui luật tình cảm
- Qui luật lây lan
- Qui luật di chuyển
- Qui luật thích ứng
- Qui luật hình thành
- Qui luật pha trộn
- Qui luật cảm ứng (tương phản)
1.5. Vai trò, ý nghĩa của GTSP đối với GV THCS – THPT
Giao tiếp sư phạm vừa là phương thức, công cụ cơ bản nhất vừa là nội dung
của hoạt động dạy học và giáo dục.

II. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm của THCS – THPT


2.1. Tính mô phạm trong giao tiếp của GV THCS – THPT
- Mẫu mực về những biểu hiện bên ngoài: trang phục, trang điểm, giờ giấc, tác
phong, ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ…
- Mẫu mực ở đời sống tinh thần: thân thiện, hòa đồng, tích cực, lạc quan, yêu
thương, tận tâm, vị tha… kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, sáng tạo…
- Mẫu mực về cách nhận xét, đánh giá HS, đồng nghiệp, PH…
* Để tuân thủ nguyên tắc này, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào trong những
trường hợp sau:
Giờ chơi, anh/chị đang đi trên sân trường và đi sau 1 nhóm HS. Vô tình anh/chị
nghe HS bàn tán với nhau: “Ông/Bà Hòa đã xấu mà còn điệu phát ớn.” “Học
giờ ổng/bả, tao chỉ muốn ngủ.”
a. Nếu anh/chị là Hòa và HS không biết anh/chị đã nghe được nội dung trên.
b. Nếu anh/chị là Hòa và sau khi nói xong câu đó, HS phát hiện anh/chị đi phía
sau, đã nghe được câu nói đó, nhóm HS “đứng hình” lo lắng nhìn anh/chị.
c. Nếu anh/chị là Hòa và sau khi nói xong câu đó, HS phát hiện anh/chị đi phía
sau, đã nghe được câu nói đó, nhóm HS bỏ chạy.
d. Nếu anh/chị là bạn của Hòa và HS không biết anh/chị đã nghe được nội dung
trên.
e. Nếu anh/chị là bạn của Hòa và sau khi nói xong câu đó, HS phát hiện anh/chị
đi phía sau, đã nghe được câu nói đó, nhóm HS “đứng hình” lo lắng nhìn
anh/chị.
f. Nếu anh/chị là bạn của Hòa và sau khi nói xong câu đó, HS phát hiện anh/chị
đi phía sau, đã nghe được câu nói đó, nhóm HS bỏ chạy.
2.2. Tôn trọng nhân cách
Tôn trọng nhân cách học sinh là phải xem học sinh là một cá nhân, một con
người có đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, nhận thức… với từng đặc
điểm tâm lí riêng, bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội.
Biểu hiện:
- Hiểu và chấp nhận sự khác biệt
- Không so sánh
- Không áp đặt chủ quan
- Kiên trì giải thích, thuyết phục
- Đòi hỏi đối tượng tôn trọng mình
* Để tuân thủ nguyên tắc này, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào trong những
trường hợp sau:
1. Anh/Chị đang dạy thì Hiệu trưởng đi ngang cửa lớp, dừng lại và ra hiệu
muốn nói chuyện.
2. Anh/Chị đang viết bài trên bảng thì nghe HS cười ồ bên dưới lớp. Quay nhìn
cả lớp, anh/chị phát hiện có 1 nhóm HS đang cố nén cười và lấm lét nhìn
anh/chị.
3. Giờ chơi, anh/chị đang đi trên sân trường, 1 HS chạy vội va vào người
anh/chị, làm anh/chị ngã xuống sân.
2.3. Thiện chí trong giao tiếp
- Luôn nhìn thấy những điểm mạnh của đối tượng và tạo điều kiện để đối tượng
phát huy ưu thế.
- Đánh giá theo hướng động viên, khích lệ và định hướng phát triển cho đối
tượng giao tiếp.
- Tìm ra những giá trị tích cực bên trong những cảm xúc, hành vi tiêu cực.
- Nói lời khen ngợi thường xuyên và chân thành.
- Cư xử bình đẳng, không thiên vị, không thành kiến, trù dập.
2.4. Đồng cảm trong giao tiếp
- Đặt mình vào vị trí đối tượng để hiểu những suy nghĩ, tình cảm, hành động
của đối tượng.
- Quan tâm, chú ý để nhận ra thói quen, nhu cầu, sở thích của trẻ.
- Nhạy cảm, tinh tế nhận ra những biểu hiện bất thường của trẻ, đồng nghiệp,
PH.
- Thể hiện sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng đối tượng giao tiếp.
* Thảo luận theo nhóm
Chỉ ra những giá trị tích cực trong tình huống dưới đây và nói câu khen ngợi HS
có chứa giá trị tích cực đó:
1. Vân (HS lớp 2) khóc nức nở khi làm bài tập sai.
2. Hùng (HS lớp 4) va người vào GV khi chạy vội vào lớp cho kịp giờ
3. Huy (HS lớp 3) viết bài nhanh nên chữ rất cẩu thả.
4. Thảo (HS lớp 1) rất tích cực phát biểu dù ý kiến chưa chính xác.
5. Hòa (HS lớp 5) quay cóp trong giờ kiểm tra.
6. Thủy (HS lớp 3) làm văn điểm rất thấp.

III. Phong cách giao tiếp sư phạm của THCS – THPT


Độc đoán
- Không phân chia quyền lực
- Sử dụng hiệu quả với lớp học mới thành lập; lớp thiếu đoàn kết; thành viên bất
mãn, không hợp tác; nội dung công việc đã ấn định sẵn; những hoạt động cần có
kết quả ngay…
- Dễ mất lòng
Dân chủ
- Quyền lực thuộc về tập thể
- Sử dụng hiệu quả với lớp học đã ổn định, đoàn kết, ý thức tự giác cao
- Nguy cơ trì trệ công việc
Tự do
- Giao quyền cho cá nhân, tập thể
- Sử dụng trong những lớp học có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể cao,
những hoạt động cụ thể trong một thời gian nhất định
- Nguy cơ rơi vào hỗn loạn, mất kiểm soát
* Thảo luận
Phát hiện một học sinh yếu kém có điểm kiểm tra Tiếng Anh cao bất ngờ. Nếu
Anh/Chị là giáo viên Tiếng Anh, thì sẽ giải quyết như thế nào?
1. Anh/chị ứng xử như thế nào để đảm bảo 4 nguyên tắc GTSP?
2. Anh/chị dùng phong cách GTSP nào để ứng xử với HS?

IV. Kĩ năng giao tiếp sư phạm của THCS – THPT


Định vị -> Định hướng -> Điều khiển
Định vị
- Bản thân
- Đối tượng
Định hướng
- Trước giao tiếp
- Trong giao tiếp
Điều khiển
- Bản thân
- Ứng xử khéo léo sư phạm
- Sử dụng phương tiện giao tiếp
4.1. Kĩ năng định vị trong GTSP
Kĩ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí của bản thân, của đối tượng
trong giao tiếp; biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thấu hiểu,
cảm thông và tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng chủ động giao tiếp.
* Giáo viên là ai khi tiếp xúc sư phạm với:
1. Học sinh?
2. Phụ huynh?
3. Đồng nghiệp?
* Cửa sổ Johari của giáo viên
GV hiểu về bản thân GV chưa hiểu bản thân
PH/HS hiểu về GV Tên, tuổi, thâm niênBài dạy có hay?
Môn dạy, lớp dạy HS, PH có thật sự quí
Nhiệm vụ, Chức năng trọng mình?
Tiêu chuẩn của GV theo
HS, PH đang nghĩ gì?
… HS, PH có quan niệm
gì?

PH/HS chưa hiểu về GV GV quan tâm HS nhằm Bí ẩn
mục đích gì?
GV cho điểm cao, thấp;
trách phạt?
Sao ra đề này mà không
ra đề kia?
Sao GV khó khăn, khắc
khe với HS?
4.2. Nhóm kĩ năng định hướng trong GTSP
- Kĩ năng định hướng là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài để phán đoán
chính xác trạng thái tâm lí bên trong của đối tượng giao tiếp.
- Bao gồm kĩ năng:
+ Thu nhận thông tin nhanh chóng (quan sát, đặt câu hỏi, lắng nghe)
+ Khả năng phán đoán chính xác trạng thái tâm lí bên trong
4.3. Kĩ năng điều khiển giao tiếp
- Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp là khả năng duy trì và phát triển, kết
thúc quá trình giao tiếp một cách hợp lí, hiệu quả cao.
- Bao gồm:
+ Kĩ năng điều khiển đối tượng giao tiếp
+ Kĩ năng điều khiển bản thân
+ Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
4.3.1. Kĩ năng điều khiển đối tượng giao tiếp
- Biết thu hút đối tượng giao tiếp:
+ Tìm ra đề tài giao tiếp phù hợp, hấp dẫn
+ Tạo cảm xúc tích cực cho đối tượng giao tiếp
- Biến “ám thị”, “thôi miên” đối tượng giao tiếp
- Biết thúc đẩy và kìm hãm tốc độ giao tiếp khi cần thiết
- Biết kết thúc giao tiếp đúng lúc
4.3.2. Kĩ năng điều khiển bản thân chủ thể giao tiếp
- Biết làm chủ trạng thái cảm xúc bản thân
- Biết tạo hứng thú, cảm xúc tích cực cho bản thân
4.3.3. Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
- Ngôn ngữ lời nói
- Ngôn ngữ chữ viết
- Phi ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ cơ thể
+ Trang phục, trang điểm
+ Thời gian, không gian
+ Quà tặng
+ Vị thế xã hội
* Thảo luận
1. Một em học sinh lớp Một rất quí cô giáo Tiếng Anh, nên cứ giờ nghỉ là lại đi
theo Cô, Cô ở một mình thì lại gần nhõng nhẽo Cô, nếu Cô gặp các GV khác thì
lại đứng từ xa nhìn theo Cô. Cô cũng gợi ý nhiều lần là con hãy đi chơi này kia,
nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Trong giời học lúc nào cũng rất mong Cô
chú ý đến mình, gọi mình phát biểu. Cô không gọi thì em tỏ ra giận dỗi. Nếu
anh/chị là cô giáo Tiếng Anh trên thì anh/chị ứng xử như thế nào?
2. Nếu HS trong tình huống trên là HS lớp 5?
V. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm ở trường THCS – THPT
2. Kĩ năng quản lí cảm xúc
Kĩ năng quản lí cảm xúc là khả năng hiểu và quản lí những cảm xúc của bạn và
của cả những người xung quanh.
4. Những điều cần nhớ
1. Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp sư phạm: Tính mô phạm trong giao tiếp,
Tôn trọng nhân cách, Thiện chí trong giao tiếp, Đồng cảm trong giao tiếp
2. Tận dụng tối đa kĩ năng định hướng trong GTSP
3. Cần có sự linh hoạt, sáng tạo, độc đáo trong giải pháp

THẢO LUẬN THEO NHÓM


Anh/chị ứng xủ như thế nào trong các tình huống sau đây?
1. Lớp 11 rất hay nói chuyện riêng. GV cũng vui tính nên sơ hở là lớp nói
chuyện ồn ào, thậm chí tranh luận với GV. Khi cần im lặng, nghiêm túc làm bài,
GV phải mất thời gian ổn định lớp.
2. HS lớp 8 yêu nhau. Bạn nam ngồi bàn phía trên, bạn nữ ngồi cuối lớp. Bạn
nam rất hay quay đầu xuống nhìn bạn nữ làm cho các bạn xung quanh khó chịu.
Bạn nam thì không tập trung học cho nên có lúc không chép bài đầy đủ, không
hiểu bài, làm bài kiểm tra điểm thấp.
3. Anh/chị đang trợ giảng ở lớp 12. Khi hết giờ, anh/chị đi dọc hành lang để về
phòng GV. Có 1 HS đi ngang và dúi vào tay anh/chị 1 mảnh giấy rồi chạy mất.
Anh/chị mở ra xem thì thấy dòng chữ “I love you”.
4. Một đồng nghiệp nói với anh/chị là “Thầy/Cô A rất xấu tính, không đáng tin
cậy. Bên ngoài giả vờ tử tế vậy thôi. Đừng tin họ quá”. Thầy/Cô A là người mà
anh/chị đang trợ giảng được 1 hk và sắp tới sẽ tiếp tục trợ giảng cho thầy/cô đó.
5. Trong lớp anh/chị dạy có con của hiệu trưởng nhà trường. Bé học Tiếng Anh
không tốt và hay nghịch, phá trong giờ dạy. Khi trao đổi với GVCN thì GVCN
nói: “Em xí xóa đi. Cho em ấy điểm cao 1 chút. Các GV khác đều như vậy cả”.
6. Anh/Chị có dạy thêm cho HS ở nhà. Những HS học thêm anh/chị thường có
điểm kiểm tra, điểm thi cao. HS không học thêm anh/chị nói với HS học thêm
rằng: “Mày được điểm cao là nhờ học thêm Thầy/Cô”. HS học thêm ấm ức méc
với anh/chị.
7. Anh/Chị là GVCN lớp 7A. PH báo cho anh/chị biết là con họ (con trai) bị cả
lớp tẩy chay, cô lập. Khi tìm hiểu ở lớp thì biết em í ở dơ, “hách nôi”, thô bạo
nên các bạn không chơi chung.
8. Hội trưởng hội PH lớp nhờ anh/chị xin điểm cho con họ được xếp loại giỏi.
9. GVCN của lớp anh/chị đang dạy nhờ anh/chị nâng điểm môn Tiếng Anh cho
cả lớp để lớp được đứng đầu khối trong thi đua.

You might also like