You are on page 1of 8

CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG

MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM

I. CÂU HỎI (Gợi ý)


1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với
người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi
thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người
khác nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động
xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người nhằm thỏa mãn
những nhu cầu nhất định và nhằm đạt mục đích nào đó.
Khác:
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lí – xã hội phức tạp, là một nhu cầu thiết yếu,
quan trọng của con người. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giao tiếp, mỗi định
nghĩa đều dựa trên quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lí của nó. Tuy nhiên, các tác
giả khi định nghĩa giao tiếp đều thống nhất ở việc chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của
giao tiếp:
- GT là hiện tượng đặc thù của con người.
- GT là cách thể hiện mối quan hệ của một cá thể người với một hay nhiều
người khác, trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị,…của xã hội.
- GT được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm
và ảnh hưởng lẫn nhau.
Từ những dấu hiệu đặc trưng trên của GT có thể thấy: GT là hình thức đặc
trung cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc
tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiều biết, rung cảm, ảnh hưởng và
tác động qua lại lẫn nhau.
2. Nêu vai trò của giao tiếp đối với cá nhân và xã hội loài người!
- Thỏa mãn nhu cầu của con người
- Thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp
- Tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong
cùng một hoạt động cùng nhau
- Điều khiển, điều chỉnh hành vi
- Xúc cảm
- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách. Sự tiếp xúc của con người
với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp,…cùng với hoạt động của
cá nhân đã giúp con người lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức
1
3. Dựa trên những tiêu chí nào để phân loại giao tiếp ?
3.1. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
3.2. Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp
- Giao tiếp gián tiếp
3.3. Căn cứ vào quy cách giao tiếp
- Giao tiếp chính thức
- Giao tiếp không chính thức
4. Nguyên tắc giao tiếp là gì?
Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là những “điều luật” cơ bản do con người
đặt ra trong quá trình tiếp xúc giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tri
giác và ảnh hưởng lẫn nhau. Những “điều luật” này được đặt ra nhằm đảm bảo
cho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả cao
nhất.
Những “điều luật” trong nguyên tắc giao tiếp có độ bền vững nhất định,
làm kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình giao tiếp của con người trong mọi tình
huống, hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong nguyên tắc vẫn có những dao động nhất
định để phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nhằm đảm bảo quá trình
giao tiếp đạt hiệu quả tối ưu.
5. Hãy nêu một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp sư phạm!
- Tính khoa học: nội dung, hình thức, PP phải phù hợp với mục đích quá
trình GT,…
- Tính đạo đức: sự mẫu mực trong giao tiếp; sự quý trọng, tin tưởng, chia
sẻ, tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp; có thiện ý với học sinh;
- Tính thẩm mỹ
- Tính dân tộc
6. Phong cách giao tiếp là gì?
Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác,
các ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người trong
giao tiếp.
7. Hãy nêu các phong cách giao tiếp!
- Phong cách giao tiếp dân chủ;
- Phong cách giao tiếp độc đoán;
- Phong cách giao tiếp tự do.
2
8. Trong giao tiếp với đồng nghiệp, ta cần lưu ý điều gì?
a. GT với đồng nghiệp ngang hàng
- Đồng nghiệp là những người cùng chung hoạt động nghề nghiệp,…
- Nếu xảy ra mâu thuẫn sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả trong
công tác giáo dục.
- Khi có những bất động quan điểm: không nên thể hiện trước mặt HS mà
nên bàn bạc riêng,…
- Nên giữ uy tín đồng nghiệp trước học sinh và phụ huynh,…
b. GT với đồng nghiệp cấp trên
Trong những trường hợp gặp vấn đề vượt quá khả năng, thẩm quyền của
mình thì phải xin ý kiến đồng nghiệp cấp trên, nhất thiết phải:
- Tôn trọng và chấp hành ý kiến của họ
- Nếu có vấn đề chưa thống nhất thì nhã nhặn trình bày, thuyết phục, tìm
cách giải quyết,…
c. GT với đồng nghiệp cấp dưới, đồng nghiệp trẻ (nhỏ tuổi)
- Với GV trẻ, nên thường động viên, khuyến khích sự phát triển, luôn tạo
điều kiện cho họ,…
- Với GV có tuổi nên tôn trọng, thường tham khảo ý kiến của học trong
công việc chung nhà trường khi đề ra một kế hoạch,…
- Trong mọi hoàn cảnh không nên tạo ra tâm lí áp đặt mà nên hướng đến
sự hợp tác trên tinh thần thân thiện, tích cực; lắng nghe và thấu hiểu,…
9. Giao tiếp sư phạm là gì?
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền
đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo,
nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh.
10. Đặc trưng của GT sư phạm?
- GTSP mang tính chuẩn mực
- Trong GTSP, GV chủ yếu tác động đến HS bằng tình cảm, bằng nhân
cách của mình
- GTSP là GT xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
11. Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao, cần chú ý điều gì?

3
- Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh phải có lòng y thương
trẻ. Biết tạo những xúc cảm, tình cảm tích cực ở cả giáo viên và học sinh.
- Học sinh phải biết kính trọng giáo viên, và thực hiện tốt những yêu cầu
do giáo viên đề ra.
12. Kĩ năng GT là gì? Nêu các kỹ năng giao tiếp cụ thể?
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh
nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào trong
những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.
- Kĩ năng định hướng GT
- Kỹ năng định vị
- Kĩ năng điều khiển quá trình GT
- Kĩ năng điều khiển đối tượng GT
- Kĩ năng điều khiển bản thân
- Kĩ năng sử dụng phương tiện GT
13. Phân tích một tình huống sư phạm như thế nào?
- Những thành viên tham gia;
- Khung cảnh không gian của tình huống;
- Những tính cách, thái độ, phong cách thành viên;
- Nguyên nhân sư phạm làm nảy sinh tình huống;
- Mục đích sư phạm được lựa chọn;
- Các biểu hiện cụ thể của ứng xử.
14. Qui trình giải quyết tình huống sư phạm?
B.1: Phân loại tình huống theo vấn đề giáo dục thường gặp
B.2: Phân tích, tìm nguyên nhân của tình huống sư phạm
B.3: Tìm các phương án giải quyết hợp lí, có hiệu quả nhất tình huống
xảy ra (là bước quan trọng)
15. Để đánh giá cũng như để hình thành kỹ năng giao tiếp cần dựa
vào những khía cạnh, những biểu hiện cụ thể của kỹ năng giao tiếp. Các
khía cạnh, các biểu hiện đó là gì?
- Khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
- Khả năng hiểu được ngôn ngữ không lời.
- Khả năng linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp.
- Khả năng nhận thức đối tượng giao tiếp.
4
- Khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp.
16. Xét trên bình diện xem giao tiếp như là một hoạt động và giao tiếp
là một công cụ để làm việc thì có thể phân tích và đề cập đến các kỹ năng
giao tiếp nào?
- Kỹ năng làm quen.
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng đặt câu hỏi.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.
- Kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa dạng.
- Kỹ năng thuyết phục.
- Kỹ năng giải quyết xung đột.
- Kỹ năng giao tiếp bằng thư tín.
17. Những kỹ năng bắt buộc phải có của người giáo viên tiểu học là
những kỹ năng nào?
- Chuẩn tác phong sư phạm;
- Chuẩn mực giao tiếp;
- Chuẩn chữ viết và kiến thức;
- Chuẩn kỹ năng mềm.
18. Hoạt động sư phạm là gì? Khi giao tiếp với phụ huynh học sinh,
cần chú ý điều gì?
- Hoạt động sư phạm là quá trình dạy và học bao gồm: HĐ của thầy và
HĐ của trò.
- Thái độ hòa nhã, lịch sự, ngôn từ phải rõ ràng không gây hiểu lầm khi
giao tiếp…
19. Nêu những điều quan trọng làm nên tác phong của giáo viên?
- Tự tin, khiêm tốn, yêu thương HS;
- Tôn trọng ý kiến HS, không áp đặt;
- Trang phục gọn gàng, lịch sự;
- Chuẩn bị bài giảng kĩ lưỡng;
- Ngôn ngữ chính xác, chuẩn mực;
- Nét mặt luôn vui tươi, cử chỉ thân thiện, …

5
II. TÌNH HUỐNG (Minh họa)
Tình huống 1: Lớp bạn có 1 HS thường hay đi học trễ, bạn đã liên hệ với
phụ huynh nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 2: Trong lớp bạn, HS thường hay nói chuyện và làm việc
riêng khi bạn đang giảng bài, bạn sẽ làm gì?
Tình huống 3: Sau tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, bạn đi ngang qua
một lớp học nhưng không ở lớp không có GV. Bạn nghe thấy một số em đang
chửi tục nhau. Bạn sẽ xử lí như thế nào trong tình huống này nếu là GV trong
nhà trường?
Tình huống 4: Khi được phân công làm GV chủ nhiệm một lớp học có
nhiều HS hiếu động, ngay giờ dạy đầu tiên, khi bạn vừa ngồi xuống ghế đã nhận
thấy quần mình bị dín chặt vào ghế vì kẹo cao su. Là giáo viên trong tình huống
trên bạn xử lý thế nào?
Tình huống 5: Bước vào một lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ
sinh, lớp rất bẩn và bàn ghế không ngay ngắn. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 6: Trong giờ dạy, sau khi thu vở Toán để chấm sửa bài, sau
khi trả vở thì một học sinh thắc mắc cho rằng GV đã chấm nhầm kết quả của
em. Nếu là GV đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?
Tình huống 7: Trong khi giảng dạy, cô giáo phát hiện thấy một học sinh
ở cuối lớp đang mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô
giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 8: Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học thường xuyên không
chuẩn bị tập vở, bạn yêu cầu học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng PH
không gặp GV mà cho học sinh đó nghỉ học luôn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 9: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh thường
xuyên đi học trễ, không chuẩn bị bài vở và vào lớp hay đánh bạn, phụ huynh đó
năn nỉ bạn với câu “trăm sự nhờ thầy, mong thầy thông cảm, dạy dỗ cháu”. Nếu
là giáo viên, lúc đó bạn phải ứng xử thế nào?
Tình huống 10: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá
khó khăn, phụ huynh đến trình bày với giáo viên xin cho con nghỉ học để phụ
viêc gia đình. Nếu là giáo viên của HS đó, bạn sẽ ứng xử ra sao?
Tình huống 11: GV bước vào lớp, học sinh cả lớp đứng lên rất ngay ngắn
chào cô giáo. Nhưng khi nhìn xuống dưới lớp, phát hiện có một học sinh vẫn
ngồi. Trước tình huống  đó bạn sẽ xử lí thế nào?
Tình huống 12: Trong cuộc họp phụ huynh của lớp, có một số cha mẹ
học sinh chưa đồng tình với chủ trương tổ chức ăn bán trú của trường vì phải
đóng thêm tiền tốn kém và điều kiện chăm sóc con ở nhà của họ sẽ tốt hơn. Bạn
trình bày cách giải quyết để thực hiện được chủ trương của nhà trường.

6
Tình huống 13: Giả sử trong lớp bạn có một học sinh nghèo, bố mẹ li dị,
không có đủ sách vở, đồ dùng học tập, áo quần chưa được gọn gàng, thường bị
các bạn khác chế giễu, trêu chọc nên em đó mặc cảm, tự ti về bản thân, là giáo
viên chủ nhiệm, bạn xử lí như thế nào?
Tình huống 14: Khi chấm bài kiểm tra cuối năm, bạn thấy có một  học
sinh năng lực chỉ ở mức trung bình nhưng bài đạt kết quả cao. Với trường hợp
như vậy, khi trả bài kiểm tra bạn xử lí như thế nào?
Tình huống 15: Theo phân công chỗ ngồi thì em A ngồi ở dãy bàn cuối
lớp học. Một tuần sau, mẹ em A đến gặp giáo viên chủ nghiệm yêu cầu đổi chỗ
cho em lên ngồi bàn đầu. Trong trường hợp này, bạn giải quyết như thế nào?
Tình huống 16: Đầu năm học, Ban giám hiệu phân công bạn chủ nhiệm
lớp 4. Sau khi nhận lớp, bạn thấy không khí học tập và các phong trào của lớp
rất trầm lặng. Trong giờ học thì rất hiếm khi học sinh phát biểu xây dựng bài,
các em cũng không hăng hái trong các hoạt động lớp. Trước tình trạng này, bạn
cẩn làm gì để đẩy mạnh phong trào của lớp?
Tình huống 17: Em A từ lớp 1 đến lớp 4 luôn là học sinh có năng lực tốt
nhưng lên lớp 5 thì lực học của em giảm sút, đi học không chuyên cần, đến lớp
với nét mặt buồn, lo âu. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn làm thế nào để giúp đỡ
em học sinh đó?
Tình huống 18: Trong giờ học, giáo viên có đưa ra một câu hỏi và gọi
một học sinh trả lời, nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn A
đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em A đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ
đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động.
Trước tình huống này thì bạn sẽ làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy?
Tình huống 19: Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi
phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban
giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia
đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải
thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì
đã “làm xấu mặt” gia đình. Là giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong
trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống 20: Cuộc họp tổ chuyên môn rất mất trật tự. Là người chủ trì
cuộc họp đó, bạn sẽ làm thế nào?
21. Bạn được phân công coi kiểm tra ở lớp có con của cô giáo A. Trước
khi kiểm tra, cô A nhờ bạn để ý và giúp cho con mình làm bài tốt. Bạn sẽ nói gì
với cô A?
22. Lựa chọn cách giải quyết phù hợp và giải thích tại sao lựa chọn cách
giải quyết đó:

7
Tình huống 1: Trong khi dự giờ giáo viên B, bạn phát hiện thấy giáo viên
đó có sai sót về kiến thức. Bạn xử lí như thế nào?
a. Sau giờ dạy, góp ý trực tiếp với giáo viên.
b. Coi như không có chuyên gì xảy ra.
c. Chờ đến cuộc họp tổ chuyên môn mới đưa ra ý kiến.
Tình huống 2: Lần kiểm tra hồ sơ chuyên môn hôm đó. Cô Lan chưa hoàn
thiện hồ sơ theo kế hoạch. Nếu là Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng), bạn sẽ làm gì?
a. Phê bình rồi cho qua.
b. Họp tổ chuyên môn để yêu cầu đưa ra hình thức kỉ luật.
c. Tìm hiểu lí do tại sao? Nhắc nhở để cô rút kinh nghiệm và yêu cầu cô
hoàn thiện ngay khi có thể.

You might also like