You are on page 1of 14

3. KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM.

3.1.Khái niệm về kĩ năng giao tiếp sư phạm.


3.1.1. Kỹ năng.
Kĩ năng là hệ thống các thao tác, cử chỉ, phối hợp hài hòa, hợp lý, nhằm
đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần,
cơ bắp ít nhất trong điều kiện thay đổi.
Kĩ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hóa, bộc lộ trong hoạt
động, đó là sự chín muồi các phẩm chất nhân cách và năng lực của một cá nhân
trong nghề nghiệp nhất định.
Kỹ năng có cơ sở vật chất là cấu tạo và chức năng hoạt động của các giác
quan, hệ thần kinh, cơ bắp, gân xương, tim mạch … nhưng cái quyết định là
tri thức và sự rèn luyện, luyện tập của con người.
3.1.2. Kĩ năng giao tiếp sư phạm.
Kĩ năng giao tiếp sư phạm là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ,
hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) được giáo viên phối hợp hài hòa, hợp lý
nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục với sự
tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi.
Trong giao tiếp sư phạm công cụ là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hành vi, cử
chỉ …), là toàn bộ nhân cách giáo viên. Do vậy giao tiếp sư phạm được hiểu
là tổ hợp các thao tác sử dụng các công cụ nói trên.Vì vậy có thể nói cách
khác:
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự phối hợp phức tạp giữa chuẩn mực
hành vi xã hội của cá nhân, với sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười, tư
thế đầu, cổ, vai, đồng thời với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của giáo viên.

Cũng như các kĩ năng khác, kĩ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua
nhiều con đường đó là:
- Những thói quen ứng xử được xây dựng bởi gia đình.
- Do vốn kinh nghiệm của cá nhân qua tiếp xúc với mọi người.
- Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các hoạt động sư phạm cụ thể
(Thực
hành, thực tập sư phạm, chủ nhiệm…)
3.2.Các nhóm kĩ năng giao tiếp:
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả về phân loại các kĩ
năng về giao tiếp sư phạm. Sau đây xin đưa ra một số kĩ năng giao tiếp cơ
bản, có tính chất thực tiễn.
3.2.1. Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp.
Nhóm kĩ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên
ngoài nào đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của lời nói, cử
chỉ, điệu bộ, động tác… mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lí
bên trong của chủ thể giao tiếp (giáo viên) và đối tượng giao tiếp (học
sinh).
* Nhóm kỹ năng định hướng được chia thành hai kỹ năng:
+ Kĩ năng phán đoán dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.
Nhờ sự tri giác tinh tế, nhạy bén các trạng thái tâm lí qua nét mặt, cử chỉ điệu
bộ, ngữ điệu và âm điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp (giáo viên) phát hiện
chính xác, đầy đủ thái độ của đối tượng giao tiếp.
Tại sao đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói có thể phát ra thái độ của đối
tượng giao tiếp?
- Ngôn ngữ diễn tả tình cảm, thể hiện tính cách, trí tuệ, ý chí của con
người. Tính chủ động hay thụ động, tính chân thành hay giả dối, tính tin
tưởng hay hoài nghi đều in dấu trong giọng nói và nhịp điệu của lời nói.
VD: .Tình cảm, tính cách tốt đẹp -> lời nói hiền hòa, thiện chí có tác dụng cổ
vũ, động viên đối tượng giao tiếp vươn lên, mang lại niềm vui cho họ.
Xúc động -> giọng nói hổn hển, lời nói ngắt
quãng. Buồn -> giọng nói trầm, nhịp điệu chậm.
Vui vẻ -> nhịp điệu nói nhanh.
. Trí tuệ tốt -> Ngôn ngữ chứa đựng thông tin hữu ích, lời nói rõ ràng, mạch
lạc, dễ hiểu, diễn đạt lôgic chặt chẽ...
. Ý chí cũng được thể hiện ở ngôn ngữ: Lời nói thể hiện quan điểm rõ ràng, dứt
khoát, không lừng khừng là người có ý chí mạnh...
- Ánh mắt, nét mặt là sự thể hiện sinh động của nội tâm bên trong con
người.
Trạng thái xúc cảm của con người được biểu hiện rõ ở ánh mắt, nét mặt.:
VD: Khi sự hãi -> nét mặt tái nhợt, hành động gò bó.
Khi bối rối, xấu hổ -> Mặt đỏ bừng, toát mồ hôi.
Khi tức giận -> Mặt đỏ tím, nghiến răng hay bặm môi.
Khi vui -> Miệng cười, nét mặt rạng rỡ
Khi buồn -> Cơ mặt xệ xuống
Khi say mê -> Mắt nhìn chăm chú, mắt sáng...

- Những hành vi, cử chỉ, động tác của con người cũng diễn tả được trạng
thái tâm lý bên trong như:
Khi tức giận -> nắm chặt tay.
Khi hài lòng -> Cười, gật đầu đồng ý.
Không hài lòng, không đồng ý -> Lắc đầu, nhăn
trán. Khi vui -> làm gì cũng nhanh nhẹn hơn...
Như vậy: Trong quá trình giao tiếp sư phạm, thông qua quá trình tri giác
(nhìn,
nghe …) để đọc trên ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, hành vi, lới nói của đối tượng
giao tiếp. Song điều quan trọng là phải biết dựa vào đó để nhận xét, đánh giá
và phán đoán đúng nội tâm đối tượng giao tiếp để định hướng giao tiếp.
+ Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong
của nhân cách.
Nhờ có các dấu hiện biểu hiện ra bên ngoài mà người ta có thể phán đoán
được các tâm trạng và đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp.
Như vậy, kĩ năng định hướng giao tiếp sư phạm có quan hệ chặt chẽ với hoạt
động nhận thức (nhất là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp và tưởng
tượng, trí nhớ…)

Thông thường những biểu hiện ra bên ngoài thống nhất với nội tâm bên
trong, nhưng có khi biểu hiện bên ngoài không thống nhất với nội tâm bên
trong vì tâm lý của con người rất phức tạp: cùng một trạng thái cảm xúc có thể
biểu lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau. Hoặc ngược lại, sự
biểu hiện ra bên ngoài như nhau nhưng lại biểu hiện những trạng thái tâm lý
khác nhau.
Chẳng hạn: Giáo viên có tâm trạng buồn nhưng trên lớp
vẫn có thể tỏ ra vui vẻ với học sinh.
Chiến sĩ biệt động -> kìm chế tình cảm khi gặp người thân.
Học sinh có em vờ chú ý.
Vì vậy người giáo viên phải biết dựa vào những biểu hiện bên ngoài, đồng
thời phải biết dựa vào dấu hiệu đặc trưng của từng trạng thái mới nhận biết
được chính xác nội tâm bên trong của đối tượng giao tiếp.
Như vậy, Thực chất nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp là sự phác thảo chân
dung tâm lý về đối tượng giao tiếp.
Phác thảo chân dung tâm lý là xây dựng “mô hình tâm lý” về những phẩm
chấ tâm lý đặc thù của đối tượng giao tiếp. Trên cơ sở đó, chủ thể giao tiếp
dự
đoán, lường trước được những phản ứng có thể xảy ra ở đối tượng giao tiếp
để có lời lẽ và cách ứng xử phù hợp với đối tượng trong các tình huống ấy
nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao.
Muốn xây dựng được chân dung tâm lý về học sinh thì phải tìm hiểu học sinh
trước khi tiếp xúc và trong quá trình tiếp xúc.
* Kỹ năng định hướng còn được chia thành hai giai đoạn:
+ Định hướng trước tiếp xúc:

Cổ nhân có câu:“Biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, trước
khi tiếp xúc người thầy giáo phải tìm hiểu những thông tin cần thiết về học
sinh như:
Tên học sinh, lớp nào
Những nét lớn về tình hình học tập, đạo đức
Những đặc điểm cá tính, nhu cầu, nguyện
vọng...
Hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh kinh tế, tinh thần...)
Các mối quan hệ mà học sinh tham gia...
Những thông tin này rất cần thiết để thầy cô phác thảo chân dung tâm lý của
học sinh mà mình cần tiếp xúc để định hướng trước khi tiếp xúc.
+ Định hướng trong quá trình tiếp xúc:
- Việc “phác thảo chân dung tâm lý” trước khi tiếp xúc mới chỉ là mô hình
giả định. Mô hình này có thể trùng với đối tượng trong hiện thực, có thể
đúng một số nét lớn, sai một số nét. Vì vậy mô hình này cần được chính xác
hóa trong quá trình tiếp xúc để điều chỉnh phương án ứng xử cho phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi tiếp xúc.
- Mô hình tâm lý về đối tượng giao tiếp càng chính xác, càng sát thực thì
hiệu quả giao tiếp càng cao.
- Cần nhớ rằng đối tượng giao tiếp vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể
có những thay đổi về nhu cầu, thái độ, quan điểm... Chủ thể giao tiếp cần
phải nhạy bén để nắm bắt những điều đó và linh hoạt, cơ động thay đổi
cách ứng xử cho phù hợp. Muốn vậy, khi tiếp xúc với đối tượng, giáo viên
phải quan sát tinh tế, nhạy bén những biểu hiện bên ngoài (nhất là những
biểu hiện khác thường) của ánh mắt, nét mặt, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, âm
điệu, ngữ điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ mà phán đoán chính xác thái độ,
trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng để xây dựng mô hình nhân cách
được chính xác, đưa ra phương án ứng xử phù hợp.
* Thực chất kỹ năng định hướng quá trình giao tiếp là sự tiến hành các thao
tác trí tuệ, tư duy và liên tưởng với vốn kinh nghiệm cá nhân một cách cơ
động, linh hoạt, mềm dẻo của chủ thể giao tiếp, cùng với sự biểu hiện hành vi,
cử chỉ, điệu bộ, cách nói năng của chủ thể giao tiếp phù hợp với sự thay đổi
hành vi, thái độ, cử chỉ của đối tượng giao tiếp trong quá trình giao tiếp.
* Kĩ năng định hướng giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp
cho chủ thể giao tiếp hoàn toàn chủ động trong quá trình giao tiếp.
3.2.2. Nhóm kỹ năng định vị.
* Kỹ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị
trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi
buồn của họ và biết tạo điều kiện đểđối tượng chủ động giao tiếp với mình
Điều kiện quan trọng để giao tiếp đạt kết quả là chủ thể ứng xử phù hợp với
nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng. Muốn vậy phải có hiểu biết về đối
tượng, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để thấu hiểu và thông
cảm với đối tượng. Tức là thực hiện chức năng đồng nhất
* Kĩ năng định v thực chất là khả năng xây dựng “mô hình nhân cách”, về
đối tượng giao tiếp đạt mức độ đúng, chính xác và tương đối ổn định.
Như vậy ở kỹ năng định vị đã xác định được các dấu hiệu chủ yếu của nhân
cách đối tượng như: xu hướng, tính cách, năng lực và cả những đặc điểm cá
biệt, vị trí của đối tượng trong các quan hệ xã hội cũng được xác định.
Trên cơ sở xây dựng được mô hình nhân cách đúng, chính xác về học sinh,
giáo viên xác định được các cách ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng,
đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của đối tượng. Nhờ đó làm cho quá trình
giao tiếp diễn ra chủ động, nhẹ nhàng, chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp
dễ dàng đồng cảm với nhau. mới đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

* Như vậy, kĩ năng định vị có các đặc điểm sau:


- Mô hình nhân cách về đối tượng giao tiếp (học sinh) gần sát với hiện
thực, tương đối ổn định, ít thay đổi trong quá trình giao tiếp.
- Hành vi ứng xử của chủ thể giao tiếp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng,
đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp.
* Những điều kiện để có được kĩ năng định vị là:
- Chủ thể giao tiếp phải đặt mình vào vị trí đối tượng giao tiếp để thấu hiểu
và đồng cảm với họ (cùng chung cảm nghĩ và cảm xúc như họ).
- Xác định đúng hoàn cảnh, không gian, thời gian giao tiếp.
- Có được những kĩ năng nhận biết dấu hiệu bên ngoài đối tượng.
* Để có được kĩ năng định vị giáo viên cần phải:
- Phải tiếp xúc nhiều lần với đối tượng giao tiếp mới có hiểu biết đầy đủ về
những phẩm chất nhân cách của họ như: xu hướng, tính cách, những đặc
điểm cá biệt. đồng thời mới xác định được vị trí của học sinh trong các
quan hệ xã hội.
- Tuy vậy, để xây dựng được mô hình nhân cách đúng, chính xác giáo viên
còn phải có kinh nghiệm, vốn sống, tri thức về con người. Muốn vậy, giáo
viên phải rèn luyện nhiều trong hoạt động nghề nghiệp.
- Phải tích cực suy nghĩ, có óc phán đoán và óc tưởng tượng mới xây dựng
được mô hình này.

c. Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp.


Điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp diễn ra rất phức tạp và sinh động vì
nó có nhiều thành phần tham gia, đó là: hoạt động nhận thức, thái độ và hành
vi ứng xử.
Để điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp có hiệu quả cần có sự tham gia
của tất cả các kỹ năng trên như: KN định hướng (KN quan sát để đọc trên ánh
mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; KN nghe ngôn ngữ nói; KN xử lý thông tin để
phán đoán chính xác trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng giao tiếp), KN
định vị (để hiểu được các phẩm chất nhân cách, đặc điểm cá biệt và hoàn cảnh
của đối tượng) và KN sử dụng phương tiện giao tiếp (phương tiện ngôn ngữ
và các phương tiện phi ngôn ngữ) mới điều khiển được quá trình giao tiếp. Vì
vậy kỹ năng này
được coi là kỹ năng tổng hợp.
* Thực chất kĩ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp là một quá
trình tâm lý phức tạp vì nó đòi hỏi nhiều hiện tượng tâm lý tham gia như nhận
thức, thái độ, hành vi ứng xử. Ba phần này phối hợp hoạt động nhịp nhàng,
hợp lý, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Thực tế cho thấy không phải bao giờ cũng có sự thống nhất giữa nhận
thức, thái độ và hành vi. Ví dụ: Có người mặc dù đã có tuổi nghề nhưng
hành vi ứng xử còn lúng túng, không phù hợp với nhận thức, thái độ khi
gặp học sinh cũ đã có địa vị xã hội cao.
* Nhóm kĩ năng này gồm các kĩ năng sau:
Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh chủ thể giao tiếp:
Điều khiển bản thân là biết hướng dẫn hành vi của mình theo nhiệm vụ, mục
đích giao tiếp. Có cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, hành vi ứng xử phù hợp
với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Điều chỉnh bản thân đó là khả năng chủ thể giao tiếp biết tự chủ hành vi do
nhận thức được giới hạn hành vi của mình; biết làm chủ trạng thái tâm lý
của mình: biết kiềm chế cảm xúc, che dấu tâm trạng khi cần thiết; biết điều
khiển,
điều chỉnh diễn biến tâm lý của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh, đối
tượng giao tiếp.
Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh đối tượng.
Biết điều khiển, điều chỉnh đối tượng là có nhận thức đầy đủ, chính xác
về
đối tượng và có hành vi ứng xử khoa học, chính xác, phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng của đối tượng mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp.
Muốn vậy, chủ thể giao tiếp phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, nhu
cầu,
ước muốn và hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp ( hiểu được các em cần gì, ước
gì, tiềm năng đến đâu...). Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp tác động thích hợp
với đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ nhận thức, đặc điểm cá tính và hoàn
cảnh của từng em. Đồng thời chọn được thời cơ tác động phù hợp với đối
tượng mới đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.
Kỹ năng này được biểu hiện:
Chủ thể giao tiếp biết thu hút đối tượng giao tiếp vào quá trình giao tiếp, biết
thúc đẩy hay kìm hãm tốc độ giao tiếp khi cần thiết, biết tạo ra cảm súc tích
cực cho đối tượng giao tiếp và hướng đối tượng giao tiếp vào nội dung, mục
đích của giao tiếp.
Khi đối tượng giao tiếp có những thay đổi thì chủ thể phải biết linh hoạt, cơ
động trong hành vi ứng xử cho phù hợp với từng thay đổi nhỏ của đối tượng
giao tiếp. Chủ thể giao tiếp biết khi nào cần thúc đẩy quá trình giao tiếp
(thường là khi đối tượng giao tiếp chú ý và hứng thú với nội dung giao tiếp);
Biết khi nào cần cắt giảm, thậm chí dừng nội dung giao tiếp (thường là khi đối
tượng không hứng thú, không chú ý vào nội dung giao tiếp như nói chuyện
riêng, làm việc riêng trong giờ học, lảng tránh cuộc nói chuyện với chủ thể
giao tiếp...)
Để điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp chủ thể giao tiếp cần có các
kỹ năng điều kiện như:
+ Kĩ năng quan sát bằng mắt (biết nhìn).
Đó là kĩ năng giúp chủ thể biết phát hiện ra những thay đổi trên nét mặt, ánh
mắt, điệu bộ, hành vi của đối tượng giao tiếp, đặc biệt là vận động của đôi
mắt. Cần quan tâm đến ánh mắt ngường ngùng, lúng túng, những cử chỉ rụt rè
không ăn nhập, không hợp lý để phát hiện ra thực chất là hành vi thật hay
động tác giả của đối tượng giao tiếp. Thông thường những dấu hiệu đó ẩn dấu
một thái độ khác thường mà chủ thể phải thật tinh ý, có kinh nghiệm mới nhận
thấy được (tức là phải có kỹ năng quan sát)
+ Kĩ năng nghe (biết nghe).
Có kĩ năng nghe là biết tập trung chú ý, hướng hoạt động của các giác quan và
ý thức của chủ thể giao tiếp để nghe đối tượng giao tiếp nói nhằm hiểu nội
dung mà đối tượng giao tiếp nói.
Biểu hiện của KN nghe:
- Nhìn vào mặt người nói, im lặng hoặc có những cử chỉ, lời nói gợi ý,
động viên, kích lệ người nói.
- Biết khuyến khích người nói bằng thái độ nét mặt: nét mặt lúc cười rạng
rỡ, lúc lạnh lùng như hòa vào dòng biểu cảm của người nói.
- Biết nghe còn được biể hiện ở sự phân biệt đúng, sai qua những thay đổi
của âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu khi nói, nhất là cách dùng từ khi trình bày
nội dung giao tiếp.
+ Kĩ năng xử lý thông tin:
Là kĩ năng giúp chủ thể giao tiếp đối chiếu, so sánh các thông tin thu được
từ đối tượng giao tiếp với những nguồn thông tin khác, cũng như với thông
tin có trong vốn kinh nghiệm của cá nhân.
Điều kiện cần để xử lý thông tin:
- Có tri thức khoa học và có hiểu biết về đối tượng giao tiếp, nội dung và
hoàn cảnh giao tiếp.
- Được rèn luyện, tập luyện hành vi, phản ứng nhiều lần với cùng loại đối
tượng ở các hoàn cảnh, nội dung giao tiếp khác nhau.
+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp.
* Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói.
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được phát ra bằng âm thanh và được tiếp thu bằng
cơ quan thích giác. Loại công cụ này được giáo viên sử dụng nhiều nhất và có
hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.
Có hai loại ngôn ngữ nói được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp sư phạm:
Ngôn ngữ nói độc thoại:
+ Là hình thức ngôn ngữ được giáo viên sử dụng chủ yếu khi giáo viên
giảng bài, phát biểu ý kiến, đọc diễn văn …
+ Ngôn ngữ nói độc thoại có đặc điểm là chỉ có một người nói, còn những
người khác thì nghe, không có sự đối thoại trở lại từ phía người nghe.
+ Sử dụng công cụ này đòi hỏi giáo viên cần đạt được những yêu cầu sau:
- Ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng mạch lạc, chuẩn tiếng việt.
- Ngôn ngữ dễ nhớ giàu hình ảnh, hình tượng.
- Ngôn ngữ súc tích, cô động, chứa nhiều thông tin
- Lô gíc, hệ thống, khoa học trong lời giảng.
- Có sức thuyết phục, hấp dẫn
- Vốn từ phong phú, đảm bảo sự trong sáng của tiếng việt
- Phải là ngôn ngữ của chính mình.
Vì thế: Để đạt được yêu cầu trên giáo viên phải có kĩ năng làm chủ lời nói của
mình:
Cách diễn đạt:
- Ngữ điệu
- Giọng nói
- Cách dùng từ.
Nội dung diễn đạt:
- Nắm vững vấn đề mình diễn đạt
- Được luyện tập nhiều lần nội dung ấy
- Kích thích được hoạt động tình cảm, trí tuệ ở học sinh.
Ngôn ngữ đối thoại:
+ Là ngôn ngữ dùng để trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người với nhau,
trong đó người này nói người kia nghe hoặc ngược lại.
+ Trong giao tiếp sư phạm ngôn ngữ này thường được giáo viên sử dụng để
vấn đáp hay trò chuyện với học sinh.
+ Ngôn ngữ này có đặc điểm:
- Có tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh đối thoại.
- Cấu trúc không chặt chẽ, thường bị rút gọn.
- Có sự hỗ trợ nhiều của công cụ phi ngôn ngữ.
+ Giáo viên khi sử dụng ngôn ngữ này cần đạt được những yêu cầu sau:
- Câu hỏi và trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, có nội dung rõ ràng.
- Lời nói nằm trong văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.
- Học sinh có thể trả lời được. Nếu không trả lời được hẹn các em sẽ về tìm
hiểu và trả lời sau.
+ Ngôn ngữ đối thoại có chức năng trong giao tiếp sư phạm đó là:
- Kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức ở học sinh.
- Hướng sự tập trung, chú ý của học sinh vào nội dung bài học.
- Khắc sâu được tri thức ở người học.
- Kiểm tra hoạt động nhận thức ở học sinh.
- Thay đổi được bầu không khí tâm lí trong lớp, tăng hoặc giảm cường độ
ý chí, ý thức ở học sinh.
* Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được biểu thị bằng các kí hiệu, chữ viết và được tiếp nhận bằng
cơ quan phân tích thị giác.
Trong giao tiếp sư phạm ngôn ngữ viết được sử dụng ít hơn ngôn ngữ nói.
Song nó là một công cụ không thể thiếu trong giao tiếp sư phạm. Giáo viên
thường sử dụng ngôn ngữ này để viết bảng, viết vào hồ sơ giáo viên, phê vào
vở học sinh…
Ngôn ngữ viết trên bảng:
- Viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, cẩn thân.
- Trình bày khoa học, lôgíc các đề mục của bài giảng (tạo thành điểm tựa,
giúp học sinh nắm cấu trúc bài giảng).
- Ghi lại vắn tắt những ý cơ bản nhất của bài giảng trên bảng.
Ngôn ngữ viết trong bài, vở học sinh.
- Ngắn gọn, dễ hiểu. Đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Có tác dụng động viên, khích lệ học sinh.
* Ngôn ngữ viết trong các hồ sơ, văn bản:
- Lô gíc, chặt chẽ.
- Đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Ngắn gọn, súc tích, chứa đựng nhiều thông tin …
* Kĩ năng sử dụng công cụ phi ngôn ngữ.
Trong giao tiếp sư phạm, chính việc sử dụng các hành vi, cử chỉ, điệu
bộ
… cùng với sự vận động của các bộ phận phân bố trên mặt được xem như là
công cụ phi ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm.
Sử dụng công cụ phi ngôn ngữ cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo tính chuẩn mực của hành vi (tư cách, điệu bộ, lời nói …
phải mang tính giáo dục)
- Sự phối hợp các thành phần phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nụ cười, ánh
mắt) phải hài hòa, phù hợp với đối tượng, tính huống, nội dung, nhiệm vụ
và mục đích giao tiếp.
- Sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần tự nhiên, chân thật, đúng
bản chất của mình, không gượng ép, giả dối…
* Cùng với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ của giáo viên, trong giao tiếp
sư phạm còn sử dụng một phương tiện khác như đồ dùng trực quan, trang phục
của giáo viên …
- Đồ dùng trực quan: Mô hình, tranh vẽ, biểu đồ … phải đảm bảo yêu cầu
giáo dục, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, đảm bảo tính thẩm mĩ …
- Sử dụng phải khoa học (đưa đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp …)
- Trang phục của giáo viên: phải hợp lý, đẹp, trang nhã …
Tóm lại:
Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp vừa mang tính khoa học (hợp lý),
tính nghệ thuật (cơ động, linh hoạt, mềm dẻo…). Do đó đòi hỏi giáo viên phải
thường xuyên rèn luyện, thực hành, tiếp xúc với học sinh. Nhân cách cuả
người giáo viên phải mang tính mẫu mực.
* Vai trò của kĩ năng điều khiển, điều chỉnh trong quá trình giao tiếp: Nhờ có
kĩ năng này, giúp chủ thể giao tiếp có được hành vi, cách thức ứng xử phù
hợp với đối tượng giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Đó chính là
sự linh hoạt, cơ động trong hành vi ứng xử của chủ thể giao tiếp với đối tượng
giao tiếp trong quá trình tiếp xúc.
Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh là kết quả tổng hợp, hài hòa của tri thức khoa
học, vốn sống, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp của cá nhân, sự rèn luyện kiên
trì, tỉ mỉ với thái độ thiện cảm, với tình cảm yêu thương học sinh.

You might also like