You are on page 1of 5

KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG

Màu vàng ppt màu xanh câu hỏi, chữ bình thường phần thuyết
trình
1. Định nghĩa

Là kỹ năng mà tri giác ban đầu của người giáo viên về các biểu hiện bên ngoài
(hình thức, động tác, cử chỉ, ngôn ngữ…) trong thời gian và không gian giao tiếp để xác
định được động cơ, tâm trạng, nhu cầu, mục đích, sở thích của học sinh.

2. Chức năng

Giáo viên có kỹ năng tri giác tốt có thể dễ dàng phát hiện sự không ăn khớp giữa lời
nói và ngôn ngữ của thân thể.

Kỹ năng định hướng giao tiếp có vai trò quan trọng, quyết định thái độ và hành vi
của giáo viên khi tiếp xúc học sinh.

Câu hỏi: Nhóm kỹ năng định hướng được biểu hiện qua các yếu tố nào?

Dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời
điểm và không gian giao tiếp để phán đoán nhân cách cũng như mối quan hệ của chủ thể
giao tiếp.

Mô hình nhân cách của học sinh được xác định đúng là những định hướng cho giáo
viên trong suốt quá trình giao tiếp và sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình giao tiếp.

3. Phân loại

Nhóm kỹ năng định hướng bao gồm các kỹ năng:

Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói

Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu,
âm điệu của lời nói mà giáo viên có thể phát hiện chính xác, đầy đủ thái độ của học sinh.
Những động tác biểu cảm không chỉ thể hiện ở các cơ mặt mà còn ở các cơ bắp khác
trong cơ thể như tay chân… Do vậy việc tri giác những biểu cảm bên ngoài là cần thiết,
đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của học sinh nghĩa là chuyển từ tri giác bên ngoài
vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách.

Kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài và nhận biết bản chất bên trang của nhân
cách

Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngũ và điệu bộ là vô
cùng phức tạp. Có thể cùng một trạng thái cảm xúc nhưng có thể biểu lộ bằng ngôn ngữ
và điệu bộ khác nhau; hoặc ngôn ngữ, điệu bộ như nhau nhưng lại biểu hiện tâm trạng
khác nhau.

Hình thành kỹ năng này có thể giúp giáo viên thông qua những dấu hiệu biểu hiện
chung nhất về xúc cảm, dựa trên biểu hiện bên ngoài mà có thể phán đoán đúng các trạng
thái, đặc điểm tâm lý của học sinh.

Kỹ năng định hưởng trước khi tiếp xúc và trong quá trình tiếp xúc với đối tượng
giao tiếp

Là khả năng phác thảo chân dung tâm lý của học sinh cần tiếp xúc để thực hiện mục
đích giao tiếp. Việc phác thảo chân dung tâm lý của học sinh nhằm có cơ sở cho sự ủng
xử phù hợp, từ đó nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Định hướng trước khi tiếp xúc là cơ sở để giáo viên khi bắt đầu giao tiếp có được
thái độ thiên cảm, tự tin, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh để họ bộc lộ chân thực
những đặc điểm tâm lý cá nhân của mình.

Định hướng trong quá trình giao tiếp là thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy và liên
tưởng với vốn kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo...

Ở người giáo viên đồng thời biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu
bộ, cách nói năng sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ, hành vi, cử chỉ,
nội dung, ngôn ngữ của học sinh trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng định hướng này phải dựa trên nền tảng của việc trả lời các câu hỏi sau:
mục đích của việc giao tiếp được thực hiện là gì, những điều gì không được vi phạm khi
giao tiếp với đối tượng.

4. Hậu quả của việc định hướng sai

Nếu định hướng sai có thể xẩy ra những hậu quả như:

- Xảy ra xung đột tâm lý.

- Mâu thuẫn trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của cả hai bên.

5.Rèn luyện kỹ năng định hướng.

- Cần phải rèn luyện kỹ năng tri giác và kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào bản
chất bên trong của nhân cách.

- Cần phải có kiến thức về “ngôn ngữ cơ thể”, khả năng quan sát tốt, tích lũy nhiều kinh
nghiệm, kinh nghiệm dân gian về nhân tướng học,…

- Thường xuyên tập luyện kĩ năng định hướng bằng khối óc thông minh, tỉnh táo và con
tim chân thành.

Kết luận sư phạm

Kĩ năng định hướng giúp giáo viên phán đoán và đưa ra quyết định thái độ, hành
vi của giáo viên khi tiếp xúc học sinh. Để rèn luyện kĩ năng định hướng giáo viên cần rèn
luyện chuyên môn, tiếp xúc nhiều hơn với học sinh, vận dụng trí thức và vốn kinh
nghiệm sống.

Câu hỏi trò chơi

Câu 1: điền từ vào chổ trống

Kỹ năng định hướng là kỹ năng mà tri giắc ban đầu của người giáo viên về biển
hiện ............... (hình thức, động tác, cử chỉ, ngôn ngữ,....) trong thời gian và không
gian giao tiếp để ............... được động cơ, tâm trạng, ..........., ............., sở thích của
học sinh.

A. Bên ngoài/ nhận biết/ nhu cầu/ cảm xúc


B. Bên trong/ hình thành/ tình cảm/ hành động
C. Bên ngoài/ xác định/ nhu cầu/ mục đích
D. Bên trong/ xác định/ cảm xúc/ biểu hiện

Câu 2: nhóm kỹ năng định hướng được hiểu hiện qua các yếu tố nào?

A. Sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của


ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm
và không gian
B. Cảm xúc, ngữ điệu, cử chỉ, lời nói, hành
động, biếu cảm khuôn mặt
C. Hành vi, cử chi, lời nói, khoảng thời gian
và không gian
D. Tình cảm, cử chỉ, hành động, nhìn nhận,
mục đích

Câu 3: có bao nhiêu loại kỹ năng định hướng

A. 2
B. 3
C. 5
D. 4

Câu 4: đặc điểm của kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ hành vi, lời nói?

A. Giáo viên có thể nhận thấy được biểu cảm của học sinh dựa vào kinh
nghiệm của bản thân
B. Giáo viên có thể để ý những cảm xúc trên khuôn mặt học sinh
C. Giáo viên có thể phát hiện chính xác đầy đủ thái độ của học sinh dựa
vào kinh nghiệm bản thân
D. Giáo viên có thể đánh giá chính xác, đầy đủ thái độ, biểu cảm của học sinh
dựa vào kinh nghiệm bản thân

Câu 5: Những thái độ nào của học sinh sẽ được thể hiện thông qua nét mặt, cử chỉ,
hành vi, lời?
A. Nụ cười, buồn, giao tiếp ánh mắt,...
B. Gật đầu, lắc đầu, nghiêng đầu,...
C. Căng thẳng, hồi hợp, lo lắng,...
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: một trong những hậu quả của việc định hướng sai

A. Gây ra những hiểu lầm về mặt cách cử xử, hành vi, lời nói
B. Mâu thuẫn trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của cả hai bên
C. Tìm hiểu và giải quyết sai vấn đề mà học sinh gặp phải
D. Gây ra những tranh cãi giữa học sinh và giáo viên

Câu 7: định hướng trong quá trình giao tiếp là?

A. Hình thành nên các thao tác hành vi, cử chỉ, lời nói và có khả năng liên
tưởng với vốn kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo...
B. Thiết lập nên hệ thống tư duy logic và khả năng xử lý tình huống thông qua
những hiểu biết kinh nghiệm của bản thân
C. Thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy và liên tưởng với vốn kinh nghiệm
cá nhân một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo...
D. Hình thành nên những hệ thống trí tuệ, tư duy và hành động theo những hiểu
biết của bản thân trong quá trình giao tiếp.

You might also like