You are on page 1of 15

Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Chương trình Phát triển bản thân & Nâng cao nghề nghiệp
Gap Inc. P.A.C.E.
HỌC PHẦN 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP


Mục tiêu chung của học phần

1. Giúp cho nữ công nhân tự tin trong giao tiếp


2. Giúp cho nữ công nhân hiểu được các nguyên nhân thất bại và thành
công của giao tiếp từ đó áp dụng các kỹ năng giao tiếp vào cuộc sống
và công việc
3. Trang bị cho nữ công nhân các kiến thức và kỹ năng về giao tiếp cơ
bản cũng như các kỹ năng sử dụng ngôn từ, phi ngôn từ
4. Giúp cho nữ công nhân áp dụng các kỹ năng giao tiếp vào các trường
hợp cụ thể ở nơi làm việc, gia đình và động đồng.
5. Giúp cho nữ công nhân hiểu các cản trở về sự khác biệt giữa nam và
nữ trong giao tiếp và cách thức vượt qua các cản trở đó

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 1
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Mục lục

Bài 1 – Tìm hiểu về Giao tiếp.................................................................................................................. 3


Bài 2 – Các kiểu Giao tiếp thường gặp, Giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời ........................... 4
Bài 3 – Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả........................................................................................ 7
Bài 4 – Bí quyết giao tiếp thành công .................................................................................................... 9
Bài 5 – Yếu tố Giới, khó khăn và thuận lợi của phụ nữ trong giao tiếp ............................................ 11
Bài 6 – Ứng dụng kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng ................................. 13

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 2
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 1 – Tìm hiểu về Giao tiếp


1. Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một quá trình trong đó người gửi thông tin truyền đi một thông điệp tới
người nhận và người nhận hồi đáp lại thông điệp đó.

Mô hình Giao tiếp

- Người gửi: Là người phát/gửi thông tin đến cho người khác dưới dạng một thông
điệp.
- Người nhận: Là người tiếp nhận một thông điệp từ người khác
- Thông điệp: là nội dung của thông tin mà người gửi muốn truyền đạt cho người
nhận
- Kênh truyền đạt thông điệp:
o Giao tiếp trực tiếp là hình thức giao tiếp mà trong đó người tham gia giao
tiếp mặt đối mặt và sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói, cử chỉ trong quá trình
giao tiếp.
o Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp phải thông qua một phương tiện trung
gian khác như thư từ, sách báo, điện thoại, fax, email, chat…
- Phản hồi: Người tiếp nhận thông tin sẽ có những phản hồi bằng lời hay các hình
thức khác đối với thông điệp của người gửi. Phản hồi cho biết việc người tiếp
nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp mà bạn muốn truyền đạt hay không.

2. Tầm quan trọng của giao tiếp


- Giao tiếp là bản năng và là nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân.
- Giao tiếp giúp tạo dựng mối quan hệ xã hội.
- Giao tiếp giúp đạt được mục đích của mỗi cá nhân.
- Giao tiếp giúp cân bằng cuộc sống (vui, buồn, chia sẻ, đồng cảm…)
- Giao tiếp tăng cường học hỏi, phát triển nhân cách thông qua việc thu nhận và
điều chỉnh bản thân.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 3
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 2 – Các kiểu Giao tiếp thường gặp,


Giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời

1. Các kiểu giao tiếp thường gặp

Trong cuộc sống chúng ta thường có hoặc hay gặp những kiểu giao tiếp sau đây:

1. Kiểu giao tiếp “Đối đầu” – trong kiểu giao tiếp này, người giao tiếp không lắng
nghe và không muốn hiểu người khác. Giọng điệu thường có xu hướng giận dữ.

2. Kiểu giao tiếp “Nhượng bộ” – người giao tiếp có xu hướng thiếu tự tin, có
phần sợ hãi hoặc lúng túng, luôn rụt rè nhút nhát. Giọng điệu thường có xu hướng
rất nhỏ nhẹ và do dự.

3. Kiểu giao tiếp “Tự tin” – người giao tiếp thể hiện quan điểm và lập trường
nhưng sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác. Nhờ đó mà
những người trong cuộc giao cùng đạt được mục đích giao tiếp của mình. Giọng
điệu thường có xu hướng rõ ràng và thể hiện sự tự tin.

Tùy theo kinh nghiệm, hoàn cảnh và kỹ năng của mỗi người mà chúng ta có thể rèn
luyện để hướng đến kiểu giao tiếp “Tự tin” để đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

2. Các thành tố của giao tiếp

a. Giao tiếp bằng lời


- Ngôn từ (7%): nội dung giao tiếp, lời nói
- Giọng điệu (38%): trầm hoặc bỗng, sức thuyết phục, tính chất của giọng nói
Để có cách nói chuyện/giao tiếp hiệu quả, cần chuẩn bị các bước sau
• Xác định nội dung trọng tâm cần nói.
• Chuẩn bị nội dung nói hay trình bày.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 4
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

• Trong quá trình nói chuyện.


o Luôn quan sát nét mặt và thái độ của đối tác/ người được giao tiếp.
o Luôn lắng nghe để thấu hiểu mong muốn cũng như ghi nhận ý kiến của đối
tác
• Thực hành trước khi nói
• Nếu bạn và người cần giao tiếp đang có mâu thuẫn thì
• Bạn có thể không gặp gỡ và trao đổi trực tiếp mà viết thư để bày tỏ ý muốn của
mình. Nếu cần gặp, hãy tạo điều kiện để có người thứ ba tham gia.

b. Giao tiếp không lời

Giao tiếp không lời bao gồm sự biểu lộ trên khuôn mặt, ánh mắt, giọng điệu, điệu
bộ cơ thể và cảm xúc của người tham gia giao tiếp.

- Ngôn ngữ hình thể (55%): điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, thể hiện cảm xúc

Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của
mình. Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta
không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể.

Nếu giao tiếp bằng lời, lời nói rõ ràng, dễ hiểu thì giao tiếp không lời nhiều khi khó
hiểu, và việc hiểu như thế nào phụ thuộc vào độ nhạy cảm của người giao tiếp.
Mặt khác, giao tiếp không lời dù muốn hay không thì luôn tồn tại, song hành cùng
giao tiếp bằng lời và thường có giá trị thông tin cao.

Kết luận: Quá trình giao tiếp diễn ra hiệu quả khi người nhận hiểu đúng
thông điệp của người gửi và phản hồi lại kịp thời.

Một số ví dụ về ý nghĩa của hành vi giao tiếp không lời.

Hành vi giao tiếp không lời Ý nghĩa

Ngồi nhô ra phía trước, nhìn thẳng Nội dung hấp dẫn
vào người nói Rất quan tâm

Mệt mỏi, chán


Ngồi ngả ra sau liếc nhìn đồng hồ
Không còn quan tâm nữa

Nhìn lơ đãng xung quanh khi người Không quan tâm


khác nói E dè

Chỉnh sửa quần áo Thiếu tự tin

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 5
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Hành vi giao tiếp không lời Ý nghĩa

Thói quen

Tập trung lại

Suy nghĩ
Nhìn xuống đất khi nghe
E ngại, thiếu tự tin

Không tập trung

Làm việc khác khi nghe Biết rồi

Rất bận

Khó hiểu

Cau mày Khó chịu

Không tán thành

Quan tâm
Mỉm cười, gật đầu
Khuyến khích người nói

Đổi chân liên tục Nóng ruột hoặc mỏi

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 6
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 3 – Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả


Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả thì có nhiều. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi
chăng nữa thì khi chúng ta chủ động giao tiếp cũng nên là người nhận trách nhiệm chính
về việc kém hiệu quả đó. Chính vì thế, khi giao tiếp cần nhận rõ những nguyên nhân có
thể làm cho quá trình giao tiếp kém hiệu quả để giảm thiểu tác động của các nguyên
nhân đó.

1. Bất đồng ngôn ngữ


- Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền
- Từ địa phương hoặc tiếng lóng
2. Nội dung thông điệp không rõ ràng
- Hiểu sai nghĩa của từ muốn nói
- Nói nhiều, nói dài và nói quá nhanh hoặc nói to quá cũng như nhỏ quá
- Không rõ về thông tin mình cần truyền đạt
- Nội dung thông điệp không trọng tâm, lan man
3. Thiếu tự tin
- Rụt rè, nhút nhát
4. Ngôn từ không phù hợp
- Ngôn ngữ sử dụng không phù hợp với người đang giao tiếp về lứa tuổi,
nghề nghiệp…
5. Không đúng lúc đúng nơi
- Trong quá trình giao tiếp có thể có các yếu tố nhiễu làm sai lệch các thông
tin và làm cản trở quá trình giao tiếp:
- Môi trường giao tiếp quá ồn hay quá nóng.
- Không gian giao tiếp thiếu sự riêng tư hay thiếu an toàn.
- Sử dụng các phương tiện trung gian bị nhiễu (điện thoại).
- Thời gian giao tiếp không phù hợp (quá sớm, quá khuya, giờ nghỉ trưa)
6. Nhiễu tâm lý
- Tâm lý căng thẳng, không cân bằng
- Nhiều việc khác nhau chi phối khiến cho người giao tiếp không tập trung
7. Định kiến
- Quan điểm hoặc ý kiến thiên lệch về một người/nhóm người hoặc sự việc
nào đó, thường có tính chỉ trích, tiêu cực. Vd: phụ nữ thường phải nín nhịn,
khó chủ động trong giao tiếp.
8. Khác quan điểm
- Nhận thức, quan điểm khác nhau giữa những người tham gia giao tiếp về
cùng một vấn đề, một sự kiện cũng sẽ dẫn đến thái độ khác nhau, cách
hiểu khác nhau, từ đó có thể dẫn đến giao tiếp không hiệu quả.
- Khác nhau về tuổi, giới tính, cá tính, quan niệm, hiểu biết chuyên môn, giáo
dục/ học vấn, phong cách sống, văn hoá…

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 7
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Tóm lại, ta có thể chia các nguyên nhân dẫn đến việc giao tiếp kém hiệu quả là do Thái
độ, Kiến thức, và Kỹ năng.

- Thái độ ở đây là cách ta tư duy, cách ta suy nghĩ hay nhìn nhận một sự việc, một
vấn đề trong cuộc sống.
- Kỹ năng ở đây chính là cách ta thể hiện thông điệp khi giao tiếp với mọi người.
- Kiến thức là sự hiểu biết tri thức của chúng ta đối với vấn đề mà chúng ta muốn
giao tiếp.

Ba yếu tố chính tạo nên giao tiếp

Cả 3 yếu tố đều mang tính quyết định. Các yếu tố này được thực hiện tốt thì giao tiếp sẽ
đạt hiệu quả cao. Ngược lại, các yếu tố này thực hiện không tốt thì giao tiếp sẽ không
thành công. Cả ba yếu tố đều không thể tách rời, luôn song hành và hòa quyện vào nhau
trong mỗi lần giao tiếp.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 8
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 4 – Bí quyết giao tiếp thành công


1. Xây dựng sự tự tin

Mỗi chúng ta đều có thế mạnh riêng, vẻ đẹp và nét đáng yêu riêng. Cách tốt nhất để giao
tiếp hiệu quả là tìm ra và phát huy thế mạnh của mình.

2. Chuẩn bị nội dung trước khi giao tiếp


- Hiểu rõ những điều mình cần nói. Chuẩn bị sẵn nội dung ngắn gọn xúc tích để dễ
nhớ và không bị bỏ sót.
- Hiểu rõ mình sắp sửa giao tiếp hay nói chuyện với ai, người mình giao tiếp sẽ
quan tâm đến vấn đề gì. Hình dung trước những câu hỏi mà người kia có thể hỏi
để mình chủ động giải thích.
- Có thể đứng trước gương tập nói trước nếu thấy cần thiết.

3. Tôn trọng

Thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp với người khác bằng cách:

- Lắng nghe, tránh nói xen vào khi người khác đang nói
- Thái độ tích cực, tránh phê phan
- Tiếp xúc bằng ánh mắt
- Quan sát để nắm bắt tâm lý của người đang giao tiếp (đang vui, buồn, tức giận…)
để có cách giao tiếp hiệu quả hơn

4. Đặt mình vào vị trí của người khác

Mỗi người ở vị trí khác nhau thường có cách nhìn khác nhau với cùng một sự việc. Để
thành công trong giao tiếp, luôn tự hỏi mình rằng nếu mình là họ thì mình sẽ làm thế nào.
Trong giao tiếp cố gắng tránh việc chỉ nhìn thấy mục tiêu và công việc một phía từ mình.

5. Đặt “điểm lùi” trong giao tiếp

Việc giao tiếp thường xuất phát từ mong muốn hoặc hi vọng thoả mãn lợi ích hay mục
đích nào đó của những người tham gia giao tiếp. Khi giao tiếp, cố gắng đặt ra mục tiêu
cao nhất và những “điểm lùi” có thể chấp nhận được.

6. Tôn trọng các giá trị văn hóa

Mỗi vùng miền đều có các giá trị văn hoá khác nhau. Khi giao tiếp với người khác ta nên
luôn chú ý đến các giá trị văn hoá riêng của người mà mình giao tiếp.

7. Tránh phán xét


- Tập trung vào vấn đề, không tập trung phán xét con người. Mô tả thay vì đánh giá

8. Có trách nhiệm
- Thể hiện trách nhiệm cá nhân với thông tin mình đưa ra

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 9
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

- thay vì nói “mọi người nói, ý kiến của họ, chúng tôi sẽ xem xét” sẽ được chuyển
thành “tôi nói, ý kiến của tôi, tôi sẽ xem xét.”

*KỸ NĂNG LẮNG NGHE


Bước 1: Tập trung vào việc nghe để có thể lắng nghe, hiểu
người nói.
Tập trung
Bước 2: Tham dự - hòa mình trong cuộc giao tiếp, bằng cử
chỉ, thể hiện rõ mình đang lắng nghe
Phát triển Tham dự
Bước 3: Hiểu - để tin chắc và chứng tỏ mình đã hiểu đúng
những gì đối tác nói bằng việc nhắc lại những từ chính, từ
quan trọng mà đổi tác trình bày.

Bước 4: Ghi nhớ - ghi nhớ lại những ý chính, nếu chưa rõ
thì phải hỏi lại nhung nên hạn chế
Hồi đáp Ghi nhớ
Bước 5: Hồi đáp - Ta phải trả lời, giải đáp các băn khoăn
thắc mắc của đối tác trong điều kiện có thể. Hồi đáp là giúp
Hiểu cho thông tin giữa bạn và đối tác được hiểu một cách giống
nhau.

Bước 6: Phát triển - bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ các
vấn đề, hoặc phát triển thêm các ý kiến khác mà đối tác
chưa đề cập đến hoặc không có ý định đề cập đến.

*NHỮNG RÀO CẢN CỦA VIỆC LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

- Không muốn nghe


- Nghe không tập trung
- Quá tải thông tin
- Nhiễu tâm lý

* Để giao tiếp hiệu quả hơn, chúng ta cần tuân nguyên tắc khi nghe:

(1) Có thể người nói sẽ nói những điều mà bạn đã biết. Hãy kiên nhẫn nghe xong rồi
hãy nói. Khi hai người cùng nói, kết quả là cả hai đều không nghe được ý kiến của nhau.
Những người còn lại rất khó chịu. Không khí buổi nói chuyện trở nên rất căng thẳng.

(2) Là người biế t nghe đòi hỏi bạn phải tôn trọng người khác – không nên có thái độ
phân biệt trên dưới, sang hèn.

(3) Lắ ng nghe đòi hỏi phải có sự chú ý, chân thành, và đồ ng cảm.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 10
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 5 – Yếu tố Giới, khó khăn và thuận lợi


của phụ nữ trong giao tiếp

1. Tìm hiểu cơ bản về giới, giới tính, và định kiến giới


a. Giới tính:

Là các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến khía cạnh sinh học và chức năng sinh
sản của phụ nữ và nam giới. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể
đổi cho nhau, giống nhau ở mọi vùng, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

- Chỉ có đàn ông mới có dương vật và tinh hoàn.


- Chỉ có phụ nữ có kinh nguyệt và có thể mang thai.
- Chỉ có phụ nữ mới nuôi con bằng sữa mẹ.
b. Giới:

Là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam
giới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm có thể đổi cho nhau giữa nam và nữ
và có thể khác nhau tùy theo các nền văn hóa và các vùng trên thế giới.

Những dấu hiệu như để tóc dài, khéo ăn nói, thích trang điểm… được coi là của phụ nữ,
nhưng cũng có thể thấy ở nhiều đàn ông. Ngược lại, tính quyết đoán, mạnh mẽ được coi
là “nam tính” cũng thường thấy ở phụ nữ. Nhiều phụ nữ lái xe, làm trong ngành kĩ thuật,
thể thao. Không ít đàn ông là ca sĩ, giáo viên, diễn viên múa, nghệ nhân nấu ăn, trang
điểm…

*Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí,
vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn
nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến
việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm
hoặc nên làm.

2. Yếu tố giới trong giao tiếp

Nam giới và phụ nữ đều tồn tại những đặc điểm giao tiếp giống nhau. Nam giới có những
đặc điểm như thế nào, phụ nữ cũng có thể có được đặc điểm trong giao tiếp như nam
giới. Nhưng trong thực tế, quan niệm xã hội và khuôn mẫu định kiến đã hình thành nên
những đặc điểm giao tiếp khác nhau giữa nam giới và phụ nữ. Những đặc điểm khác
nhau vừa tạo nên thế mạnh riêng nhưng cũng chính là rào cản trong giao tiếp của nam
giới và phụ nữ

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 11
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

3. Khó khăn và thế mạnh của phụ nữ trong giao tiếp


a. Khó khăn

- Những yếu điểm phổ biến của phụ nữ thường là cả tin, thiếu tự tin và không kiềm chế
được cảm xúc. Những yếu điểm này khiến họ nhiều khi phải chịu thiệt thòi trước nam
giới, dù rằng công sức của họ bỏ ra nhiều hơn hoặc bằng nam giới. Phụ nữ cần tìm ra
thế mạnh của bản thân để phát huy và đồng thời phải hạn chế tối đa những yếu điểm vốn
có của mình.

Cả phụ nữ và nam giới đều có những khó khăn và thuận lợi riêng khi giao tiếp. Để dần
khắc phục những khó khăn gây ra bởi định kiến xã hội, cần phải có thời gian và sự cố
gắng của cả nam và nữ. Phụ nữ cần tự tin và phát huy được thế mạnh của mình nhằm
đạt được mục tiêu giao tiếp mà mình đã định.

b. Thuận lợi

- Nếu phụ nữ có thể tận dụng những điểm mạnh của mình và áp dụng các bí quyết giao
tiếp, thì giao tiếp sẽ được thành công và hiệu quả hơn.

- Thế mạnh của phụ nữ chính là sự dịu dàng, mềm mại, tình cảm, biết nhường nhịn và
luôn nghĩ đến người khác.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 12
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

Bài 6 – Ứng dụng kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc,
gia đình và cộng đồng

1. Giao tiếp tại nơi làm việc:

“Chất lượng giao tiếp tạo nên chất lượng cuộc sống".

Sự cần thiết phải giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

- Không bao giờ nơi làm việc chỉ có một mình ta, trong công việc luôn cần giao tiếp
với những người khác
- Chúng ta luôn luôn cần sự chia sẻ và học hỏi từ các bạn đồng nghiệp.

Những điều cần lưu ý về giao tiếp trong môi trường làm việc:

- Cách ứng xử của chúng ta thường bị chi phối bởi vị trí hay quyền lực của người
mà chúng ta đang giao tiếp. Ví dụ: Khi giao tiếp với cấp quản lý, sự e dè hay ngại
ngùng sẽ khiến cho nữ công nhân cảm thấy khó khăn khi bộc lộ những quan
điểm/ý kiến của mình về một vấn đề chung trong công việc.

- Thông thường, chúng ta cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với những người bạn
cùng làm với mình và điều này sẽ tạo nên một không khí cởi mở trong quá trình
giao tiếp. Trong khi đó, chúng ta lại cảm thấy thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp với
cấp quản lý nói chung.

- Việc giao tiếp sẽ thúc đẩy chất lượng làm việc và vị trí của chúng ta nếu mỗi người
tự biết cách cách vượt qua những rào cản trong quá trình giao tiếp.

2. Bí quyết giao tiếp và ứng xử với cấp trên và bạn đồng nghiệp
- Cần có thái độ tôn trọng với ý kiến và quyết định của đồng nghiệp.
- Tự tin trong việc giao tiếp.
- Cần đặt trách nhiệm với công việc được giao lên trên, không nên chỉ tập trung vào
những lợi ích trước mắt của cá nhân.
- Phát hiện và thể hiện được điểm mạnh của mình. Hoàn thành công việc theo đúng
chất lượng và thời gian.
- Chia sẻ quan điểm của mình đúng lúc, đúng chỗ.
- Luôn hành động vì lợi ích chung từ những yêu cầu của công việc

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 13
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

3. Giao tiếp tại gia đình

Để giao tiếp với các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả, duy trì không khí đầm
ấm, thân mật, chúng ta nên:

a) Hiểu rõ các đặc điểm của từng người để có cách giao tiếp phù hợp. Những đặc
điểm cần tìm hiểu là:
- Những gì từng người trong gia đình thích và không thích?
- Thái độ và quan điểm của người đó về vấn đề bạn sắp nói với họ là như thế nào?
- Trong quá khứ, bạn đã bao giờ có va chạm/thắc mắc với những người trong gia
đình về vấn đề này chưa?
- Quyền lực giữa bạn và người bạn sẽ giao tiếp cùng các thành viên khác trong gia
đình với vấn đề bạn sẽ đề cập như thế nào?

b) Quan tâm tới các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp
trong gia đình đó chính là cảm xúc, trạng thái tình cảm của bản thân và những
thành viên khác trong gia đình mình. Những trạng thái tình cảm như căng thẳng, lo
âu, vui, buồn đều có tác động trực tiếp tới quá trình giao tiếp giữa các thành viên.

c) Xác định thời điểm, bối cảnh giao tiếp phù hợp cũng giúp bạn có một cuộc giao
tiếp hiệu quả. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài cũng sẽ tác động vào quá trình
giao tiếp như nơi xảy ra câu chuyện, sự chứng kiến của thành viên khác.

d) Trong quá trình giao tiếp với các thành viên trong gia đình, bằng sự nhạy cảm
của mình, bạn nên:
- Quan sát biểu hiện trên khuôn mặt họ và đoán biết cảm nhận của người đó như
thế nào với câu chuyện ta đang nói, từ đó có sự lựa chọn phù hợp về ngôn ngữ,
thái độ và thông tin được đưa ra.
- Lắng nghe cẩn thận.

e) Chỉ nên tiếp tục câu chuyện nếu như người nghe tiếp nhận cuộc nói chuyện
một cách tích cực. Nếu không được như vậy, hãy thay đổi cách nói chuyện, hoặc
thay đổi chủ đề, thời gian nói chuyện.

f) Có trách nhiệm với quá trình giao tiếp, có nghĩa là đảm bảo trong quá trình giao
tiếp ta không làm tổn thương người khác bằng những lời lẽ nặng nề, chỉ trích hoặc
cử chỉ hành vi không phù hợp.

g) Nên tránh thái độ áp đặt và định kiến với người nói chuyện.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 14
Chương trình “Phát triển bản thân & Thăng tiến nghề nghiệp”

4. Giao tiếp tại cộng đồng

Ngoài gia đình, phụ nữ cũng luôn là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động và giao
tiếp tại cộng đồng. Ví dụ như, hàng xóm láng giềng, đi chợ, cho con đi nhà trẻ, sinh hoạt
hội phụ nữ, làm ăn kinh tế, đi bệnh viện…Sự khác biệt lớn nhất giữa giao tiếp tại gia đình
và nơi làm việc với giao tiếp ở cộng đồng chính là:

- Ta sẽ phải giao tiếp với người ta chưa quen, chưa hiểu, hoặc hiểu rất ít về họ.
- Trước đó ta không có kinh nghiệm trong giao tiếp với họ.

Trong bất kỳ tình huống nào thì giao tiếp tại cộng đồng nên tuân theo các nguyên tắc
sau:

1. Hãy đúng hẹn.


2. Nếu có thể, bạn hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về con người mà
mình chuẩn bị phải gặp gỡ và trao đổi.
3. Không có định kiến trước hoặc mặc cảm về người mình sẽ gặp.
4. Không phải lúc nào khi giao tiếp ở ngoài cộng đồng với một đối tượng cụ thể nào
đó cũng có thể lường trước được kết quả, do vậy ta cần chuẩn bị tinh thần để có
những thế chấp nhận các tình huống không ưng ý một cách linh hoạt.

Học phần 1 – Kỹ Năng Giao Tiếp Tài liệu tham khảo Trang 15

You might also like