You are on page 1of 165

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Khoa : Khoa Khoa học xã hội và nhân văn

Bộ môn : Nói và Trình bày Tiếng Việt

Giảng viên : Trương Thị Như Hằng

TẬP BÀI GIẢNG


Môn học : Nói và trình bày Tiếng Việt Mã môn học : COM 101

Số tín chỉ: 02 trong đó Lý thuyết : 5…Thực hành :……25…

Dành cho sinh viên ngành :……Tất cả các ngành

Khoa/Trung tâm : Khoa Khoa học xã hội và nhân văn

Bậc đào tạo :…………………Đại học và cao đẳng...

Học kỳ :………I &…II… Năm học :……2021 - 2022

Đà Nẵng, tháng 08 năm 2021

1
CHƢƠNG 1: NÓI TRƢỚC CÔNG CHÚNG
 Mục tiêu

- Về kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu thế nào là nói trước đám đông, phân biệt được đàm thoại hàng ngày
và nói trước đám đông, sự cần thiết của nói trước công chúng và các nhân tố trong quá trình giao
tiếp, lịch sử và tầm quan trọng của việc nói trước công chúng.

Cách thức xử lý hồi hộp khi nói trước công chúng

- Về kỹ năng

Nhận diện được vấn đề để giao tiếp tốt, để nói và trình bày một vấn đề trước đám đông cần
phải bắt đầu từ ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này.

- Về thái độ:

Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng giao tiếp và trình bày một vấn đề trước đám
đông. Xem đây là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

 Nội dung :

- ND1: Nói trước công chúng là gì?

- ND2: Lịch sử và tầm quan trọng của việc nói trước công chúng.

-ND3: Xử lý hồi hộp

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3 :

1. Stephen S. Lucas, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, Trương Thị Huệ, Nguyễn
Mạnh Quang dịch, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

2
2. Cù Đình Tú, Giáo trình tiếng Việt hiện đại (Mở đầu - Ngữ âm học), tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1972

3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999

4. Bùi Minh Toán (chủ biên), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 1999

 Nội dung chi tiết của chƣơng

1.1. Nói trƣớc công chúng là gì ?

1.1.1. Khái niệm

Ông cha ta từng dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chắc các bạn không nghĩ “học
nói” ở đây là việc phát âm của đứa trẻ lên 3 lúc bi bô đối với người lớn. Rõ ràng nói phải học, bởi
không phải ai cũng có khả năng nói khiến người khác chịu nghe, thích nghe. Nói bất cứ điều gì, bạn
phải nói thế nào để người ta lắng nghe, rồi thấy thích thú, muốn nghe thêm nữa. Mà “chịu”, “thích”
ở đây lại phải tự nhiên, tự nguyện, chứ không do một sức ép, sự nể nang, “tế nhị” nào (như trường
hợp thầy nói, trò dẫu không thích cũng phải ngồi im nghe hoặc “sếp” giáo huấn thì nhân viên không
thể bỏ đi.v.v…). Nói làm sao để “con kiến trong lỗ cũng phải bò ra” không dễ chút nào.

Chẳng thiếu những vị chức sắc, giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, chính khách tài giỏi uyên
bác thực sự, thậm chí nổi tiếng, có thể viết rất hay nhưng nói, truyền đạt, giảng dạy đã không khiến
người nghe hứng thú, họ cảm thấy mỏi mệt nếu như các vị nói trong khoảng thời gian dài. Người
nói giỏi là người có thể diễn thuyết liền mạch 3-4 giờ, mà người nghe vẫn thích thú. Cử toạ bị lôi
cuốn và hoàn toàn trở nên thụ động trước nhà hùng biện. Có khi, họ như bị bắt mất hồn, biến thành
tín đồ trước giáo lý. Vậy khi nói, muốn gây được hứng thú cho người nghe, ta cần chú ý những điều
gì?

Nghệ thuật nói thâu tóm gọn trong mấy tiếng: Nói cái gì, nói với ai và nói thế nào? Phần lớn
mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn
hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó
mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp
phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới... Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử
thách đó. Trước hết, cần hiểu thế nào là nói:

Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam định nghĩa thì “NÓI” là phát ra những âm thanh
mang ý nghĩa thông tin, biểu hiện ý nghĩ, tâm tư tình cảm, diễn đạt kiến thức bằng lời, từ ngữ, là

3
phương tiện giao tiếp giữa người với nhau. Nói là thông hiểu những ý tưởng hình thành trong đầu
và biểu hiện dưới khuôn hình ngôn ngữ. Con người không có cơ quan riêng biệt để nói mà thông
qua trung tâm nói ở não, sử dụng các cơ quan có sẵn như phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp, thanh
quản, họng, màn hầu, lưỡi, môi, răng và mũi.

Tiếng nói có hai mặt được lưu tâm nghiên cứu: mặt truyền tải thông tin, tức lời nói, đặc
trưng của từng cộng đồng; mặt thẩm mĩ, vẻ đẹp, tức giọng nói, đặc trưng của từng cá thể. Giọng nói
mỗi người khác nhau. Có giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng, uyển chuyển duyên dáng, sáng sủa, nồng
ấm, trầm lặng…; lại có giọng nói khô khan, nặng chịch, thô cứng, choe chóe, chối tai, khó nghe…
Giọng nói chịu ảnh hưởng của cộng đồng ở từng vùng, thay đổi theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe,
tâm tư tình cảm của con người.

Hay trích ngắn gọn theo trang từ điển Wikipedia thì “Nói” (Diễn thuyết) trước công chúng
là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung
cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả.

Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn
bản thường được biểu thị như sau, “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để
gây ra kết quả gì?”.

Mỗi ngày, trong đàm thoại thông thường, bạn thực hiện những điều này nhiều lần mà không
nghĩ về chúng. Bạn đã có những kỹ năng giao tiếp này rồi. Và những kỹ năng này là trong số những
kỹ năng quan trọng nhất bạn cần cho việc nói trước đám đông

1.1.2. Nói trƣớc công chúng và đàm thoại hàng ngày

 Giống nhau

Mỗi ngày, trong đàm thoại thông thường, bạn thực hiện những điều này nhiều lần mà không
nghĩ về chúng. Bạn đã có những kỹ năng giao tiếp này rồi. Và những kỹ năng này là trong số những
kỹ năng quan trọng nhất bạn cần cho việc nói trước công chúng.

- Sắp xếp hợp lý những ý nghĩ của bạn.

- Ứng biến thông điệp của bạn cho phù hợp với người nghe.

- Kể một câu chuyện với hiệu quả tác động tối đa.

- Thích ứng với phản hồi của người nghe.

4
Hầu hết những người giao tiếp tốt trong nói chuyện hằng ngày có thể học giao tiếp cũng tốt
như thế khi nói trước công chúng. Tương tự, việc rèn luyện nói trước công chúng có thể làm bạn
thành một người giao tiếp lão luyện hơn trong nhiều tình huống khác nhau, như trong những lúc
đàm thoại, các buổi thảo luận trong lớp, những cuộc họp thương mại và các cuộc phỏng vấn.

 Khác nhau

Nói trƣớc công chúng Đàm thoại hàng ngày

- Cấu trúc chặt chẽ hơn. Thời gian của - Không cần cấu trúc chặt chẽ. Thời
người nói được quy định nghiêm ngặt. Trong gian thải mái. Có thể tùy hứng về mọi chủ đề.
khi chuẩn bị bài nói, người nói phải lường Và tất nhiên đàm thoại không cần có sự
trước các câu hỏi có thể nảy sinh trong đầu chuẩn bị trước
người nghe và trả lời chúng. Như vậy, nói
trước đám đông đòi hỏi sự chuẩn bị và vạch
kế hoạch chi tiết hơn đàm thoại thông
thường.

- Đòi hỏi ngôn ngữ trang trọng hơn. Ngược lại, có thể sử dụng bất cứ ngôn
Nói lóng, dùng biệt ngữ và sai ngữ pháp ít có ngữ nào miễn là đối tượng tiếp nhận có thể
chỗ đứng trong những bài phát biểu công hiểu được.
cộng. Người nghe thường phản ứng tiêu cực
với các diễn giả không nâng tầm và trau
chuốt lời văn khi diễn thuyết trước khán giả.
Một bài diễn văn nên được chuẩn bị tốt từ
văn phong đến ý tứ.

- Đòi hỏi phương pháp phát biểu Khi chuyện trò thân tình, hầu hết
khác. Nói trước đám đông sẽ gây ấn tượng tốt người ta nói nhỏ nhẹ, xen vào những cụm từ
nếu điều chỉnh giọng nói của họ để mọi khán nhận xét như “thích”, “bạn biết đấy”, chấp
giả nghe rõ. Mọi cử chỉ phi ngôn ngữ đều nhận điệu bộ tự nhiên và sử dụng những từ
phải chuẩn mực. Tránh sử dụng văn phong, ngắt giọng (“ừ”, “à” “ùm”).
từ vựng xấu.

5
1.1.2. Các yếu tố liên quan đến quá trình nói trƣớc công chúng

- Ngƣời nói: Giao tiếp bằng lời bắt đầu từ người nói. Thành công của bạn trng vai trò người
nói phụ thuộc vào “bạn” - vào uy tín của cá nhân bạn, kiến thức của bạn về chủ đề, quá trình chuẩn
bị bài nói, cách trình bày, sự nhạy cảm của bạn đối với khán giả và hoàn cảnh. Việc nói thành công
không chỉ là vấn đề kỹ năng, nó còn đòi hỏi sự say mê. Nếu bạn thực sự để tâm đến chủ đề của
mình thì khán giả chắc chắn sẽ hứng thú nghe bạn.

- Thông điệp: Thông điệp là những gì người nói giao tiếp với người khác. Mục đích của bạn
là biến cho thông điệp muốn nói thành thông điệp được truyền đạt thực sự. Việc đạt được điều này
phụ thuộc vào việc bạn nói gì và bạn nói điều đó như thế nào. Để có được thông điệp bằng lời phù
hợp đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. Bạn phải giới hạn đề tài để trình bày trong khoảng thời gian cho
phép, bạn phải nghiên cứu và chọn những chi tiết hỗ trợ để làm ý kiến của mình rõ ràng và thuyết
phục, bạn phải sắp xếp ý để người nghe không bị xao lãng, bạn phải diễn đạt thông điệp chính xác,
sinh động. Bên cạnh thông điệp bạn gửi đi bằng lời nói, bạn còn chuyển tải thông điệp qua giọng
nói, diện mạo, điệu bộ, nét mặt và ánh mắt.

- Kênh: Kênh là phương tiện qua đó thông điệp được truyền đạt. Các diễn giả trước đám
động có thể sử dụng một hay nhiều kênh khác nhau, mỗi kênh đều ảnh hưởng đến thông điệp khán
giả nhận được.

- Ngƣời nghe: Người nghe là người nhận thông điệp truyền tải. Không có người nghe thì
không có sự giao tiếp. Mọi thứ diễn giả nói được lọc qua khung tham chiếu của người nghe, đó là
toàn bộ kiến thức, mục đích, giá trị, kinh nghiệm và thái độ của họ. Khung tham chiếu của người
nói và người nghe khác nhau nên ý nghĩa của thông điệp đến người nghe sẽ không bao giờ giống
hệt ý nghĩa đến với người nói. Vì vậy, người nói phải chú trọng đến việc điều chỉnh thông điệp tới
từng đối tượng khán giả cụ thể tham dự. Là một diễn giả giỏi, phải lấy khán giả làm trung tâm.

- Phản hồi: Luôn có nhiều dạng phản hồi cho biết thông điệp của bạn được tiếp nhận như
thế nào. Họ có vỗ tay tán đồng không? Họ có cười trước câu chuyện vui của bạn không? Họ có bồn
chồn và hay nhìn đồng hồ không? Là diễn giả, bạn cần cảnh giác với những phản ứng của người
nghe và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp.

- Nhiễu: Nhiều là bất cứ điều gì làm cản trở sự truyền đạt của thông điệp. Có 2 loại nhiễu.
Một là nhiều bên ngoài đến khán giả như tiếng xe cộ, tiếng người nói chuyện, căn phòng quá nóng
hoặc lạnh,...Hai là nhiều bên trong đến từ khán giả, như người nghe có chuyện gia đình cần suy

6
nghĩ, trong người không được khỏe, có chuyện buồn,...Là diễn giả , bạn phải cố gắng giữ được sự
chú ý của người nghe, mặc dù những hình thức nhiều nãy có tồn tại đi chăng nữa.

- Hoàn cảnh: Hoàn cảnh là thời gian, địa điểm mà ở đó việc giao tiếp bằng lời xảy ra.
Người nói trước công chúng phải nhanh nhạy với hoàn cảnh. Có nhiều sự khác biệt nếu bài nói
được trình bày trong nhà thay vì ngoài trời, trong lớp học nhỏ thay vì trong hội trường lớn, trước
một đám đông chật cứng hay chỉ thưa thớt vài người. Khi bạn điều chỉnh cho phù hợp với hoàn
cảnh của một bài nói trước công chúng, đơn giản là bạn đang giao tiếp trên một phạm vi lớn hơn
điều bạn làm hàng ngày trong đàm thoại.

1.2. Lịch sử và tầm quan trọng của việc nói trƣớc công chúng

1.2.1. Lịch sử

Hầu như tất cả các nền văn hoá đều có một từ tương đương với từ tiếng Anh “orator” (nhà
hùng biện) để chỉ người có những kỹ năng đặc biệt trong việc nói trước đám đông. Quyển sách tay
được biết cổ nhất về việc nói chuyện gây ảnh hưởng được viết trên giấy cói ở Ai Cập cách đây
khoảng 4500 năm. Thuật hùng biện được đánh giá cao ở Ấn Độ cổ, Châu Phi và Trung Quốc, cũng
như trong thổ dân Aztecs và những nền văn hoá tiền Châu Âu khác của Bắc và Nam Mỹ.

Ở Hy Lạp và La Mã cổ, nói trước đám đông đóng vai trò trung tâm trong giáo dục và đời
sống người dân. Nó cũng được nghiên cứu rộng rãi. Quyển Thuật hùng biện của Aristotle, biên soạn
trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, vẫn còn được xem là tác phẩm quan trọng nhất về chủ đề
này và nhiều nguyên lý của nó được các diễn giả (và các nhà văn) ngày nay dùng đến. Nhà lãnh đạo
vĩ đại người La Mã Cicero đã dùng những bài diễn văn của mình để bảo vệ quyền tự do và viết một
số tác phẩm về hùng biện nói chung.

Qua hàng thế kỷ, nhiều nhà tư tưởng có tiếng khác đã giải quyết các vấn đề về thuật hùng
biện, bài diễn văn và ngôn ngữ - bao gồm nhà giáo dục La Mã Quintilian, nhà truyền giáo đạo Cơ
Đốc St. Augustine, nhà văn thời trung cổ Christine de Pizan, nhà triết học người Anh Francis Bacon
và nhà phê bình người Mỹ Kenneth Burke. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu về giao
tiếp đã cung cấp một nền tảng khoa học ngày càng nhiều để hiểu các phương pháp và chiến lược
của một bài diễn văn ấn tượng.

Mục tiêu trước hết của bạn là áp dụng các phương pháp và chiến lược đó trong những bài
diễn văn tại lớp của bạn. Tuy nhiên, điều bạn học được tại lớp có thể ứng dụng lâu dài sau khi bạn
rời đại học. Hãy luôn nhớ rằng những nguyên lý của việc nói trước đám đông bắt nguồn từ một
truyền thống lâu đời và được một ngành nghiên cứu quan trọng chứng thực. Bạn càng biết nhiều về
7
những nguyên lý này, bạn sẽ càng đạt hiệu quả trong các bài diễn văn của mình và bạn sẽ nghe
những bài nói chuyện của người khác tốt hơn.

1.2.2. Tầm quan trọng

Suốt chiều dài lịch sử, con người đã sử dụng việc nói trước đám đông như một phương tiện
giao tiếp cần thiết. Điều mà nhà lãnh đạo Hy Lạp Pericles nói cách đây hơn 2500 năm vẫn còn đúng
với ngày nay “người ta suy đoán mọi điều nhưng không thể giải thích” chúng rõ ràng “cũng như có
lẽ chưa bao giờ nghĩ đến mọi khía cạnh của vấn đề”. Nói trước đám đông, như tên của nó gợi ý, là
cách đưa ý kiến của bạn ra trước công chúng - chia sẻ chúng với những người khác và gây ảnh
hưởng đến họ. Trong một cuộc điều tra 480 công ty và công sở, các kỹ năng giao tiếp, bao gồm việc
nói trước đám đông, được những nhà tuyển dụng xếp lên hàng đầu trong các khả năng cá nhân của
những người tốt nghiệp đại học. Trong một cuộc điều tra khác, những người tốt nghiệp đại học đang
có việc làm được yêu cầu xếp những gì họ thấy là cần thiết nhất cho việc phát triển sự nghiệp của
họ. Cái gì đứng đầu trong danh sách xếp hạng của họ? Đó là kỹ năng giao tiếp bằng lời.

Tầm quan trọng của kỹ năng này đúng trên khắp các lĩnh vực, đối với kế toán và kiến trúc
sư, giáo viên và kỹ thuật viên, nhà khoa học và người môi giới chứng khoán. Ngay cả những ngành
chuyên môn hoá cao như kỹ sư dân dụng và cơ khí, các ông chủ thường xếp khả năng giao tiếp trên
kiến thức về kỹ thuật khi quyết định thuê ai và đề bạt ai.

Sự phát triển của Internet và các công nghệ mới khác không làm giảm đi sự cần thiết của
việc nói trước đám đông. Như một nhà tư vấn về giao tiếp nói rằng: “Có nhiều con đường để tiếp
cận người ta hơn trước kia nhưng không gì có thể thay thế sự giao tiếp mặt đối mặt”. Để thành
công, nhà lãnh đạo kinh doanh Midge Costanza nói, bạn phải có “khả năng đứng trên đôi chân của
bạn, hoặc là đối diện từng người hoặc là trước một nhóm người, trình bày thuyết phục và đáng tin”.

Điều này cũng đúng trong cuộc sống cộng đồng. Nói trước đám đông là một phương tiện
cần thiết của các hoạt động cộng đồng. Đó là cách để diễn đạt ý kiến của bạn và gây ảnh hưởng lên
vấn đề có tính chất quan trọng trong một xã hội dân chủ.

1.3. Xử lý hồi hộp - chìa khóa thành công khi nói trƣớc công chúng

 Hồi hộp là chuyện bình thƣờng và đó là dấu hiệu của sự thành công

Lo lắng và hồi hộp khi nói trước đám đông là chuyện bình thường. Vấn đề là chúng ta xử lý
vấn đề đó như thế nào? Tất cả những cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu đề cho kết quả: vấn đề
đáng lo sợ nhất là phải nói trước đám đông. Ví dụ, các diễn viên hồi hộp trước một vở kịch, các

8
chính trị gia lo lắng trước một bài diễn văn tranh cử, các vận động viên bồn chồn trước một cuộc thi
lớn. Những người thành công học được cách dùng sự lo lắng của mình để làm lợi thế.

Các cuộc điều tra cho thấy rằng 76% những diễn giả có kinh nghiệm hồi hộp khi đứng trước
khán giả trước khi lên bục nói. Nhưng sự lo lắng của họ là một dấu hiệu có lợi rằng họ đang chuẩn
bị tinh thần để đạt kết quả tốt. Nhà viết tiểu thuyết và là diễn giả I. A. R. Wylie giải thích: “Bây giờ,
sau nhiều năm từng trải, tôi nghĩ rằng tôi thực sự là một diễn giả có kinh nghiệm. Nhưng hiếm khi
nào tôi nhấc chân bước lên mà họng không co thắt vì sợ và tim không đập mạnh thình thịch. Khi, vì
lý do gì đó, tôi bình tĩnh và tự tin thì bài diễn văn luôn thất bại.”

Nói cách khác, hồi hộp khi bắt đầu diễn thuyết, thậm chí cần có, là hoàn toàn bình thường.
Cơ thể bạn đang phản ứng khi gặp bất kỳ tình huống căng thẳng nào bằng cách sản sinh ra quá mức
adrenaline. Sự tăng đột ngột adrenaline này làm cho tim bạn đập nhanh, tay bạn run, đầu gối khuỵ
và da tiết mồ hôi. Mọi diễn giả trước công chúng đều trải qua những phản ứng này ở một mức độ
nào đó. Vấn đề là bạn kiểm soát sự hồi hộp như thế nào và điều khiển nó theo bạn chứ không chống
lại bạn?

Thay vì cố gắng loại bỏ những dấu hiệu của sự hồi hộp đứng trước đám đông, bạn nên nhắm
vào việc chuyển nó từ tác động xấu thành cái mà một chuyên gia gọi là hồi hộp tích cực - “một cảm
giác sống động, nhiệt tình, say mê với một chút bối rối…Vẫn còn hồi hộp nhưng cảm giác khác
hẳn. Bạn không còn là nạn nhân của nó nữa, thay vì vậy bạn cần đến nó. Bạn điều khiển nó”. Dưới
đây là sáu cách đã được thử thách với thời gian, bạn có thể biến sự hồi hộp của mình từ ảnh hưởng
tiêu cực sang tích cực.

 Lĩnh hội đƣợc kinh nghiệm nói: Có lẽ bạn hồi hộp trong mỗi tình huống vì bạn phải
đối mặt với điều mới mẻ và chưa biết. Một khi bạn quen với hoàn cảnh, bạn không còn sợ nữa. Nói
trước đám đông cũng như thế. Đối với hầu hết sinh viên, vấn đề lớn nhất của sự hồi hộp khi đứng
trước đám đông là sợ những điều chưa biết. Càng thực hành nhiều và càng trình bày bài nói nhiều
thì bạn càng ít sợ nói trước đám đông.

 Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị: Hãy chọn những đề tài mà bạn thực sự quan tâm, rồi
chuẩn bị bài nói kỹ lưỡng. Theo quy chuẩn, cứ mỗi phút trình bày cần từ 1 đến 2 giờ chuẩn bị, có
thể nhiều hơn, tùy thuộc vào lượng nghiên cứu cần cho bài nói. Tìm hiểu khán giả và chọn đề tài
mà bạn biết sẽ hấp dẫn họ, nghiên cứu bài nói kỹ lưỡng, luyện tập nhiều lần, thử trình bày trước vài
người thân, như vậy bạn có thể chắc rằng bạn sẽ thành công.

9
 Tƣ duy tích cực: Sự tự tin là năng lượng nổi trội nhất của tư duy tích cực. Nếu bạn nghĩ
bạn làm được điều gì đó thì bạn thường sẽ làm được. Nhiều diễn giả có ý nghĩ tiêu cực về bản thân
và kinh nghiệm diễ thuyết thì dễ bị hồi hộp khi đứng trước đám đông hơn là những diễn giả suy
nghĩ tích cực. Nhiều nhà tâm lý tin rằng, tỷ lệ của các suy nghĩ tích cực trên tiêu cực đối với những
hoạt động căng thẳng như diễn thuyết nên ít nhất là 5 trên 1. Có nghĩa là, cứ mỗi ý nghĩ tiêu cực,
bạn nên có ít nhất 5 ý nghĩ tích cực.

 Sử dụng năng lực tƣởng tƣợng: Năng lực tưởng tượng có liên hệ mật thiết với tư duy
tích cực. Nó là kỹ thuật được nhiều người sử dụng để nâng cao thành tích của họ trong những tình
huống căng thẳng. Các nghiên cứu chứng minh rằng, kỹ thuật này rất các ích trong việc giúp diễn
giả kiểm soát được sự hồi hộp khi họ đứng trước đám đông. Hãy tưởng tượng cảm giác đạt được
thành công mỹ mãn khi bạn kết thúc bài diễn thuyết mà bạn đã trình bày bằng nổ lực cao nhất. Hãy
tưởng tượng thật chi tiết những hình ảnh trong tâm trí bạn, càng rõ ràng thì bạn càng dễ thành công.

 Nhận thức đƣợc rằng phần lớn cảm giác hồi hộp không biểu hiện ra ngoài: Thật
khó để diễn thuyết tự tin và dứt khoát nếu bạn nghĩ rằng bạn trông có vẻ căng thẳng và do dự. Một
diễn giả có kinh nghiệm nói rằng: “Hệ thần kinh của bạn có thể gây cho bạn một ngàn nỗi lo, nhưng
khán giả chỉ có thể nhận thấy một ít biểu hiện mà thôi”. Mặc dù bạn tay bạn đẫm mồ hôi, tim đập
nhanh, nhưng người nghe không nhận thấy điều đó, nhất là nếu bạn cố gắng hết sức để giữ vẻ điềm
đạm và tự tin bên ngoài. Nắm được điều này, giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với khán giả.

 Đừng mong đợi sự hoàn hảo: Bạn nên biết rằng không có bài diễn văn nào là hoàn
hảo. Ở vài thời điểm trong mỗi bài diễn văn, mọi diễn giả nói hoặc làm điều gì đó, không ít thì
nhiều, không chính xác như họ đã dự tính. Thật may mắn là khán giả không nhận ra những lúc như
vậy vì họ không biết diễn giả dự định nói gì. Nếu bạn tạm thời quên mất mình đang nói đến đâu, lẫn
lộn trình tự,...thì đừng lo lắng, cứ tiếp tục như bình thường. Khán giả muốn nghe một bài diễn văn
sâu sắc với các ý tưởng của diễn giả được diễn đạt rõ ràng, cụ thể. Đôi khi một vài sai sót còn có thể
làm tăng sức lôi cuốn của diễn giả do nó làm cho họ có vẻ dễ gần hơn.

 Một vài kinh nghiệm để xử lý hồi hộp khi nói trƣớc đám đông nhƣ:

 Hãy thoải mái về tinh thần và thể xác. Một đêm ngủ ngon sẽ giúp bạn nhiều hơn.

 Khi bạn đợi trình bày, hãy giữ yên lặng và thư giãn cơ chân hoặc siết chặt đôi tay rồi thả
lỏng để giảm căng thẳng bằng cách cung cấp đường thoát cho chất adrenaline thừa của bạn.

10
 Hãy thở sâu và chậm hai lần trước khi bắt đầu nói. Thở sâu phá vỡ vòng xoắn căng
thẳng và giúp thần kinh bạn yên tịnh.

 Làm thật tốt phần mở đầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ lo lắng của người nói
giảm xuống đáng kể sau 30 đến 60 giây đầu tiên của bài nói. Một khi bạn vượt qua phần mở đầu,
bạn sẽ thấy phần còn lại dễ dàng hơn.

 Hãy nhìn vào mắt mọi khán giả. Nên nhớ rằng họ là những con người riêng biệt chứ
không là những khuôn mặt mập mờ và họ là những người bạn của bạn.

 Tập trung vào việc nói với khán giả hơn là lo lắng về sự hồi hộp đứng trước đám đông.
Nếu bạn bị cuốn hút vào bài nói của mình thì khán giả cũng vậy.

 Hãy sử dụng các phương tiện nghe nhìn. Chúng tạo sự thích thú, kéo sự chú ý ra khỏi
bạn và làm bạn cảm thấy tự nhiên hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Bằng cách nào việc nói trước công chúng có thể tạo khác biệt trong cuộc sống của bạn ?

2. Nói trước công chúng giống đàm thoại hang ngày như thế nào ?

3. Nói trước công chúng khác đàm thoại hang ngày như thế nào ?

4. Tại sao hồi hộp khi bắt đầu bài nói là bình thường - thậm chí cần có ?

5. Bạn có thể kiểm soát sự hồi hộp và khiến nó giúp ích cho bạn trong các bài nói như thế nào ?

6. Bảy yếu tố của quá trình giao tiếp bằng lời là gì? Chúng tương tác để quyết định sự thành công
hay thất bại của một bài nói như thế nào?

7. Chủ nghĩa vị chủng tộc là gì ? Tại sao người nói trước công chúng cần tránh chủ nghĩa vị
chủng tộc khi trình bày trước thính giả thuộc các nền văn hóa, chủng tộc hoặc dân tộc khác
nhau ?

11
CHƢƠNG 2 :

ĐẠO ĐỨC VỚI VẤN ĐỀ NÓI TRƢỚC CÔNG CHÚNG


 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu thế nào là đạo đức, đạo văn, các nguyên tắc của diễn thuyết và lắng
nghe có đạo đức

- Kỹ năng

Nhận diện được vấn đề đạo đức trong nói trước công chúng , để nói và trình bày một vấn đề
trước đám đông cần phải bắt đầu từ ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này.

- Thái độ:

Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng giao tiếp và trình bày một vấn đề trước đám
đông..

 Nội dung :

- ND1: Tầm quan trọng của vấn đề đạo đức khi nói trước công chúng

- ND2: Một số nguyên tắc liên quan đến vấn đề đạo đức khi nói trước công chúng

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, lấy ví dụ
mẫu

* Tài liệu tham khảo

Nội dung 1,2 :

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Stephen S. Lucas, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, Trương Thị Huệ, Nguyễn
Mạnh Quang dịch, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

 Nội dung chi tiết của chƣơng

12
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề đạo đức khi nói trƣớc công chúng

Đạo đức là một phạm trù triết học liên quan đến các vấn đề đúng sai trong các mối quan hệ
con người. Các câu hỏi về đạo đức nảy sinh bất cứ khi nào ta phân vân liệu một hành động nào đó
mang tính chất đạo đức hay vô đạo đức, công bằng hay bất công, chính đáng hay không chính đáng,
chân thật hay giả dối….

Các câu hỏi về đạo đức cũng nảy sinh bất kỳ khi một người nói trước đám đông đối mặt với
khán giả. Trong một thế giới lý tưởng tất cả các diễn giả nên trung thực và cống hiến cho sự tốt đẹp
của xã hội. tuy nhiên lịch sử cho thấy sức mạnh của việc diễn thuyết thường bị lạm dụng , đôi khi
gây hậu quả khủng khiếp và Alolf Hiler là một ví dụ điển hình.

Các vấn đề về đạo đức xuất hiện bất cứ khi nào một diễn giả phát biểu với khán giả. Cho dù
hoàn cảnh phát biểu là gì chăng nữa, bạn cũng cần phải bảo đảm là các mục tiêu của bạn phải dựa
trên cơ sở đạo đức và bạn dùng các phương cách có đạo đức để truyền đạt các ý tưởng của bạn. Đáp
ứng các nghĩa vụ này có thể là thách thức nặng nề khi bạn nói thuyết phục. Liệu bạn có sẵn lòng
“chỉ hơi”che đậy sự thật nếu việc đó bảo đảm thành công cho một bài nói? Còn thay đổi con số
thống kê, giả mạo các trích dẫn, tráo đổi các ý tưởng thành sự kiện thực tế, hoặc chạy theo thành
kiến và khuôn sáo, thì sao?

Không may, không thiếu diễn giả - và các người muốn thuyết phục khác – sẵn sàng bỏ qua
đạo đức để đạt mục đích của mình. Tuy nhiên, như Martin Luther King đã nói cách đây nhiều năm,
không thể có được một kết quả tốt đẹp thực sự nếu dùng các phương cách phi đạo đức. Duy trì khả
năng tin tưởng ở thính giả cũng là điều thiết yếu cho độ tín nhiệm đối với một diễn giả. Như trong
các loại nói trước đám đông khác, điều lý tưởng cho thuyết phục hiệu quả là một người đạo đức có
khả năng nói tốt.

2.2. Một số nguyên tắc liên quan đến vấn đề đạo đức khi nói trƣớc công chúng

2.2.1. Diễn thuyết có đạo đức

 Hãy đảm bảo những mục đích của bạn là hợp đạo đức

Trách nhiệm đầu tiên của bạn với tư cách một diễn giả là cân nhắc liệu mục đích của bạn có
hợp với đạo đức hay không.Các diễn giả hy vọng đạt cái gì? Báo cáo về một dự án kinh doanh. Cải
thiện chất lượng giáo dục. Bảo vệ cộng đồng chống lai ô nhiễm công nghiệp… Một vài người sẽ đặt
câu hỏi rằng những mục tiêu này có hợp đạo đức hay không .

13
Cùng với những vấn đề đạo đức khác, có thể có những phạm trù “ khó xư” xuất hiện khi
đánh giá mục đích của người nói, những phạm trù mà những người biết lẽ phải với những tiêu
chuẩn đúng sai được xác định rõ rang có thể không đồng ý về mặt pháp lý. Nhưng đây không phải
lý do để tránh đưa ra những câu hỏi về đạo đức.

 Hãy chuẩn bị đầy đủ cho mỗi bài nói

Việc chuẩn bị cho một bài nói liên quan đến mọi thứ từ phân tích khán giả đến thiết kế các
dụng cụ trực quan, tổ chức các ý tưởng và luyện tập trình bày. Tuy nhiên, xét trên lập trường đạo
đức thì yếu tố quan trọng nhất là bạn phải có hiểu biết sâu rộng về đề tài của mình.

 Hãy trung thực về điều bạn nói

Để thực hiện bài nói hợp đạo đức , không có gì quan trọng hơn sự trung thực. Nói trước
công chúng được ngầm thừa nhận là : “ Lời nói có thể tin được và con người sẽ chân thật”.Không
có sự thừa nhận này mà một người tin tưởng vào bất kỳ điều gì mà một người khác nói . Một khi sự
cam kết tín nhiệm giữa người nói và người nghe bị phá vỡ, nó sẽ không bao giờ được khôi phục
trọn vẹn.

 Tránh nêu tên ch trích và những dạng ngôn ngữ úc phạm khác

Đây là lý do tại sao hầu hết các nhà nghiên cứu về đạo đức giao tiếp cảnh báo các diễn giả
trước đám đông không nên nêu tên chỉ trích và sử dụng những dạng ngôn ngữ xúc phạm khác.

- Nêu tên chỉ trích và nhân phẩm: nêu tên chỉ trích là việc dùng ngôn ngữ để nói xấu, hạ thấp
hoặc làm giảm giá trị cảu cá nhân hay nhóm người

- Nêu tên chỉ trích và tự do ngôn luận: Nêu tên chỉ trích và ngôn ngư xúc phạm cũng đặt ra
vấn đề về đạo đức trong việc nói trước công chúng khi chúng được dùng để dập tắt những tiếng nói
đối lập .

 Hãy áp dụng những nguyên tắc đạo đức vào thực tiễn

Khi bạn chuận bị bài diễn thuyết, hãy tự truy vấn bản thân những câu hỏi như “ đề tài mình
chọn có phù hợp với khán giả không ?”, “ Làm thế nào tôi có thể diễn đạt ý tưởng để chúng hùng
hồn hơn ?”. Đây là những câu hỏi chiến lược. Khi bạn trả lời chúng, bạn sẽ cố gắng làm cho bài
diễn thuyết của mình đầy đủ thông tin, thuyết phục.

2.2.2. Lắng nghe có đạo đức

 Hãy lịch sự và chú

14
Cũng như các diễn giả trước công chúng có trách nhiệm đạo đức chuẩn bị kỹ càng cho mỗi
bài diễn thuyết, người nghe cũng có bổn phận lịch sự và chú ý trong suốt bài nói. Trách nhiệm - là
một vấn đề của phép lịch sử trong bất cứ hoàn cảnh nào - đặc biệt quan trọng trong lớp học diễn
thuyết.

Khi bạn lắng nghe - hãy ý thức được phản hồi bạn chuyển tải đến người nói. Hãy ngồi thẳng
hơn là rũ xuống; hãy nhìn vào mắt người nói; biểu lộ sự ủng hộ và cổ vũ qua sự biểu cảm của nét
mặt. Hãy nhớ rằng bạn đang sở hữu một dạng sức mạnh của người nghe có thể gây ảnh hưởng đến
sự tự tin và điềm tĩnh của người nói, và hãy thể hiện sức mạnh đó với ý thức trách nhiệm đạo đức
cao độ

 Tránh thành kiến với diễn giả

Điều này không có nghĩa là bạn đồng ý với mọi diễn giả bạn nghe. Bạn không cần thiết phải
là một người nghe “ tán thành mà không suy nghĩ” hơn là người nghe có tư tưởng bảo thủ. Mục
đích của bạn là chú ý lắng nghe ý kiến của diễn giả, đánh giá những bằng chứng và lập luận được
đưa ra để củng cố những ý kiến đó và rút ra được một đánh giá sắc sảo về bài thuyết trình.

 ảo vệ quyền bày tỏ kiến công khai và tự do

Hãy nhớ rằng việc đảm bảo quyền tự do của một người trong việc bày tỏ ý kiến của anh ta
hay cô ta không có nghĩa là bạn đồng ý với những ý kiến đó.Bạn có thể hoàn toàn không đồng ý với
những thông điệp nhưng vẫn ủng hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến của diễn giả.

2.2.3. Tránh đạo văn

“Đạo văn” xuất phát từ chữ plagiarius, tiếng La Tinh nghĩa là bắt cóc. Đạo văn nghĩa là trình
bày ngôn ngữ hoặc ý tưởng của người khác như của chính bạn, đem lại cảm giác chính bạn đã viết
ra hoặc nghĩ ra trong khi thật ra bạn lấy nó từ người khác.

 Đạo văn toàn bộ

Đạo văn toàn bộ là ăn cắp toàn bộ bài nói từ một nguồn khác và chuyển nó thành của chính
bạn. Loại đạo văn rõ ràng nhất, và không thể tha thứ này, là hết sức vô đạo đức.

Tất nhiên cách tốt nhất để tránh điều này là đừng trì hoãn việc chuẩn bị bài nói của bạn cho
đến phút cuối. Bằng cách bắt đầu sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị được bài nói tốt nhất,
một bài nói của chính bạn.

15
Nếu, vì lý do nào đó, bạn không hoàn thành bài nói đúng hạn , hãy cưỡng lại sự cám dỗ của
đạo văn

 Đạo văn chắp vá

Khác với đạo văn toàn bộ, trong đó người nói lấy toàn bộ bài nói từ một nguồn duy nhất,
đạo văn chắp vá xảy ra khi người nói bóc tách từ hai hay ba nguồn.

Cũng như với đạo văn toàn bộ, một biện pháp để tránh đạo văn chắp vá là bắt tay vào chuẩn
bị càng sớm càng tốt. Càng chuẩn bị sớm,bạn càng có nhiều khả năng tìm ra hướng tiếp cận của
chính mình. Tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong qua trình nghiên cứu cũng rất cần thiết. Nếu bạn
chỉ có hai hoặc ba nguồn để khơi gợi cảm hứng của mình , bạn có thể dễ rơi vào cạm bẫy của đạo
văn chắp vá hơn so với khi bạn tham khảo nhiều nguồn tư liệu nghiên cứu

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đạo đức là gì ? Tại sao ý thức trách nhiệm đạo đức mạnh mẽ cần thiết cho những diễn giả
trước công chúng ?

2. Năm nguyên tắc về trình bày bài nói có đạo đức được thảo luận trong chương là gì?

3. Sự khác nhau giữa đạo văn toàn bộ và đạo văn chắp vá là gì ? Những cách tốt nhất để tránh
hai đạo văn này là gì ?

4. Đạo văn có phát triển là gì ? Làm thế nào bạn có thể tránh được nó khi xử lý những trích dẫn
và những lời diễn giải ?

5. Ba nguyên tắc cơ bản về lắng nghe có đạo đức được thảo luận trong chương này là gì ?

16
CHƢƠNG 3: LẮNG NGHE
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe, bốn loại lắng nghe cơ bản,
bốn nguyên nhân của lắng nghe không hiệu quả và các phương pháp cơ bản để lắng nghe hiệu quả

- Kỹ năng

Nhận diện được tầm quan trọng của việc lắng nghe trong nói trước công chúng, có được một
số phương pháp lắng nghe có hiệu quả.

- Thái độ:

Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng giao tiếp và lắng nghe một vấn đề trước đám
đông..

 Nội dung :

- ND1: Tầm quan trọng của lắng nghe

- ND2: Lắng nghe và tư duy biện luận

- ND3: Bốn nguyên nhân của lắng nghe kém

- ND4: Nghệ thuật lắng nghe

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

- ND4: Hình thức: trình chiếu pp, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3, 4

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

17
2. Stephen S. Lucas, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, Trương Thị Huệ, Nguyễn
Mạnh Quang dịch, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

 Nội dung chi tiết của chƣơng

3.1. Tầm quan trọng của lắng nghe

Mặc dù hầu hết mọi người lắng nghe tồi nhưng có những trường hợp ngoại lệ. Những giám
đốc kinh doanh hàng đầu, những chính trị gia thành công, những giáo viên ưu tú-gần như tất cả đều
là những người lắng nghe tuyệt vời. Rất nhiều điều họ làm phụ thuộc vào tiếp thu thông tin được
đưa tới bằng lời nói-và hấp thụ nó nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn có một cuộc phỏng vấn với
một công ty kinh doanh lớn, bạn sẽ ngạc nhiên (và tự hào) khi thấy rằng người ấy lắng nghe những
lời của bạn cẩn thận như thế nào. Một giám đốc kinh doanh thừa nhận rằng: “Thật ra mà nói, tôi
chưa bao giờ nghĩ lắng nghe là một việc quan trọng. Nhưng bây giờ tôi ý thức về điều đó, tôi nghĩ
rằng có lẽ 80% công việc của tôi phụ thuộc vào sự lắng nghe của tôi với ai đó đang lắng nghe tôi”.

Trong thời đại bùng nổ thông tin của chúng ta, lắng nghe quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là
tại sao, trong hầu hết các công ty, những người lắng nghe hiệu quả nắm giữ những chức vụ cao hơn
và thường được đề bạt hơn là những người lắng nghe không hiệu quả. Khi giám đốc kinh doanh
được yêu cầu sắp xếp theo trật tự những kĩ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với những công việc
của họ, họ thường xếp lắng nghe là số một. Lắng nghe quá quan trọng đến nỗi trong một cuộc điều
tra 500 công ty của tạp chí Fortune ở Mỹ, hầu như 60% trả lời rằng họ có khóa huấn luyện lắng
nghe cho các nhân viên của họ.

Ngay cả nếu bạn không lên kế hoạch để trở thành ủy viên hội đồng quản trị công ty, nghệ
thuật biết lắng nghe có thể giúp bạn trong hầu hết cá lĩnh vực của đời sống. Điều này không có gì
ngạc nhiên khi bạn biết rằng người ta bỏ nhiều thời gian lắng nghe hơn là làm bất kì hoạt động giao
tiếp khác-hơn cả đọc, hơn viết, thậm chí hơn nói.

Hãy nghĩ một chút về cuộc sống của chính bạn khi là sinh viên đại học. Gần 90% trên lớp ở
các trường đại học và cao đẳng Mỹ là dành cho việc nghe các cuộc thảo luận và các bài giảng. Một
số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa lắng nghe và thành công trong học tập.
Những sinh viên có điểm cao nhất thường là những sinh viên có kĩ năng nghe tốt nhất. Điều ngược
lại cũng đúng- những sinh viên có điểm thấp nhất thường là những sinh viên có kĩ năng nghe yếu
nhất.

18
Do đó, có nhiều lý do để lắng nghe nghiêm túc. Chủ và nhân viên, cha mẹ và con cái, vợ và
chồng, bác sĩ và bệnh nhân, sinh viên và giáo viên- tất cả đều dựa vào kĩ năng lắng nghe đơn giản.
Bất kể nghề nghiệp hoặc tầng lớp xã hội của bạn là gì, bạn cần phải có kĩ năng lắng nghe tốt.

Lắng nghe cũng quan trọng đối với bạn khi bạn là một diễn giả. Chắc chắn đó là cách bạn
tiếp nhận hầu hết các ý tưởng và thông tin-từ truyền hình, đài phát thanh, đàm thoại và những bài
thuyết trình. Nếu bạn không lắng nghe tốt, bạn sẽ không hiểu điều bạn nghe và có thể chuyển sự
hiểu nhầm của bạn đến những người khác.

Ngoài ra- trong lớp- cũng như trong cuộc sống-bạn cũng sẽ phải nghe nhiều bài diễn văn
hơn bạn trình bày. Thật đúng khi chú ý kĩ đến những bài thuyết trình của những bạn cùng lớp; xét
cho cùng, bạn cũng cần họ lắng nghe chăm chú những bài thuyết trình của người khác. Một sinh
viên, phản ánh về lớp học diễn thuyết của cô, nói: “Khi tôi lắng nghe các bài thuyết trình, tôi khám
phá những điều mà dường như có hiệu quả- những điều tôi cần cố gắng thực hiện. Tôi cũng học biết
được những gì bất lợi-các khuyết điểm cần tránh. Điều đó đã gúp nhiều trong những bài thuyết trình
của chính tôi”. Qua kinh nghiệm, các giáo viên thấy rằng những người nói tốt nhất thường là những
người nghe tốt nhất.

Mặt lợi của lớp học diễn thuyết là nó mang tới một cơ hội lí tưởngđể tiến hành nghệ thuật
lắng nghe. Trong 95% thời gian bạn không nói, bạn không có gì khác để làm ngoại trừ lắng nghe và
học. Bạn có thể ngồi đó như một hòn đá- hoawcjbanj có thể dùng thời gian một cách hữu íchđể nắm
vững một kĩ năng mà sẽ có lợi cho bạn trong nhiều tình huống.

3.2. Lắng nghe và tƣ duy biện luận

Một trong những cách để lắng nghe có thể phục vụ bạn là nâng cao những kĩ năng của bạn
như một nhà tư duy biện luận.Chúng ta có thể nhận dạng bốn loại lắng nghe:

- Lắng nghe thƣởng thức - lắng nghe để giải trí và thưởng thức, như khi chúng ta nghe
nhạc, một buổi diễn hài hay một bài nói thú vị.

- Lắng nghe đồng cảm - lắng nghe để đồng cảm với người nói, như khi một bác sĩ tâm lí
lắng nghe bệnh nhân hoặc như chúng ta nghe để cảm thông với một người bạn đang buồn chán.

- Lắng nghe hiểu - lắng nghe để hiểu thông điệp của người nói, như khi chúng ta tham dự
một bài thuyết trình trong lớp hoặc nghe lời chỉ dẫn tìm nhà một người bạn.

- Lắng nghe biện luận - lắng nghe để đánh giá một thông điệp vì mục đích chấp nhận hoặc
phản đối nó, như khi chúng ta nghe lời giới thiệu bán hàng của một người bán xe hơi cũ, một bài nói

19
vận động bầu cử của một ứng cử viên chính trị hay những lập luận chung cuộc của một công tố viên
trong một phiên tòa xét xử.

Mặc dù cả bốn loại nghe đều quan trọng, chương này sẽ chú ý đến hai loại sau: lắng nghe
hiểu và lắng nghe biện luận. Đó là những loại lắng nghe bạn sẽ sử dụng hầu như thường xuyên khi
nghe những bài thuyết trình trên lớp, khi chép bài giảng trong những khóa học khac, khi giao tiếp ở
nơi làm việc, và khi phản ứng lại những lời quảng áo, những thông điệp chính trị, và những lời kêu
gọi thuyết phục khác bạn đối mặt hàng ngày trong xã hội phát triển nhanh của chúng ta. Chúng
cũng là loại lắng nghe cần có tư duy biện luận.

Như chúng ta thấy trong chương 1, tư duy biện luận liên quan đến một số kỹ năng. Một số
trong các kỹ năng đó-tóm tắt thông tin, nhắc lại sự kiện,, phân biệt những điểm chính với những
điểm thứ yếu-là trọng tâm để lắng nghe hiểu. Những kỹ năng khác của tư duy biện luận-tách biệt sự
kiện khỏi quan điểm, phát hiện ra những điểm yếu trong lập luận, đánh giá sự hợp lý của bằng
chứng-là đặc biệt quan trọng trong lắng nghe biện luận. Khi bạn đang lắng nghe hiểu hoặc đang
lắng nghe biện luận, bạn phải sử dụng đầu óc cũng như đôi tai của bạn. Khi bạn không để tâm chú
ý, bạn có thể là đang nghe chứ không phải là đang lắng nghe. Thật ra, lắng nghe và tư duy biên luận
liên quan rất mật thiết đến nỗi rèn luyện lắng nghe cũng là rèn luyện làm thế nào để tư duy. Phần
cuối của chương này, chúng ta sẽ thảo luận các bước bạn có thể sử dụng để cải thiện những kĩ năng
của bạn trong việc lắng nghe hiểu và lắng nghe biện luận. Nếu bạn làm theo các bước này, bạn cũng
có thể trở thành nhà tư duy biện luận tốt hơn.

3.3. Bốn nguyên nhân của lắng nghe kém

 Không tập trung

Bộ não có khả năng đáng ngạc nhiên. Mặc dù chúng ta nói với tốc độ 120 đến 150 từ trong
một phút, bộ não có thể xử lí 400 đến 800 từ trong một phút. Điều này làm cho việc lắng nghe rất dễ
dàng, nhưng thật ra nó có một hiệu quả ngược. Bởi vì chúng ta có thể tiếp nhận lời của người nói và
vẫn có nhiều “thời gian não” rỗi, chúng ta bị cám dỗ làm gián đoạn việc lắng nghe của chúng ta
bằng cách nghĩ về những điều khác. Và nghĩ về những điều khác chính là những gì chúng ta làm.

 Cố gắng lắng nghe quá mức

Cho đến bây giờ chúng ta đã nói về việc không chú ý kĩ những điều chúng ta nghe. Nhưng
đôi khi chúng ta nghe quá khó nhọc. Chúng ta biến thành những người xốp, chúng ta thấm mọi từ
của người nói như thể mọi từ quan trọng như nhau. Chúng ta cố gắng nhớ lại tất cả các tên gọi, ngày
tháng, nơi chốn. Trong quá trình nghe, chúng ta thường bỏ sót điểm chính của người nói bằng cách
20
nhấn chìm nó trong bãi lầy các chi tiết. Điều tồi tệ hơn, chúng ta cũng có thể lết luận gây nhầm lẫn
các sự kiện.

 Vội đi đến kết luận

Khi chúng ta biết quá chắc chắn biết những gì họ muốn nói, chúng ta không lắng nghe điều
họ thật sự nói. Thỉnh thoảng chúng ta thậm chí bỏ ngoài tai. Đây là một hình thức vội đi đến kết
luận-cướp lời người nói. Đó là lí do tại sao đôi khi chúng ta giao tiếp quá nghèo nàn với những
người chúng ta thân thiết nhất.

Một cách khác của việc vội đi đến kết luận là hấp tấp phản đối ý kiến của người nói vì nhàm
chán hoặc bị lạc đề. Chúng ta có thể sớm quyết định rằng người nói không có gì giá trị để nói. Giả
sử bạn nghĩ hội nam sinh và hội nữ sinh là một sự bùng nổ giá trị đối với xã hội và cuộc sống công
dân ở đại học, nhưng một đề tài được thông báo của một diễn giả là “hệ thống Hy Lạp: Một thể chế
mà thời gian là dĩ vãng?” Bạn có thể quyết định trước là không lắng nghe diễn giả đó. Điều đó sẽ là
một sai lầm. Bạn có thể tìm được những thông tin mà có thể củng cố hoặc bổ sung suy nghĩ vốn có
của bạ. Trong một tình huống khác, bạn có thể vội đi đến kết luận rằng đề tài nhàm chán. Chúng ta
hãy nói đề tài được thông báo là “Kiến trúc và lịch sử”. Nghe có vẻ buồn tẻ. Vì vậy bạn không chú
ý- và bỏ qua phần thảo luận hấp dẫn của những câu chuyện lí thú của nhân loại về những tòa nhà và
những kiến trúc khác từ những kim tự tháp cổ đến những tòa nhà chọc trời hiện đại nhất.

Hầu như mỗi bài nói đều có cái gì đó cung cấp cho bạn- nó có thể là thông tin. Quan điểm
hoặc kĩ thuật. Bạn có thể lừa dối chính mình nếu bạn đánh giá trước và không lắng nghe.

 Tập trung vào cách nói và diện mạo cá nhân

Chúng ta có khuynh hướng đánh giá con người qua bề ngoài, cách nói và vì vậy không lăng
nghe những điều họ nói. Một số người trở nên quá xao lãng vì giọng nói của diễn giả, diện mạo cá
nhân hoặc là kiểu cách phát âm mà họ mất đi cách nhìn nhận thông điệp. Như trong trường hợp của
Tim, điều này có thể xảy ra ngay khi cả người nghe quan tâm đến đề tài và mong đợi trình bày. Tập
trung vào cách nói hoặc diện mạo cá nhân của người nói là một trong những nguyên nhân chính của
việc gây trở ngại trong quá trình giao tiếp bằng lời, và đấy là điều chúng ta luôn luôn cần đề phòng.

3.4. Nghệ thuật lắng nghe

 Hãy lắng nghe nghiêm túc

Bước đầu tiên để trở thành một người nghe tốt hơn là hãy trao cho việc nghe sự nghiêm túc
nó xứng đáng có. Những người nghe tốt không phải sinh ra đã như vậy. Họ đã làm việc cực nhọc để

21
học cách lắng nghe có hiệu quả. Việc nghe tốt không đi đôi với sự thông minh, giáo dục hoặc vị trí
xã hội. Cũng giống như bất kì kĩ năng nào khác, nó xuất phát từ sự rèn luyện và ý thức tự giác. Hãy
kiểm tra những kĩ năng hiện tại của bạn như một người nghe bằng cách hoàn thành mẫu tự đánh giá
về việc nghe ở trang 60. Một khi bạn xác định những điều thiếu sót của bạn với tư cách một người
nghe, hãy nỗ lực hết mình để vượt qua chúng.

 Hãy là một ngƣời nghe chủ động

Quá nhiều mặt của cuộc sống hiện đại làm chúng ta nghe một cách thụ động. Chúng ta nghe
một đĩa CD trong khi học, hoặc nghe truyền hình trong khi đi từ phòng này sang phóng khác. Cha
mẹ nghe con cái của họ trong khi chuẩn bị bữa tối; các sinh viên nghe một bài thuyết trình trong khi
giải ô chữ; các phóng viên truyền hình nghe bài nói chuyện của chính trị gia trong khi đi quanh
thính phòn tìm kiếm cuộc phỏng vấn tiếp theo của họ.

Loại lắng nghe thụ động này là một thói quen-nhưng lắng nghe chủ động cũng thế. Những
người lắng nghe chủ động giành sự chú ý không bị phân tâm của họ cho diễn giả trong một nỗ lực
chân thật để hiểu được quan điểm của người ta. Trong đàm thoại, họ không ngắt lời người nói hoặc
hoàn tất câu nói của người ta. Khi lắng nghe một bài thuyết trình, họ không cho phép chính họ bị
xao lãng vì sự nhiễu bên trong hoặc bên ngoài, và họ cũng không đánh giá trước người nói. Họ lắng
nghe một cách nghiêm túc và cố gắng hết sức để giữ sự tập trung vào người nói và những thông
điệp của người ta.

Tất nhiên, một số tình huống mà lắng nghe chủ động hông cần thiết- khi bạn đang nói đùa
với bạn bè hoặc nói chuyện bình thường với một người lạ trong khi xếp hàng chờ đợi. Nhưng có rất
nhiều tình huống mà lắng nghe chủ động là bắt buộc.. Nếu bạn phát triển thói quen của một người
nghe chủ động, bạn sẽ nhận được những phần thưởng trong việc học tập của bạn, trong mối quan hệ
cá nhân và gia đình và trong sự nghiệp của bạn.

Có một số bước bạn có thể dùng để cải thiện những kĩ năng nghe chủ động của bạn. Chúng
bao gồm việc cưỡng lại sự xao lãng, không cho phép chính bạn bị phân tán vì diện mạo, cách nói
chuyện của người nói, hãy khoan đánh giá trước cho đến khi bạn nghe người ta nói xong, tập trung
lắng nghe, và phát triển kĩ năng ghi chép. Chúng ta sẽ lần lượt thảo luận chúng.

Thói Quen Mức độ thường xuyên


Hầu như Điểm
Thỉnh Hầu như
luôn Thường Ít Khi
thoảng không
luôn

22
1 Thể hiện sự xao lãng tinh
thần
2. Thể hiện sự xao lãng về
thể chất
3. Cố gắng nhắc lại mọi
thứ diễ giả nói
4. Phản đối đề tài không
hấp dẫn
5. Làm bộ chú ý
6. Vội đi đến kết luận về ý
kiến diễn giả muốn nói
7. Cho rằng diễn giả sai
trước khi nghe mọi thứ
người đó nói
8. Đánh giá người ta nói
dựa vào diện mạo bên
ngoài
9. Không chú ý đến những
bằng chứng của người nói
10. Tập trung vào cách nói
hơn là những gì diễn giả
nói
Tổng cộng
Cách tính điểm
Mỗi câu trả lời “hầu như luôn luôn” bạn được tính 2 điểm
Mỗi câu trả lời “thường” bạn được tính 2 điểm
Mỗi câu trả lời “thỉnh thoảng” bạn được tính 2 điểm
Mỗi câu trả lời “ít khi” bạn được tính 2 điểm
Mỗi câu trả lời “hầu như không bao giờ” bạn được tính 2 điểm
Tổng số điểm giải thích Dưới 70 Bạn cần rèn luyện nghe nhiều hơn nữa
Từ 71 – 90 Bạn nghe tốt
Trên 90 Bạn lắng nghe rất tuyệt vời

23
 Cƣỡng lại sự xao lãng

Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta có thể loại bỏ tất cả những xao lãng tinh thần và thể
chất. Tuy nhiên, trong thế giới thật, điều này là không thể. Vì chúng ta suy nghĩ nhanh hơn nhiều so
với diễn giả có thể nói. Điều đó dễ dàng đưa sự chú ý của chúng ta lang thang trong khi lắng nghe.
Thỉnh thoảng điều đó rất dễ xảy ra- khi căn phòng quá nóng, khi máy móc xây dựng đang hoạt động
bên ngoài của sổ, khi diễn giả chán ngắt. Nhưng sự chú ý của chúng ta có thể tản mạn ngay cả trong
những hoàn cảnh tốt nhất- không có lí do gì hơn ngoài sự thất bại trong việc cảnh giác và có ý thức
tập trung.

Bất cứ khi nào bạn thấy điều này xảy ra, hãy cố gắng tỉnh táo kéo đầu óc của chúng ta về với
những gì diễn giả đang nói. Rồi buộc nó ở đó. Một cách để làm việc này là hãy suy nghĩ xa hơn
người nói một chút- cố gắng đoàn trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này không giống như vội
đi đến kết luận. Khi bạn vội đi đến kết luận, bạn cướp lới người nói mà mà thực ra không chịu lắng
nghe điều được nói. Trong trường hợp này bạn sẽ lắng nghe- và so sánh điều diễn giả nói với những
gì bạn đã dự đoán.

Một cách khác để cho đầu óc tập trung vào bài thuyết trình là ôn lại trong đầu diều diễn giả
vừa mới nói và chắc chắn là bạn hiểu nó. Một cách nữa là vừa lắng nghe vừa đánh giá điều mà diễn
gải ngụ ý bắng lời hay không phải bằng lời mà bằng ngôn ngữ cử chỉ. Những người lắng nghe chú ý
có thể lượm lặt được các loại manh mối dẫn đến thông điệp thật sự của người nói. Thoạt tiên bạn sẽ
thấy khó khăn khi phải chăm chú lắng nghe. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế, sự tập trung của bạn
chắc chắn được cải thiện.

 Đừng bị phân tâm vì diện mạo và cách nói

Nếu bạn tham dự buổi nói chuyện quan trong tại trường đại học Cooper Union của Abraham
Lincoln vào năm 1860, đây là những gì bạn được nhìn thấy:

Một dáng người dài lóng ngóng trong bộ áo quần mới rõ ràng là do một thợ may không
khéo; bàn chân to, đôi tay vụng về ít nhất ngay từ đầu, nhà hùng biện dường như chưa ý thức rõ;
đầu dài, hốc hác được che phủ bởi một mớ tóc rối mà dường như không được chải kĩ, đã tạo ra một
bức tranh không phù hợp với khái niệm về một chính khách hoàn thiện.

Mặc dù ông ấy dường như vụng về và thiếu lịch lãm, Lincoln có một thông điệp tác động
mạnh mẽ về những tội lỗi vi phạm đạo đúc của chế độ nô lệ. Thật may, khán giả tại Cooper Union
đã không để diện mạo của ông ấy ảnh hưởng đến lời nói của ông.

24
Tương tự, bạn phải sẵn sàng vượt qua một bên sự đánh giá nhận thức trước về bài diễn
thuyết dựa vào bề ngoài hoặc tính cách của người đó. Gandhi là một người trông có vẻ không ấn
tượng, khi nói chuyện thường mặc áo bàng vải cô-tông trắng đơn giản. Helen Keller, vừa điếc vừa
mù từ thời bé, luôn luôn gặp khó khăn phát âm các từ rõ ràng. Nhà vật lí học nổi tiếng Stephen
Hawking là một người tàn tật nặng và chỉ có thể nói được nhờ sự trợ giúp của thiết bị điện tử. Hãy
tưởng tượng nếu không ai lắng nghe họ. Thậm chí dù điều đó có đòi hỏi sự khoan dung, lòng kiên
nhẫn, sự tập trung của bạn, đừng để hững cảm xúc tiêu cự về diện mạo hoặc cách nói của diễn giả
làm cho bạn không lắng nghe thông điệp.

Mặt khác cố gắng đừng bị mê muội nếu diễn giả có một vẻ ngoài thu hút khác thường. Quá
dễ khi cho rằng nếu ai đó trông dễ nhìn và có lối nói bóng bẩy, thì người đó nói hùng hồn.

Một số trong các diễn giả vô đạo đức nhất trong lịch sử là những người điển trai với các kĩ
năng nói chuyện thôi miên. Hơn nữa, hãy chắc chắn bạn đáp lại thông điệp không phải chỉ nghe
thôi.

 Hãy khoan đánh giá

Trừ phi chúng ta lắng nghe những người có suy nghĩ giống như chúng ta, chúng ta sẽ nghe
những điều mà chúng ta không đồng ý. Khi điều này xảy ra, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là
tranh luận trong đầu với người nói hoặc bác bỏ mọi thứ người ta nói. Nhưng cả hai phản ứng này
đều thiếu công bằng- đối với người nói hặc đối với chính chúng ta. Trong cả hai trường hợp, chúng
ta đánh mất cơ hội học tập hoặc cơ hội được thuyết phục.

Điều này có nghĩa là bạn phải đồng ý với mọi thứ mà bạn nghe hay không? Không hẳn thế.
Nó có nghĩa bạn nên nghe người ta nói hết trước khi đưa ra sự đánh giá sau cùng. Cố gắng hiểu
quan điểm của họ. Hãy lắng nghe ý kiến của ho, xem xét các chứng cứ, đánh giá sự hợp lí của họ.
Rồi hãy quyết định. Mục đích của việc lắng nghe chủ động là để qua một bên “những đinh kiến của
riêng mình, khung tham chiếu và những khát vọng của mình để trải nghiệm càng nhiều càng tốt thế
giới của diễn giả từ bên trong”. Nếu bạn chắc chắn về niềm tin của bạn, bạn không cần phải sợ lắng
nghe những quan điểm đối lập. Nếu bạn không chắc chắn, bạn có mọi lí do để lắng nghe một cách
cẩn thận. Hơn một lần người ta đã nói rằng một đầu óc hẹp hòi là một tâm trí trống rỗng.

 Hãy tập trung lắng nghe

Như chúng ta đã thấy những người lắng nghe có kĩ năng không hấp thu mọi từ của người
nói. Hơn thế, họ chỉ tập trung những từ tiêu biểu trong một bài nói. Đây là ba gợi ý để bạn tập trung
lắng nghe:
25
- Hãy lắng nghe những ý chính: Hầu hết những bài thuyết trình bao gồm từ hai đến bốn ý
chính. Trừ khi người nói là một người tản mạn kinh khủng, bạn có thể nhận ra những ý chính của họ
không mấy khó khăn. Thường người nói sẽ đưa ra ngay từ đầu những ý chính để được thảo luận
trong bài thuyết trình.

- Nghe để tìm chứng cứ: Tuy nhiên, xác định ý chính của một diễn giả là chưa đủ. Bạn phải
lắng nghe để tìm những chứng cứ hỗ trợ. Ngoài ra, một người nghe cẩn thận sẽ quan tâm về những
chứng cứ bất kể người nói là ai.

- Lắng nghe để lấy kỹ thuật: Để trở thành diễn giả gây ấn tượng, bạn nên học những phương
pháp mà người khác sử dụng để nói một cách có hiệu quả. Khi lắng nghe những bài diễn văn, hãy
tập trung vào nội dung thông điệp của diễn giả, bên cạnh đó cũng chú ý đến những kỹ thuật mà diễn
giả sử dụng để đưa ra thông điệp.

 Phát triển những kỹ năng ghi chép

Khi ghi chép được thực hiện 1 cách đúng đắn, nó là một cách chắc chắn thành công để cải
thiện sự tập trung của bạn và theo dõi những ý kiến của diễn giả. Hầu hết những người ghi chép
không hiệu quả phải chịu đựng 2 vấn đề là: họ không biết lắng nghe cái gì và họ không biết ghi lại
điều họ nghe như thế nào. Giải pháp là hãy tập trung vào những ý chính và chứng cứ của diễn giả.
Tìm cách phác thảo từ khóa, ghi chú ngắn gọn những ý chính. Việc ghi chép đòi hỏi sự luyện tập,
khi bạn trở thành người viết ghi chú tốt hơn thì bạn sẽ thành người nghe tốt hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe là gì ?

2. Lắng nghe liên quan với tư duy biện luận như thế nào ?

3. Tại sao phát triển những kỹ năng nghe tốt là quan trọng ?

4. Bốn nguyên nhân chính của việc lắng nghe kém là gì ?

5. Bảy cách để trở thành một người nghe tốt là gì?

26
CHƢƠNG 4:

CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH KHI NÓI TRƢỚC CÔNG CHÚNG

 Mục tiêu

- Kiến thức:

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc chọn đề tài, xác định được mục đích
chung và mục đích cụ thể của bài thuyết trình, nắm được khái niệm về ý chủ đạo.

- Kỹ năng:

Nhận diện được tầm quan trọng của việc chọn đề tài, vận dụng được các cách thức để chọn
đề tài phù hợp để nói và trình bày một vấn đề trước đám đông cần phải bắt đầu từ ý thức về tầm
quan trọng của vấn đề này.

- Thái độ:

Có ý thức rèn luyện thường xuyên kỹ năng chọn đề tài để nói và trình bày một vấn đề trước
đám đông

 Nội dung :

- ND1: Cách thức chọn đề tài

- ND2: Xác định mục đích cho bài nói trước công chúng

- ND3: Phát biểu ý chủ đạo

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

* Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

27
2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen S. Lucas, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, Trương Thị Huệ, Nguyễn
Mạnh Quang dịch, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

 Nội dung chi tiết của chƣơng

4.1. Cách thức chọn đề tài

Bước đầu tiên trong việc thực hiện bài thuyết trình là chọn đề tài. Thường chủ đề bài thuyết
trình được xác định bởi hoàn cảnh, khán giả và khả năng của người nói. Có hai phạm trù lớn về
những đề tài tiềm năng cho các bài thuyết trình trong lớp: những đề tài bạn biết rõ về chúng và
những đề tài bạn muốn biết thêm.

4.1.1. Những đề tài bạn biết rõ

Hầu hết mọi người nói sẽ dễ dàng hơn khi nói trước đám đông về những chủ đề mà họ ham
hiểu. Khi nghĩ về một đề tài, bạn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình. Hãy suy nghĩ
về những trải nghiệm khác thường bạn có thể có, các kiến thức hoặc chuyên môn đặc biệt mà bạn
đã đạt được, bạn sẽ tìm thấy điều gì đó.

Ví dụ: Một sinh viên lớn lên ở Pakistan trình bày bài nói hấp dẫn về cuộc sống hàng ngày ở
đất nước đó hơn là nói về một vùng đất khác mà họ chưa từng sống mà chỉ được tìm hiểu qua thông
tin đại chúng.

Một sinh viên khác sử dụng kiến thức của cô như một người bán hàng ở cửa hiệu nữ trang
để chuẩn bị bài nói về việc làm thế nào để đánh giá giá trị của những viên kim cương đã bị cắt ra.

Sinh viên thứ ba đã sống trong một cơn lốc xoáy trình bày bài nói hấp dẫn về những trải
nghiệm kinh hoàng.

4.1.2. Đề tài mà bạn muốn biết thêm

Bạn có thể quyết định thực hiện bài thuyết trình để đem đến sự hiểu biết cho mình và khán
giả. Bạn có thể chọn đề tài bạn có một số kiến thức và kinh nghiệm nhưng chưa đủ để chuẩn bị một
bài nói mà không có sự nghiên cứu thêm. Thậm chí bạn có thể chọn đề tài mà chưa hề biết đến chút
nào trước đó nhưng bạn muốn khám phá. Điều này sẽ là cơ hội tốt dể nghiên cứu một chủ đề thú vị
và biến nó thành một bài thuyết trình hấp dẫn.

28
Còn một khả năng khác - đặc biệt cho những bài nói thuyết phục - là suy nghĩ về những chủ
đề mà bạn có niềm tin và quan điểm rõ ràng. Giống như mọi người khác, chắc chắn bạn có những
vấn đề bạn quan tâm sâu sắc. Chúng có thể là những mối quan tâm về quốc gia hay quốc tế như việc
kiểm soát súng, bảo vệ môi trường hoặc đe doạ khủng bố. Hoặc có thể bạn quan tâm nhiều đến vấn
đề địa phương như cuộc đình công của giáo viên, chiến dịch bầu thị trưởng hoặc một lời đề nghị
tăng học phí. Không bắt buộc tất cả những chủ đề như thế phải liên quan “chính trị”. Chúng có thể
đề cập đến bất kỳ điều gì từ các yêu cầu cho buổi lễ tốt nghiệp đến việc giúp những người tàn tật về
thể xác, từ việc ăn chay đến việc bảo vệ một khu bảo tồn thiên nhiên, từ các nội qui của ký túc xá
đến việc xây dựng một trung tâm giải trí của nhà thờ.

4.1.3. Cần phải động não về đề tài

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn đề tài, có một số phương pháp động não để chọn chủ
đề sau:

 Bản tóm tắt cá nhân

Trước hết hãy làm một bản tóm tắt nhanh về kinh nghiệm, mối quan tâm, sở thích, kỹ năng,
tín ngưỡng,…của bạn. Hãy viết liền bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bất chấp nó dường như ngớ
ngẩn hoặc không liên quan chút nào. Từ sự liệt kê này có thể dẫn đến một nhóm chủ đề chung mà
bạn có thể tạo ra một đề tài cụ thể. Phương pháp này hợp với nhiều sinh viên.

 Bắt đầu tập hợp lại

Nếu phương pháp đầu không được, hãy thử cách thứ hai. Đó là một chiến thuật gọi là sự tập
hợp lại. Hãy lấy một tờ giấy và chia nó thành chín cột như sau: Con người, Nơi chốn, Đồ vật, Sự
kiện, Quá trình, Khái niệm, Hiện tượng tự nhiên, Vấn đề, Kế hoạch và Chính sách. Rồi liệt kê trong
mỗi cột năm hoặc sáu mục đầu tiên xuất hiện trong đầu.

Rất có khả năng, một số hạng mục trên bảng liệt kê sẽ gây ấn tượng cho bạn như những chủ
đề tiềm năng. Nếu không, hãy lấy những mục bạn thấy hấp dẫn nhất và soạn ra những danh sách
phụ cho mỗi cái. Cố gắng liên kết tự do. Viết một từ hoặc một ý. Điều đó gây ra cái gì trong đầu
bạn? Bất cứ nó là cái gì, hãy viết điều tiếp theo, và cứ tiếp tục cho đến khi bạn có sáu hoặc bảy ý
kiến trên bảng liệt kê. Rất có khả năng, một số hạng mục trên bảng liệt kê sẽ gây ấn tượng cho bạn
như những chủ đề tiềm năng. Nếu không, hãy lấy những mục bạn thấy hấp dẫn nhất và soạn ra
những danh sách phụ cho mỗi cái. Cố gắng liên kết tự do. Viết một từ hoặc một ý. Điều đó gây ra
cái gì trong đầu bạn? Bất cứ nó là cái gì, hãy viết điều tiếp theo, và cứ tiếp tục cho đến khi bạn có
sáu hoặc bảy ý kiến trên bảng liệt kê.
29
 Tìm kiếm tài liệu tham khảo

Bằng cách tập hợp lại, hầu hết mọi người có thể dừng lại ở một đề tài khá nhanh. Nhưng nếu
bạn vẫn còn lúng túng, đừng thất vọng. Có một chiến thuật thứ ba bạn có thể sử dụng. Hãy đến
phòng tài liệu tham khảo của thư viện và xem lướt qua một cuốn bách khoa toàn thư, một cuốn cơ
sở dữ liệu xuất bản định kỳ hoặc vài tác phẩm tham khảo khác cho đến khi bạn tình cờ gặp vấn đề
có thể là chủ đề một bài nói hay.

 Tìm kiếm trên Internet

Một khả năng khác nữa là kết nối một phương tiện tìm kiếm dựa vào chủ đề .

Bất kể phương tiện gì bạn sử dụng để tìm kiếm đề tài, hãy bắt đầu sớm. Lý do chủ yếu sinh
viên gặp khó khăn trong việc chọn đề tài là, như hầu hết mọi người, họ có khuynh hướng trì hoãn -
hoãn việc bắt đầu kế hoạch càng lâu càng tốt. Vì chọn đề tài là bước đầu tiên của bạn trong quá
trình chuẩn bị bài nói, thật tự nhiên khi hoãn đối mặt với nó. Nhưng nếu bạn trì hoãn quá lâu, bạn có
lẽ tự đào hố chôn mình mà không thể thoát ra được.

Hãy bắt đầu nghĩ về đề tài của bạn càng sớm càng tốt mỗi khi được giao nhiệm vụ. Chú ý
những đề tài hấp dẫn trong lớp và đàm thoại, trên đài phát thanh và truyền hình, trên báo và tạp chí.
Hãy ghi nhanh vào sổ những ý tưởng về các chủ đề khi chúng xuất hiện với bạn. Có một bản liệt kê
về những đề tài tiềm năng để lựa chọn tốt hơn nhiều việc vắt óc tìm một đề tài ở phút cuối. Nếu bạn
bắt đầu việc chọn đề tài sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian chọn đề tài thích hợp và chuẩn bị bài nói tốt
hơn.

4.2. Xác định mục đích cho bài nói trƣớc công chúng

4.2.1. Xác định mục đích chung

Cùng với việc chọn đề tài, bạn cần xác định mục đích chung về bài nói của bạn. Thông
thường, nó sẽ rơi vào một trong hai phạm trù chồng chéo lên nhau - để thông tin hoặc để thuyết
phục.

Mục đích để thông tin Mục đích để thuyết phục

Bạn đóng vai trò như giáo viên hoặc giảng viên. Bạn đóng vai trò như luật sư hoặc người ủng hộ.

Mục đích của bạn là để truyền đạt thông tin - và Bạn muốn thay đổi hoặc kiến thiết thái độ hoặc
nói rõ ràng, chính xác và hấp dẫn. Mục đích của hành động của khán giả. Mục đích chính của bạn

30
việc nói để thông tin là để nâng cao kiến thức và là làm cho người nghe theo quan điểm của bạn -
sự hiểu biết của người nghe - để cung cấp cho họ làm cho họ tin vào điều gì đó hoặc làm điều gì
thông tin mà trước đó họ chưa biết. đó nhờ kết quả bài nói của bạn.

Trong các lớp học diễn thuyết, mục đích chung thường được xác định sẵn như một phần
trong bài tập thuyết trình được giao. Tuy nhiên, đối với những bài nói bên ngoài lớp học, bạn phải
tự mình xác định mục đích chung. Trong bất kỳ tình huống nào, bạn phải chắc chắn hy vọng đạt
được chính xác điều gì qua việc diễn thuyết.

4.2.2. Xác định mục đích cụ thể

Một khi bạn đã chọn một đề tài và một mục đích chung, bạn phải giới hạn sự lựa chọn của
mình để xác định mục đích cụ thể của bài nói. Mục đích cụ thể nên tập trung vào một khía cạnh của
đề tài. Bạn có thể nói rõ mục đích cụ thể bằng một cụm từ nguyên thể đơn (để thông tin cho khán
giả của tôi về…; để thuyết phục khán giả của tôi…) cho biết bạn hy vọng đạt được chính xác điều gì
với bài nói của mình. Có lẽ một ví dụ sẽ giúp làm sáng tỏ quá trình chọn một mục đích cụ thể.

Mục đích cụ thể cho thấy không những người nói muốn nói gì mà người nói còn muốn
khán giả biết gì như mong đợi của bài nói. Điều này rất quan trọng vì nó giúp lấy khán giả làm
trung tâm sự chú ý của bạn khi bạn chuẩn bị bài nói. Khi người nghe không hiểu đúng mục đích cụ
thể, họ có thể đánh giá sai sự hiểu biết của người nói.

4.3. Phát biểu ý chủ đạo

Ý chủ đạo là một lời phát biểu ngắn gọn về điều bạn mong muốn nói. Đôi khi nó được gọi là
câu luận đề, câu chủ đề hoặc ý chính. Bất chấp thuật ngữ là gì, ý chủ đạo thường được diễn đạt như
một câu tường thuật đơn làm cho tinh tế hơn và sâu sắc thêm lời phát biểu mục đích cụ thể.

Một cách khác để hiểu về ý chủ đạo là thông điệp còn lại của bạn - điều bạn muốn khán giả
nhớ đến sau khi họ quên hết mọi thứ khác trong bài nói. Hầu hết thời gian, ý chủ đạo sẽ tóm lược
những điểm chính được phát triển trong phần thân bài của bài nói. Để biết điều này diễn ra thế nào,
chúng ta hãy lấy vài ví dụ chúng ta thấy ở đầu chương này và phát triển chúng từ đề tài, mục đích
chung và mục đích cụ thể đến ý chủ đạo.

Ý chủ đạo nên được diễn đạt bằng 1 câu hoàn chính, không nên dưới hình thức của 1 câu
hỏi, nên tránh ngôn ngữ ẩn dụ và không nên mơ hồ hoặc quá chung chung. Ý chủ đạo làm tinh tế
hơn và sâu sắc thêm mục đích cụ thể của bạn, thường tóm lược những ý chính được phát triển trong
phần thân bài của bài nói.. Đó là một lời phát biểu ngắn gọn về những điều bạn sẽ nói trong bài diễn

31
thuyết, và nó thường kết tinh trong suy nghĩ của bạn sau khi bạn thực hiện nghiên cứu và quyết định
các ý chính của bài nói.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bốn phương pháp động não gì bạn có thể làm theo nếu bạn gặp khó khăn trong
việc chọn đề tài cho bài nói?

2. Hai mục đích chung của hầu hết các bài thuyết trình trong lớp là gì?Chúng khác
nhau như thế nào ?

3. Tại sao việc xác định mục đích cụ thể là bước quan trọng đầu tiên trong việc trình
bày bài thuyết trình? Tại sao đề cập đến khán giả rất quan trọng trong lời phát
biểu mục đích cụ thể ?

4. Năm lời khuyên cho việc đề cập đến khán giả rất quan trọng trong lời phát biểu
mục đích cụ thể ?

5. Năm câu hỏi để hỏi về mục đích cụ thể của bạn là gì ?

6. Sự khác nhau giữa mục đích cụ thể và ý chủ đạo của bài nói là gì ?Bốn hướng dẫn
cho ý chủ đạo hiệu quả là gì ?

32
CHƢƠNG 5 : TÌM HIỂU KHÁN GIẢ
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên xác định được các vấn đề cần tìm hiểu ở khán giả, biết được các phương
pháp cơ bản để tìm hiểu khán giả, tầm quan trọng của vấn đề điều chỉnh thông tin để phù hợp với
khán giả.

- Kỹ năng

Vận dụng các phương pháp khi tìm hiểu khán giả và cách điều chỉnh thông tin vào thực tiễn
bài thuyết trình.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên tìm hiểu khan giả khi trình bày một vấn đề trước đám đông

 Nội dung :

- ND1: Những vấn đề cần tìm hiểu về khán giả

- ND2: Phương pháp để có thông tin về khán giả

- ND3: Điều chỉnh bài nói cho phù hợp với khán giả

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

* Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3

1.Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

33
4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

Nội dung chi tiết của chƣơng

5.1. Những vấn đề cần tìm hiểu về khán giả

5.1.1. Xác định khán giả trung tâm

Lấy khán giả làm trung tâm không liên quan đến việc lấy bất kỳ phương tiện gì để đạt mục
đích. Bạn có thể giữ nguyên sự thật với chính mình và nói một cách đạo lý trong khi điều chỉnh
thông điệp của bạn phù hợp với nhu cầu người nghe. Bạn cần nhớ một số câu hỏi trong đầu khi bạn
thực hiện các bài nói của bạn:

- Tôi đang nói chuyện với ai?

- Tôi muốn họ biết, tin hoặc làm gì theo kết quả bài nói của tôi?

- Cách hiệu quả nhất của việc soạn và trình bày bài nói của tôi để hoàn thành mục đích đó là
gì?

Những câu trả lời cho các câu hỏi đó sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định của bạn trong khi
làm - chọn đề tài, xác định mục đích cụ thể, đưa ra những ý chính và những tư liệu hỗ trợ, tổ chức
thông điệp, và cuối cùng là thuyết trình.

Trong nhiều trường hợp, điều chỉnh cho phù hợp với khán giả trong một bài nói trước công
chúng không khác mấy với những điều bạn làm trong những cuộc giao tiếp xã hội hằng ngày.
Người ta thường thích đưa ra những đề tài có thể gây tranh luận hơn với một địa vị hoàn toàn không
bị ràng buộc. Bạn có thể nói, “Bạn đã nghe những điều người thống trị làm hôm nay chưa?” Hoặc,
“Điều gì đang xảy ra tại tòa nhà chính phủ?” Rồi khi đó bạn nghe và xử lý câu trả lời của bầu bạn,
bạn có thể thể hiện vị trí của bạn một cách đúng đắn.

Những diễn giả có ảnh hưởng cố gắng tạo ra một mối quan hệ với người nghe bằng cách
nhấn mạnh những giá trị, mục đích và kinh nghiệm chung. Các học giả về giao tiếp gọi quá trình
này là sự gắn bó chặt chẽ. Khi chúng ta thuyết trình hoặc trong lớp hoặc trong diễn đàn khác, hãy
nhớ lấy khán giả làm trung tâm. Hãy nghĩ trước về địa vị và mối quan tâm của người nghe, về mức
độ kiến thức của họ trong việc nhìn nhận bài nói, về thái độ của họ trong việc quan tâm đến lập

34
trường của bạn về đề tài. Khi bạn phát triển bài nói, hãy tiếp tục giải thích những ý kiến của bạn để
chúng rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục đối với khán giả.

Một chìa khóa để nói thành công là hãy xem mọi khán giả đáng được bạn cố gắng hết sức để
truyền đạt những kiến thức và lời thuyết phục. Ít nhất là bày tỏ sự tôn trọng đối với người nghe,
nhiều nhất là bạn có thể tạo một sự khác biệt thực sự trong cuộc đời họ.

5.1.2. Nắm bắt tâm lý khán giả

Bạn làm gì khi bạn lắng nghe một bài nói? Thỉnh thoảng bạn chăm chú lắng nghe; vào
những lúc khác bạn để cho những suy nghĩ của bạn đi miên man. Người ta có thể bị ép buộc tham
dự một bài nói, nhưng không ai có thể làm cho họ lắng nghe trừ phi họ muốn. Người nói có nhiệm
vụ phải làm cho khán giả chú ý. Ngay cả khi người ta chú ý, họ không xử lý thông điệp của người
nói một cách chính xác như người nói có ý muốn nói. Sự nhận thức tri giác là có lựa chọn. Mỗi bài
nói bao hàm hai thông điệp - một cái được người nói gửi đi và một cái được người nghe đón nhận.

Người nghe muốn nghe điều gì? Rất đơn giản, họ thường muốn nghe những điều có ý nghĩa
đối với họ. Con người vốn quy . Họ rất chú ý tới những thông điệp ảnh hưởng giá trị của riêng họ,
niềm tin của riêng họ, hạnh phúc của riêng họ. Người nghe tiếp cận điển hình những bài nói bằng
một câu hỏi trên hết trong đầu: “Tại sao điều này lại quan trọng với tôi?”. Vì vậy bạn cần nghiên
cứu khán giả của bạn và điều chỉnh trực tiếp bài nói của bạn cho phù hợp với khán giả, với niềm tin
và mối quan tâm của họ.

Những nguyên tắc tâm lý này có nghĩa gì đối với bạn trong vai trò người nói? Trước hết
chúng có nghĩa là người nghe của bạn sẽ nghe và đánh giá những điều bạn nói trên cơ sở những
điều họ đã biết và tin tưởng. Thứ hai, chúng có nghĩa là bạn phải liên hệ thông điệp của bạn với
gười nghe - cho thấy nó gắn liền với họ như thế nào, giải thích tại sao họ nên quan tâm về nó nhiều
như bạn.

Dĩ nhiên, bạn không thể thật sự hiểu kinh nghiệm của một người khác. Nhưng bạn có thể
nắm đầy đủ thông tin về khán giả của bạn để biết được điều bạn nên làm để làm cho các ý kiến của
bạn rõ ràng và có ý nghĩa. Bạn có thể làm được điều này như thế nào là đề tài tiếp theo của chúng
ta.

5.1.3. Phân tích nhân khẩu học của khán giả

Một trong những cách mà người nói phân tích khán giả là nhìn vào những đặc điểm nhân
khẩu học như tuổi, giới tính, xu hướng giới tính, tôn giáo, hội viên nhóm, và chủng tộc, dân tộc

35
hoặc nền tảng văn hoá; và những cái tương tự. Điều này được gọi là phân tích nhân khẩu của khán
giả. Nó bao gồm hai bước:

- Bước 1: nhận dạng những nét đặc trưng nhân khẩu học chung của khán giả.

- Bước 2: đánh giá tầm quan trọng của những nét đặc trưng này đối với một tình huống cụ
thể.

 Tuổi

Bạn là một thành viên của thế hệ X chăng? Thế hệ ? Thế hệ 2 K? Bạn đang ở độ tuổi hai
mươi hay ba mươi? Dĩ nhiên, với một số phạm vi nào đó, những điều này chỉ là cái người ta gán
cho. Không phải tất cả những người thuộc thế hệ X suy nghĩ giống nhau, mua cùng những sản
phẩm, hoặc bầu cùng những ứng cử viên chính trị - không có gì khác những người thế hệ baby
boomers đã làm trước đây.

Bạn có thể thấy điều này có ý nghĩa gì đối với những bài nói của mình. Tùy thuộc vào thành
phần lớp học diễn thuyết, bạn có lẽ đối mặt với khán giả mà hầu hết nằm trong độ tuổi cuối mười
mấy, đầu hai mươi. Nếu vậy, bạn có thể chấp nhận mức độ chung về kinh nghiệm tuổi tác. Mặt
khác, 45 phần trăm những sinh viên đại học ngày nay là ở tuổi 25 hoặc lớn hơn, và nhiều lớp bao
gồm những sinh viên trong độ tuổi ba mấy, bốn mấy, hoặc lớn hơn. Có lẽ khi ấy bạn phải lưu ý đến
hai hoặc ba thế hệ. Điều này sẽ cho bạn một thực tiễn tốt với những bài nói bên ngoài lớp học, nơi
tuổi tác là một nhân tố chính trong việc phân tích khán giả.

 Giới tính

Trong việc trình bày bài nói bạn phải đề phòng tạo ra những giả định bằng sự tôn trọng về
giới tính cho đến khi bạn thử nghiệm những giả định này và thấy chúng đúng. Sự phân biệt xã hội
giữa các giới tính đang giảm dần trong nhiều năm. Đàn ông bây giờ nội trợ, làm lễ tân, và làm tình
nguyện trong các trường học của con cái họ. Phụ nữ làm việc trong những nghề xây dựng, quản lý
các công ty kinh doanh... Nam giới và phụ nữ ngày nay chia sẻ nhiều kinh nghiệm, niềm tin và khát
vọng rộng hơn ngày xưa.

Một diễn giả khôn ngoan cũng tránh sử dụng ngôn ngữ phân biệt giới tính. Hầu như bất kỳ
khán giả nào bạn nói chuyện sẽ bao gồm những người - nam giới và phụ nữ đều như nhau - người
sẽ mếch lòng vì những từ và cụm từ thể hiện những khuôn mẫu về giới tính hoặc hạ thấp người ta
về giới tính của họ. Hãy biết cố gắng không dùng ngôn ngữ phân biệt giới tính là một phần quan
trọng của người nói trước công chúng lấy khán giả làm trung tâm là đủ rồi.

36
 Xu hƣớng giới tính

Khi bạn thực hiện những bài nói của bạn, hãy chú ý ngôn ngữ, các ví dụ và những nhân tố
khác mà có thể loại trừ một cách không có chủ tâm những người nghe là những cặp cùng giới.
Trong một bài nói về kế hoạch tài chính, bạn nên nói “Hầu hết chúng ta hy vọng tốt nghiệp, có một
việc làm tốt và tìm được một người để chia sẻ cuộc sống với chúng ta” hơn là nói “Hầu hết chúng ta
hy vọng tốt nghiệp, có một việc làm tốt và lập gia đình”. Trong một bài nói về giá tăng vọt nhà ở,
bạn có thể nói “những đôi trẻ đang gặp khó khăn hơn để có đủ khả năng mua một ngôi nhà” hơn là
chỉ nói “những cặp vợ chồng đã kết hôn trẻ tuổi”.

Bạn có thể có khuynh hướng loại bỏ những gợi ý này như là một hình thức khác của sự
chính xác về chính trị, nhưng cũng như khán giả bao gồm những người khác nhau về tuổi tác, chủng
tộc và tôn giáo, thì họ cũng bao gồm những người có định hướng giới tính khác nhau. Những diễn
giả nói trước công chúng hiệu quả lưu ý tới tất cả những nhân tố nhân khẩu học này khi chuẩn bị
những lời nhận xét của họ.

 Chủng tộc d n tộc và nền tảng văn hóa

Thậm chí thái độ đối với chủng tộc và tính cách sắc tộc hoàn toàn khác với những gì cách
đây vài thập niên. Hiểu được thái độ này là cốt yếu đối với các diễn giả nói trước công chúng nếu
họ đang nói chuyện với khán giả bao gồm nhiều chủng tộc hoặc với khán giả đa dạng chủng tộc ít
rõ ràng. Diễn giả cần phải nhạy cảm với các vấn đề cề chủng tộc, tính cách sắc tộc và nền tảng văn
hóa. Như một nhà bình luận chính trị đã giải thích, “để chiến thắng một cách tự nhiên, người lãnh
đạo của đảng phải có lòng kiên nhẫn và sẵn sàng tiếp thu cái mới của quốc gia đó nói chung”.

Ngoài việc ghi nhớ thái độ chung về chủng tộc và dân tộc, những diễn giả trước đám đông
cũng cần xem xét sự khác nhau về chủng tộc, dân tộc và văn hóa trong số các thành viên của khán
giả có thể ảnh hưởng như thế nào đến những phản ứng của họ với một bài nói. Mặc dù sự giống
nhau của họ như những người Mỹ, người thuộc dòng dõi châu u, người da đen, người La tinh,
người châu và những người khác có thể có những tập quán và niềm tin khác nhau mà có liên quan
đến chủ đề bài nói của bạn. Bởi vì chúng ta sống trong một thời đại toàn cầu hóa, bạn cũng có thể
thấy chính mình nói chuyện với khán giả là những người nghe từ những đất nước khác bạn.

Làm thế nào để bạn có thể tránh những sai lầm trong bài nói của bạn?

- Bước đầu tiên là nhận ra rằng một số người nghe của bạn quả thực có thể có sự nhạy cảm
về chủng tộc, dân tộc hoặc văn hóa mà sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với chủ đề bài nói của
bạn.
37
- Bước thứ hai là hãy cố gắng xác định những mặt đó là gì và chúng ảnh hưởng thế nào đến
sự hưởng ứng của khán giả đối với thông điệp của bạn.

- Bước thứ ba là điều chỉnh bài nói của bạn để nó càng rõ ràng, thích hợp và thuyết phục
càng tốt. Bất kể diễn giả là ai, bất kỳ nói trong dịp nào, điều chỉnh cho phù hợp với khán giả khác
nhau về chủng tộc, dân tộc và nền tảng văn hóa là một vấn đề cần thiết của nghệ thuật nói trước
công chúng.

 Tôn giáo

Những sự kiện gần đây trên khắp thế giới cho thấy, những quan điểm tôn giáo là vấn đề
nhạy cảm nhất và được bảo vệ mạnh mẽ nhất trong tất cả các mối quan tâm của con người. Ngay cả
lớp diễn thuyết nhỏ của bạn có thể bao gồm nhiều người theo đạo cũng như những người theo
thuyết vô thần và người theo thuyết bất khả tri.

Khi Mỹ trở nên đa dạng về văn hóa, nó cũng trở nên đa dạng về tôn giáo. Một sự trộn lẫn
truyền thống của người theo đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa và đạo Do Thái được làm cho thêm
phong phú bởi số người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ấn, đạo Sikh, Chính thống giáo Nga và những
người khác nữa. Một học giả đứng đầu về chủ đề này nói Mỹ bây giờ là “quốc gia đa dạng về tôn
giáo nhất thế giới”.

Bạn có thể thấy sự đa dạng này trong những thị trấn và thành phố khắp đất nước. Khắp đất
nước có hơn 1200 nơi thờ cúng của những người đạo Hồi, 1600 nơi cho người đạo Phật, và 600 nơi
cho người đạo Ấn…

Cũng có sự đa dạng lớn trong số những tín ngưỡng khác nhau. Bạn không thể cho rằng tất cả
những người theo đạo công giáo ủng hộ quan điểm chính thức của Giáo hội về những vấn đề như
sinh đẻ kế hoạch hoặc phụ nữ trong giới giáo sĩ, bạn không thể rập khuôn tất cả người theo phái Tin
lành Baptist là những người được tái sinh hoặc tất cả những người đạo Hồi là ngượng đãi phụ nữ.
Trong những vấn đề về tôn giáo, Mỹ thực sự là một quốc gia nhiều tín ngưỡng, nhiều tiếng nói,
nhiều quan điểm.

Bất cứ khi nào bạn nói về một đề tài liên quan đến tôn giáo, khi đó, hãy chắc chắn xem xét
những định hướng tôn giáo của người nghe. Làm như vậy có thể giúp bạn tránh được những tình
huống gây lúng túng có thể xảy ra; trong một số trường hợp, điều đó có thể tạo sự khác biệt giữa
một bài nói không thành công và một bài nói thành công

 Thành viên nhóm

38
“Hãy nói với tôi về bạn của bạn”, Đông-ki-sốt nói, “và tôi sẽ nói bạn là ai”. Trong hầu hết
những bài nói chuyện của chúng ta về chủ nghĩa cá nhân, người Mỹ rất có xu hướng tập hợp lại.
Các công nhân thuộc về công đoàn, các doanh nghiệp thuộc về các phòng thương mại. Những
người đi săn tham gia vào Hiệp hội súng trường Quốc gia, các nhà môi trường tham gia Câu lạc bộ
Sierra, người theo thuyết nam nữ bình quyền tham gia tổ chức quốc gia cho phụ nữ. Các bác sĩ kết
nạp vào Hiệp hội khoa Mỹ, các luật sư tham gia vào Hiệp hội luật sư của Mỹ. Có hàng ngàn tổ
chức tình nguyện như vậy ở Mỹ.

Các nhóm tương tự như vậy đầy rẫy khắp khu đại học. Đối với những bài nói trong lớp,
cũng như những bài nói ngoài lớp, sự sáp nhập các nhóm khán giả có thể cung cấp những đầu mối
quan tâm và thái độ của người nghe.

Đối với những bài nói trong lớp, có lẽ bạn cần biết về những chuyên đề thuộc trường đại học
của các bạn cùng lớp, những năm ở trường , những hoạt động ngoại khóa, những dự định sống, và
những khát vọng nghề nghiệp.

Có lẽ điều quan trọng nhất để ghi nhớ về phân tích nhân khẩu học khán giả là chính nó
không phải là cùng đích. Mục đích của bạn không chỉ là liệt kê những nét chính về người nghe mà
còn tìm trong những nét đặc trưng đó các đầu mối cho thấy người nghe của bạn sẽ phản ứng như thế
nào với bài nói của bạn. Một khi bạn đã làm điều đó, bạn đã sẵn sàng chuyển qua bước tiếp theo của
việc phân tích khán giả.

5.1.4. Phân tích tình hình khán giả

Phân tích khán giả theo hoàn cảnh thường dựa trên việc phân tích nhân khẩu học. Điều này
liên quan đến việc nhận dạng những nét đặc trưng của khán giả đến tình huống nói lúc ấy. Những
nét đặc trưng này bao gồm số lượng khán giả, thái độ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh vật chất, và thái độ
của khán giả về đề tài, về bạn là một diễn giả, và về dịp nói chuyện.

 ố lƣợng

Bên ngoài lớp học, với sự trợ giúp của truyền hình và đài phát thanh, số lượng của khán giả
có thể đến hàng triệu người. Tuy nhiên, hầu hết các bài nói trong lớp bao gồm khoảng 20 đến 30
người - khán giả cỡ nhỏ đến cỡ vừa. Đây là một kích cỡ lý tưởng cho những diễn giả mới bắt đầu,
hầu hết người ta khiếp sợ trước cảnh tượng nói chuyện trước một đám đông khổng lồ. Dù vậy, khi
bạn có được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể hân hoan trước thử thách phải nói với những nhóm lớn
hơn. Một số diễn giả thực ra thích nhóm khán giả đông hơn nhóm nhỏ.

39
Bất kể bạn đang nói với nhóm khán giả nhỏ hay lớn, hãy ghi nhớ một nguyên tắc cơ bản:
Khán giả càng đông, việc trình bày của bạn càng phải trịnh trọng. Số lượng khán giả sẽ có ảnh
hưởng lớn nhất đối với phong thái phát biểu của bạn, nhưng nó còn có thể ảnh hưởng đến cả ngôn
ngữ của bạn, việc lựa chọn lời kêu gọi, và việc sử dụng những thiết bị nghe nhìn.

 ối cảnh

Sự dễ tiếp thu của người nghe về bài nói chuyện thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những
nhân tố ngoài sự kiểm soát của họ - và đôi khi ngoài sự kiểm soát của bạn. Khi bạn đối mặt với bất
kỳ tình huống nói chuyện nào, điều quan trọng là phải biết trước liệu có bất kỳ khó khăn nào về bối
cảnh vật chất hay không. Dĩ nhiên, đối với những bài nói chuyện trong lớp, bạn đã biết rồi. Nhưng
những bài nói chuyện bên ngoài lớp có thể khiến cho bạn gặp phải khó chịu trừ phi bạn đã thực hiện
bài nói trước đó.

Trên hết đừng để chính mình bị ảnh hưởng bởi những bối cảnh vật chất thiếu thốn. Nếu
khán giả của bạn thấy rằng bạn đầy nghị lực, nhanh nhẹn và để hết tâm trí vào đề tài của bạn, có khả
năng là họ sẽ quên đi sự thiếu thốn tiện nghi và sẽ lắng nghe bạn nói.

 Thái độ đối với đề tài

Bạn nên lưu ý đến khán giả khi chọn đề tài. Theo lý tưởng bạn nên chọn một đề tài thích hợp
với khán giả cũng như phù hợp với bạn. Tuy nhiên, một khi bạn có đề tài, bạn phải xem xét chi tiết
người nghe sẽ phản ứng như thế nào với nó. Đặc biệt, bạn cần đánh giá sự quan tâm của họ về đề
tài, kiến thức, thái độ của học đối với nó.

- ự qu n t m

Bên ngoài lớp học người ta không bỏ thời gian và cố gắng để tham dự bài nói trừ phi họ
quan tâm đến đề tài. Nhưng những thành viên trong lớp học diễn thuyết của bạn là những khán giả
bắt buộc. Đôi khi họ quan tâm sâu sắc đến đề tài của bạn, đặc biệt nếu nó liên quan trực tiếp với họ.
Phần lớn thời gian người ta sẽ thay đổi từ khá quan tâm đến hơi tò mò đến hết sức thờ ơ. Một trong
những nhiệm vụ của bạn là đánh giá trước sự quan tâm của khán giả và điều chỉnh bài nói của bạn
cho phù hợp. Quan trọng nhất, nếu đề tài của bạn không gây nhiều quan tâm, bạn phải có biện pháp
đặc biệt để làm cho các bạn cùng lớp tham gia vào.

- iến th

Thường có một sự tương quan chặt chẽ giữa mối quan tâm đến đề tài và kiến thức về đề tài
đó. Con người có khuynh hướng quan tâm đến những điều họ biết về một đề tài nào đó. Cũng như

40
thế họ có khuynh hướng nghiên cứu về những chủ đề có liên quan đến họ. Nhưng có trường hợp
ngoại lệ. t sinh viên hiểu biết nhiều về việc phân tích chữ viết tay, nhưng hầu hết thấy đó là một đề
tài thu hút. Mặt khác hầu hết tất cả họ đều biết về việc kiểm tra sách khi ra khỏi thư viện, nhưng rất
ít người thấy đó là một chủ đề hấp dẫn cho một bài nói. Nếu người nghe của bạn biết rất ít về đề tài
của bạn - liệu học có thấy nó hấp dẫn hay không - bạn cần phải nói ở mức độ sơ đẳng hơn. Nếu họ
am hiểu đề tài của bạn, ban có thể dùng cách tiếp cận chuyên môn và chi tiết hơn.

- h i độ

Thái độ của người nghe đối với chủ đề của bạn có thể vô cùng quan trọng trong việc xác
định bạn xử lý tư liệu như thế nào. Nếu bạn biết trước thái độ phổ biến trong số các thành vên của
khán giả, bạn có thể điều chỉnh bài nói của bạn để nhắm vào những mối quan tâm của họ hoặc để
trả lời những phản đối của họ với quan điểm của bạn.

 Thái độ đối với ngƣời nói

Sự hưởng ứng của khán giả đối với một thông điệp luôn bị tác động bởi sự am hiểu của
người nói. Người nghe càng tin tưởng vào khả năng của người nói thì học càng dễ chấp nhận những
điều diễn giả nói. Cũng như vậy, người nghe càng tin tưởng rằng người nói có những điều quan tâm
bằng cả trái tim, họ càng đáp lại một cách tích cực thông điệp của người nói.

 Thái độ đối với dịp phát biểu

Bất kỳ tình huống gì, người nghe có ý kiến khá rõ ràng về những bài nói họ cho là phù hợp.
Họ mong đợi nghe những bài nói về chính trị trong Quốc hội, những bài thuyết pháp trong nhà thờ,
những bài nói sau bữa tối,... Các diễn giả xâm phạm một cách nghiêm trọng những sự mong đợi này
hầu như luôn có thể làm điên tiết khán giả.

Có lẽ quan trọng nhất, dịp nói chuyện sẽ giới hạn một bài nói trong bao lâu. Khi bạn được
mời nói chuyện, người chủ tọa thường nói là bạn có bao nhiêu thời gian để nói. Nếu không, hãy hỏi
cho chắc chắn. Và một khi bạn biết, hãy cắt giảm bài nói của mình để nó phù hợp với thời gian cho
phép. Đừng vượt quá thời gian đó trong bất kỳ tình huống nào, bạn có thể thấy khán giả của bạn
mệt mỏi dần khi bạn tiếp tục nói.

Có những sự mong đợi khác khán giả áp dụng vào tình huống lớp học của bạn. Một là
những bài nói đó phải phù hợp với bài tập thuyết trình được giao. Một mong đợi nữa là diễn giả sẽ
tuân thủ những tiêu chuẩn thích hợp về thẩm mỹ và phong cách ứng xử. Việc bạn không thể đáp

41
ứng những kỳ vọng này có thể làm bối rối các bạn cùng lớp và sẽ hầu như chắc chắn ảnh hưởng đến
điểm số của bạn.

5.2. Lấy thông tin về khán giả

Bây giờ bạn đã biết những điều cần biết về khán giả, câu hỏi tiếp theo là, làm thế nào để biết
nó? Có thể, nếu lúc nào đó bạn được nói chuyện với một nhóm người riêng biệt, người mời bạn có
thể cung cấp một vài nét khái quát về khán giả. Hãy hỏi người liên lạc với nhóm đó rằng bạn có thể
tìm hiểu thêm về lịch sử và mục đích của nó ở đâu. Tốt hơn hết, nếu bạn biết ai đó đã nói chuyện
với nhóm đó, hãy hỏi thăm người ấy.

Thế còn các bạn cùng lớp là khán giả thì sao? Bạn có thể biết nhiều về họ bằng cách quan
sát và đàm thoại. Ngoài ra bạn có thể cần biết thêm thông tin về họ và quan điểm của họ liên quan
tới những chủ đề bài nói đặc biệt.

5.2.1.Phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn mặt đối mặt có tính linh hoạt cao và cho phép hỏi sâu hơn. Khi được vạch
kế hoạch, được cấu trúc và được hướng dẫn một cách rõ ràng, nó có thể là một cách tuyệt vời để
biết về mỗi thành viên của khán giả. Mặt hạn chế lớn là tốn nhiều thời gian và sức lực. Phỏng vấn
mỗi thành viên của lớp trước mỗi bài nói có thể là một phương pháp phân tích khán giả triệt để
nhất, nhưng nó ít khi thực tế. Vì vậy, hầu hết các giáo viên khuyến khích sinh viên của họ dựa vào
bảng câu hỏi.

5.2.2. Bảng câu hỏi

Cũng giống như phỏng vấn, xây dựng một bảng câu hỏi tốt là một nghệ thuật người ta không
thể mong đợi bạn quán triệt trong một lớp học diễn thuyết. Tuy nhiên, bằng cách làm theo một số
hướng dẫn cơ bản, bạn có thể biết phát triển một bảng câu hỏi đáp ứng được việc phân tích khán giả
trong lớp của bạn.

Có ba loại câu hỏi chính để lựa chọn: những câu hỏi tùy chọn Có Không, những câu hỏi
theo thang đo, và những câu hỏi mở.

Những nguyên tắc để lập bảng câu hỏi hữu ích:

 Lên kế hoạch bảng câu hỏi cẩn thận để khơi lên chính xác thông tin bạn cần.

 Sử dụng cả ba loại câu hỏi: câu hỏi có sự lựa chọn cố định, câu hỏi sắp xếp theo mức độ,
và câu hỏi mở.

42
 Hãy chắc chắn rằng các câu hỏi rõ ràng và không mơ hồ.

 Lập bảng câu hỏi ngắn gọn vừa phải.

5.3. Điều ch nh bài nói cho phù hợp với khán giả

Một khi bạn đã hoàn thành xong việc phân tích khán giả, bạn nên có một bức tranh rõ ràng
và thú vị về người nghe của bạn. Bạn nên biết những đặc tính nhân khẩu học có liên quan của họ, sự
quan tâm và kiến thức của họ về đề tài, thái độ của họ đối với đề tài và người nói, và lòng mong đợi
của họ về dịp nói chuyện. Tuy nhiên, biết tất cả những điều này không đảm bảo cho một bài nói
thành công. Chìa khóa thành công là bạn sử dụng tốt những điều bạn biết trong việc chuẩn bị và
trình bày bài nói như thế nào.

Có hai giai đoạn chính trong quá trình làm cho thích ứng với khán giả - giai đoạn đầu tiên
xảy ra trước bài nói, là phần chuẩn bị và nhẩm lại bài thuyết trình; giai đoạn thứ hai diễn ra trong
khi đang trình bày bài thuyết trình.

 Điều ch nh cho ph hợp với khán giả trƣớc khi thuyết trình

Như chúng ta đã biết, bạn hãy lưu ý tới khán giả ở mỗi giai đoạn chuẩn bị bài thuyết trình.
Tuy nhiên, lưu ý đến khán giả không chỉ đơn giản là nhớ người nghe của bạn là ai mà còn giúp đánh
giá được khán giả của bạn có thể phản ứng thế nào đối với những điều bạn sẽ nói trong bài thuyết
trình và điều chỉnh những điều bạn nói để càng rõ ràng, thích hợp và thuyết phục càng tốt.

Điều này không phải luôn dễ dàng. Tất cả chúng ta bị ràng buộc trong những ý tưởng và mối
quan tâm của chính chúng ta nên gặp khó khăn khi nhìn những điều này từ góc độ của người khác -
đặc biệt nếu cách nhìn của họ hoàn toàn khác với chúng ta.

Ngoài ra đây là điều mà một diễn giả thành công học làm cuối cùng. Bạn phải giấu đi những
quan điểm của chính bạn để tạm thời bạn có thể chấp nhận những quan điểm của người nghe. Khi
bạn làm điều này, bạn sẽ bắt đầu nghe bài nói của bạn qua lỗ tai của khán giả và điều chỉnh nó một
cách đúng đắn.

Bạn phải luôn lưu ý đến khán giả khi chuẩn bị bài nói. Cố gắng hình dung điều gì họ thích,
điều gì họ sẽ không thích, chỗ nào họ còn nghi ngờ hoặc có câu hỏi, liệu họ có cần thêm nhiều chi
tiết ở chỗ này hoặc ít hơn ở chỗ kia không, điều gì sẽ thu hút họ, điều gì không.

Khi bạn thực hiện những bài nói, cố gắng luôn lưu ý đến người nghe. hoàn thành việc phân
tích khán giả, bạn phải điều chỉnh bài nói của bạn để nó rõ ràng và thuyết phục người nghe. Hãy
luôn lưu ý đến khán giả khi bạn chuẩn bị bài nói. Hãy đặt chính bạn vào vị trí của họ. Cố gắng nghe
43
bài nói theo cách của họ. Đoán trước những câu hỏi và những lời phản đối và cố gắng trả lời chúng
trước.

 Điều ch nh cho ph hợp với khán giả trong khi thuyết trình

Bất kể bạn thực hiện trước thời hạn khó khăn như thế nào, mọi thứ có thể không xảy ra
chính xác như đã lên kế hoạch trong ngày bạn nói chuyện. Ví dụ như máy chiếu không sẵn có hoặc
một sinh viên khác có cùng đề tài như bạn. Đối với những bài nói bên ngoài lớp học, bạn có thể gặp
là phòng để bạn trình bày đã được thay đổi, rằng khán giả sẽ nhiều hơn (hoặc ít hơn) bạn dự đoán,
hoặc thậm chí thời gian dành cho bài nói của bạn bị cắt giảm một nửa vì người nói trước đó đã nói
rề rà quá lâu.

Nếu những điều như vậy xảy ra với bạn, đừng hoảng hốt. Hãy tìm cách khác để trình bày
phương tiện nhìn của bạn. Thay đổi phần giới thiệu của bạn để đề cập đến bài nói của sinh viên kia
về chủ đề của bạn. Điều chỉnh việc trình bày của bạn cho phù hợp với số lượng khán giả thay đổi.
Và nếu bạn thấy bạn có ít thời gian cho bài nói hơn bạn dự định, đừng đơn giản là nói nhanh gấp
đôi để nói được mọi thứ - điều đó sẽ càng tồi tện hơn là không nói gì cả. Thay vì vậy, nói cô đọng
những điểm cần thiết nhất và trình bày chúng trong thời gian cho phép. Người nghe của bạn sẽ
thông cảm với tình thế khó khăn và sec đánh giá cao sự lưu ý của bạn về thời gian của họ. Điều này
sẽ bù đắp lại nhiều hơn thời gian nói bị mất của bạn.

Cuối cùng, hãy chắc chắn chú ý đến phản hồi của khán giả trong bài nói. Nếu người nghe
của bạn đang ngồi ở phía trước, nhìn bạn với sự quan tâm, gật đầu tán thành, bạn có thể cho rằng
mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng giả sử bạn thấy họ cau mày hoặc đáp lại bằng cái nhìn dò hỏi.
Khi đó bạn cần quay lại điểm chính của bạn lần nữa.

Điều chỉnh cho phù hợp với khán giả của bạn - trong cả hai trường hợp trước và trong khi
nói - là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để nói trước công chúng thành công. Giống như
các mặt khác của việc thực hiện bài nói, đôi khi nói dễ hơn làm. Nhưng một khi bạn đã thành thạo
nó, bạn sẽ thấy rằng điều đó mang lại lợi ích hơn trong cuộc sống cá nhân bạn - khi bạn điều chỉnh
cho hợp với khán giả.

44
C HỎI N TẬP

1. Tại sao một người nói trước công chúng phải lấy khán giả làm trung tâm?

2. Khi nói rằng con người vốn ích kỷ có nghĩa là muốn nói gì? Thuyết tự cho mình là trung
tâm của khán giả đặt ra cho bạn là một người nói trước công chúng có những ứng dụng gì?

3. Sáu đặc trưng về nhân khẩu học của khán giả được thảo luận trong chương này là gi? Tại
sao mỗi đặc trưng đều quan trọng đối với việc phân tích khán giả?

4. Phân tích khán giả theo hoàn cảnh là gì? Những nhân tố nào bạn cần xem xét trong việc
phân tích khán giả theo hoàn cảnh?

5. Bạn có thể lấy thông tin về khán giả bằng cách nào?

6. Ba loại câu hỏi được sử dụng trong bảng câu hỏi là gì? Tại sao sử dụng cả ba loại là một ý
hay trong việc phân tích khán giả?

7. Những phương pháp gì bạn có thể sử dụng để điều chỉnh bài nói của bạn cho hợp với
khán giả trước khi nói? Trong khi nói?

45
CHƢƠNG 6: TẬP HỢP TÀI LIỆU
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được các loại tư liệu hỗ trợ cơ bản, cách sử dụng các ví dụ làm tư
liệu hỗ trợ và cách sử dụng số liệu thống kê khi trình bày một vấn đề trước công chúng.

- Kỹ năng

Đánh giá được nguồn tư liệu hỗ trợ của mình và của người khác. Phân tích và xứ lý được số
liệu thống kê

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên tìm kiếm và tập hợp các tài liệu khi trình bày một vấn đề trước
công chúng.

 Nội dung :

- ND1: Một số phương pháp tập hợp tài liệu

- ND2: Hướng dẫn thực hiện

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; ; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

46
6.1. Một số phƣơng pháp tập hợp tài liệu

6.1.1. Từ kiến thức và kinh nghiệm

Mỗi người thông thạo về một lĩnh vực nào đó, bất kỳ nó là những tròn chơi điện tử chăm sóc
trẻ em hoặc du lịch ba lô. Như chúng ta thấy trong chương 4, chúng ta thường nói tốt về những chủ
đề chúng ta quen thuộc. Đó là lý do tại sao các giáo viên khuyến khích sinh viên lợi dụng kiến thức
và kinh nghiệm của chính họ trong việc phát triển những chủ đề bài nói. Khi bạn chọn một đề tài từ
kinh nghiệm của chính bạn, bạn có thể quên đi chính mình để trình bày sinh động hơn chỉ bằng cách
dựa vào những sự kiện và con số từ các sách. Những thông tin bên ngoài như vậy hầu như luôn cần
thiết. Nhưng bổ sung nó bằng kinh nghiệm cá nhân có thể thực sự mang những bài nói của bạn vào
thực tế cuộc sống.

Ngay cả những câu chuyện đời thật của bạn không gây ấn tượng đến thế, bạn vẫn có thể sử dụng
chúng. Sau hết, bạn là người có mặt ở đó. Bạn đã làm, đã thấy, cảm nhận, nghe bất cứ điều gì bạn
đừng nói đến. Bằng cách nghĩ về những kinh nghiệm đã qua của bạn - tập hợp những dữ liệu từ
chính bạn - bạn có thể tìm thấy nhiều chi tiết hỗ trợ cho những bái nói của bạn.

6.1.2. Từ thƣ viện

Bạn sẽ cần lấy được một số tư liệu cho những bài nói của bạn từ thư viện. Vì vậy bạn cần
biết kỹ thuật cơ bản của việc nghiên cứu trên thư viện. Có nhiều cách nhanh chóng, dễ dàng, hệ
thống để tìm thấy bất cứ điều gì bạn cần trên thư viện. Bước đầu tiên là đi xem khắp thư viện. Hãy
đi theo hướng đi do thư viện đưa ra. Trong khi bạn như vậy, bạn có thể nhận ra một số cuốn sổ tay
tóm tắt hay các tờ rơi giải trí trong thư viện có gi và làm thế nào để tìm sachs báo ta cần. Hay giữ tư
liệu này cùng với những ghi chú trong lớp của bạn. Chỉ mất vài phút để đọc nhưng sẽ có ích sau
này.

Cuối cùng cách duy nhất để trở nên thông thạo việc nghiên cứu ở thư viện là hãy bắt tay vào
làm và thực hiện đúng đắn. Bạn có năm nguồn quan trọng để tìm kiếm những bạn cần trên thư viện:

 Các thủ thƣ

Các sinh viên thường quá lãng phí thời gian lang thang không mục đích trong việc tìm kiếm
nguồn tài liệu vì họ ngại yêu cầu giúp đỡ. Họ không muốn để lộ sự ngớ ngẩn hay “quấy rầy” bất cứ
ai. Nhưng bạn có tỏ ra bối rối khi yêu cầu một bác sĩ giúp đỡ trong vấn đề y khoa không? Các thủ
thư là những chuyên gia trong lĩnh vực của chính họ, được đao tạo trong việc sử dụng thư viện và
những phương pháp tìm kiếm. Nếu bạn có một câu hỏi xin đừng ngần ngại hỏi các thủ thư. Họ có

47
thể giúp bạn tìm ra phương pháp của bạn, xác định vị trí nguồn tài liệu, thậm chí theo dõi và tìm
được một số thông tin đặc biệt.

 Danh mục liệt kê

Danh mục liệt kê tất cả các sách, theo thứ tự thời gian và những nguồn khác do thư viện sở
hữu. Mặc dù có nhiều hệ thống máy tính khác nhau cho các mục lục trên thư viện, hầu hết cho phép
bạn tìm kiếm thư viện, hầu hết cho phép bạn tìm kiếm các sách theo tác giả, tựa sách hay chủ đề.

Chúng được sắp xếp để tìm kiếm theo từ khóa, có nghĩa là bạn có thể xác định vị trí một
quyển sách bằng cách gõ vào một từ hay cụm từ có nghĩa, thậm chí từ hay cụm từ đó không phải là
phần của tiêu đề cuốn sách. Danh mục liệt kê cũng có thể nói bạn biết quyển sách bạn cần là đã có
sẵn hay đã mượn rồi. Bạn cũng có thể tìm thấy toàn bộ những baì báo đặc biệt thông qua cơ sở dữ
liệu những tạp chí xuất bản định kỳ.

 Cơ sở dữ liệu tạp chí xuất bản định kỳ

Cơ sở dữ liệu những tạp chí xuất bản định kỳ cho thông tin về các bài báo trên các tạp chí và
nhật báo có chức năng giống như danh mục sách. Cũng như danh mục sách giúp bạn tìm vị trí
những quyển sách đặc biệt trong số tất cả những quyển sách ở thư viện, cơ sở dữ liệu những tạp chí
xuất bản định kỳ giúp bạn tìm vị trí các tạp chí đặc biệt hoặc những bài báo hằng ngày.

Hầu hết các cơ sở dữ liệu cũng cung cấp một bản tóm tắt nội dung của mỗi bài báo bạn truy
cập. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi bản tóm tắt chỉ một tóm tắt của bài báo được ai đó viết hơn là
chính tác giả viết. Mục đích của bản tóm tắt là giúp bạn quyết định liệu bài báo có được sử dụng
trong bài nói của bạn không. Bạn đừng bao giờ nên trích một bài báo trong bài nói của bạn chỉ vì
mỗi mình bản tóm tắt. Bạn nên luôn luôn tham khảo toàn bài báo.

Cũng có hàng trăm cơ sở dữ liệu, bao gồm các chủ đề từ nông nghiệp đến động vật học. Đây
là một số cơ sở dữ liệu chủ yếu bạn hầu như có thể sử dụng trong việc chuẩn bị các bài nói của bạn.
Chúng được chia thành hai nhóm

- Những ơ sở dữ liệu tổng quát

Bao gồm nhiều tạp chí xuất bản định kỳ và các chủ đề. Chúng thường bao gồm những tờ báo
phổ biến như Tuổi trẻ, Người lao động, Thanh niên,… các tạp chí của những trường Đại học, các
sách báo chuyên ngành.

- Những ơ sở dữ liệu đặc biệt

48
Đôi khi bạn có thể cần những thông tin chuyên ngành hơn, bạn có thể tim trong những loại
xuất bản phẩm hơn được bao hàm trong các cơ sở dữ liệu, chung theo định kỳ. Nếu như vậy, hãy
hỏi lại thủ thư, họ sẽ hướng dẫn bạn đến những cơ sở dữ liệu đặc biệt.

 Báo chí

Báo chí là vô giá đối với việc nghiên cứu về đề tài lịch sử cũng như đương thời. Nếu bạn
đang tìm kiếm những thông tin từ tờ báo địa phương của bạn, thư viện có thể sẽ có những số báo
đang lưu hành trong phòng những tạp chí xuất bản định kỳ. Những số báo cũ có thể ở trên phạm vi
phim.

 Những tác phẩm tham khảo

Những tác phẩm tham khảo thường được giữ trong phần riêng của thư viện gọi là khu vực
tham khảo. Tác phẩm tham khảo tốt có thể tiết kiệm cho bạn hàng giờ vì nó cung cấp cho bạn rất
nhiều thông tin mà có thể khó tìm thông qua một số cơ sở dữ liệu hay danh mục liệt kê của thư viện.
Những tác phẩm tham khảo chính là

- B h kho toàn thư

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với những bách khoa toàn thư tổng quát như là Anh Quốc bách
hoa toàn thư và Hoa Kỳ bách hoa toàn thư. Các quyển bách khoa thư như thế cung cấp những
thông tin khách quan, chính xác về tất cả các ngành về kiến thức nhân loại và là một nơi tuyệt vời
để bắt đầu việc nghiên cứu. Nhiều bách khoa toàn thư tổng quát cũng có thể truy cập trực tiếp.
Ngoài những bách khoa toàn thư tổng quát, có những bách khoa toàn thư đặc biệt dành cho những
chủ đề riêng biệt như tôn giáo, nghệ thuật, luật, khoa học, văn học, âm nhạc, giáo dục và những
phạm trù tương tự. Chúng bao hàm các lĩnh vực sâu và chi tiết hơn nhiều so với bách khoa toàn thư
tổng quát.

- Các niên giám

Như tên gọi ngụ ý, các niên giám được xuất bản hàng năm. Chúng chứa một lượng lớn đáng
kinh ngạc về thông tin hiện hành.

- Từ điển

Có một số từ điển tuyệt với về ngôn ngữ Anh, bao gồm Webster’s và the American
Heritage Dictionary, cả hai có sẵn dưới hình thức sách và điện tử. Nếu bạn quan tâm về lịch sử của
một từ hơn là ý nghĩa hiện tại của nó, trước hết bạn nên tham khảo đến cuốn Oxford English

49
Dictionary. Cũng có một số từ điển chuyên ngành bao hàm nhiều đề taì. Một vài ví dụ là Computer
Dictionary, Blac ’s Law Dictionary và the Dictionary of Feminist Theory.

- Các sách trích dẫn

Bộ sưu tập nổi tiếng nhất về trích dẫn là Berlett’s Familiar Quotation. Với hơn 25000 mục
trích dẫn từ những nhân vật trong lịch sử và đương thời, từ lâu nó được xem như là một nguồn tài
liệu không thể thiếu cho các diễn giả và nhà văn. Những quyển sách trích dẫn tuyệt với khác bao
gồm: Oxford Dictionary of Quotations, Harper Book of American Quotations, The New Quotable
Woman , My soul Loo s Bac , Less I Forget A Collection of Quotations by people of Color,…

Tất cả những tác phẩm này được ghi vào danh mục để giúp bạn tìm những lời trích dẫn theo
chủ đề cũng như theo tên tác giả.

- Các trợ giúp về tiểu sử

Khi bạn cần thông tin về con người theo tin tức, hãy kiểm tra ở khu vực sách tham khảo, nơi
đó bạn sẽ tìm thấy những cuốn sách có chứa những sự kiện về sự nghiệp và tiểu sử tóm tắt về
những người đương thời. Đây là một trong những cuốn sách bạn thấy hữu ích nhất: International
Who’s Who, Who’s Who in American, Who’s Who of American Women, Contemporarry Blac
Biography, Native American Women, Who’s Who Among Asian Americans.

Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn những hướng dẫn này cung cấp, tốt nhất dùng cuốn
Current Biography. Suốt năm nó đưa ra 200 bài báo về những con người đáng đưa tin lên báo khắp
thế giới. Mỗi bài báo dài ba đến bốn trang và các lĩnh vực bao gồm chính trị học, khoa học, nghệ
thuật, lao động, thể thao và thương mại. Vào cuối năm, các bài báo được duyệt lại và tập hợp ABC
trong một cuốn duy nhất với tiêu đề Curent Biography Yearbook. Các bài báo cũng sẵn có trực
tuyến qua cơ sở dữ liệu. Hướng dẫn đầy đủ nguyên văn cho độc giả.

- Tập bản đồ và từ điển địa lý

Dĩ nhiên tập bản đồ có chứa những bản đồ. Nhưng hầu hết các tập bản đồ hiện đại cũng bao
gồm nhiều loại biểu đồ, bảng biểu cung cấp thông tin về địa lý của các tiểu bang, các khu vực và
các nước. Tập bản đồ vạn năng hàng đầu là The Rand McNally Cosmopolitan World Atlas, bao gồm
nhiều bản đồ của thế giới theo khu vực cũng như các bản đồ về mỗi tiểu bang của Mỹ.

Từ điển địa lý, hay là từ điển thuộc về lĩnh vực địa lý, sắp xếp theo cùng hình thức ABC như
các từ điển thông thường, nhưng tất cả các mục từ liên quan đến những đề tài về địa lý. Cuốn từ
điển địa lý nổi tiếng là Merriam-Webster’s Geographical Dictionary. Cuốn sách hấp dẫn này liệt kê

50
hơn 48000 nơi trên khắp thế giới - các nước, các khu vực, thành phố, đảo, sông – và đưa ra những
sự kiện ngắn gọn súc tích về mỗi thứ. Bạn nên xem ở đây để tìm kiếm những thứ như độ cao của
đỉnh núi Everest, khu vực trồng nhiều hoa của Florida, và tất cả các nơi trên thế giới mang tên gọi là
Athens.

6.1.3. Tìm kiếm qua Internet

Internet được coi là thư viện lớn nhất trên thế giới. Bạn có thể ghé thăm những bảo tàng lớn
nhất trên thế giới của Châu u, lướt qua thư viện của Quốc hội và có được những thông tin cập nhật
từng phút từ đài CNN và Reuters New Service. Bạn có thể truy cập các cơ quan của chính phủ và
những đoàn thể chủ chốt nhất. Bạn có thể đọc nguyên văn các quyết định của tòa án tối cao và
những dự luật mới nhất được đề xuất trong quốc hội. Tuy nhiên không giống như một thư viện,
internet không có bàn hướng dẫn thông tin trung tâm, không có thủ thư, không có các mục lục và
không có khu vực tham khảo. Bạn có thể tìm kiếm nhiều thông tin trên internet, nhưng bạn không
thể luôn luôn tìm thấy cùng phạm vi và chiều sâu tư liệu nghiên cứu như trong một thư viện. Đó là
lý do tại sao các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng internet để bổ sung chứ không phải thay
thế việc nghiên cứu trên thư viện.

 Các trợ cụ tìm kiếm

Thay vì lướt qua mạng một cách bừa bãi, bước tiếp cận mau lẹ là sử dụng hỗ trợ tìm kiếm để
tìm chính xác cái bạn cần. Vì nó có nhiều tài liệu trên mạng, không có hỗ trợ nào có thể cung cấp
bản mục lục bao hàm toàn diện về tất cả chúng. Mỗi hỗ trợ có điểm mạnh, điểm yếu riêng, và mỗi
cái có các bước riêng để tìm kiếm sâu hơn. Những hỗ trợ tìm kiếm mới tiếp tục xuất hiện, và những
cái đang tồn tại tiếp tục tinh lọc. Hai loại hỗ trợ chính bạn cần biết cho các bài nói của bạn là các
công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, All the web, Alta Vista, Gigablast, Teoma và A9) và những thư
viện ảo (Librarian’s Index to the Internet, Internet Public Library, Invisible web Dictionary,
Infomine, Social Science Information, National Science Digital Library)

Một khi bạn đã chọn một hỗ trợ tìm kiếm, bạn sẽ tiến hành bằng cách hoặc là tìm kiếm theo
từ khóa hoặc tìm kiếm theo chủ đề. Cả hai phương pháp giống với tìm kiếm từ khóa và tìm kiếm
theo chủ đề ở thư viện. và cả hai có hiệu quả tương tự nhau tùy thuộc vào chủ đề bài nói và loại
thông tin bạn cần.

 Tìm kiếm theo từ khóa

Khi bạn thực hiện tìm kiếm theo từ khóa với một hỗ trợ tìm kiếm mà trước đây bạn không
dùng, bạn nên bắt đầu bằng cách nhấp chuột vào nút “help” hoặc “Tips” trên trang chủ của hỗ trợ
51
tìm kiếm. Màn hình kết quả sẽ cho bạn biết làm thế nào để sử dụng hỗ trợ đặc biệt đó một cách hiệu
quả nhất. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang mang dùng những từ phức tạp trong việc tìm
kiếm của bạn. Bạn cần phải tìm một chiến lược tìm kiếm để tìm thấy những thông tin cụ thể bạn
cần. Nếu bạn đang dùng một phương tiện tìm kiếm khác Google, bạn có thể nhập những lệnh khác
nhau. Nhưng những nguyên tắc cơ bản để thực hiện nhữn tìm kiếm rõ ràng chính xác là khá giống
nhau ở mỗi công cụ tìm kiếm. Nếu bạn hiểu được những nguyên tắc này, bạn sẽ giảm đi những khó
khăn lặt vặt để tìm kiếm chính xác cái bạn cần tìm cho bài nói của bạn.

 Tìm kiếm theo chủ đề

Hỗ trợ tìm kiếm dựa vào chủ đề phổ biến nhất là Yahoo. Nếu bạn truy cập vào trang chủ của
Yahoo, bạn sẽ thấy liên kết một số phạm vi chủ đề chung, bao gồm thương mại và kinh tế, giáo dục,
chính phủ, sức khỏe, tin tức, phương tiện truyền thông, khoa học, xã hội và văn hóa. Nếu bạn nhấp
chuột vào một trong những phạm vi của chủ đề này, bạn sẽ thấy màn hình gồm danh sách những
chủ đề phụ trong những mục lục nhỏ hơn. Bạn sẽ tiếp tục chuyển từ màn hình này đến màn hình
khác cho đến khi bạn tìm đươc những trang web bạn muốn ghé thăm.

 Đánh dấu

Nếu bạn đang tìm kiếm trên mạng theo từ khóa hay theo chủ đề, bạn cần ghi nhớ đường dẫn
của tất cả các nguồn tài liệu có vẻ hữu ích bạn phát hiện. Nếu không tin thì bạn không bao giờ tìm
lại được.

Như một quyển sách ở thư viện hay tạp chí xuất bản định kỳ được nhận dạng theo số của nó,
một địa chỉ trên Internet được nhận dạng theo URL của nó thường được quy là địa chỉ của các
website. Một khi bạn tìm được một địa chỉ internet có vẻ liên quan đến bài nói của bạn, bạn nên ghi
lại URL của nó trong mục lục sách tham khảo sơ bộ. Nếu bạn đang thực hiên nghiên cứu của bạn tai
trung tâm máy tính tại khu đại học, bạn có thể in trang đầu tiên của địa chỉ cho những tập tin nghiên
cứu của bạn. Điều này cho bạn một ghi chú về tên, địa chỉ của trang web. Ngoài ra bạn có thể sử
dụng các chức năng sao chép và dán của máy tính để chuyển địa chỉ này vào một CD hay đĩa mềm
để bạn không phải gõ lại nó khi bạn chuẩn bị phần mục lục sách tham khảo. Nếu bạn có máy tính
riêng, bạn có thể ghi lại URL bằng cách dùng đặc trưng “bookmark” hay “Favorites” của trình
duyệt.

 Các nguồn nghiên cứu chuyên dụng

52
Nhờ tính năng động của internet, một số trang web có thể thay đổi các địa chỉ của chúng
theo thời gian bạn đọc cuốn sách này. Nếu vậy bạn có thể tìm kiếm một địa chỉ mới tại URL cũ.
Nếu không có địa chỉ mới, hãy sử dụng một công cụ tìm kiếm để tìm những trang web theo tên

- Các nguồn tài liệu của chính phủ

Một trong những điểm mạnh của internet như một công cụ nghiên cứu là việc truy cập nó
cung cấp những tài liệu của chính phủ và những xuất bản phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin
về một cơ quan nào đó thuộc chính phủ, hãy tìm các trang web có đuôi gov

- Các nguồn tham khảo

Internet không thể thay thế khu vực tham khảo trong thư viện, với bách khoa toàn thư, các
niên giám, các trợ giúp về tiểu sử và những cái tương tự như thư viện. Nhưng nó chứa một số lớn
các địa chỉ mà có thể sẵn khi bạn cần một nguồn tham khảo. Những đại chỉ này bao gồm: Virtual
Reference collection, Galaxy Quotation, World Factbook, Statistical Abstract

- Các nguồn tin t c

Hầu hết các tờ báo đều có trang web riêng – các đài truyền hình cũng thế. Bạn có thể truy cập
bất kỳ xuất bản phẩm nào bằng cách tìm kiếm nó theo tên nhờ một công cụ tìm kiếm hoặc bạn có
thể xem một trong những địa chỉ được liên kết dưới đây: Google News, NewsDirectory.com,
Columbia Newsblaster.

- Các nguồn đ văn hó

World Wide Web là một hiện tượng toàn cầu, và nó phản ánh quốc tế hóa và đa dạng thời kỳ
hiện đại của chúng ta. Nếu bạn đang nói về một đề tài mang tầm cỡ đa văn hóa, bạn có thể tìm thấy
sự trợ giúp tại một trong những địa chỉ sau: Yahoo!Regional, WWW Virtual Library American
Indians, Asian American Studies Resources, Latino/Hispanic Resources, African American Web
Connection. Dĩ nhiên có hàng trăm trang web hữu ích khác. Nhưng những địa chỉ được thảo luận
bên trên, kết hợp hỗ trợ tìm kiếm trang web, giúp việc nghiên cứu của bạn bớt khó khăn để có một
sự khởi đầu tốt.

 Đánh giá tài liệu trên Internet

Khi bạn thực hiên nghiên cứu trong một thư viện, mọi thứ bạn tìm kiếm đã được đánh giá
theo cách này hay theo cách khác trước khi nó đến tay bạn. Một khi một tác phẩm nào đó được xuất
bản, phải được hội đồng nghiệm thu chấp thuận mới được đưa vào thư viện.

53
Dĩ nhiên Internet là một vấn đề hoàn toàn khác. Những nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất trên
Web là những nguồn được lấy ra từ những tác phẩm đã in thành bản giấy - những hồ sơ của chính
phủ, những bài báo, các báo cáo nghiên cứu và tương tự. Nhưng hầu hết các tài liệu trên mạng đều
tồn tại duới dạng bản điện tử. Trong số này một số ít đã qua kiểm duyệt được thiết kế để đảm bảo có
độ tin cậy cơ bản trong những tác phẩm đã in thành bản giấy. Bât kỳ ai bằng một máy tính và truy
cập vào internet cũng có thể chia sẻ quan điểm của anh ấy hay cô ấy với một nhóm thảo luận, công
bố một bản tin nội bộ hay tạo một trang web riêng. Ngay những kẻ bất tài hay lừa bịp, những người
cực đoan hay những người bất mãn truyền bá tưởng của họ cũng tương tự như đài CNN, Thư viện
của quốc hội và những người đoạt giải Nobel lưu chuyển thông tin. Chưa bao giờ câu ngạn ngữ này
thật đúng hơn khi ứng dụng đối với internet: “Đừng tin vào mọi thứ bạn đọc”.

- Nguồn tác giả

Tác giả của tài liệu trên web bạn đang truy cập có được xác đinh rõ ràng hay không? Nếu
vậy khả năng chuyên môn của họ là gì? Tác giả có phải là một chuyên gia về chủ đề đó hay không?
Những dữ liệu và quan điểm của họ có được chấp nhận khách quan và không có thành kiến hay
không ? Cũng như bạn có không nên trích dẫn một cuốn sách hoặc bài báo trên tạp chí mà không
xác định tác giả và giấy ủy quyền của họ, vì vậy bạn không nên trích dẫn một tác phẩm điện tử khi
thiếu những thông tin này.

Trong cuốn sách hay bài báo trên tạp chí, thông tin về tác giả thường khá dễ tìm. Tuy nhiên
nó thường không có sẵn trên internet. Nếu bạn không thể tìm được thông tin về tác giả trong chính
tài liệu đó, hãy tìm kiếm một kết nối đến trang chủ của tác giả hoặc một địa chỉ khác có thể cung
cấp thông tin về tác giả. Thương bạn có thể biết được về tác giả bằng cách gõ tên của họ vào ô tìm
kiếm của google. Nếu tác giả là một chuyên gia được chấp nhận về chủ đề ấy, google sẽ xuất hiện
thông tin về họ, các xuất bản phẩm và xác nhận tư cách tác giả. Nếu điều này không xảy ra, thử
kiểm tra một trong những trợ giúp về tiểu sử bằng bản giấy đã được thảo luận lúc đầu trong chương
này.

- Sự đỡ đầu

Nhiều tài liệu trên web được xuất bản do các cơ quan thương mại, các cơ quan chính phủ,
những nhóm vì lợi ích của công chúng và những cái tuơng tự hơn là những tác giả riêng lẻ. Trong
những trường hợp như vậy, bạn phải đánh giá liệu tổ chức đứng đầu đủ công minh để trích dẫn
trong bài nói của bạn không. Tổ chức đó có khách quan trong việc nghiên cứu và có công bằng

54
trong những tuyên bố của mình không? Nó có thiên vị về mặt kinh tế với việc quan tâm đến vấn đề
thảo luận không? Nó có lịch sử về tính chính xác và có tinh thần phi đảng phái hay không?

Một cách để đánh giá độ tin cậy của website là nhìn vào ba chữ cuối của URL. Những chữ
cái này xác định liệu website đó được duy trì bởi một cơ quan chính phủ, một cơ quan giáo dục, một
tổ chức phi lợi nhuận hay một tổ chức thương mại.

Bạn sẽ làm gì nếu không xác định được một tác giả hay một tổ chức đỡ đầu của một tài liệu
trên internet có đáng tin cậy hay không? Câu trả lời rất dễ: đừng sử dụng tài liệu này trong bài nói
của bạn. Trong lưu ý này, những tiêu chuẩn tương tự cũng được áp dụng nếu bạn đang xử lý một tác
phẩm bằng bản giấy hay một tác phẩm điện tử.

- Tính cập nhật

Một trong những thuận tiện của việc sử dụng Internet để nghiên cứu là nó có nhiều thông tin
mới gần đây hơn là bạn có thể tìm thấy trong những nguồn tài liệu bằng bản giấy. Nhưng không
phải mọi tài liệu trên internet đều được cập nhật thông tin.

Cách tốt nhất xác định tính chất mới xảy ra của một tài liệu trên internet là tìm kiếm ngày
bản quyền, ngày xuất bản hoặc ngày kiểm duyệt cuối cùng ở trên đầu hoặc ở cuối tài liệu đó. Nếu
bạn sử dụng một nguồn tài liệu được xác đinh thông qua một thư viện ảo, bạn có thể luôn tin vào
tính phổ biến của nó, cũng như về tính khách quan và độ tin cậy của nó. Những địa chỉ của chính
phủ và trường học bao gồm ngày tháng địa chỉ được cập nhật mới nhất.

Một khi bạn biết được ngày tháng của tài liệu, bạn có thể xác định liệu nó có đủ phổ biến để
sử dụng trong bài nói của bạn không? Điều này đặc biệt quan trọng khi liên quan đến những thống
kê, bạn đừng bao giờ trích từ một nguồn tài liệu không cập nhật, dù là tài liệu in trên giấy hay trên
Internet. Nếu bạn không tìm được ngày tháng một tài liệu trên web được tạo ra hay bổ sung lần cuối
cùng, bạn nên tìm kiếm một tác phẩm khác mà bạn có thể xác định tính chất mới xảy ra của nó.

 Trích dẫn các nguồn tài liệu trên Internet

Những người lắng nghe cẩn thận thường hay hoài nghi. Họ chú ý cả thông tin người nói và
những nguồn tài liệu của thông tin đó. Nếu việc nghiên cứu của bạn chủ yếu dựa vào internet hoặc
những tác phẩm bằng bản giấy như các sách, báo chí, tạp chí, bạn cần xác định các nguồn sự kiện,
con số, bằng chứng mà bạn trích dẫn trong những bài nói của bạn.

Một bước trong việc xác định những nguồn tài liệu của bạn là đưa vào mục lục sách tham
khảo trong bài nói của bạn. Khi bạn chuẩn bị mục lục sách tham khảo, đừng quên đề cập đến nguồn

55
tài liệu trên internet, cũng như các nguồn bằng bản giấy bạn đã sử dụng trong việc chuẩn bị bài nói.
Khi trích dẫn những nguồn trên Internet, thì cũng cung cấp thông tin như bạn đã cung cấp cho
những tác phẩm bằng bản giấy như tác giả, tiêu đề, ngày xuất bản và những cái tương tự. Bạn cũng
nên ghi địa chỉ trang web của mỗi tài liệu trên internet, cộng thêm ngày mà bạn truy cập Internet.

Ngoài việc đưa những nguồn tài liệu trên Internet vào mục lục sách tham khảo của bài nói,
bạn cần trích dẫn chúng trong chính bài nói để người nghe biết được những nguồn tài liệu đó la gì.
Điều đó sẽ mất thời gian nếu bạn trích dẫn lại bằng lời đầy đủ phần trích dẫn như được viết trong tài
liệu tham khảo của bạn. Mặt khác bạn không nên đơn giản nói rằng: “Như tôi đã tìm thấy trên web”,
hoặc “Như internet nêu lên”.

Nếu bạn đang trích dẫn bằng chứng về một người cụ thể, bạn nên nói rõ tên người đó và
website mà bạn tìm thấy bằng chứng đó. Nếu bạn đang viện dẫn một tổ chức không phải một cá
nhân, bạn cần cung cấp tên tổ chức đó. Trích dẫn đầu tiên là một bài nói cung cấp thông tin về ngôn
ngư ký hiệu:

“Một số người nghĩ rằng ngôn ngữ ký hiệu là một thay thế nguyên thủy cho ngôn ngữ nói,
nhưng thật ra ngôn ngữ ký hiệu cũng phong phú và diễn cảm như ngôn ngữ nói. Ví dụ, Karen
Nakamura đã chỉ rõ trong Deaf Resources Library trực tuyến bằng ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ (ASL)
“ hông được xem như bất kỳ cách thức nào là một hình thức đứt quãng, bắt chước hay ra hiệu của
tiếng Anh. “Theo Na amura, ASL là ngôn ngữ tự bản chất là phức tạp, đầy đủ và tự nhiên với kiểu
“ngữ pháp tuyệt vời của chính nó”.

Trích dẫn thứ hai là một bài nói thuyết phục thôi thúc khán giả trở thành những người hiến
máu: “Theo các trang web của Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ, ỏ đó tôi đã có được một số lượng lớn thông
tin, chỉ riêng ở Mỹ ai đó đã trải qua truyền máu cứ mỗi 3 giây một lần, số lượng lên đến 3000 gô
lăng máu mỗi giờ, cả ngày và đêm”.

Trong cả hai trường hợp, diễn giả đã nói rõ ràng, chính xác nơi cô ấy đã lấy thông tin. Bạn
nên làm như vậy khi trích dẫn các nguồn tài liệu trên Internet trong những bài nói của bạn.

6.1.4. Phỏng vấn

Hầu hết người ta nghĩ về phỏng vấn dưới dạng các cuộc phỏng vấn xin việc hay các cuộc trò
chuyện với người nổi tiếng. Nhưng có một loại phỏng vấn khác - phòng vấn nghiên cứu. Trong giới
nhà báo nó là một cách để truyền thống để thu thập thông tin. Nó cũng là một cách tốt để tập hợp
giữ liệu cho các bài nói. Một khi bạn bắt đầu nghĩ về các khả năng, bạn sẽ khám phá ra nhiều người
trong khu đại học của bạn và trong cộng đồng có thể đóng góp vào những bài nói của bạn.
56
Khi được làm tốt, phỏng vấn trông cứ tưởng dễ dàng. Trong thực tế nó như một nghệ thuật
phức tạp và đòi hỏi nghiêm túc. Chúng rơi vào ba nhóm: làm gì trước cuộc phỏng vấn, làm gì trong
cuộc phỏng vấn và làm gì sau cuộc phỏng vấn.

 Trƣớc cuộc phỏng vấn: có năm bước bạn nên chuẩn bị trước giúp đảm bảo cuộc phỏng
vấn thành công

Bước 1: X định mụ đí h ủa cuộc phỏng vấn

Bạn đã nghiên cứu trên thư viện và Internet về những vấn đề hiện thời trong các vận động
viên ở đại học và bắt đầu nắm được những quan điểm chính khá tốt. Ở giai đoạn này, bạn sẽ nghĩ rất
có ích khi nắm được triển vọng của ai đó liên quan đên chương trình thể thao tại trường của bạn.
Bạn lấy một số thông tin từ báo chí và web của ban thể thao. Nhưng bạn vẫn còn nhiều câu hỏi. Bạn
quyết định cách duy nhất để trả lời phỏng vấn ai đó liên quan đến chương trình thể thao. Trong
quyết định đó bạn bắt đầu hình thành mục đích cho cuộc phỏng vấn.

Bước 2: Quyết định phỏng vấn ai

Có một số khả năng cầu thủ, huấn luyện viên, người quản lý. Bạn chọn để bắt đầu từ trên
xuống - với giám đốc thể thao. Điều đó không phải là quá táo bạo chăng. Tại sao không bắt đầu với
ai đó cấp thấp hơn - một trợ lý giám đốc hay một huấn luyện viên chẳng hạn. Bạn có thể. Nhưng
trong việc liên quan đến những tổ chức nhà trường cách tốt nhất là thường đến các vị lãnh đạo trước
tiên. Họ có thể có hiểu biết rộng rãi về những vấn đề đó. Và cần thêm những thông tin tiêu biểu hơn
cái họ có, họ có thể lấy nó cho bạn hoặc có thể giúp bạn liên lạc đúng người bạn cần

Bước 3: Sắp xếp cuộc phỏng vấn

Bởi vì các giám đốc thể thao là người rất bận rộn, bạn hay vạch môi kế hoạch để thực hiện
cuộc phỏng vấn. Bạn biết rằng từ chối ai đó qua thư điện tử hoặc điện thoại là dễ dàng hơn gặp trực
tiếp, bạn đến phòng thể thao để yêu cầu phỏng vấn. Bạn hãy giới thiệu chính mình, xác định mục
đích chính xác của bạn, xác định tai sao cuộc phỏng vấn lại quan trọng. Giám đốc thể thao đồng ý
và bạn thực hiện cuộc phỏng vấn ba ngày sau đó.

Bước 4: Quyết định liệu có ghi âm cuộc phỏng vấn không

Thuận lợi chính cuộc ghi âm cuộc phỏng vấn là nó cho bạn một cuộc ghi chép chính xác về
cuộc phỏng vấn mà bạn có thể kiểm tra sau đó cho những trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp về những
sự kiện quan trọng. Tuy nhiên ngay cả bạn sử dụng một máy ghi âm, bạn nên viết ghi chú phòng
trường hợp máy ghi âm có sự cố. Một số người được phỏng vấn không thấy thoải mái khi bị ghi âm.

57
Nếu trường hợp này xảy ra trong hoàn cảnh của bạn, bạn chỉ cần dựa vào những ghi chú viết tay.
Bất cứ bạn làm điều gì đừng bao giờ mang lên một một máy ghi âm mà người được phỏng vấn
không biết hoặc không đồng ý. Làm như vậy không những không đúng với nguyên tắc xử thế, mà
người được phỏng vấn chắc chắn sẽ phát hiện và bạn tự gây thêm nhiều phiền phức cho chính bạn.

Bước 5: Chuẩn bị các câu hỏi của bạn

Bây giờ bạn đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng nhất trước cuộc phỏng vấn - vạch ra
những câu hỏi bạn sẽ hỏi trong cuộc phỏng vấn. Bạn nên nghĩ ra những câu hỏi hợp lý, thông minh
và có ý nghĩa. Đây là một số câu hỏi nên tránh: những câu hỏi bạn có thể trả lời mà không cần
phỏng vấn, những câu hỏi áp đặt, những câu hỏi không thân thiện và gài bẫy.

Bạn không cần e dè tránh những câu hỏi gay cấn: chỉ cần diễn đạt trung lập càng tốt và để
dành chúng cho đến tận gần cuối cuộc phỏng vấn. Cách đó, nếu người được phỏng vấn trở nên bực
tức hoặc không hợp tác, bạn vẫn có hầu hết thông tin bạn cần. Mặc dù một số nhà báo có kinh
nghiệm thực hiện những cuộc phỏng vấn chỉ bằng một vài ghi chú gồm từ khóa về một lĩnh vực
được bao hàm, bạn nên chắc chắn là không quên bất kỳ điều gì trong cuộc phỏng vấn. Vì vậy bạn
hãy sắp xếp các câu hỏi của bạn theo thứ tự bạn cần hỏi chúng và cầm danh sách câu hỏi theo bạn
đến cuộc phỏng vấn.

 Trong cuộc phỏng vấn

Mọi cuộc phỏng vấn không giống nhau. Cũng như một diễn giả điều chỉnh cho hợp với khán
giả trong một bài nói, vậy nên người phỏng vấn phải điều chỉnh cho hợp với người được phỏng vấn.
Bời vì buổi phỏng vấn ít khi xảy ra chính xác như bạn dự định, bạn cần cảnh giác và linh hoạt. Đây
là một số bước bạn cần làm để giúp cho cuộc phỏng vấn diễn ra một cách trôi chảy.

- Ăn mặc thích hợp và đến đúng giờ

Khi người được phỏng vấn đồng ý một cuộc phỏng vấn, vì vậy bạn cố gắng đến đúng giờ.
Vì cuộc phỏng vấn là một cơ hội đặc biệt, bạn hãy ăn mặc cho phù hợp. Đây là một cách nói rằng
bạn xem cuộc phỏng vấn là một công việc hệ trọng. Để đáp lại, họ sẽ xem bạn quan trọng hơn.

- Nhắc lại mụ đí h ủa cuộc phỏng vấn

Bạn hãy trao đổi một vài lời giới thiệu. Bây giờ trước khi bạn bắt đầu những câu hỏi của
bạn, bạn hãy giành ít phút để trình bày lại mục đích cuộc phỏng vấn. Điều này gợi người phỏng vấn
nhớ lại và làm cho cuộc phỏng vấn có mục đích rõ ràng hơn. Bạn có thể có được những câu trả lời
rõ ràng và hữu ích nếu đối tượng của bạn biết tại sao bạn làm theo một cách hỏi nào đó.

58
- Chuẩn bị máy ghi âm nếu bạn sử dụng

Nếu đối tượng của bạn đồng ý cho bạn ghi âm, hãy ghi nhớ một nguyên tắc là: máy ghi âm
nên bình thường và kín đáo càng tốt. Đừng dí micro vào mặt đối tượng. Đừng loay hoay mãi với
chiếc máy. Bạn nên luyện tập trước khi bạn để bạn chắc chắn hiểu được chiếc máy hoạt động như
thế nào. Hãy chuẩn bị máy ghi âm, bật nó lên và rồi cố gắng phớt lờ nó cho phần còn lại của cuộc
phỏng vấn. Nếu may mắn đối tượng của bạn cũng phớt lờ đi.

- Giữ cuộc phỏng vấn đúng hướng

Mục đích của bạn trong cuộc phỏng vấn là lấy được câu trả lời cho những câu hỏi bạn đã
chuẩn bị. Tuy nhiên giả sử rằng trong khi trả lời một trong những câu hỏi của bạn, họ đưa ra một
điểm quan trọng mà không liên quan đến bất kỳ chỗ nào trong bảng câu hỏi của bạn. Thay vì phớt
lờ quan điểm đó, bạn quyết định nhẹ nhàng chuyển hướng khỏi danh sách các câu hỏi được chuẩn
bị trước để theo đuổi vấn đề mới. Bạn đặt ra vài câu hỏi về nó, lấy những câu trả lời có ích, rồi giữ
cuộc phỏng vấn đúng hướng bằng cách quay trở lại bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Bạn theo những dấu chỉ mới khi chúng xuất hiện, ứng biến những câu hỏi thăm dò khi cần,
rồi quay trở lại kiểu thứ tự đã định sẵn trước. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn có được những câu
hỏi cho tất cả các câu hỏi đã chuẩn bị và còn rất nhiều hơn mong đợi thế nữa.

- Hãy lắng nghe cẩn thận

Trong suốt cuộc phỏng vấn bạn chú ý lắng nghe những câu trả lời của họ. Khi bạn không
hiểu điều gì, bạn hỏi lại để làm rõ. Nếu bạn không sử dụng máy ghi âm và bạn muốn trích dẫn trực
tiếp một lời tuyên bố, bạn yêu cầu lặp lại để chắc chắn bạn có nó một cách chính xác.

- Đừng làm khách quá lâu

Cố gắng phỏng vấn trong khoảng thời gian như đã quy định, trừ phi đối tượng của bạn rõ
ràng muốn kéo dài buổi làm việc. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn phải cảm ơn vì đã giành thời
gian nói chuyện với bạn.

 Sau cuộc phỏng vấn

Mặc dù cuộc phỏng vấn kết thúc, quá trình phỏng vấn vẫn chưa xong. Bây giờ bạn phải xem
lại và ghi chép lại những lời ghi chú của bạn.

- Xem lại những lời ghi chú của bạn càng sớm càng tốt

59
Khi bạn kết thúc cuộc phỏng vấn, nội dung trò chuyện còn in rõ trong đầu bạn. Nhưng thời
gian trôi qua, các chi tiết sẽ trở nên lờ mờ. Trong khi xem lại ghi chú của bạn, hãy cố gắng tập trung
vào hai điều: khám phá những điểm chính hiện ra trong suốt cuộc phỏng vấn và rút ra những thông
tin đặc trưng có hữu ích trong bài nói của bạn. Cách tốt nhất để xác định điểm chính là quyết định
bạn sẽ trả lời cái gì nếu ai đó yêu cầu bạn tóm tắt cuộc phỏng vấn trong một phút hoặc ít hơn. Khi
bạn xem lại cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nắm lấy một số chi tiết đặc trưng - con số, những giai thoại, các
trích dẫn - có vẻ hứa hẹn là những tư liệu hỗ trợ cho bài nói của bạn. Nếu bất kỳ điều gì không rõ
ràng, hãy gọi điện cho người được phỏng vấn để chắc chắn bạn có những sự kiện chính xác.

- Ghi chép lại những lời ghi chú của bạn

Sau khi chọn những ý kiến và thông tin quan trọng từ cuộc phỏng vấn, bạn nên chép lại tư
liệu để nó có cùng hình thức như phần còn lại của những ghi chú nghiên cứu của bạn. Bằng cách
trình bày tât cả những ghi chú nghiên cứu của bạn trong một hình thức nhất quán, bạn có thể sắp
xếp và sắp xếp lại chúng dễ dàng khi bạn bắt đầu tổ chức bài nói của bạn.

6.2. Hƣớng dẫn thực hiện

Rất ít người xem việc nghiên cứu như một trong những niềm vui lớn trong cuộc đời. Tuy
nhiên có rất nhiều cách làm cho nó bớt buồn tẻ và hữu ích hơn. Đây là bốn cách chắc chắn có ích.

 Bắt đầu sớm

Sai lầm lớn nhất mà sinh viên thường mắc phải khi đối mặt với một công trình nghiên cứu là
đợi thật lâu mới bắt đầu làm. Bạn càng để lâu, bạn càng chạm trán với nhiều vấn đề. Bắt đầu sớm
cũng làm giảm bớt sự căng thẳng của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bất kể bạn thực hiện
loại nghiên cứu gì, bạn có thể chắc chắn một điều là nó luôn luôn mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
Vì vậy bạn hãy bắt đầu sớm và tránh những khó khăn không ngờ tới xuất phát từ việc trì hoãn.

Bắt đầu sớm cũng cho bạn nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều bạn tìm thấy. Trong
nghiên cứu bạn sẽ thu thập nhiều tư liệu hơn bạn dùng trong bài nói. Chuẩn bị một bài nói là hơi
giống như xây dựng một trò chơi lắp hình. Một khi bạn tập hợp các mảnh lại, bạn phải quyết định
chúng phải tập hợp với nhau như thế nào. Bạn càng có nhiều thời gian cho chính bạn, bạn càng có
thể ghép đúng các mảnh.

 Ghi một mục lục sách tham khảo sơ bộ

60
Trong nghiên cứu của bạn, bạn sẽ tình cờ gặp tiêu đề của những quyển sách, các bài báo trên
tạp chí, những tài liệu trên Internet…mà trông như thể chúng có chưa thông tin hữu ích về chủ đề
bài nói của bạn. Hãy ghi mỗi thứ bạn tìm thấy vào mục lục sách tham khảo sơ bộ.

Đối với sách hãy ghi lại tác giả, tiêu đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản, ngày tháng xuất bản và
mã số. Bạn cũng có thể cần một nhận xét ngắn gọn cho biết tại sao quyển sách đó có giá trị cho bài
nói của bạn. Đối với những bài báo trên tạp chí, hãy ghi lại tên tác giả, tiêu đề bài báo, tên của tạp
chí, ngày tháng xuất bản, số trang. Bạn cũng nên cho biết bạn có thể tìm thấy đầy đủ nguyên văn
của bài báo ở đâu - cơ sở dữ liệu trên máy tính hoặc mã sô trong các kệ sách ở thư viện. Cũng như
danh mục một cuốn sách, bạn cũng có thể cần viết một ghi chú cho chính bạn về bài báo đó. Đối với
những tài liệu trên Inernet, hãy trích dẫn tác giả hoặc các tổ chức đứng đầu, tiêu đề của tài liệu,
ngày đăng trên Internet hoặc ngày cập nhật mới nhất, URL và ngày bạn truy cập tài liệu đó.

Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh, bạn nên bao gồm trong mục lục tham khảo sơ bộ của
bạn mỗi cuốn sách, bài báo, tài liệu trên internet, và những cái tương tự mà trong có vẻ như nó có
thể giúp ích trong việc chuẩn bị bài nói của bạn. Nếu bạn chuân bị một mục lục tham khảo sơ bộ
không đủ, bạn có thể kết thúc bằng một bài nói không đầy đủ.

 Viết ghi chú một cách hiệu quả

Điều này đã xảy ra với hầu hết mọi người ít nhất là một lần. Có một cách tốt nhất tốt hơn để
viết ghi chú nghiên cứu. Đây là một phương pháp hiệu quả cho nhiều sinh viên:

- Viết nhiều ghi chú

Không có gì bực mình hơn là cố gắng nhớ lại một số thông tin bạn đã đọc qua trong nghiên
cứu của bạn nhưng đã không ghi chú ghi chép. Dĩ nhiên, bây giờ bạn không nhớ nó một cách chính
xác. Tồi tệ hơn, bạn không nhớ bạn đọc nó ở đâu. Vì vậy, bạn đăng nhập trở lại trên Internet hay
quay lại thư viện hy vọng là có thể xác định lại thông tin đó. Thậm chí nếu bạn tìm thấy nó, bạn mất
nhiều thời gian.

Bài học rất rõ ràng: nếu có một dịp bên ngoài mà bạn có thể cần một mẫu thông báo, hãy
viết ghi chú về nó. Điều này sẽ mất thêm một ít thời gian, nhưng về lâu dài nó có thể cứu rỗi cho
bạn rất nhiều nỗi đau khổ.

- Ghi chép các ghi chú theo một hình th c nhất quán

61
Bạn nên sử dụng cùng hình thức cho tất cả các ghi chú nghiên cứu, dù chúng xuất phát từ
các nguồn trên Internet, tài liệu trong thư viện hay các cuộc phỏng vấn cá nhân. Trong mỗi trường
hợp, hãy chép ghi chú, nguồn của ghi chú đó và đề mục nhỏ chỉ rõ chủ đề của ghi chú

Tầm quan trọng của đề mục về chủ đề là không thể chối cãi. Nó là bước đầu tiên để viết ghi
chú hiệu quả hơn. Chỉ thoáng nhìn một chút, bạn biết mỗi ghi chép là về cái gì, nó sẽ đơn giản hóa
về việc tổ chức các ghi chú của bạn khi bắt đầu biên soạn bài nói. Một bạn khi bắt đầu sử dụng
những đề mục về chủ đề, bạn sẽ thấy chúng có thể giúp ích như thế nào.

- Hãy làm một ghi chú riêng biệt cho mỗi ghi chép

Nhiều sinh viên cố gắng ghi lại những thông tin từ một nguồn trên một ghi chú độc lập. Điều
này không phải là một bước hiệu quả vì nó làm cho các ghi chú của bạn hầu như không thể kiểm
duyệt lại và tổ chức được. Một bước tiếp cận tốt hơn là hãy làm một ghi chú riêng biệt cho mỗi trích
dẫn hay mẫu thông tin bạn ghi chép. Mặc dù bạn có thể kết thúc với một số ghi chú từ lại liệu giống
nhau, bạn sẽ thấy rằng bước tiếp cận này cho phép bạn nắm vững thông tin về việc nghiên cứu của
bạn tốt hơn

- Hãy phân biệt giữa những trích dẫn trực tiếp, lời diễn giải và ý kiến của chính bạn

Khi bạn thực hiện nghiên cứu cho bài nói của bạn, để chắc ăn hãy sử dụng những dấu ngoặc
kép bất kỳ khi nào bạn chép chính xác từng từ một nguồn tài liệu. Nếu bạn diễn giải, chứ không
trích nguyên văn, thì đừng quên ghi tên nguồn tài liệu đó khi bạn ghi chép ghi chú. Bằng cách ghi
chú những câu trích dẫn và những lời diễn giải, bạn có thể tách riêng những từ và ý kiến của chính
bạn với người khác. Điều này sẽ giúp bạn tránh phạm vào những đạo văn không có chủ tâm khi bạn
sắp xếp bài nói.

- Hãy sử dụng các phiếu làm mục lục nếu bạn viết tay các ghi chú

Một trong những phần thách thức nhất là nắm vững tất cả những thông tin bạn cần tìm được
và bạn có thể tổ chức nó một cách nhanh chóng khi bạn bắt đầu biên soạn bài nói. Nếu bạn ghi chú
trên một máy tính, bạn có thể cắt và dán những trích dẫn, thống kê và những cái tương tự để xếp
chúng theo thứ tự bạn muốn. Tuy nhiên, nếu bạn viết tay các ghi chú, bạn cần một phương pháp để
sắp xếp lại các ghi chú dễ dàng như thể bạn làm trên máy tính. Giải pháp tốt nhất là sử dụng các
phiếu làm mục lục. Nếu trước đây bạn viết tay các ghi chú nghiên cứu của bạn và không sử dụng
các phiếu làm mục lục thì hãy thử làm xem. Bạn có lẽ ngạc nhiên vì chúng tiết kiệm được nhiều
thời gian và tránh được những trắc trở biết chừng nào.

62
 Nghĩ đến các tƣ liệu của bạn khi nghiên cứu

Các sinh viên thường tiếp cận việc nghiên cứu như một thói quen máy móc rằng đơn giản
tập hợp các tư liệu được sử dụng trong bài nói hay thuyết trình. Nhưng khi được thực hiện một cách
đúng đắn, việc nghiên cứu vô cùng sáng tạo. Nếu bạn nghĩ về những gì bạn sẽ tìm thấy trong nghiên
cứu của bạn, bạn sẽ thấy đề tài của bạn hơi khác một ít với mỗi ghi chú bạn lấy được. Bạn sẽ nhìn
thấy những quan hệ mới, phát triển các câu hỏi mới, khám phá những khía cạnh mới.

Tóm lại bạn có thể viết một bài nói trong đầu bạn ngay cả khi bạn thực hiện việc nghiên
cứu. Khi bạn biết thêm về đề tài đó, bạn sẽ hình thành một ý chủ đạo, bắt đầu phác thảo những ý
chính và những ý hỗ trợ, thí nghiệm với những cách tổ chức các suy nghĩ của bạn

Việc chuẩn bị bài nói của chính bạn có thể không làm bạn thay đổi quan điểm của bạn,
nhưng nó sẽ cho bạn hiểu biết sâu sắc mới về đề tài của bạn. Nếu bạn tiếp cận việc nghiên cứu theo
cách này, bạn có thể thấy rằng thời gian bạn bỏ ra cho việc nghiên cứu là hữu ích nhất trong tất cả
thời gian bạn dành cho việc bạn chuẩn bị bài nói của bạn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao lấy kiến thức và kinh nghiệm của chính bạn trong việc thu thập tư liệu cho những bài
nói của bạn là quan trọng?

2. Năm nguồn tài liệu để tìm kiếm những gì bạn cần trong thư viện là gì?

3. Những sự khác nhau giữa các công cụ tìm kiêm và thư viện ảo là gì? Bạn có thể sử dụng
mỗi cái như thế nào đê tìm kiếm thông tin trên internet

4. Ba tiêu chí chủ yếu cho việc đánh giá sự đúng đắn của những tư liệu nghiên cứu mà bạn tìm
được trên web là gì?

5. Ba giai đoạn phỏng vấn là gì? Bạn nên làm gì với tư cách là một người phỏng vấn trong mỗi
giai đoạn để giúp một cuộc phỏng vấn thành công.

6. Tại sao bắt đầu việc nghiên cứu bài nói của bạn sớm là quan trọng

7. Một mục lục tham khảo sơ bộ là gì? Tại sao nó có ích với bạn trong việc nghiên cứu một bài
nói?

8. Năm điều bạn nên làm để ghi chép nghiên cứu hiệu quả là gì?

63
CHƢƠNG 7: HỖ TRỢ CÁC Ý TƢỞNG CỦA NGƢỜI NÓI
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên xác định được các loại tư liệu hỗ trợ cơ bản, cách sử dụng các ví dụ làm
tư liệu hỗ trợ

- Kỹ năng

Vận dụng các phương pháp để phân tích và xứ lý được số liệu thống kê vào bài thuyết trình
đạt hiệu quả

- Thái độ:

- Có ý thức thường xuyên tìm hiểu các loại tư liệu hỗ trợ cơ bản khi trình bày một vấn đề
trước đám đông

 Nội dung :

- ND1: Tư liệu hỗ trợ và tư duy biện luận

- ND2: Sử dụng ví dụ

- ND3: Số liệu thống kê

- ND4: Bằng chứng

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu pp, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

- ND 4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3,4

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

64
3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

7.1 Tƣ liệu hỗ trợ và tƣ duy biện luận

Tư liệu hỗ trợ đủ thuyết phục sẽ góp phần tạo nên những bài nói chất lượng. Khi người nói
biết sử dụng tư liệu hỗ trợ khéo léo thường tạo nên sự khác biệt giữa bài nói hay hoặc dở. Cách sử
dụng này liên quan mật thiết đến tư duy biện luận. Sử dụng tư liệu hỗ trợ không có nghĩa là để
những dữ kiện thực tế và các con số một cách bừa bãi trong bài nói. Tư liệu đấy cần được lựa chọn
để phù hợp với chủ đề, mục đích của bài nói. Đồng thời đó cũng là tư liệu giúp người nói dẫn dắt ý
tưởng rõ ràng và sáng tạo.

Yêu cầu của tư liệu hỗ trợ là phải chính xác, phù hợp và đáng tin cậy. Tư liệu hỗ trợ cơ bản
gồm các ví dụ, con số thống kê, bằng chứng và những nguyên tắc chung để sử dụng chúng một cách
hiệu quả và hợp lý.

7.2. Sử dụng ví dụ

Các nghiên cứu cho thấy rằng những ví dụ cụ thể và sinh động sẽ tác động rất lớn đến niềm
tin và những hành động của người nghe. Nếu không được minh họa bằng những ví dụ, các ý tưởng
được trình bày thường mơ hồ, hời hợt và tẻ nhạt. Ngược lại, có ví dụ minh họa, các ý tưởng sẽ trở
nên cụ thể, có nét riêng và sống động. Các loại ví dụ có thể sử dụng là:

 Ví dụ ngắn gọn

Loại ví dụ này thường sử dụng khi kết thúc minh họa cho một quan điểm nào đó. Nó cũng
được sử dụng để giới thiệu chủ để. Cũng có khi, nó dùng để tập hợp lại nhằm củng số ý kiến hoặc
tạo ấn tượng cho người nghe như mong muốn.

 Ví dụ mở rộng

Đó là những câu chuyện kể, những bài minh họa hay truyện ngụ ngôn. Những ví dụ này
thường dài hơn và chi tiết hơn loại ví dụ ngắn gọn. Thông qua cách kể chuyện sinh động và đầy
kịch tính, những ví dụ này sẽ thu hút người nghe tới bài nói.

 Ví dụ giả thuyết

65
Dù là ngắn gọn hay mở rộng, các ví dụ có thể thực tế và cũng có thể là giả thuyết. Tất cả các
vị dụ được trình bày, cho đến nay, đều là thực tế; đều thực sự xảy ra. Tuy nhiên, đôi khi diễn giả sẽ
sử dụng những ví dụ mang tính giả thuyết - những ví dụ mô tả một tình huống tưởng tượng. Những
ví dụ như vậy thường là những câu chuyện ngắn gọn có liên hệ đến một nguyên tắc chung nào đó.
Khi sử dụng ví dụ giả thuyết nên hỗ trợ bằng các con số thống kê, hoặc các bằng chứng để minh
chứng rằng ví dụ không có tính mê hoặc.

 Gợi ý khi sử dụng ví dụ

- Dùng ví dụ để làm rõ ý tưởng

Ví dụ là cách tốt nhất để làm rõ những ý tưởng xa lạ hoặc quá phức tạp. Ví dụ giúp biến
những ý tưởng trừu tượng thành những những thuật ngữ cụ thể mà người nghe có thể hiểu một cách
dễ dàng.

- Dùng ví dụ để củng cố ý tưởng

Ví dụ này thực sự hiệu quả. Chính nó đã biến những thực tế trong y học về chứng rối loạn
do căng thẳng sau chấn động tinh thần trở thành những từ ngữ sinh động, đầy nhân tính mà ai cũng
có thể hiểu. Khi sử dụng ví dụ như thế này, bạn cần chắc chắn rằng đó là ví dụ tiêu biểu, nghĩa là ví
dụ đó không đề cập đến những trường hợp hiếm hoi hoặc ngoại lệ.

- Dùng ví dụ để nh n hó ý tưởng

Thử dùng các ví dụ thể hiện sự quan tâm đến nhân loại trong các bài nói của mình, bạn sẽ
sớm khám phá được tại sao những diễn giả hoàn hảo đánh giá chúng “thực sự là hơi thở của bài
nói”.

- Làm cho ví dụ trở nên sinh động và có kết cấu phong phú

Ví dụ có kết cấu phong phú cung cấp được những chi tiết hàng ngày. Ví dụ càng sinh động
bao nhiêu, dù là ví dụ ngắn gọn hay ví dụ mở rộng, thì tác động của chúng đối với khán giả càng
lớn bấy nhiêu.

- Thực hành các biểu đạt để nâng cao giá trị của ví dụ mở rộng

Ví dụ mở rộng giống như một câu chuyện hay một phần trần thuật. Tác động của chúng còn
phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta trình bày, cũng như phụ thuộc vào nội dung của ví dụ
đó. Khi trình bày, bạn nên nhìn nhận bản thân như một người kể chuyện khi sử dụng ví dụ mở rộng,

66
dùng giọng nói để lôi cuốn người nghe. giữ mắt của mình tiếp xúc với khán giả, hãy “nói trôi chảy”
ví dụ của mình.

7.3. Số liệu thống kê

Con số thống kê khi được sử dụng hợp lý sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho bài nói. Số liệu được trích
dẫn khi kết thúc để làm rõ hoặc củng cố một điểm nào đó. Có khi nó cũng được dùng kết hợp - tức
là so sánh để đưa đưa ra độ lớn hoặc tính nghiêm trọng của vấn đề. Số liệu thống kê làm cho lời
khẳng định của người nói đáng tin cậy và cụ thể. Mặc dù người nghe không thể nhớ được tất cả các
con số nhưng đó là việc cần thiết. Mục đích của việc đưa ra một loạt các con số là nhằm tạo một tác
động tổng thể đến người nghe. Cái mà người nghe nhớ lại chính là cách trình bày các con số thống
kê đầy ấn tượng hỗ trợ cho ý tưởng của người nói.

 Diễn giải số liệu thống kê

Bản thân các con số không hề nói dối nhưng chúng dễ bị bóp méo và làm sai lệch. Khi đưa
ra một con số thống kê trong bài nói của mình, người nói phải đánh giá được các các con số thống
kê đó trên cơ sở các các câu hỏi:

- Số liệu thống kê đó ó tiêu biểu ko? Hãy đảm bảo rằng con số thống kê của bạn là tiêu
biểu cho kết quả mà nó đo lường được.

- Biện pháp thống kê đã được sử dụng đúng hư ? Sự khác nhau giữa những phép đo khác
nhau có thể rất đáng chú ý.

- Số liệu thống kê ó được trích dẫn từ nguồn đ ng tin ậy không? Bạn cần nhận thức rõ
về những định kiến có thể xảy ra khi dùng các con số. Vì con số thống kê có thể hiểu theo nhiều
cách và cũng sẽ được sử dụng với nhiều mục đích, nên bạn cần tìm những con số được tập hợp một
cách khách quan, không có tính chất thiên lệch hay phe phái.

 Gợi ý khi sử dụng con số thống kê

- Dùng số liệu thống kê để định lượng ý tưởng của bạn: Giá trị chính của con số thống kê
là làm cho các ý tưởng của bạn có độ chính xác về số. Điều này có thể đặc biệt quan trọng khi bạn
đnag cố gắng để chứng minh một vấn đề nào đó đang tồn tại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động
của ví dụ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi đi kèm với con số thống kê và chính con số thống kê sẽ làm
cho ví dụ trở nên tiêu biểu.

- Dùng con số thống kê một cách hợp lý: Con số thống kê rất hữu dụng. Nếu quá lạm dụng
việc sử dụng con số thì cũng có thể dẫn đến sự buồn chán ở người nghe. Do đó chỉ đưa ra con số

67
thống kê khi thực sự cần thiết, và phải đảm bảo con số đó dễ nắm bắt. Bạn chỉ nên dùng những con
số quan trọng nhất.

-X định nguồn thống kê: Như chúng ta đã biết, các con số rất dễ bị bóp méo. Đó là lý do
diễn giả cần nói rõ nguồn thống kê cho khán giả.

- Giải thích số liệu thống kê: Bản thân các số liệu thống kê không tự nói lên được điều gì.
Vậy nên diễn giả cần phải diễn giải và đưa chúng đến với người nghe. Khi số liệu thống kê được
diễn giải thì khán giả cũng dễ hình dung và thấy ý nghĩa hơn với các con số. Hãy hết sức sáng tạo
trong việc đưa con số thống kê đến khán giả, có lẽ đây là bước quan trọng nhất để bạn làm cho con
số thống kê thực sự có hiệu quả trong bài nói của mình.

- Làm tròn con số thống kê ph c tạp: Bạn nên làm tròn các con số thống kê trừ kjhi bạn
thực giữ có lý do để giữ nguyên chúng.

- Dùng dụng cụ trự qu n để làm rõ xu hướng thống kê: Dụng cụ trực quan có thể tiết
kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và còn làm cho con số thống kê trở nên dễ hiểu hơn.

 Tìm số liệu thống kê ở đ u

Bạn có thể lấy con số thống kê trong bất kỳ một loại ấn phẩm đáng tin cậy nào đó như sahcs,
báo, tạp chí, tài liệu chính phủ,...Hoặc bạn có thể lấy con số thống kê từ một nguồn rất đồ sộ là
Internet.

7.4. Bằng chứng

Trong cuộc sống, khi đưa ra quyết định, chúng ta thường bị tác động bởi bằng chứng từ
những người khác. Khi nói trước đám đông cũng vậy, khán giả thường có xu hướng tôn trọng ý kiến
của những người có hiểu biết hoặc kinh nghiệm. Thông qua sự trích dẫn hay diễn giải, người nói có
thể làm cho ý tưởng của mình trở nên thuyết phục hơn và tác động đến khán giả nhiều hơn. Có hai
loại bằng chứng có thể sử dụng:

 Bằng chứng từ các chuyên gia

Đây là bằng chứng từ những người được coi là có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực của họ. Ý
kiến của chuyên gia thường hết sức hữu ích đối với diễn giả là sinh viên bởi vì sinh viên rất ít khi
được coi là những chuyên gia về đề tài mà họ đang trình bày. Trích những ý của chuyên gia là một
cách tốt để tạo độ tin cậy cho bài nói. Điều đó thể hiện rằng người nói không chỉ nói ra ý kiến của
mình mà trở thành những người được coi là có hiểu biết sâu về chủ đề đó.

68
Ý kiến chuyên gia thậm chí còn quan trọng hơn khi chủ đề đang được trình bày là một chủ
đề gây nhiều tranh cãi hoặc khi khán giả tỏ ra hoài nghi quan điểm của người khác.

 Bằng chứng từ đồng nghiệp

Đó là ý kiến của những người không phải là chuyên gia nhưng có những kinh nghiệm ban
đầu về đề tài đang được nói đến. Loại bằng chứng này đặc biệt có giá trị bởi vì đó là những quan
điểm về vấn đề một cách riêng tư hơn so với ý kiến của chuyên gia. Loại bằng chứng này truyền tải
những cảm nghĩ, sự hiểu biết và thấu hiểu của những người có kinh nghiệm thực sự.

 Đối chiếu trích dẫn và diễn giải

Những lời trích dẫn thường hiệu quả nhất khi chúng là những lời trích dẫn ngắn gọn, thực sự
chuyển tải được ý nghĩa hay hơn cách bạn chuyển tải và thực sự là những lời lẽ có tính hùng biện,
dí dỏm hoặc hấp dẫn. Khán giả thường lơ đãng đối với những đoạn trích dẫn dài dòng và điều này
có khả năng làm gián đoạn dòng ý tưởng của người nói.

 Gợi ý khi sử dụng bằng chứng

- Trích dẫn hoặc diễn giải chính xác

Trích dẫn chính xác liên quan đến ba chiều: chắc chắn bạn không trích nhầm lời của ai đó,
chắc chắn bạn không vi phạm ý nghĩa của những lời phát biểu mà bạn đang diễn giải và đảm bảo
bạn không trích ngoài ngữ cảnh. Trong ba điều này, điều cuối cùng đòi hỏi sự khéo léo nhất và cũng
là nguy hiểm nhất. Trích dẫn vượt ra ngoài ngữ cảnh nghĩa là bạn có thể bóp méo nhận xét của một
ai đó để chứng minh cho bất cứ điều gì bạn muốn. Do đó, khi trích dẫn hay diễn giải ý của một nhân
vật nào đó, bạn hãy trình bày từ ngữ và ý tưởng một cách chính xác nhất.

- Dùng bằng ch ng từ các nguồn đủ tiêu chuẩn

Tất cả chúng ta đều đã quen với năng lực chuyên môn của các nhân vật nổi tiếng trong
chương trình quảng cáo trên vô tuyến và trên báo chí. Là một người nổi tiếng hay là một quan chức
trong một lĩnh vực này không có nghĩa là họ sẽ có khả năng trong những lĩnh vực khác. Người nghe
sẽ thấy các bài nói của bạn có độ tin cậy hơn nếu bạn sử dụng bằng chứng lấy từ những nguồn được
đánh giá là đúng với chủ đề và dễ truy cập.

- Dùng bằng ch ng từ nguồn không thiên kiến

69
Những người nghe cẩn thận luôn tỏ ra hoài nghi về các bằng chứng (bằng chứng từ nguồn
có thiên kiến hay nguồn phục vụ lợi ích cá nhân). Hãy chắc chắn rằng bạn dùng bằng chứng của các
nhân vật đáng tin cậy và khách quan.

-X định người mà bạn trích dẫn hay diễn giải ý

Cách thông thường để xác định nguồn là gọi tên nhân vật và điểm sơ qua về khả năng của
họ trước khi trình bày bằng chứng/ý kiến. Xác định người mà bạn trích dẫn hay diễn giải còn thể
hiện trách nhiệm đạo đức của người nói.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao bạn cần sử dụng tài liệu hỗ trợ trong bìa nói cuẩ mình ?

2. Ba loại ví dụ được thảo luận trong chương này là gì ? Mỗi loại ví dụ được sử dụng ra sao
để hỗ trợ cho ý tưởng của bạn ?

3. Nêu năm gợi ý khi dung ví dụ trong những bài nói của bạn ?

4. Vì sao nói rất dễ nói dối về các số liệu thống kê ? Ba câu hỏi nào cần dùng đến khi đánh
giá độ tin cậy cảu số liệu thống kê ?

5. Sáu gợi ý khi dùng số liệu thống kê trong bài nói của bạn là gì ?

6. Bằng chứng/ ý kiến là gì ? Giải thích sự khác nhau giữa bằng chứng chuyên gia và bằng
chứng đồng nghiệp/ những người bình thường.

7. Nêu bốn gợi ý khi dùng bằng chứng trong các bài nói của bạn ?

70
CHƢƠNG 8: TỔ CHỨC PHẦN THÂN BÀI THUYẾT TRÌNH

 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức bài nói và nêu được các yêu
cầu trong việc tổ chức phần thân bài.

- Kỹ năng

Vận dụng vào thực tiễn khi chuẩn bị bài nói.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên tìm hiểu cách tổ chức thân bài khi trình bày một vấn đề trước đám
đông.

 Nội dung :

- ND1: Tầm quan trọng của việc tổ chức bài nói

- ND2: Cách thức triển khai các ý chính

- ND3: Phương tiện liên kết

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu pp, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ra tình
huống.

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

71
4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

8.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức

Nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của sự tổ chức đối với việc diễn thuyết hiệu
quả. Khán giả đòi hỏi tính mạch lạc. Họ ít kiên nhẫn đối với những diễn giả nói lan man từ ý này
sang ý khác. Hãy nhớ rằng người nghe, khác với người đọc, không thể lật lại trang trước khi họ gặp
rắc rối trong việc nắm bắt ý của người nói. Trên phương diện này, bài diễn thuyết giống như một
cuốn phim. Tương tự như một đạo diễn phải chắc chắn rằng người xem có thể dõi theo nội dung
phim từ đầu đến cuối, diễn giả cũng phải đảm bảo rằng khán giả có thể theo sát trình tự các ý trong
bài diễn thuyết từ lúc mở đầu đến khi kết thúc. Điều này đòi hỏi bài nói phải được tổ chức một cách
chiến lược. Bài diễn thuyết nên được liên kết theo một trình tự nhất định để đạt được kết quả đặc
biệt trước đối tượng khán giả nhất định.
Việc tổ chức bài diễn thuyết quan trọng còn vì một số lý do khác, nó liên quan mật thiết với tư
duy biện luận. Khi bạn tổ chức bài diễn thuyết, bạn thực hành kỹ năng chung trong việc hình thành
các mối quan hệ rõ ràng giữa các ý. Kỹ năng này sẽ giúp bạn rất nhiều trong suốt thời gian ở trường
đại học và trong nghề nghiệp mà bạn chọn lựa. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp tổ chức bài nói
rõ ràng và cụ thể có thể làm tăng sự tự tin của bạn khi diễn thuyết và nâng cao khả năng truyền đạt
thông điệp lưu loát.
Bước đầu tiên trong việc hình thành ý thức tổ chức bài nói là làm chủ được ba phần cơ bản
của bài nói - mở đầu, thân bài và kết luận - và vai trò chiến lược của mỗi phần. Có nhiều lý do hợp
lý cho việc xem xét phần thân bài trước tiên. Phần thân là phần dài nhất và quan trọng nhất. Ngoài
ra, bạn thường chuẩn bị phần thân bài trước. Bạn sẽ hình thành phần giới thiệu hiệu quả dễ dàng
hơn sau khi biết chính xác bạn sẽ nói gì trong phần thân bài. Quá trình tổ chức phần thân bài bắt đầu
khi bạn xác định các ý chính

8.2. Cách thức triển khai các ý chính

Các ý chính là điểm trung tâm trong bài nói. Bạn nên chọn chúng cẩn thận, phân đoạn chính
xác và sắp xếp có chiến lược. Thông thường ý chính sẽ nổi bật lên khi bạn nghiên cứu, tìm tòi bài
diễn thuyết và đánh giá kết quả bạn có được.

8.2.1. Số lƣợng chính


72
Đối với những bài nói trong lớp học, bạn sẽ không có thời gian triển khai nhiều hơn bốn
hoặc năm ý chính, và đa số bài nói sẽ chỉ có từ hai đến ba ý. Bất chấp độ dài bài nói, nếu bạn có quá
nhiều ý chính, khán giả sẽ gặp rắc rối khi sắp xếp các ý. Khi mọi điều đều quan trọng như nhau thì
chẳng có gì quan trọng cả. Khi liệt kê các ý chính, nếu bạn thấy mình có quá nhiều ý, bạn có thể
ghép các ý theo phạm trù

8.2.2. Trật tự chiến lƣợc các ý chính

Một khi thiết lập được các ý chính, bạn cần xác định thứ tự mà bạn sẽ trình bày trong bài nói
của mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tác động đến sự rõ ràng và sự thuyết phục của những
ý đó. Thứ tự hiệu quả nhất phụ thuộc vào ba yếu tố: đề tài, mục đích và khán giả. Ở đây, chúng ta
xem xét vắn tắt năm cách tổ chức cơ bản thường được các diễn giả dùng nhất:

 Trật tự thời gian

Các bài diễn thuyết được sắp xếp theo trình tự thời gian tuân theo một trình tự thời gian nhất
định. Trật tự thời gian còn được dùng trong những bài nói mô tả quá trình hoặc trình bày cách làm
một sản phẩm nào đó. Như vậy, trật tự theo thời gian đặc biệt có ích đối với các bài nói cung cấp
thông tin.

 Trật tự không gian

Các bài nói được sắp xếp theo trật tự không gian tuân theo mô hình hướng. Nghĩa là, các tây
hoặc theo một vài lộ trình khác. Giống như trật tự thời gian, trật tự không gian được dùng chủ yếu
trong các bài nói cung cấp thông tin.

 Trật tự nhân quả

Bài nói được sắp xếp theo trật tự nhân quả tổ chức các ý chính để chỉ ra mối quan hệ nguyên
nhân - kết quả. Khi thực hiện bài nói theo trật tự nhân quả, bạn sẽ có hai ý chính. Một ý liên quan
đến nguyên nhân của sự kiện, ý còn lại liên quan đến kết quả của sự kiện đó. Tuỳ từng đề tài, bạn có
thể đặt ý chính thứ nhất là nguyên nhân và ý chính thứ hai là kết quả, hoặc bạn có thể giải quyết ý
kết quả trước và trình bày ý nguyên nhân sau. trật tự nguyên nhân kết quả có thể được áp dụng cho
những bài diễn thuyết với mục đích thuyết phục và cả những bài diễn thuyết cung cấp thông tin.

 Trật tự vấn đề - giải pháp

Bài nói được sắp xếp theo trật tự vấn đề - giải pháp được chia thành hai phần chính. Phần
thứ nhất trình bày sự tồn tại và tính nghiêm trọng của vấn đề. Phần thứ hai đề cập những giải pháp

73
hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Trật tự vấn đề - giải pháp thích hợp nhất đối với các bài nói mang
tính thuyết phục.

 Trật tự chủ đề

Các bài nói không theo trật tự thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả hoặc vấn đề -
giải pháp thường rơi vào nhóm trật tự chủ đề. Trật tự chủ đề thường được dùng khi bạn phân chia
chủ đề bài nói theo từng chủ đề nhỏ, mỗi chủ đề nhỏ là một ý chính trong bài nói. Các ý chính
không kết hợp theo trình tự thời gian, không gian nguyên nhân - kết quả hay vấn đề - giải pháp mà
đơn giản là những phần chính nằm trong tổng thể. Trật tự chủ đề thường được dùng nhiều hơn các
loại trật tự khác trong việc tổ chức bài nói, áp dụng cho hầu hết các đề tài với mọi loại bài nói.

 Lời khuyên cho việc chuẩn bị các ý chính

- Giữ các ý chính riêng biệt

- Cố gắng sử dụng cùng một kiểu diễn đạt ý chính

- Cân bằng thời gian dành cho các ý chính

8.3. Phƣơng tiện liên kết

Phương tiện liên kết - là những từ hoặc những cụm từ kết nối các ý với nhau và chỉ rõ quan
hệ giữa chúng. Phương tiện liên kết trong phần thân bài diễn thuyết cũng giống như gân và dây
chằng trong cơ thể con người. Thiếu phương tiện liên kết, bài nói sẽ rời rạc và không mạch lạc, như
con người không có gân và dây chằng để nối các xương với nhau và giữ các cơ quan rrong cơ thể
đúng vị trí. Bốn loại phương tiện liên kết bài nói là phương tiện chuyển tiếp, tóm lược trước, tiểu
kết và lời chỉ dẫn.

8.3.1. Phƣơng tiện chuyển tiếp

Phương tiện chuyển tiếp là những từ hay cụm từ cho biết người nói vừa kết thúc một ý và
chuyển sang một ý khác. Nói một cách máy móc, phương tiện chuyển tiếp nêu lên ý vừa kết thúc và
ý sắp sửa được trình bày. Hãy chú ý cách những cụm từ này nhắc khán giả nhớ lại những điều vừa
được nghe, cũng như tiết lộ về những điều sắp được trình bày.

8.3.2. Tóm lƣợc trƣớc

Tóm lược trước giúp khán giả biết được những gì diễn giả sắp nói tới, nhưng chi tiết hơn so
với phương tiện chuyển tiếp. Trong thực tế, tóm lược trước khá giống như tóm tắt trước trong phần
mở đầu của một bài nói, chỉ khác là nó nằm trong phần thân bài diễn thuyết mà thôi - thường khi

74
diễn giả bắt đầu nói đến ý chính. Tóm lược trước thường kết hợp với phương tiện chuyển tiếp. Hiếm
khi bạn cần tóm lược trước cho mỗi ý chính trong bài diễn thuyết, nhưng chắc chắn bạn dùng đến
bất cứ khi nào bạn cho rằng nó giúp người nghe bắt kịp ý tưởng của bạn.

8.3.3. Tiểu kết

Tiểu kết ngược lại với tóm lược trước. Khác với việc giúp người nghe biết những điều diễn
giả sắp nói đến, phần tiểu kết giúp khán giả nhớ lại những điều vừa được nghe. Tiểu kết thường
được dùng khi diễn giả kết thúc một loạt ý chính hoặc một ý chính rất quan trọng hay phức tạp.
Thay vì chuyển ngay sang ý kế tiếp, diễn giả sẽ dành một chút thời gian để tóm tắt những điều đã
trình bày trước đó.

8.3.4. Lời ch dẫn

Lời chỉ dẫn là những phát biểu ngắn gọn chỉ ra chính xác bạn đang ở đâu trong bài diễn
thuyết. Chúng thường ở dạng số. Tuỳ yêu cầu của bài nói, bạn có thể phối hợp hai, ba hoặc tất cả
bốn loại phương tiện kết nối. Bạn đừng quá lo lắng về việc người ta gọi chúng là gì - cái này có phải
là lời chỉ dẫn và cái kia có phải là phương tiện chuyển tiếp hay không. Trên thực tế, nhiều người
gộp tất cả chúng dưới tên gọi là "các phương tiện chuyển tiếp". Điều quan trọng là nhận biết được
chức năng của chúng. Nếu sử dụng đúng, các phương tiện liên kết có thể làm cho bài diễn thuyết
thống nhất hơn và mạch lạc hơn.

CÂU HỎI ÔN TÂP

1. Tại sao việc tổ chức bài nói rõ ràng và mạch lạc rất quan trọng ?

2. Một bài diễn thuyết thường bao nhiêu ý chính ?Tại sao phải giới hạn số lượng ý chính
trong bài diễn thuyết ?

3. Năm mô hình cơ bản của việc tổ chức ý chính trong bìa nói là gì ? Bài nói cung cấp
thông tin thích hợp với loại mô hình nào ?Mô hình nào chỉ dùng cho bài nói với mục
đích thuyết phục ? Mô hình nào được dùng nhiều nhất ?

4. Ba lời khuyên cho việc chuẩn bị các ý chính là gì ?

5. Điều quan trọng nhất cần nhớ khi tổ chức tư liệu hỗ trợ trong thân bài là gì ?

6. Bốn loại phương tiện liên kết là gì ? Mỗi loại có vai trò như thế nào trong bìa diễn
thuyết

75
CHƢƠNG 9: MỞ ĐẦU VÀ KẾT THÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của phần mở đầu và phần kết thúc trong bài
nói trước công chúng.

- Kỹ năng

Vận dụng vào phần mở đầu và phần kết thúc của một bài nói cụ thể.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên tìm hiểu cách mở bài và kết thúc khi trình bày một vấn đề trước
đám đông.

 Nội dung

- ND1: Mục tiêu của phần mở đầu bài nói

- ND2: Mục tiêu của phần kết thúc bài nói

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

9.1. Mục tiêu của phần mở đầu bài nói

76
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Lời mở đầu không hay sẽ làm người nghe xao lãng hoặc ít
chú ý đến nỗi người nói khó có thể lấy lại niềm tin trọn vẹn. Hơn nữa, mở đầu tốt rất cần thiết để
người nói tự tin. Điều gì giúp bạn dũng cảm hơn là nhìn thẳng vào mặt người nghe để bắt đầu lôi
cuốn sự quan tâm, chú ý và hài lòng? Phần khó nhất của bất cứ bài diễn thuyết nào là phần mở đầu.
Nếu bạn vượt qua phần mở đầu bài nói mà không lúng túng, phần còn lại sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ
thấy phần mở đầu thuận lợi là liều thuốc giúp tự tin tuyệt vời.

Trong hầu hết các bài diễn thuyết, có bốn mục tiêu bạn cần đạt được ngay từ đầu:

- Thu hút sự chú ý và quan tâm của khán giả

- Nêu được chủ đề của bài nói

- Tạo sự tín nhiệm và thiện chí

- Tóm tắt trước nội dung bài nói

9.1.1. Thu hút sự quan tâm

Nếu chủ đề của bạn không có gì đặc biệt, người nghe có thể tự hỏi: “Nghe làm gì? Ai cần
nghe?” Nhưng cho dù người nói nổi tiếng thế nào hay chủ đề đặc biệt ra sao, họ cũng sẽ nhanh
chóng bị mất khán giả nếu không dùng phần mở đầu thu hút sự chú ý và quan tâm của người nghe.

Thu hút sự chú ý ban đầu của khán giả thường dễ thực hiện ngay cả trước khi bạn thốt ra
một lời. Sau khi bạn được giới thiệu và bước đến bục nói, khán giả thường chú ý đến bạn. Nếu họ
không để ý, hãy kiên nhẫn chờ. Hãy nhìn thẳng vào khán giả và không nói gì. Các cuộc nói chuyện
riêng và động tác thừa sẽ ngưng trong chốc lát. Người nghe sẽ chú ý. Bạn chuẩn bị bắt đầu bài nói.

Giữ sự chú ý của khán giả khi bạn bắt đầu nói thì khó khăn hơn. Dưới đây là các phương
pháp thường được sử dụng nhất. Dùng riêng rẽ hoặc phối hợp, chúng sẽ giúp khán giả quan tâm đến
bài nói của bạn.

 Liên hệ chủ đề bài nói tới ngƣời nghe

Người ta thường chú ý đến điều ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Nếu bạn liên hệ trực tiếp chủ đề
bài nói đến người nghe, họ sẽ quan tâm tới nó nhiều hơn. Ngay cả khi bạn dùng các cách thu hút sự
chú ý khác, bạn nên luôn liên hệ chủ đề tới khán giả. Đôi khi điều này đòi hỏi bạn phải động não
nhưng nó đem lại kết quả tốt. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ sống động mô tả sự việc mà những
người bạn đã từng trải qua trong đời, người nói chắc chắn được khán giả chú ý.

 Nói rõ tầm quan trọng chủ đề của bạn

77
Giả sử bạn nghĩ bài nói của mình quan trọng. Hãy nói khán giả tại sao họ nên nghĩ như vậy.
Bất cứ khi nào bạn thảo luận một chủ đề chưa rõ tầm quan trọng của nó đối với khán giả, bạn nên
nghĩ cách để chứng minh sự cần thiết của nó trong phần mở đầu.

 Gây sốc khán giả

Một cách chắc chắn có hiệu quả để thu hút nhanh chóng là tạo sự chú ý đối với người nghe
bằng lời phát biểu hấp dẫn hoặc lôi cuốn. Kỹ thuật này có hiệu quả cao và dễ sử dụng. Phải chắc
chắn phần giới thiệu gây sốc liên quan trực tiếp tới chủ đề bài nói. Nếu bạn chọn phần mở đầu mạnh
mẽ chỉ để gây sốc và rồi nói về vấn đề khác, khán giả sẽ lẫn lộn và có thể tức giận.

 Kích thích sự tò mò của khán giả

Con người thường tò mò. Một cách để thu hút khán giả vào bài nói là đưa ra một loạt phát
biểu kích thích tăng dần sự tò mò về chủ đề bài nói. Khi sử dụng thích hợp, việc kích thích trí tò mò
là cách chắc chắn có hiệu quả để lôi cuốn và giữ sự chú ý của người nghe.

 Hỏi khán giả

Hỏi câu hỏi tu từ là cách khác để hướng người nghe suy nghĩ về bài nói của bạn. Có thể đưa
ra hàng loạt câu hỏi, mỗi câu lôi cuốn người nghe vào bài nói ngày càng nhiều hơn. Giống như bắt
đầu với bài phát biểu gây sốc, phần mở đầu với câu hỏi cho kết quả tốt nhất khi câu hỏi có liên quan
tới người nghe và quan hệ mật thiết đến chủ đề bài nói. Nó cũng có hiệu quả nhất khi bạn ngừng
một lát sau mỗi câu hỏi. Điều này giúp tác động mạnh thêm và làm cho câu hỏi có thời gian để
ngấm. Tất nhiên, người nghe sẽ trả lời bằng ý nghĩ chứ không thành lời.

 Bắt đầu bằng một lời trích dẫn

Một cách khác để thu hút sự quan tâm của người nghe là bắt đầu bằng lời trích dẫn thu hút
sự chú ý. Bạn có thể chọn lời của Shakespeare hay Khổng Tử, từ Kinh Thánh hay Kinh Do Thái, từ
một bài thơ, bài hát hay từ phim. Bạn không cần sử dụng lời trích dẫn nổi tiếng hay được nhiều
người biết đến. Một lời trích dẫn hài hước có thể gây tác động kép. Cần chú ý là tất cả các lời trích
dẫn được sử dụng làm ví dụ ở trên đều tương đối ngắn. Việc mở đầu bài nói với lời trích dẫn dài
chắc chắn làm cho khán giả chán.

 Kể một câu chuyện

Kể một câu chuyện là một cách tuyệt vời để tạo sự chú ý trong phần giới thiệu. Câu chuyện
nên liên quan mật thiết đến chủ đề và được trình bày diễn cảm với ánh mắt đầy biểu cảm. Tất cả
chúng ta đều thích những câu chuyện, đặc biệt nếu chúng thú vị, kích thích, kịch tính hoặc hồi hộp.

78
Để phần mở đầu hay, câu chuyện cũng cần liên quan mật thiết tới chủ đề chính của bài nói. Bằng
phương pháp này, những câu chuyện có lẽ là cách hiệu quả nhất để bắt đầu bài nói.Bạn cũng có thể
sứ dụng những câu chuyện dựa vào sự từng trải cá nhân của mình. Hiệu quả của bất cứ câu chuyện
nào, đặc biệt là từ một cá nhân, phụ thuộc nhiều vào sự diễn đạt của người nói cũng như vào nội
dung câu chuyện.

Bảy phương pháp thảo luận ở trên thường được sinh viên sử dụng nhiều nhất để thu hút sự
chú ý và quan tâm. Các phương pháp khác gồm mô tả một sự kiện, mời khán giả tham gia, sử dụng
trang thiết bị nghe nhìn, liên hệ tới người nói trước và bắt đầu bằng lối nói hài hước. Đối với bất cứ
bài nói nào, hãy cố gắng chọn phương pháp thích hợp nhất với chủ đề, khán giả và hoàn cảnh.

9.1.2. Nêu chủ đề

Trong quá trình thu hút sự chú ý, hãy chắc chắn nêu rõ chủ đề bài nói. Nếu không, người
nghe sẽ bị nhầm lẫn. Và một khi họ bị nhầm, cơ hội để thu hút họ chú ý vào bài nói hầu như không
còn.

Đây là điều cơ bản, cơ bản đến nỗi dường như không đáng đề cập tới. Tuy vậy, bạn sẽ ngạc
nhiên vì nhiều sinh viên cần được nhắc lại điều này. Bạn có lẽ nghe nhiều bài nói trong lớp mà chủ
đề không rõ ràng cho đến lúc kết thúc phần mở đầu.

Phần mở đầu này cho cách thu hút sự chú ý của khán giả nhưng nó cũng liên hệ trực tiếp tới
chủ đề bài nói.Nếu bạn nói vòng vo trong phần mở đầu, bạn có thể mất khán giả. Ngay cả khi họ đã
biết chủ đề của bạn, bạn nên nhắc lại nó rõ ràng và súc tích lúc nào đó trong phần mở đầu.

9.1.3. Tạo sự tín nhiệm và thiện chí

Bên cạnh việc thu hút sự chú ý và nêu chủ đề, mục tiêu thứ ba bạn cần hoàn thành trong
phần mở đầu là tạo sự tín nhiệm và thiện chí.

Sự tín nhiệm thường là khả năng nói về một chủ đề biết trước và khán giả nhận thấy được
khả năng đó. Sự tín nhiệm của bạn không chỉ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bài bản. Bất kể
nguồn kiến thức tinh thông của bạn là từ đâu, hãy cho khán giả biết về nó.

Tạo thiện chí cho bạn là vấn đề hơi khác. Nó thường được quyết định bên ngoài lớp học, nơi
người nói được biết trước từ lâu và có thể nhận thấy nó qua lý do chống đối trong số những người
nghe. Trong trường hợp như thế, người nói phải cố gắng làm giảm sự chống đối đó ngay từ lúc bắt
đầu buổi nói chuyện.

79
Đôi khi, bạn có lẽ phải làm như thế ở bài nói trên lớp. Giả sử bạn ủng hộ quan điểm bị nhiều
người chỉ trích dữ dội. Bạn sẽ cần nỗ lực hết mình lúc bắt đầu để đảm bảo các bạn cùng lớp ít nhất
cũng để ý tới quan điểm của bạn.

9.1.4. Tóm tắt trƣớc phần thân bài nói

Hầu hết mọi người là những khán giả kém tập trung, ngay cả khán giả giỏi cũng cần mọi sự
trợ giúp để họ có thể chọn lọc ý tưởng của diễn giả. Một cách để giúp người nghe là nói với họ
trong phần mở đầu là họ nên nghe điều gì ở phần còn lại của bài nói chuyện.

Trong một vài loại diễn văn mang tính thuyết phục, bạn có thể không cần nêu ý chính cho
đến phần sau của bài nói. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, bạn phải chắc chắn khán giả không
bị bắt buộc phải đoán về những điểm chính họ cần nghe đến khi bài nói nêu rõ.

Những đoạn tóm tắt trước thường xuất hiện gần cuối phần mở đầu, chúng giúp dẫn dắt suôn
sẻ đến phần thân bài nói. Chúng báo hiệu rằng phần giữa buổi nói chuyện sắp bắt đầu. Có một khía
cạnh khác bạn có lẽ cần đề cập khi tóm tắt trước bài nói. Bạn có thể dùng phần mở đầu để đưa ra
những thông tin chuyên biệt, các định nghĩa hay kiến thức cơ bản, mà khán giả cần để hiểu phần
còn lại của bài nói.

 Một số lời khuyên cho việc mở đầu một bài nói

 Giữ cho phần mở đầu tương đối ngắn. Trong trường hợp bình thường, nó không nên
chiếm quá 10 đến 20 phần trăm bài nói.

 Tìm những tư liệu có thể cần cho phần mở đầu khi bạn tiến hành làm. Sắp xếp chúng kèm
ghi chú để bạn dễ dàng lấy khi bạn muốn dùng.

 Hãy sáng tạo trong việc nghĩ ra phần mở đầu. Thử với hai hoặc ba cách mở đầu khác
nhau và chọn cái có vẻ thích hợp nhất để lôi cuốn khán giả chú ý đến bài nói. (Đừng do dự bỏ phần
mở đầu “tuyệt hay” mà hoàn toàn không phù hợp với bài nói. Bạn sẽ nghĩ tới cái tuyệt hay khác.)

 Đừng lo về cách diễn đạt chính xác bài nói cho đến khi bạn hoàn thành việc chuẩn bị
phần thân bài nói. Sau khi bạn xác định những điểm chính, việc đưa ra quyết định cuối cùng về bắt
đầu bài nói thế nào sẽ dễ dàng hơn.

 Hãy chuẩn bị phần mở đầu đến từng chi tiết. Một số giảng viên khuyên bạn viết ra từng
từ một; những người khác thích bạn thảo ra các nét chính hơn. Cho dù bạn áp dụng phương pháp
nào, hãy thực hành nói phần mở đầu lập đi lập lại cho đến khi bạn trình bày trôi chảy từ những chi

80
tiết nhỏ nhất và với ánh mắt đầy biểu cảm. Điều này sẽ làm bài nói có sự khởi đầu tốt và giúp bạn
tràn đầy tự tin.

9.2. Mục tiêu của phần kết thúc bài nói

Longfellow nói: “Tuyệt hay là nghệ thuật cho việc mở đầu, nhưng nghệ thuật kết thúc tuyệt
hay hơn.” Longfellow nói về nghệ thuật thơ ca nhưng sự hiểu biết sâu sắc của ông cũng được áp
dụng tương tự cho việc nói trước đám đông. Trong nhiều trường hợp, diễn giả đã làm hỏng bài nói
tốt bằng một kết thúc dài dòng, ngớ ngẩn hay trái ngược. Những lời kết thúc là dịp cuối cùng để
hướng về các ý kiến của bạn. Hơn nữa, ấn tượng sau cùng của bạn có lẽ sẽ lưu lại trong đầu người
nghe. Vì vậy, bạn cần phải soạn phần kết thúc cẩn thận như phần mở đầu. Bất kể loại bài nói bạn
trình bày là gì, phần kết luận có hai chức năng chính:

9.2.1. Báo hiệu trƣớc cho khán giả

Điều hiển nhiên là bạn nên cho khán giả biết bạn sắp sửa kết thúc. Tuy nhiên, bạn hầu như
chắc chắn đã nghe những bài nói trong lớp mà người nói kết thúc quá đột ngột đến nỗi bạn phải
ngạc nhiên. Ngay cả trong đàm thoại thông thường, bạn mong đợi một số dấu hiệu báo rằng cuộc
nói chuyện sắp ngừng. Bạn sửng sốt khi người đang nói chuyện với bạn thình lình bỏ đi mà không
báo trước. Trình bày bài nói cũng giống như vậy. Một sự kết thúc quá đột ngột để lại cho khán giả
bối rối và không thõa mãn.

Làm thế nào bạn cho khán giả biết bài nói sắp kết thúc? Một cách là thông qua điều bạn nói.
“Để kết luận”, “Một ý kiến sau cùng”, “Để kết thúc”, “Mục đích của tôi là”, “Cho phép tôi kết thúc
bằng cách nói” - đây là tất cả những tín hiệu ngắn gọn rằng bạn đang sẵn sàng dừng lại.

Bạn cũng có thể cho khán giả biết sự kết thúc sắp đến qua cách phát biểu của bạn. Kết luận là
cao trào của bài nói. Một diễn giả đạt đến đỉnh của sự chú ý và thu hút sẽ không cần nói bất kỳ điều
gì như “để kết luận”. Bằng cách sử dụng lời nói - giọng, tốc độ, ngữ điệu và nhịp điệu - diễn giả có
thể tạo nên xu hướng của một bài nói vì vậy không còn nghi ngờ gì khi nào bài nói kết thúc.

Phương pháp thực hiện điều này được ví như sự mạnh dần trong âm nhạc. Như trong một bản
nhạc giao hưởng, một dụng cụ âm nhạc tiếp nối một dụng cụ âm nhạc khác cho đến khi toàn bộ dàn
nhạc cùng chơi, bài nói cũng tạo dần sức mạnh cho đến khi nó đạt đến đỉnh điểm của sức mạnh và
sự xúc cảm mãnh liệt. (Điều này không có nghĩa chỉ là nói càng lúc càng lớn. Nó là một sự kết hợp
của nhiều thứ, bao gồm cường độ giọng nói, việc chọn lựa từ ngữ, nội dung ấn tượng, điệu bộ, ngắt
giọng và có thể nói to.)

81
Một phương pháp hiệu quả khác có thể được so sánh với sự kết thúc thấm dần của một bản
hòa nhạc gợi lên những tình cảm sâu sắc: “Bài hát dường như chậm dần trong khi ánh đèn chiếu
trên người ca sĩ nhỏ lại dần dần thành một vòng tròn càng lúc càng nhỏ cho đến khi nó chỉ chiếu
sáng khuôn mặt, rồi đôi mắt. Cuối cùng, nó là một điểm nhỏ và biến mất với nốt cuối cùng của bài
hát”. Những lời cuối cùng tan biến dần như ánh đèn sân khấu, đem lại cho bài diễn thuyết một kết
thúc xúc động.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn không có khả năng kết thúc bài nói với nhiều xúc cảm như vậy, và
bạn có thể đúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể sử dụng sự kết thúc thấm dần hiệu
quả. Cả hai sự kết thúc cao trào và thấm dần phải được thực hiện cẩn thận. Hãy luyện tập cho đến
khi bạn làm chủ được lời và canh đúng thời gian. Thành công sẽ xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra.

9.2.2. Củng cố ý chủ đạo

Chức năng chính thứ hai của phần kết luận là củng cố sự hiểu biết của khán giả về ý chủ đạo
hay sự gắn kết của khán giả với ý chủ đạo. Có nhiều cách để làm điều này. Sau đây là các cách bạn
thường sử dụng nhiều nhất.

 Tóm tắt bài nói

Trình bày lại các điểm chính là cách dễ nhất để kết thúc bài nói. Giá trị của phần tóm tắt là nó
trình bày lại rõ ràng ý chủ đạo và những ý chính lần cuối. Nhưng chúng ta sẽ thấy, có nhiều cách
sáng tạo và thuyết phục hơn để kết thúc một bài nói. Chúng có thể được dùng kết hợp với cách tóm
tắt hoặc đôi khi thay thế nó.

 Kết thúc bằng lời trích dẫn

Lời trích dẫn là một trong những phương tiện hiệu quả và phổ biến nhất để kết thúc bài nói.
Lời trích dẫn kết thúc này rất hay vì sự thúc đẩy mạnh mẽ của nó phù hợp hoàn toàn với bài nói.
Khi bạn gặp một trích dẫn ngắn gọn mà nắm bắt được hoàn toàn ý chủ đạo, hãy nhớ rằng nó có thể
là một câu kết thúc bài nói.

 Tạo lời phát biểu ấn tƣợng

Ngoài việc sử dụng lời trích dẫn để làm cho phần kết thúc có sức thuyết phục và sức sống,
bạn có lẽ cần nghĩ ra lời phát biểu ấn tượng của chính mình. Một vài bài nói trở nên nổi tiếng vì
những dòng kết thúc đầy sức mạnh của chúng. Những lời cuối cùng đem lại cho bài nói một kết
thúc gây ấn tượng.

Sau đây là ví dụ khác của phương pháp này, lần này từ một tình huống ít gặp hơn:

82
Thế là bạn có điều đó, sự hiểu biết rõ về cách sử dụng và niềm vui về một bể cá nuôi trong
nhà. Tôi nghĩ một số người sẽ nói rằng họ hông thích chơi cá. Nhưng hãy hình dung điều này: Bạn
mời một người bạn đặc biệt đến ăn tối. Chén đĩa đang ngâm trong bồn. Dàn âm thanh nổi đang thì
thầm êm dịu. Đèn tắt hẳn chỉ còn một cái trên bể cá. Chỉ có hai bạn và những con cá. Và chúng
không nói lời nào!

Phần kết thúc này đem đến hiệu quả tốt vì làm cho người nghe khá ngạc nhiên và còn dường
như rất hợp lý. Ở đây, người nói đã thực hiện thậm chí hiệu quả hơn bằng cách dừng lại một chút
trước những lời cuối cùng và bằng cách lên xuống giọng đúng lúc.

 Đề cập đến phần mở đầu

Một cách tuyệt vời để làm cho bài nói thống nhất về mặt tâm lý là kết thúc bằng cách nhắc
đến các ý trong phần mở đầu. Tóm tắt bài nói, kết thúc bằng lời trích dẫn, tạo lời phát biểu ấn
tượng, đề cập đến phần mở đầu - tất cả những phương pháp này có thể được sử dụng riêng biệt.
Nhưng bạn có thể thấy rằng các diễn giả thường kết hợp hai phương pháp hay nhiều hơn trong phần
kết thúc. Trên thực tế, cả bốn phương pháp có thể được tập hợp lại thành một; ví dụ, một lời trích
dẫn ấn tượng tóm tắt ý chủ đạo trong khi đề cập đến phần mở đầu.

Một phương pháp kết thúc khác là kêu gọi trực tiếp đến khán giả để hành động. Tuy nhiên,
phương pháp này này chỉ áp dụng đối với loại bài nói nhằm mục đích thuyết phục đặc biệt. Bốn
phương pháp đề cập trong chương này thích hợp cho tất cả các loại bài nói và trong mọi hoàn cảnh.

 Những lời khuyên cho việc chuẩn bị phần kết thúc

 Cũng như phần mở đầu, hãy chú ý đến những tư liệu có thể cần cho phần kết thúc khi bạn
nghiên cứu và triển khai bài nói.

 Kết thúc bằng việc gây cảm xúc mạnh chứ không phải thầm lặng. Hãy sáng tạo trong việc
nghĩ ra một kết thúc nhắm vào con tim và khối óc khán giả. Hãy làm một vài kết luận phù hợp và
chọn cái dường như có hiệu quả nhiều nhất.

 Đừng dài lê thê. Phần kết thúc thông thường không được dài hơn 5 đến 10 phần trăm bài
nói. Không có gì làm bực mình khán giả hơn là một diễn giả nói: “Để kết luận” và rồi nói tràng
giang đại hải.

 Đừng để bất kỳ điều gì trong phần kết thúc tình cờ xảy ra. Hãy chuẩn bị từng chi tiết và
dành nhiều thời gian để luyện tập phát biểu nó. Nhiều sinh viên thích viết phần kết thúc ra từng lời
để đảm bảo nó luôn đúng. Nếu bạn làm như vậy, hãy chắc chắn bạn trình bày trôi chảy, tự tin và

83
đầy cảm xúc - chứ không dựa vào những ghi chú hoặc nghe có vẻ cứng nhắc. Hãy tạo ấn tượng sau
cùng càng sinh động và thiện chí càng tốt.

C HỎI N TẬP

1. Bốn mục tiêu của phần mở đầu bài nói là gì?

2. Bảy phương pháp nào bạn có thể sử dụng trong phần mở đầu để thu hút sự chú ý và quan
tâm của khán giả?

3. Tại sao tạo sự tín nhiệm lúc bắt đầu bài nói rất quan trọng?

4. Tóm tắt trước là gì? Tại sao bạn gần như luôn luôn phải có phần tóm tắt trước trong
phần mở đầu bài nói?

5. Năm lời khuyên cho việc chuẩn bị phần mở đầu là gì?

6. Những chức năng chính của phần kết thúc bài nói là gì?

7. Hai cách bạn có thể báo hiệu kết thúc bài nói là gì?

8. Bốn cách để củng cố ý chủ đạo khi kết thúc bài nói là gì?

9. Bốn lời khuyên cho việc chuẩn bị phần kết thúc là gì?

84
CHƢƠNG 10 : LẬP DÀN Ý BÀI THUYẾT TRÌNH

 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của của việc thiết kế dàn bài trong bài nói
trước công chúng.

- Kỹ năng

Vận dụng vào phần chuẩn bị trước khi thuyết trình.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên tìm hiểu việc thiết kế dàn bài khi trình bày một vấn đề trước đám
đông.

 Nội dung :

- ND1: Dàn bài khái quát

- ND2: Dàn bài phát biểu

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

10.1. Dàn bài chuẩn bị

85
10.1.1. Khái niệm

Dàn bài chuẩn bị là khái niệm đúng như tên gọi của nó – nghĩa là một dàn bài giúp bạn
chuẩn bị bài nói. Soạn thảo dàn bài chuẩn bị có nghĩa là thật sự gắn kết bài nói của bạn thành một
khối thống nhất. Đây là giai đoạn bạn sẽ quyết định điều sẽ nói trong phần giới thiêu, cách thức bạn
tổ chức các điểm chính, các ý hỗ trợ trong phần thân bài và điều bạn sẽ nói trong phần kết luận.

10.1.2. Các nguyên tắc xây dựng dàn bài chuẩn bị

Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta đã thiết kế ra một hệ thống dàn bài chuẩn bị tương đối
thống nhất. Điều này sẽ được trình bày dưới đây và được minh họa trong dàn bài mẫu. Bạn nên thảo
luận lại với giáo viên hướng dẫn để can nhắc mô hình chính xác mà bạn sẽ áp dụng.

 Nêu rõ mục đích cụ thể của bài phát biểu

Lời phát biểu nêu lên mục đích cụ thể nên nằm riêng độc lập trước phần nội dung chính của
dàn ý. Việc đưa mục đích chuyên biệt vào cùng dàn bài sẽ tạo điều kiện dễ hơn cho việc đánh giá
mức độ chất lượng xây dựng bài nói nhằm đạt được mục đích của bạn.

 Xác định ý trọng tâm

Một số giáo viên thích đưa ý trọng tâm vào ngay sau ý nêu mục đích hơn. Những giáo viên khác lại
thích xác định và đặt nó lồng trong nội dung của dàn bài. Hãy trao đổi và thử xem giáo viên của bạn
nghĩ gì về điều này.

 Đặt tên mục ph n định các phần giới thiệu, thân bài và két luận

Nếu bạn đặt tên mục phân định rõ ràng các phần trong bài nói của bạn, bạn sẽ chắc chắn
được rằng bạn đã thực sự có phần giới thiệu, phần kết luận và đã đạt được các mục tiêu chủ yếu của
mỗi phần Thường thì tên mục các phần bài nói được đặt giữa trang hoặc bên mép lề trái. Chúng chỉ
là những tên kỹ thuật và không nằm trong hệ thống biểu tượng chung dùng để minh định các điểm
chính với các phần bổ trợ.

 Sử dụng cùng một mẫu biểu tƣợng và viết thụt đầu dòng thống nhất

Trong hệ thống lập dàn bài phổ biến nhất, các điểm chính được xác định bằng chữ số La Mã
và được viết thụt vào ngang nhau để thẳng hàng với nhau dọc theo trang giấy. Các điểm phụ được
trình bày bằng chữ hoa cũng được viết thụt vào ngang nhau để thẳng hàng với nhau. Ngoài ra, có
thể có các yếu tố phụ của phụ và thậm chí các yếu tố nhỏ hơn nữa.

86
Dàn khung trực quan rõ ràng của dàn bài này cho ta thấy ngay các mối quan hệ giữa các ý
trong bài nói. Các ý quan trọng nhất (các ý chính) nằm ngoài cùng bên trái. Các ý ít quan trọng hơn
(các điểm phụ, phụ của phụ, v.v…) tương ứng nằm kế tiếp thụt vào qua phía phải. Mô hình này chỉ
ra toàn bộ cấu trúc bài nói của bạn.

Một khi bạn đã tổ chức xong thân bài của bài nói, bạn nên xác định rõ các ý chính. Bạn chỉ
cần thêm chi tiết vào dàn bài bằng các điểm phụ và các điểm bổ trợ cho điểm phụ khi cần thiết để
hỗ trợ cho các điểm chính. Tuy nhiên đôi lúc xảy ra trường hợp là bạn thấy lúng túng với một loạt ý
và không thể quyết định đâu là chính, đâu là phụ, v.v…

Điều tối thượng là phải nhớ rằng mọi ý cùng cấp độ nên bổ trợ trực tiếp cho ý nằm ngay ở
trên và ý niệm nằm kế bên trái trong dàn bài.

Tóm lại, một dàn bài chuẩn bị quá cô đọng sẽ không nhiều hữu dụng. Việc nêu ra các ý
chính - phụ dưới dạng câu hoàn chỉnh sẽ bảo đảm cho bạn dễ triển khai đầy đủ các ý tưởng hơn.

 Xác lập các ý chuyển mạch, các phần tóm lƣợc và phần rà soát trƣớc nội dung

Một cách để đảm bảo bạn có các yếu tố chuyển mạch ý, các tóm lược và rà soát trước nội
dung là lồng chúng vào trong dàn bài chuẩn bị trước. Thường thì chúng không được sát nhập vào hệ
thống dùng biểu tượng và chi tiết thụt vào đầu dòng mà chỉ được xác lập riêng biệt và được lồng
vào trong dàn bài nơi chúng sẽ được dùng đến trong bài nói.

 Gắn kết một thƣ mục

Thư mục là một bảng danh sách các nguồn được sử dụng khi chuẩn bị một bài nói. Bạn sẽ
đưa vào dàn bài một danh sách các nguồn bạn tham khảo khi chuẩn bị bài nói. Thư mục sẽ chỉ ra
các sách, tạp chí, báo và các nguồn internet bạn tham vấn, cũng như các cuộc phỏng vấn hoặc
nghiên cứu chuyên sâu bạn đã tiến hành.

Hai dạng thư mục chính được thiết kế bởi Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại (MLA) và Hiệp hội
Tâm lý Hoa Kỳ (APA). Cả hai dạng này đều được các chuyên gia về giao tiếp sử dụng rộng rãi. Hãy
tham vấn ý kiến chọn lựa của người hướng dẫn bạn. Dù bạn có chọn dạng nào đi nữa, hãy nhớ là
phải nêu các nguồn rõ ràng, chính xác và nhất quán.

 Đặt tựa đề cho bài nói của bạn nếu có yêu cầu

Trong lớp học, có thể bạn không cần tựa đề cho bài nói của bạn trừ khi giáo viên yêu cầu.
Tuy nhiên, trong một số tình huống khác, tựa đề một bài nói là cần thiết, như khi bài nói được công
bố trước, khi nhóm mời bạn nói chuyện yêu cầu có tựa đề , hoặc khi bài nói sẽ được công bố sau.

87
Dù lý do nào đi nữa, nếu bạn quyết định xây dựng tựa đề thì nó phải ngắn gọn, thu hút sự chú ý của
thính giả và phải tóm lược được cái “hồn” chính của bài nói chuyện.

Có một loại tựa đề tài bạn nên lưu ý – đó là dạng câu hỏi. Việc xây dựng tựa đề của bạn
dưới dạng câu hỏi có thể vừa mang tính mô tả vừa hấp dẫn. Đôi khi bạn sẽ chọn được ngay một tựa
đề cho bài nói của bạn. Ở những lần khác có thể đến phút cuối bạn mới tìm ra được tựa đề bạn
thích. Với trường hợp nào đi nữa, hãy cố gắng xoay sở đặt tựa đề cho bài nói của bạn. Thử đặt nhiều
tựa và chọn cái nào có vẻ phù hợp nhất.

10.2. Dàn bài phát biểu

10.2.1. Khái niệm

Dàn bài phát biểu là một dàn bài ngắn gọn được dùng để nhắc nhở diễn giả trong quá trình
trình bày bài phát biểu của mình.

Mục đích của dàn bài nói là giúp bạn nhớ lại những gì bạn muốn nói. Ở mức độ nào đó, nó
là một phiên bản cô đọng của dàn bài chuẩn bị. Phiên bản này nên chứa các từ ngữ hoặc các cụm từ
chính để nhắc nhở bạn, cũng như chứa các dữ liệu thống kê và trích dẫn cần thiết mà bạn không
muốn liều lĩnh quên đi. Nhưng nó cũng nên chứa thông tin không có trong dàn bài chuẩn bị của bạn
- đặc biệt là những ý bóng gió nhằm dẫn dắt và tăng độ sắc bén cho việc truyền dạt của bạn.

Hầu hết các nhà diễn thuyết triển khai những biến thái của riêng mình trong dàn bài nói. Một
khi có thêm kinh nghiệm thì bạn cũng vậy, nghĩa là nên mạnh dạn thử nghiệm điều này

10.2.2. Các hƣớng dẫn dành cho dàn bài phát biểu

 Tuân thủ kết cấu sƣờn bài trực qua dùng trong dàn bài chuẩn bị

Dàn bài nói của bạn nên dùng cùng một loại khung sườn trực quan - với các biểu thị và các
viết thụt đầu dòng như nhau - như trong dàn bài chuẩn bị của bạn. Việc này sẽ làm cho khâu chuẩn
bị dàn bài nói dễ dàng hơn nhiều. Quan trọng hơn, nó sẽ cho phép bạn thấy ngay bạn đang nói tới
đâu vào bất cứ lúc nào trong khi đang trình bày. Bạn sẽ thấy điều này rất tiện ích. Khi bạn nói, bạn
sẽ nhìn xuống dàn bài sau mỗi lúc để bạn có thể chắc chắn là đang bao quát đúng ý theo đúng trình
tự. Sẽ ít hiệu quả nếu bạn cứ phải loay hoay xem mình đang nói ở đâu mỗi khi bạn nhìn vào dàn bài.

 Bảo đảm dàn bài phải rõ ràng

Bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thấy làm thế nào mà nhiều sinh viên có thể trình bày từ những ghi
chú nguệch ngoạc, luộm thuộm vốn ngay cả lúc thong thả cũng khó đọc ra, mà điều này lại càng

88
không thể dưới áp lực của một tình huống đang diễn thuyết. Dàn bài nói sẽ là tất cả nhưng sẽ là vô
nghĩa nếu bạn không thể đọc được ngay ở một cự ly nhất định. Khi bạn lập dàn bài, nhớ viết chữ to,
chừa khoảng cách giữa hai dòng, chừa lề rộng rãi và chỉ viết hay đánh máy ở một mặt tờ giấy mà
thôi.

Một số diễn giả viết ghi chú vào các phiếu mục lục. Đa số họ cho rằng cỡ 3x5 là quá nhỏ và
thích kích cỡ 4x6 hay 5x8 hơn. Những diễn giả khác thì viết dàn bài nói vào cỡ giấy thông thường.
Cỡ nào cũng tốt, miễn sao ghi chú đủ rõ để đọc ngay trong khi bạn đang nói.

 Thiết kế dàn bài càng ngắn gọn càng tốt

Nếu như ghi chú quá chi tiết, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tiếp xúc ánh mắt với
khán giả. Một dàn bài chi tiết sẽ buộc bạn phải nhìn vào nó thường xuyên. Có nhiều ghi chú là một
lớp vỏ bảo đảm về mặt tâm lý, chống lại khả năng xảy ra một trục trặc lớn. Cảm giác này dường
như là “chừng nào tôi có nhiều ghi chú tai họa sẽ không đến”. Trong thực tế, phần lớn những diễn
giả mới diễn thuyết lần đầu đều dùng quá nhiều ghi chú. Và rội họ nhận ra họ không cần đến tất cả
các ghi chú đó để nhớ nội dung bài nói. Họ cũng phát hiện ra là quá nhiều ghi chú có thể thật sự cản
trở việc trình bày hiệu quả.

Để đảm bảo không có quá nhiều ghi chú, hãy nhớ nên giữ cho dàn bài càng ngắn gọn càng
tốt. Dàn bài nên gồm các từ ngữ hoặc cụm từ chính đề giúp bạn nhớ các ý chính, phụ và yếu tố kết
nối. Nếu bạn đang trích dẫn thống kê, có lẽ bạn sẽ muốn đưa chúng vào trong ghi chú. Nếu không
thể nhớ được các trích dẫn thì bạn nên viết chúng ra đầy đủ. Cuối cùng, có thể có hai hoặc ba hoặc
bốn ý chính mà lời lẽ của chúng quá quan trọng đến nỗi bạn muốn ghi chúng ra dưới dạng câu đơn
hoàn chỉnh. Nguyên tắc tối ưu là rằng các ghi chú của bạn nên ở mức tối thiểu bạn cần để nhắc nhở
bạn và giữ cho bạn đi đúng hướng. Thoạt đầu bạn sẽ thấy khá liều khi nói từ một dàn bài cô đọng
nhưng rồi bạn sẽ sớm thấy dễ chịu hơn với nó.

 Tự tạo cho mình những mẩu nhắc nhở cho việc trình bày bài nói

Một dàn bài nói tốt nhắc nhở bạn không chỉ về điều bạn muốn nói mà còn về cách bạn muốn
nói. Khi luyện tập trước, bạn sẽ quyết định các ý và cụm từ nhất định nào cần được nhấn mạnh đặc
biệt - chúng nên được nói to hơn, nhẹ nhàng hơn, chậm hơn hay nhanh hơn những phần khác của
bài nói - bạn sẽ kiểm soát thời gian, nhịp điệu và đà nói như thế nào. Nhưng cho dù bạn có thực
hiện những điều nhanh thế nào đi nữa, bạn có luyện tập trước được bao nhiêu đi nữa, bạn cũng vẫn
rất dễ quên chúng khi bạn đứng trước một đám đông khán giả.

89
Giải pháp là bạn nên đưa vào dàn bài nói các mẩu nhắc nhở nói- là các chỉ dẫn trong truyền
đạt bài nói. Một cách để thực hiện điều này là gạch dưới hoặc làm nổi bật các ý chính mà bạn chắc
chắn muốn nhấn mạnh. Khi bạn nói đến những ý này trong dàn bài, bạn sẽ được nhắc nhở nhấn
mạnh chúng. Một cách khác là ghi ngay những nhắc nhở rõ rệt vào dàn bài, chẳng hạn như “tạm
dừng”, “lặp lại”, “chậm lại”, “to hơn”…Cả hai thủ thuật này hỗ trợ rất đắc lực cho những ai mới nói
lần đầu, nhưng chúng cũng được hầu hết các diễn giả có kình nghiệm áp dụng.

C HỎI N TẬP

1. Tại sao việc lập dàn bài cho bài nói là rất quan trọng?

2. Dàn bài chuẩn bị là gì? Tám hướng dẫn để thiết kế một dàn bài chuẩn bị đã được đề cập
trong chương này là gì ?

3. Thế nào là một dàn bài nói ? Bốn hướng dẫn cho dàn bài nói của bạn là gì ?

90
CHƢƠNG 11 : SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được vai trò của ngôn ngữ với người thuyết trình và các yêu cầu khi
sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình.

- Kỹ năng

Xác định được yêu cầu nào là cơ bản trong từng tình huống khi thuyết trình.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi ngôn ngữ khi trình bày một vấn đề trước đám đông.

 Nội dung :

- ND1: Ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với người thuyết trình

- ND2: Các yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, lấy ví dụ
mẫu, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

11.1. Ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với ngƣời thuyết trình

91
Một diễn giả giỏi sẽ có sư tôn trọng ngôn ngữ và cách dùng của nó. Nếu bạn thực hiện
những điều này thì chắc chắn bạn là một diễn giả kém hiệu quả. Và thật không may bạn không phải
là người duy nhất.

Có một sự khác biệt lớn giữa sự phát triển tự nhiên của một ngôn ngữ sống và sự dùng sai
ngôn ngữ đó. Việc dùng sai ngôn ngữ của chúng ta thì nhiều hơn hẳn so với vấn đề tự đơn thuần.
Trái với quan niệm phổ biến, ngôn ngữ không phản ánh sự thật. Nó không đơn giản mô tả thế giới
như nó vốn có. Thật ra, ngôn ngư giúp ta hình thành qua niệm về thực tế bằng cách gán nghĩa cho
sự vật, hiện tượng. Ngôn ngữ không trung tính. Những từ ngữ mà chúng ta dùng để gọi tên một sự
kiện cho thấy cách chúng ta nhìn nhận nó.

Từ ngữ là thiết yếu đối với tư duy. Tư duy và ngôn ngữ được gắn kết mật thiết với nhau.
Chúng ta không có một ý tưởng rồi nghĩ ra một từ để diễn đạt nó. Thường thường chúng ta suy
nghĩ bằng từ. Bạn có thường nói câu này không: "Tôi biết tôi muốn nói điều gì, nhưng tôi không
biết phải nói như thế nào"? Thực ra nếu như bạn thực sự biết bạn muốn nói điều gì thì bạn đã có thể
nói điều đó. Một số trường hợp khi bạn đang tìm kiếm "chính xác từ đó", thì điều bạn thật sự tìm là
"đích xác ý đó".

Là một diễn giả, một khi bạn có ý tưởng đúng, thì bạn phải quyết định đâu là cách tốt nhất
để truyền đạt nó đến người nghe. Để làm điều này, bạn cần ý thức được ngôn ngữ có thể làm được
điều gì. Nếu bạn không dùng ngôn ngữ một cách chính xác và rõ ràng thì không ai hiểu được ý bạn.

Từ ngữ là công cụ của nghề phát ngôn. Từ ngữ có những cách sử dụng dặc biệt, cũng giống
như ngôn ngữ của những nghề nghiệp khác. Bạn đã bao giờ xem một bác thợ mộc làm việc chưa?
Công việc mà có thể lấy của bạn hay tôi vài tiếng đồng hồ để làm thì người thợ mộc chỉ cần 10 phút
để hoàn thành với dụng cụ phù hợp. Bạn không thể đóng một cây đinh với một cái chìa vít hoặc vặn
con ốc bằng chiêc búa. Việc nói trước công chúng cũng vậy, bạn phải chọn đúng từ cho công việc
bạn muốn làm.

Người phát ngôn giỏi phải nhận biết được nghĩa của từ, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Họ
cũng biết sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho chính xác, rõ ràng, sinh động và thích hợp. Phần lớn
chương này sẽ khám phá mỗi khía cạnh của việc sử dụng ngôn ngữ. Chúng tôi cũng sẽ quan tâm
đặc biệt đến ngôn ngữ nói trước công chúng.

11.2. Nghĩa của từ

Từ có hai loại nghĩa - nghĩa sở thị và nghĩa liên tưởng. Nghĩa sở thị là nghĩa rõ ràng, theo
nghĩa đen và khách quan. Nó đơn giản mô tả vật thể, con người, nơi chốn, ý kiến hay sự kiện mà từ
92
nói đến. Chẳng hạn như, danh từ "trường học" có nghĩa là "một nơi chốn, một cơ quan, hay một tòa
nhà mà ở đó diễn ra việc dạy học".

Nghĩa liên tưởng là nghĩa biến thiên, hình tượng và chủ quan hơn. Một cách đơn giản, nghĩa
liên tưởng của một từ là những gì từ đó gợi hay ám chỉ. Chẳng hạn như, nghĩa liên tưởng của từ
"trường" bao gồm tất cả những cảm giác, liên tưởng và cảm xúc khác nhau mà từ đó gợi ra nơi mỗi
người. Đối với một số người, "trường học" có thể hàm ý sự trưởng thành cá nhân, bạn bè thời thơ ấu
và một người thầy đặc biệt nào đó. Đối với người khác, nó có thể chỉ sự nản lòng, nguyên tắc và
những bài tập về nhà buồn tẻ.

Nghĩa liên tưởng mang lại cho từ ngữ cường độ và năng lực thể hiện cảm xúc. Nó thức tỉnh
trong người nghe những cảm giác giận dữ, lòng trắc ẩn, tình thương, lo sợ, tình bạn, hoài cổ, lòng
tham và đam mê. Diễn giả giống như những nhà thơ, thường dùng nghĩa liên tưởng để làm các lời
diễn đạt thêm phong phú.

11.3. Các yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình

11.3.1 Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác

Dùng ngôn ngữ chính xác quan trọng đối với phát ngôn viên cũng như dùng con số chính
xác đối với kế toán viên. Một sinh viên đã nhận thấy đây không phải là việc dễ dàng. Trong một bài
diễn thuyết về hệ thống hình sự tư pháp của Mỹ, anh ta đã nhiều lần nhắc đến khủng bố, tội phạm.
Dĩ nhiên điều anh ta muốn nói là "truy tố tội phạm". Một lỗi này gần như đã phá hoại bài diễn
thuyết của anh ta. một người bạn cùng lớp của anh ta nói, "làm sao tôi tin được những gì anh nói về
tòa án của chúng tôi một khi anh thậm chí không hiểu sự khác nhau giữa khủng bố và truy tố?"

Thỉnh thoảng, việc dùng từ không chính xác là do một nỗ lực sai lệch để tỏ ra tao nhã.

Từ ngữ là công cụ của nghề phát ngôn. Phát ngôn giỏi nghĩa là dùng từ ngữ đúng và chính
xác. Đừng dùng một từ trừ khi bạn không chắc chắn về nghĩa của nó. Nếu bạn không chắc thì hãy
tra từ điển.

Tất cả chúng ta đều phạm phải nhiều lỗi, đặc biệt là dùng từ trong khi đó từ khác sẽ biểu đạt
ý ta chính xác hơn. Mỗi từ đều có sắc thái nghĩa để phân biệt nó với tất cả các từ ngữ khác. Như
Mark Twain nói ""sự khác nhau giữa từ chính xác và từ gần như chính xác là sự khác nhau giữa ánh
chớp và đom đóm".

93
Khi bạn chuẩn bị bài diễn thuyết của mình thì hãy luôn tự hỏi, "tôi thực sự muốn nói điều
gì? Tôi thực sự có ý gì?". Hãy chọn từ đúng, chính xác, phù hợp. Một khi do dự thì hãy dùng từ
điển để chắc chắn rằng bạn đã có từ đúng nhất để diễn tả ý tưởng của mình.

Nếu bạn có khát vọng thực sự trở thành một diễn giả thì bạn nên lên một kế hoạch có hệ
thống để cải tiến vốn từ vựng của bạn. Cách đây nhiều năm, Malcom X, nhà lãnh đạo người Mỹ gốc
Phi nổi tiếng đã làm điều này bằng cách chép từ điển, từng từ một. Phương pháp này rất khó và ít
người dành thời gian để làm. Một kế hoạch ít gai góc hơn là thử dùng một từ mới mỗi ngày – và
dùng từ đó chính xác. Mục đích của việc này là không chỉ học nhiều từ mà học cách sử dụng từ sao
cho chính xác để dùng đúng thời điểm.

11.2.2 Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng

Như nhiều người đã khám phá thì có thể dùng ngôn ngữ một cách chính xác mà không rõ
ràng. Nên nhớ rằng, con người suy nghĩ rất khác nhau. Điều hoàn toàn dễ hiểu đối với một vài
người thì có thể khó hiểu với một số người khác. Bạn không thể thừa nhận rằng điều gì rõ ràng đối
với bạn thì cũng rõ ràng với khán giả. Điều này đặc biệt đúng khi trình bày phát biểu. Người nghe,
không giống như người đọc, không thể mở tự điển hay đọc lại lời của tác giả để tìm ra nghĩa của nó.
Ý của người nói phải được hiểu ngay lập tức, nó phải đủ rõ để chắc chắn không xảy ra sự hiểu nhầm
nào. Bạn có thể chắc chắn điều này bằng cách dùng những từ thông thường và bằng cách chọn
những từ cụ thể hơn là từ trừu tượng.

 Dùng những từ thông thƣờng

Sự thật rõ ràng là những từ thông thường thì tốt hơn những từ nghe không quen tai. Nhưng
bạn cũng có thể ngạc nhiên vì nhiều người cứ khăng khăng ném vào người nghe những từ phức tạp
- thường thường với quan niệm sai lầm rằng những từ đó nghe có vẻ ấn tượng. Sự thật, lấp đầy bài
diễn thuyết với những từ dài và đa âm tiết chỉ làm cho người nói trở nên lúng túng và gượng gạo.
Tồi tệ hơn, nó thường làm hỏng đi sự hiểu biết. Một trong những chướng ngại lớn nhất là dùng
những từ dài và thổi phồng trong khi đó những từ ngắn và gãy gọn lại đạt hiệu quả cao hơn.

Khi nói về chủ đề kỹ thuật, bạn không thể tránh khỏi từ không thông thường. Nếu trường
hợp này xảy ra thì hãy giảm thuật ngữ kỹ thuật tới mức tối thiểu và định nghĩa rõ ràng những thuật
ngữ mà người nghe có thể không hiểu. Nếu bạn chịu khó lưu tâm, bạn sẽ có thể chuyển tải một chủ
đề mang nặng tính chuyên môn sang ngôn ngữ thông thường, rõ ràng.

 Chọn từ cụ thể

94
Từ cụ thể ám chỉ đến đối tượng xác thực - con người, nơi chốn và đồ vật. nó khác với từ trừu
tượng, chỉ nói đến những khái niệm, số lượng, hay thuộc tính chung chung. Dĩ nhiên rất ít từ hoàn
toàn là trừu tượng hay cụ thể. Sự trừu tượng và cụ thể là tương đối. Thông thường, từ càng rõ ràng
thì càng cụ thể.

Một từ càng trừu tượng thì sẽ càng mơ hồ. Mặc dù từ trừu tượng là cần thiết để diễn tả một
loại ý tưởng nào đó, nhưng chúng dễ bị hiểu nhầm hơn là từ cụ thể. Hơn nữa từ cụ thể thu hút nhiều
sự chú ý của người nghe hơn. Giả sử bạn trình bày một bài diễn văn về kiến lửa, một loài kiến đã
gây tai họa lâu dài cho miền Nam và bây giờ đang tấn công các bang phía Tây. Dưới đây là hai cách
bạn có thể diễn tả được chủ đề - một cách dùng từ trừu tượng, một cách dùng từ cụ thể:

- Cách dùng từ trừu tượng

Kiến lửa đã trở thành một vấn đề từ khi nó đến Mỹ. Chúng lan rộng qua miền Nam và bây
giờ cũng đang đe dọa các vùng khác ở phía Tây. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì kiến lửa rất
hiếu chiến. Đã có người thiệt mạng vì vết đốt của kiến lửa.

- Cách dùng từ cụ thể

Từ khi kiến lửa kéo đến Nam Mỹ khoảng trước thế chiến thứ 2, chúng bành trướng giống
như một tai họa được kể trong kinh thánh khắp 11 bang từ Florida đến Texas. Bây giờ chúng đang
xâm chiếm New Mexico, Arizona và Calofornia. Kiến lửa tấn công theo đàn và chúng sẽ leo lên bất
cứ bàn chân nào lỡ giẫm sai chỗ chỉ trong vài giây. Thậm chí chúng đến cả trong nhà, trong rương
quần áo, giường và tủ quần áo. Thật may mắn, chỉ ít hơn 1 phần trăm số người bị kiến đốt phải đến
gặp bác sĩ, nhưng trẻ mới biết đi mà té vào ụ kiến lửa thì có thể sẽ chết vì vết đốt, cả những người
lớn có cơ địa dị ứng cao cũng có thể mất mạng.

Chúng ta đê ý thấy đoạn thứ hai có sức thuyết phục hơn rất nhiều. Một bài diễn văn được
diễn đạt bằng nhiều từ cụ thể thì hầu như luôn rõ ràng, thú vị và dễ dàng gợi lại hơn so với một bài
toàn từ trừu tượng.

 Lọc bỏ từ ngữ rối rắm

Những bài diễn văn đầy rối rắm đã trở thành một "nạn dịch". Tại sao những người dự báo
thời tiết không nói, "trời sắp mưa", thay vì nói "dường như chúng ta săp trải qua hoạt động ngưng tụ
mây thành mưa"? Và tại sao các nhà chính trị không thể nói "chúng ta có một cuộc khủng hoảng"
mà lại nói "chúng ta đang đối đầu với tình hình khủng hoảng đầy khó khăn, điều đó sẽ là thách đố
rất khó giải quyết thành công"?

95
Loại ngôn ngữ rối rắm này sẽ làm cho bài diễn văn mất đi sự rõ ràng và hấp dẫn. Nó buộc
người nghe xâm nhập vào sự rối rắm của từ để khám phá ra nghĩa. Vậy nên khi bạn có bài phát
biểu, hãy giữ cho ngôn ngữ được sống động. Hãy thận trọng khi dùng nhiều từ mà chỉ một hay hai
từ là đủ. Tránh những cụm từ ủy mị. Hãy để ý tưởng của bạn được thể hiện sắc bén và dứt khoát.
Hơn hết là hãy coi chừng những tính từ và trạng từ dư thừa. Diễn giả không có kinh nghiệm có
khuyn hướng ghép hai hay ba tính từ đồng nghĩa, chẳng hạn như "một người được học và dạy dỗ"...

Bạn cũng có thể loại bỏ từ ngữ rối rắm bằng cách tập thuyết trình qua máy ghi âm. Khi bạn
mở nghe lại bài nói, hãy loại bỏ những cụm từ ủy mị, những cụm từ như "bạn biết đấy", "như là" và
"thật à". Tập thuyết trình một lần nữa và lần này đặc bieetk cố gắng cắt xén những từ không cần
thiết và xao lãng. Lúc đầu có thể bạn sẽ cảm thấy lúng túng và mất tự nhiên bởi vì bạn đang buộc
chính mình phá bỏ những thói quen cũ. Nhưng nếu cứ duy trì như thế thì bạn dần dần sẽ phát triển
được một thói quen mới để có thể nói chuyện tự nhiên mà không cần những cụm lộn xộn đó. Điều
này không chỉ làm cho bạn trở thành một diễn giả trước công chúng tốt hơn mà còn giúp bạn trình
bày ý kiến hiệu quả hơn trong các buổi họp, hội thoại và thảo luận nhóm.

11.2.3 Sử dụng ngôn ngữ sống động

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bài diễn văn của bạn cần vừa đúng, vừa rõ ràng và vừa thú vị. Nếu
bạn muốn làm lay chuyển con người với bài diễn văn của mình, thì hãy dùng ngôn ngữ sống động.
Những từ buồn tẻ tạo nên bài thuyết trình chán ngắt. Hãy đưa bài thuyết trình của mình đến với
cuộc sống bằng cách dùng ngôn ngữ sinh động, sôi nổi. Mặc dù có nhiều cách để thể hiện việc này,
nhưng dưới đây là hai điều quan trọng nhất - hình ảnh và nhịp điệu.

 Giàu hình ảnh

Một dấu hiệu của người viết tiểu thuyết hay là khả năng tạo nên những bức tranh từ ngữ và
hoàn toàn kéo bạn vào câu chuyện. Nhà phát ngôn có thể dùng nhiều hình ảnh để làm cho ý tưởng
trở nên sinh động. Có ba cách để tạo nên hình ảnh cho bài nói là:

- Từ cụ thể

Như chúng ta đã xem xét đoạn đầu của chương này, chọn từ cụ thể thay cho từ trừu tượng là
một cách để tăng cường tính rõ ràng trong bài diễn văn của mình. Từ cụ thể cũng là điểm then chốt
để tạo nên hình ảnh có hiệu quả. Những từ cụ thể gợi lại ấn tượng trong trí óc về ánh sáng, âm
thanh, xúc giác, khứu giác và vị giác. Từ cụ thể nên hình ảnh, ánh sáng và âm thanh, cảm giác và
cảm xúc và tất cả sẽ lôi cuốn chúng ta vào bài diễn văn hấp dẫn đến nỗi không thể cưỡng lại được.

96
- Phép so sánh

Một cách khác để tạo ra hình ảnh là thông qua cách dùng phép so sánh. Phép so sánh là sự
so sánh rõ ràng giữa những sự vật khác nhau về cơ bản nhưng vẫn có nét chung. Nó thường chứa
những từ "giống như" hay "như".

- Phép ẩn dụ

Bạn cũng có thể dùng phép ẩn dụ để tạo hình ảnh trong bài diễn văn của mình. Phép ẩn dụ là
sự so sánh ngầm giữa các vật khác nhau về bản chất nhưng vẫn có điểm gì đó chung. Không giống
như phép so sánh, ẩn dụ không chứa từ “giống như” hay “như. Khi được sử dụng hiệu quả thì ẩn dụ
cũng như so sánh là cách tuyệt hảo để làm chi bài diễn thuyết có những sắc thái khác nhau, ý tưởng
từ trừu tượng trở nên cụ thể, làm rõ điều chưa được biết và biểu lộ tình cảm và cảm xúc.

 Giàu nhịp điệu

Ngôn ngữ có nhịp điệu được tạo nên bởi sự lựa chọn và sắp xếp từ. Đôi khi sự lôi cuốn
của lời nói hầu như hoàn toàn dựa vào nhịp điệu của nó. Người phát ngôn, giống như nhà thơ, đôi
lúc cần khai thác nhịp điệu của ngôn ngữ. Bằng cách thu hút người nghe trong một chuỗi âm thanh
lôi cuốn, người phát ngôn có thể tăng cường sự tác động về từ ngữ cũng như ý tưởng của họ.

Tuy nhiên, một bài diễn thuyết không phải là một bài thơ. Bạn không nên quá nhấn mạnh
vào âm thanh và nhịp điệu mà quên lãng việc chuyển tải ý nghĩa. Mục tiêu là hãy suy nghĩ những
cách mà bạn có thể dùng nhịp điệu và dòng ngôn ngữ để làm tăng nghĩa của bạn. Mặc dù có thể bạn
chưa bao giờ tìm hiểu rõ về chủ đề này, bạn vẫn có thể học cách tạo ra nhịp điệu bằng cách nghiên
cứu và luyện tập nó.

11.2.4. Sử dụng ngôn ngữ thích hợp

 Ph hợp với ngữ cảnh

Ngôn ngữ thường chỉ phù hợp với vài ngữ cảnh nhất định thì không thể phù hợp với việc
khác. Ngôn ngữ cần phù hợp với đề tài của người nói cũng như người nghe

 Ph hợp với thính giả

Việc phù hợp cũng tùy vào người nghe. Bạn nên đặc biệt cẩn thận tránh ngôn ngữ mà có thể
làm người nghe bực dọc. Nên nhớ, người nói luôn mong nâng cao và đánh bóng ngôn ngữ của họ
khi nói chuyện với khán giả. Họ cũng muốn không bị chế nhạo và nghe những dạng ngôn ngữ xúc
phạm khác. Hãy tránh dùng ngôn ngữ mà làm người nghe bối rối hoặc cảm thấy bị xúc phạm.

97
 Ph hợp với chủ đề

Ngôn ngữ cũng nên phù hợp với chủ đề . Bạn có thể không dùng phép ẩn dụ, phép đối và
phép lặp khi giải thích làm sao để thay lốp xe đạp hay làm sao hình thành việc duy trì thói quen trên
xe hơi. Nhưng bạn phải dùng cả ba phép trên trong bài diễn văn ca ngợi Bác Hồ hay tôn kính những
người lính Việt Nam đã hy sinh trong việc bảo vệ Tổ Quốc. Hai chủ đề đầu đòi hỏi sự giải thích và
mô tả thẳng thắn. Hai chủ đề sau đòi hỏi các kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt để gợi lên cảm xúc, sự
khâm phục và cảm kích.

 Ph hợp với diễn giả

Bất chấp ngữ cảnh, khán giả hay đề tài, ngôn ngữ cũng nên phù hợp với người nghe. Mỗi
diễn giả quần chúng đều phát triển ngôn ngữ riêng của chính họ. Có một sự khác nhau giữa phong
cách thường ngày của một ai đó và phong cách được phát triển của người đó khi là một diễn giả
quần chúng. Một cách để phát triển sự quan tâm này là hãy đọc và lắng nghe những bài diễn thuyết
của những diễn giả có ấn tượng. Học hỏi từ những diễn giả khác, pha trộn thêm điều bạn học vào
phong cách ngôn ngữ riêng của bạn và tìm kiếm để trở thành tốt nhất có thể của bạn.

C HỎI N TẬP

1. Ngôn ngữ giúp tạo nên khả năng cảm nhận thực tế của chúng ta như thế nào?

2. Sự khác nhau giữa nghĩa bao hàm và hiển thị và cách dùng chúng hiệu quả nhất trong
bài viết?

3. Bốn tiêu chí để dùng ngôn ngữ hiệu quả trong các diễn văn của bạn là gì?

4. Ba điều bạn nên làm để dùng ngôn ngữ rõ rang trong bài diễn văn của bạn là gì?

5. Hai cách để mang diễn văn của bạn đến với cuộc sống với ngôn ngữ sống động và sôi nổi
là gì?

6. Bạn nên dùng ngôn ngữ phù hợp trong bài diễn văn của mình có nghĩa là gì?

7. Tại sao dùng ngôn ngữ bao hàm lại quan trọng đối với các diễn giả? Năm cách dùng của
ngôn ngữ bao hàm mà trở nên phổ biến đến nỗi không diễn giả nào có thể bỏ qua chúng là gì?

98
CHƢƠNG 12 : TR YỀN ĐẠT
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được vai trò của truyền đạt với người thuyết trình và các yêu cầu khi
sử dụng giọng nói , yếu tố phi ngôn ngữ trong thuyết trình.

- Kỹ năng

Xác định được yêu cầu nào là cơ bản trong từng tình huống khi thuyết trình.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng truyền đạt khi trình bày một vấn đề trước đám
đông.

 Nội dung :

- ND1: Truyền đạt là gì?

- ND2: Các dạng truyền đạt

- ND3: Một số yêu cầu về giọng nói của diễn giả

- ND4: Yếu tố phi ngôn ngữ của diễn giả

- ND5: Luyện tập trước khi truyền đạt chính thức

- ND6: Trả lời chất vấn của khán giả

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; ; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; ; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND5: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND6: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; ; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

99
Nội dung 1, 2, 3,4,5,6

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

12.1. Truyền đạt là gì?

Khả năng truyền đạt bài nói là một vấn đề thuộc giao tiếp phi lời. Nó không dựa trên từ ngữ
mà dựa trên cách bạn sử dụng giọng nói và cơ thể để truyền tải thông điệp được diễn tả qua ngôn từ
dùng đến. Đã có nhiều nghiên cứu về giao tiếp phi lời nói chung và về cách truyền đạt khẩu ngữ nói
riêng. Các nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng lác động của các từ ngữ một diễn giả dùng - cho dù trong
một diễn văn trang trọng hay trong đối thoại hàng ngày - đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giao tiếp
phi lời của diễn giả đó. Trong chương này chúng tôi sẽ giảng giải cách bạn có thể sử dụng ngôn ngữ
phi lời để truyền đạt các bài nói hiệu quả và gia tăng tác động từ thông điệp bằng lời của bạn.

Bản thân việc truyền đạt tốt không có sức thu hút. Nó truyền đạt ý tưởng người nói rõ ràng,
hấp dẫn và không làm rối trí khán giả. Nếu bạn nói lí nhí, đổi thế đứng, nhìn cửa sổ, hoặc nói đều
đều đơn điệu, bạn sẽ không truyền tải được thông điệp muốn gởi. Bạn cũng sẽ không đạt hiệu quả
nếu bạn tỏ vẻ phô diễn, giả tạo điệu bộ hoặc hét inh ỏi. Hầu hết khán giả thích kiểu truyền đạt biết
kết hợp một mức trang trọng nhất định với những đặc tính tốt nhất của một bài thoại hay - đó sự
trực tiếp, tự nhiên, hoạt bát, biểu cảm giọng nói và nét mặt, cùng một kiểu giao tiếp sinh động.

Khi bắt đầu nói trước một đám đông, có lẽ bạn sẽ tự hỏi mình nhiều câu hỏi về cách đạt như:
“Mình nên nói mạnh mẽ và hùng hồn hay chỉ chừng mực?”, “Mình nên ở đâu?”, “Điệu bộ nên như
thế nào?", “Nên xử trí các ghi chú như thế nào?”, “Nên nói tốc độ nào?”, “Nên tạm dừng ở đâu?”,
“Nên nhìn vào đâu?”, “Sẽ làm gì nếu vấp sai lầm?”.

Không có câu trà lời cứng nhắc cho các câu hỏi trên. Truyền đạt khẩu ngữ là một nghệ thuật
không phải là một ngành khoa học. Những gì hiệu quả đối với diễn giả này có thể thất bại với diễn
giả khác. Và những gì thành công với khán giả của hôm nay có thể thất bại với khán giả của ngày

100
mai. Bạn không thể trở thành một diễn giả tài ba chỉ bằng cách rập khuôn theo một hệ thống các
nguyên tắc trong một cuốn sách giáo khoa. Xét về lâu dài, không có gì thay thế được kinh nghiệm.

Khi bạn hoạch định cho bài nói đầu tiên (hoặc thứ nhì, thứ ba), bạn nên tập trung rào những
điểm cơ bản như nói dễ hiểu, tránh những kiểu cách màu mè và thiết lập giao liếp bằng mắt với
thính giả. Một khi bạn kiểm soát được các yếu tố này và bắt đầu cảm thấy khá thoải mái ưước một
lượng khán giả, bạn có thổ tiến hành nâng cấp cách truyền đạt để tăng cường tác động của các ý
tưởng bạn muốn nhắn gởi. Cuối cùng, bạn có thể thấy mình có khả năng kiểm soát được thời gian,
nhịp điệu và xung lượng của một bài nói tài tình như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn
nhạc.

12.2. Các phƣơng pháp truyền đạt

12.2.1 Đọc từ văn bản viết sẵn

Một số bài nói nhất định phải được truyền đạt từng từ một, theo một bản văn viết sẵn được
chuẩn bị tỉ mỉ. Các ví dụ cho loại này như tuyên ngôn của một Giáo hoàng, báo cáo của một kỹ sư
tại một hội nghị chuyên môn, hay diễn văn cùa một Tổng thống trước Quốc hội. Trong các tình
huống như thế, độ chính xác tuyệt đối là thiết yếu. Mọi từ bài nói sẽ được giới báo chí, đồng nghiệp,
có thể cả kẻ địch phân tích. Trong trường hợp của tổng thống, một cụm từ dùng sai có thể gây nên
một sự cố quốc tế.

Thời gian cũng có thể là một nhân tố trong các bài nói viết sẵn. Nhiều trong số các chiến
dịch chính trị ngày nay được thực hiện trên sóng vô tuyến và truyền hình. Nếu ứng viên mua một
tiết mục một phút trong chương trình và phải trả rất nhiều tiền, thì một phút nói đó phải xứng đáng
với đồng tiền bỏ ra.

Mặc dù việc này trông có vẻ dễ dàng, nhưng việc truyền đạt một bài nói từ một bản văn viết
sẵn đòi hỏi một kỹ năng cao. Một số diễn giả thực hiện tốt điều này. Những diễn giả khác thì dường
như lúc nào cũng phá hủy bài nói. Thay vì nghe có vẻ sinh động và như đang trò chuyện thì họ lại
nói cứng nhắc và gượng gạo. Họ phát ngôn ấp úng, dừng sai chỗ, đọc quá nhanh hoặc quá chậm,
đều đều đơn điệu và “đi đều bước” suốt trọn bài nói mà thậm chí không một lần nhìn khán già. Tóm
lại, họ truyền đạt theo kiểu đang đọc cho thính giả nghe hơn là đang nói chuyện với thính giả.

Nếu bạn đang ở trong một tình huống phải nói từ một bản văn viết sẵn, hãy cố gắng tối đa
tránh các sơ sót trên. Nhớ đọc to để bảo đảm bản văn nghe có vẻ tự nhiên. Nhớ thực hiện việc giao
tiếp ánh mắt với thính giả. Phải nhớ bản thảo cuối cùng đủ rõ ràng và dễ đọc khi lướt mắt qua. Trên

101
hết, nhớ bao quát khán giả bằng sự chân thành và trực tiếp giống như thái độ khi bạn đang trình bày
tùy ứng.

12.2.2 Đọc từ trí nhớ

Trong các kỳ tích của các diễn giả nổi tiếng, không có kỳ tích nào làm chúng ta kinh ngạc
hơn việc họ trình bày thậm chí những bài nói dài nhất và phức tạp nhất theo trí nhớ. Ngày nay
người ta không còn thói quen ghi nhớ như thế nữa, trừ những bài phát biểu ngắn nhất. Nếu bạn đang
phát biểu thuộc loại này và muốn ghi nhớ nó, chắc chắn bạn sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, hãy nhớ
rằng việc ghi nhớ lời phát biểu kỹ càng sẽ giúp bạn có thể chứ không phải cố nhớ lại các từ ngữ.
Những diễn giả nào cứ nhìn chăm chăm lên trần nhà hoặc ra ngoài cửa sổ để cố nhớ những gì họ đã
ghi nhớ thì không thành công bằng những diễn giả chỉ biết đọc từ một bản văn viết sẵn.

12.2.3 Ứng khẩu

Một bài nói ứng khẩu được thực hiện với ít hoặc không có sự chuẩn bị trước. Ít người chọn
cách này, nhưng đôi khi không thể tránh được. Thực tế, nhiều phát biểu bạn thực hiện trong đời sẽ
là ứng khẩu. Bạn có thể đột xuất được mời “nói đôi điều”, hoặc trong quá trình thào luận ở lớp, họp
hành, hoặc báo cáo trong ủy ban, bạn muốn đối đáp lại với một người nói trước đó.

Khi gặp các tình huống như trên, xin đừng hoảng sợ. Không ai mong chờ bạn trình bày một
bài nói hoàn hảo ngay thời điểm đó. Nếu bạn đang dự họp hay đang thào luận, hãy lưu ý kỹ những
gì những người khác đã nói ra. Ghi chú những điểm chính mà bạn đồng ý hay không đồng ý. Theo
tiến trình, bạn sẽ tự động bắt đầu xây dựng những gì sẽ nói khi đến lượt.

Bất cứ khi nào bạn đang đối đáp lại một diễn giả trước, cố gắng trình bày quan điểm của
mình theo bốn bước đơn giản sau:

- Nêu ra vấn đề bạn đang trả lời tiếp theo

- Nêu lên quan điểm bạn muốn thực hiện

- Hỗ trợ quan điểm đó bằng những thống kê, dẫn chứng, hoặc chứng cớ thích hợp

- Tóm tắt lại quan điểm đã nói

Nếu thời gian cho phép, hãy phác thảo nhanh một dàn ý các ý kiến của bạn trên một tờ giấy
trước khi đứng dậy nói. Sử dụng phương pháp viết nhanh các từ và cụm từ chính được dùng trong
một dàn bài nói trang trọng hơn. Điều này giúp bạn nhớ những gì muốn nói và sẽ giữ cho bạn khỏi
lan man.

102
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ có thể nói tự nhiên mà không cần phải đứng dậy. Nhưng nếu
tình huống đòi hỏi bạn phải nói trên bục, bạn hãy bình lĩnh bước tới, hít sâu vào một hoặc hai hơi
dài (không phải là há miệng như ngáp), đưa mắt nhìn quanh khán giả, rồi bắt đầu nói. Cho dù bên
trong bạn có căng thẳng thế nào đi nữa, bên ngoài bạn phải cố tỏ ra bình tĩnh và ung dung tự tại.

Một khi bạn bắt đầu nói, nhớ duy trì giao tiếp mắt với khán giả. Nếu bạn thiên về nói nhanh
khi đang căng thẳng, hãy lưu ý nói ở tốc độ chậm hơn. Nếu bạn có thời gian chuẩn bị ghi chú, hãy
bám sát những gì đã viết. Bằng cách nêu ra các điểm rõ ràng và chính xác, bạn sẽ trình bày như
mong muốn và đầy tự tin.

Như với các dạng nói trước công chúng khác, cách tối ưu để trở thành một diễn giả ứng
khẩu tốt hơn là phải luyện tập trước. Bạn cũng có thể tự tập nói ứng khẩu một mình. Đơn giản là
chọn một đề tài bạn có nhiều thông tin, và bỏ ra một hoặc hai phút nói ứng khẩu về khía cạnh nào
đó của đề tài. Bạn không cần có khán già - bạn có thể nói với một căn phòng trống vắng, nhưng tốt
hơn bạn nên nói có máy thu và rồi mở lại để nghe giọng bạn thế nào. Mục đích của việc này là có
được kinh nghiệm trong việc gắn kết nhanh các ý tưởng và trình bày chúng một cách súc tích. Qua
nhiều năm, nhiều người đã nghiệm thấy đây là cách hiệu quà để cải thiện các kỹ năng nói ứng khẩu
của mình.

12.2.4 Nói tùy ứng

Trong cách dùng quen thuộc, “tùy ứng” có nghĩa giống như “ứng khẩu" nhưng chỉ khác
nhau về mặt kỹ thuật. Không như một bài nói ứng khẩu, vốn toàn bộ là ứng, một bài nói tùy ứng
được chuẩn bị và tập luyện cẩn thận trước. Khi trình bày bài người nói ứng khẩu sử dụng một số các
ghi chú ngắn gọn để nhắc nhở. Lời lẽ chính xác được chọn ngay lúc nói.

Điều này không khó như mới nghe qua. Một khi bạn đã có dàn bài (hoặc ghi chú) và nắm
được các đề lài bạn sẽ đề cập đến theo trình tự nào đó, bạn có thể bắt đắu luyện trình bày bài nói.
Mỗi lần tập luyện, bạn sẽ thấy lời lẽ sẽ hơi khác trước. Khi nói nhiều lần, bạn sè tìm thấy cách hay
nhất đế trình bày mỗi phần và điều đó đè sâu vào tâm trí bạn.

Phương pháp tùy ứng có nhiều thuận lợi. Nó giúp người nói kiểm soát chính xác về mặt ý
tưởng và ngôn ngữ so với nói ứng khẩu, nó tạo ra sự tự nhiên và trực tiếp hơn so với việc nói theo
trí nhớ hoặc từ một bản văn viết sẵn và nó có thể thích hợp với nhiều loại tình huống. Phương pháp
này cũng khuyến khích chất lượng đối thoại khán giả mong đợi trong việc thể hiện bài nói. “Chất
lượng đối thoại” nghĩa là cho một bài nói có được lặp lại bao nhiêu lần đi nữa, khán giả vẫn thấy nó
có tính tự nhiên. Khi nói tùy ứng và có chuẩn bị nghiêm lúc bạn sẽ kiểm soát đầy đủ các ý tưởng

103
không bị ràng buộc vào một bàn thảo soạn sẵn. Bạn tự do thiết lập giao tiếp mắt vững chắc, tự nhiên
diễn xuất và tập trung vào nói chuyện với khán giả hơn là hùng hồn thuyết giảng họ.

12.3. Một số yêu cầu về giọng nói của diễn giả

Giọng nói của bạn như thế nào? Nó có ấm áp và vang rền hay yếu ớt, có sâu lắng và trầm
khàn hay mềm mại và lôi cuốn? Cho dù giọng bạn có các đặc điểm gì đi nữa thì bạn vẫn có thể chắc
chắn ràng nó là độc nhất. Bởi vì không có hai người nào có chính xác cùng thế trạng, và không có
hai người nào có cùng giọng nói. Đây là lý do tại sao các máy kiếm tra giọng thỉnh thoảng được
dùng trong các vụ án hình sự như các phương tiện hướng dẫn để xác định nhân thân.

Giọng nói chúng ta được tạo ra bởi một loạt các bước phức tạp bắt đầu với việc phổi đẩy
không khí đi ra. Khi không khí bị đẩy ra, nó đi qua thanh quản và bị rung lên ở đó để tạo âm thanh.
Sau đó âm thanh này được khuếch đại lên và được tăng cường khi đi qua họng, miệng và mũi. Cuối
cùng, âm thanh cộng hưởng được định hình thành các âm nguyên âm và phụ âm riêng biệt bởi
chuyển động cùa lưỡi, môi, răng và vòm họng trên. Các âm này được kết hợp lại để tạo nên các từ
và câu.

Giọng nói đuợc tạo nên theo quá trình vật lý này sẽ ảnh hưởng lớn đến thành công các bài
nói của bạn. Một giọng nói vang chắc chắn là một tải sản, nhưng bạn có thể nói mà không cần có
nó. Một số trong các diễn giả nổi tiếng nhất trong lịch sử có giọng nói không có gì nổi bật. Abraham
Lincoln có giọng the thé khó nghe; Winston Churchill bị hơi ngọng và nói lắp. Cũng như họ, bạn có
thể vượt qua các khiếm khuyết tự nhiên và sử dụng giọng mình sao cho hiệu quả cao nhất. Nếu bạn
nói quá nhỏ, thường hay vấp, tuôn trào ý như súng liên thanh, hoặc rổ rà như đang đọc một danh
sách rau quà thì bài nói của bạn sẽ thất bại. Lincoln và Churchill biết kiểm soát giọng của họ. Bạn
cũng có thể làm như vậy.

Các khía cạnh về giọng bạn nên tập kiểm soát là độ lớn, độ cao, độ nhanh, các chỗ dừng, độ
phong phú, phát âm bật âm và phương ngữ.

 Cƣờng độ

Ngày xưa, có giọng nói khỏe là điều lối ưu và chủ yếu đối với một diễn giả. Ngày nay, thiết
bị khuếch đại âm thanh điện tử cho phép nghe được ngay cả một giọng nói

Nhớ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng trong lớp học, bạn sẽ nói không có mi-crô. Khi phải
nói như vậy, bạn nhớ điều chỉnh giọng theo độ vang âm của căn phòng, lượng khán giả và mức độ
tiếng ồn xung quanh. Nếu bạn nói quá lớn, thính giả sẽ nghĩ bạn lỗ mãng. Nếu bạn nói quá nhỏ, họ

104
sẽ không hiểu bạn nói gì. Hãy nhớ rằng giọng bạn luôn luôn nghe lớn hơn đối với chính bạn so với
thính giả nghe. Ngay sau khi bắt đầu bài nói, nhớ đưa mắt lướt qua những người ở xa bạn nhất. Nếu
thấy họ tỏ vẻ bối rối, chồm người vé trước, hoặc đang căng người ra để nghe, bạn cần phải nói to
hơn.

 Cao độ

Cao độ là độ cao hay thấp của giọng diễn giả. Các sóng âm thanh rung càng nhanh thì cao
độ càng lớn, chúng rung càng chậm thì cao độ càng nhỏ. Trong bài nói, cao độ có thể ảnh hưởng
đến nghĩa của các từ hoặc các âm thanh. Các thay đổi về cao độ được gọi là các biến tấu. Chúng
làm giọng của bạn ấm áp. tươi sáng và đầy sinh khí. Chính biến tấu trong giọng nói của bạn sẽ cho
biết bạn đang hỏi hay đang phát biểu; bạn đang trung thực hay có ý châm biếm. Các biến tấu này
cũng sẽ làm cho giọng bạn nghe vui hay buồn, tức giận hay hài lòng, sinh động hay ủ rủ, căng thẳng
hay thoải mái, quan tâm hay chán chường.

Trong các cuộc nói chuyện, theo bản năng chúng ta dùng các biến tấu để truyền đạt ý và
cảm xúc. Những người không làm như vậy được cho là nói đơn điệu, ít người nói theo kiểu đơn
điệu tuyệt đối, không có chút biến tấu nào về cao độ, nhưng nhiều người lại rơi vào những dạng cao
độ đều đều nghe có vẻ như đang thôi miên giống kiểu nói đơn điệu. Bạn có thể tránh được điều này
bằng cách thu âm lại khi tập luyện. Nếu tất cả các câu nói của bạn đểu kết thúc theo cùng kiểu biến
tấu - hoặc lên hoặc xuống - hãy tập theo nhiều kiểu cao độ khác nhau để phù hợp với ý nghĩa của từ
muốn nói. Như khi phá bỏ bất cứ thói quen nào khác, lúc đầu việc này có thể không dễ dàng, nhưng
nó bảo đảm giúp bạn trở thành một diễn giả tốt hơn.

 Tốc độ

Tốc độ đề cập đến độ phát ngôn nhanh hay chậm của người nói. Tốc độ nói tốt nhất phụ
thuộc vào nhiều điều - các đặc điểm giọng diễn già, tâm trạng mà họ muốn tạo ra, thành phần khán
giả và bản chất của hoàn cảnh nói.

Hai sai lầm rõ ràng cần tránh là nói quá chậm đến nỗi người nghe cảm thấy chán quá nhanh
đến nỗi họ không theo kịp ý của bạn. Các diễn giả mới nói lần đầu đặc biệt thiên về khuynh hướng
đua nhanh qua bài nói ở một tốc độ chóng mặt. May là một người nói bắt đầu làm điều đó thì đây
thường là một thói quen dễ bỏ, cũng như thói trình bày một bài nói chậm như sên bò.

Chìa khóa cho cả hai trường hợp này là phải ý thức được vấn đề và tập trung xử lý chúng.
Hãy dùng một máy thu kỹ thuật số để kiểm tra xem bạn nói ở tốc độ nào. Lưu ý đặc biệt đến tốc độ

105
nói khi bạn đang luyện tập. Cuối cùng, nhớ lồng vào dàn bài nói ý nhắc nhở về trình bày để bạn
không quên điều chỉnh khi trình bày trong lớp.

 Tạm dừng

Biết tạm dừng khi nào và như thế nào là một thách thức lớn đối với hầu hết những người
mới nói lần đầu. Ngay cả một chút im lặng cũng có thể như là vô tận. Tuy nhiên, bạn đạt được sự
thăng bằng và tự tin hơn, bạn sẽ thấy sự hữu ích của việc tạm dừng. Vó có thể báo hiệu kết thúc một
đơn vị ý, đưa ra một khoảng thời gian lắng đọng để suy nghĩ và tác động đầy kịch tính đến một ý
trình bày. Mark Twain đă từng nói: “Từ dùng đúng có thể là hiệu quả, nhưng im lặng còn hiệu quả
hơn khi biết dừng đúng lúc."

Việc thực hiện ý niệm định thời điểm một phần là theo ý niệm chung, một phần là theo kinh
nghiệm. Lúc đầu, bạn sẽ không luôn luôn dừng đúng chỗ, nhưng cứ cố gắng. Hãy lắng nghe những
diễn giả thành công nói để xem thử họ sử dụng các điểm dừng như thế nào để xây dựng tốc độ và
nhịp điệu bài nói của họ. Luyện tập việc tạm dừng khi bạn đang luyện nói.

Khi bạn tạm dừng nói, nhớ dừng ở cuối các đơn vị ý và không dừng ở giữa ý. Nếu không,
bạn sẽ làm người nghe không theo dõi được ý của bạn. Quan trọng nhất là, không được lấp khoảng
im lặng bằng những tiếng “uh’’, “er”, hay “um”. Những điểm dừng trợ giọng này, đúng như tên gọi,
luôn luôn gây khó chịu, và chúng có thể phá hỏng công sức trước đó của bạn. chúng không những
tạo ra các cảm nhận tiêu cực về độ thông minh của diễn già mà còn thường làm cho diễn giả có vẻ
đang lầm lẩn.

 Giọng điệu

Chính vì sự thay đổi là gia vị của cuộc sống nên nó cũng là gia vị của việc nói trước công
chúng. Một giọng nói đều đều, thiếu cho việc trình bày bài nói giống như một lại sự ảm đạm cho
cuộc sống thường nhật.

Bạn có thể xây dựng một giọng nói diễn cảm, sinh động như thế nào? Trên hết, bằng cách
tiếp cận mọi bài nói như một cơ hội để chia sẻ với thính giả những ý tưởng mà đối với bạn là quan
trọng. Ý muốn thuyết phục vì mong ước trình bày của bạn sẽ giúp giọng nói của bạn tỏa sáng như
vốn dĩ của nó trong đàm thoại tự nhiên.

Hãy tự kiểm tra giọng nói hiện tại của mình để quyết định các khía cạnh nào cần cải thiện.
Thu âm các bài nói để nghe chúng ra sao. Hãy tập trình bày chúng với sự giúp đỡ của các thành
viên gia đình, bạn bè hay bạn cùng phòng. Tham vấn ý kiến giáo viên của bạn. Thực hành bài tập về

106
đa dạng giọng nói ở cuối chương này. Đa dạng giọng nói là một nét tự nhiên trong giao tiếp thông
thường. Không có lý do nào ngăn cản các bài nói của bạn nên có nét tự nhiên như vậy.

 Phát m

Mọi từ đều có vòng đời ba phân khúc: khi nó được đọc, được viết và được nói. Hầu hết mọi
người đều nhận ra và hiểu được nhiều từ hơn trong khi đọc so với khi vận dụng để viết, và gấp
khoảng ba lần trong văn nói tự nhiên. Đây là lý do tại sao chúng ta thỉnh thoảng vấp khi đang nói
các từ vốn là một phần trong kho ngữ vựng đọc hoặc viết. Trong các trường hợp khác, chúng ta có
thể phát âm sai từ phổ biến nhất mà đó không phải là do thói quen.

Vấn đề là ở chổ chúng ta thường không biết khi nào thì chúng ta sẽ phát âm sai một từ; nếu
biết, chúng ta sẽ phát âm đúng. Nếu may mắn, chúng la biết được cách phát âm đúng bàng cách
nghe ai đó nói đúng từ đó, hoặc nhờ ai đó sửa riêng cho chúng ta. Nếu thiếu may mắn, chúng ta phát
âm sai từ trước một số đông người, khiến họ có thể nhướng mày, lầu bầu trong miệng hoăc phì
cười. Ngay cả những diễn già giàu kinh nghiệm đôi khi cũng vấp phải trường hợp này.

Tất cả các điều trên đều nhằm khuyên bạn hãy luyện tập trình bày trước càng nhiều người
bạn và người thân đáng tin cậy càng tốt. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào về cách phát âm đúng của
các từ nhất định nào đó, hãy kiểm tra trong từ điển.

 Phƣơng ngữ

Không có phương ngữ nào có tính kế thừa tốt hơn hay kém hơn phương ngữ khác. Không
có khái niệm một phương ngữ là đúng hay sai. Khi nào thì một phương ngữ nhất định nào đó thích
hợp với việc nói trước công chúng? Câu trả lời trước hết phụ thuộc vào thành phần khán giả. Lạm
dụng bất cứ phương ngữ nào, dù là khu vực hay theo dân tộc, đều có thể gây rắc rối cho diễn giả
nếu khán giả không nắm rõ phương ngữ đó. Trong trường hợp này, phương ngữ đang dùng có thể
làm cho người nghe phán đoán tiêu cực về tư cách, độ thông thái và năng lực của diễn giả. Các
phương ngữ khu vực và theo dân tộc không gây ra trục trặc chừng nào khán giả quen thuộc với
chúng và thấy chúng phù hợp với ngữ cảnh diễn ra.

12.4. Yếu tố phi ngôn ngữ của diễn giả

Dáng vẻ, biểu cảm mặt, điệu bộ, giao tiếp mắt - tất cả đều tác động tới cách người nghe phản
ứng với diễn giả. Chúng ta dùng chúng và các cử động cơ thế khác như thế nào để giao tiếp là đề tài
của một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn có tên là động lực học. Một trong những nhà sáng lập ngành
này, là Ray Birdwhistell, đã ước tính có trên 700.000 dấu hiệu thể chất có thể được gởi qua con

107
đường chuyển động của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những dấu hiệu này có lác động quan
trọng đến ý nghĩa diễn giả muốn truyền đạt. Nghiên cứu cũng đã xác nhận điều mà sử gia Hy Lạp
Herodotus đã nhận thấy cách đây 2.400 năm: “Người ta tin vào tai hơn là tin bằng mắt.” Khi ngôn
ngữ cơ thể của diễn giả mâu thuẫn với lời nói, người nghe thường tin cái thứ nhất hơn.

Sau đây là các khía cạnh chính của hoạt động cơ thể có ảnh hưởng đến kết quả bài phát biểu của
bạn.

 Hình thức bên ngoài

Nếu bạn là Jenifer Lopez, bạn có thể xuất hiện và giật giải Hàn lâm diễn thuyết trang phục
kỳ quái khó tưởng tượng nổi trên người. Nếu bạn là Albert Einstein, bạn thể xuất hiện và phát biểu
trong một hội nghị khoa học quốc tế với chiếc quần dài nhúm, mặc áo ấm và đi giày đánh quán vợt.
Trong khi khán giả chắc chắn bình phẩm về cách ăn mặc của bạn thì tiếng tăm của bạn vẫn không bị
tổn hại. Thực ra, nó càng được củng cố hơn. Bạn sẽ là một trong số ít, rất ít người sống ngoài luật
lệ, được mong đợi là sẽ không giống bình thường.

Một số nghiên cứu đã xác nhận rằng hình thức bề ngoài đóng một vai trò quan trọng trong
trình bày phát biểu. Thính giả luôn luôn nhìn bạn trước khi nghe bạn, cũng giống việc bạn điều
chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với khán già và ngữ cảnh, nên ăn mặc và sửa soạn sao cho thích hợp.
Mặc dù tác động của bài nói đôi khi có khỏa lấp mộl ấn tượng không hay do hình thức bên ngoài
tạo ra, nhưng việc này mang lại ích lợi bao nhiêu. Chưa xét đến ngữ cảnh phát biểu, bạn nên cố
gắng gợi một ấn tượng ban đầu tốt đẹp - một ấn tượng có lẽ làm cho người nghe chấp nhận những
gì bạn trình bày.

 Cử động

Những người nói chưa thạo thường không biết phải làm gì với cơ thể mình khi phát biểu.
Một số thì cứ dịch chuyển tới lui trên bục, sợ rằng nếu như dừng lại thì quên hết mọi thứ, số khác
thì như cái máy chuyển động không ngừng, thường xuyên thay đổi dồn trọng lượng cơ thể từ chân
này qua chân kia, lắc lư 2 vai, lại có số khác hóa thành bức tượng đứng cứng đơ và vô cảm từ đầu
đến cuối. Những nét trên thường bắt nguồn từ sự căng thẳng, với một ít lưu ý, những tư thế này sẽ
mất đi khi bạn trở nên thoải mái khi đứng nói trước công chúng khán giả.

Cũng quan trọng như cách bạn hành xử trong suốt bài nói là những gì bạn làm ngay trước
khi bắt đầu và sau khi kết thúc phát biểu. Khi bạn đứng lên nói, cố gắng tỏ ra bình tĩnh, bản lĩnh và
tự tin cho dù bên trong rất bối rối. Khi đến bục nói, đừng tựa vào nó và đừng vội nói ngay. Hãy tự
cho mình thời gian trấn tĩnh, sắp xếp các ghi chú theo cách bạn muốn. Đứng im khi đợi để chắc là
108
khán giả đang chú ý. Thiết lập giao tiếp mắt với khán giả. Sau đó, và chỉ sau đó, bạn mới bắt đầu
nói.

Khi bạn trình bày đến phần cuối, nhớ duy trì giao tiếp mắt trong một lát sau khi kết thúc bài
nói. Điều này sẽ làm cho câu kết của bạn có thời gian lắng đọng. Trừ khi bạn còn ở trên bục để trả
lời câu hỏi, hãy gom các ghi chú và quay về chỗ ngồi. Khi bạn đang thực hiện việc này, nhớ duy trì
phong thái tập trung và bình thản. Cho dù bạn có làm gì đi nữa, đừng bắt đầu gom các ghi chú trước
khi nói xong và đừng kết thúc bài nói bằng tiếng thở dài lớn hoặc một nhận xét như, “Ôi dào! Xong
rồi, khỏe làm sao!"

Khi luyện tập các bài nói, bạn hãy dành ra một ít thời gian luyện cách xử sự lúc mở đầu và
lúc kết thúc. Đó là một trong những việc dễ nhất và là một trong những điều hiệu quả nhất bạn có
thể làm để cải thiện hình ảnh của bạn với khán già.

 Điệu bộ

Một vài khía cạnh trong việc truyền đạt dường như làm cho người học lo lắng hơn là biết
quyết định làm gì với đôi tay của mình. Những người thường dùng tay để diễn cảm trong nói
chuyện hàng ngày cũng dường như xem chúng như những phần phụ khó chịu khi nói trước một
đám đông khán giả.

Các điệu bộ khéo léo có thể hỗ trợ thêm tác động của một bài nói, nhưng không hỗ trợ gì
cho quan niệm phổ biến rằng các diễn giả công chúng phải có một bản ghi phong phú các điệu bộ
thanh nhã. Một số diễn giả nổi tiếng thường tạo điệu bộ, còn những người khác thì không. Quy luật
thông thường là cho dù bạn có tạo điệu bộ gì đi nữa cũng không được gây chú ý vào chúng quá
nhiều và làm xao nhãng đối với bài nói của bạn. Các điệu bộ nên có vẻ tự nhiên và tự phát, giúp
minh định hoặc củng cố các ý tưởng và phù hợp với khán giả cũng như ngữ cảnh.

Ở giai đoạn này trong nghiệp nói của bạn, bạn có nhiều điều quan trọng để lập trung vào hơn
là việc tạo điệu bộ cử chỉ như thế nào. Việc tạo điệu bộ có khuynh hướng tự nó biểu lộ khi bạn có
kinh nghiệm và tự tin. Trong lúc đó, nhớ không để vấn đề đôi tay lấn át ý tưởng. Tránh vung tay
lung tung, xoắn hai bàn tay vào nhau, bẻ đốt ngón lay, hoặc vân vê nhẫn. Một khi bạn đã loại trừ
được những rối rắm này, đừng nghĩ đến đôi tay nữa. Hãy nghĩ đến việc đang nói với thính giả, và
các cử chỉ điệu bộ của bạn có lẽ sẽ tự chăm sóc lấy, giống như trường hợp bạn đang nói chuyện
bình thường.

 Giao tiếp bằng mắt

109
Bản thân nhãn cầu không diễn tả được xúc cảm. Tuy nhiên bằng cách vận dụng và các phần
khuôn mặt bao quanh nó - đặc biệt là mí mắt trên và lông mày - chúng có thể truyền đạt được một
loạt những thông điệp phi lời phức tạp. Những thông điệp này quá lộ rõ đến nỗi chúng ta nghĩ con
mắt là “cừa sổ của tâm hồn.” Chúng ta nhìn chúng để giúp đo độ chân thật, mức thông minh, thái độ
và xúc cảm của một diễn giả.

Trong việc nói trước công chúng, dường như có khá nhiều người ở các nền văn hóa đồng ý
về tầm quan trọng của mức độ giao tiếp mắt nào đó. Tránh cái nhìn chằm chằm của họ là một trong
những cách bảo đảm nhất để thoát khỏi họ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các diễn giả ở Mỹ
không chịu thiết lập giao tiếp mắt với khán giả bị cho là thiếu quyết đoán và lúng túng và có thể bị
xem là thiếu trung thực và không lương thiện.

Thoạt đầu bạn có thể thấy điều này làm bạn bối rối. Nhưng sau một hoặc hai bài bạn sẽ có
thể đón ánh mắt nhìn chằm chằm cùa khán giả một cách khá thoải mái. Bạn nhìn khán giả, hãy lưu
ý đến các phản ứng của họ. Chỉ nhìn khán giả thôi vẫn chưa đủ, cách bạn nhìn họ cũng cần tính tới.
Một cái nhìn vô cảm gần như cũng tệ như không nhìn gì cả, một cái quắc mắt nhìn dữ tợn, thù
nghịch hay một loạt các liếc mắt sợ sệt, hoang mang cũng vậy. Cũng nên lưu ý khuynh hướng nhìn
chăm chăm vào một bộ phận khán giả nào đó trong khi phớt lờ những người khác. Bạn nên cố gắng
thiết lập giao tiếp mắt với toàn bộ khán giả.

Khi nói với một lượng khán giả nhỏ như lớp của bạn, bạn có thể thường nhìn qua từ người
này sang người khác. Đối với một nhóm lớn hơn, bạn sẽ có thể đảo mắt qua khán giả hơn là cố bắt
ánh mắt của riêng cừng người. Cho dù lượng khán giả là thế nào đi nữa, bạn cũng muốn mắt mình
truyền đạt được sự tự tín, trung thực, và thuyết phục. Mắt bạn phải nói lên được ràng, “Tôi hài lòng
khi được nói chuyện với quý vị. Tôi tin tưởng sâu sắc vào những gì tôi đang nói, và tôi muốn quý vị
cũng tin như vậy”.

12.5. Luyện tập trƣớc khi truyền đạt chính thức

Lẽ khôn ngoan thường tình cho rằng luyện tập mang lại sự hoàn thiện. Điều này là đúng, nhưng
chỉ đúng nếu chúng ta làm đúng cách. Bạn sẽ không đạt gì nhiều trong việc cải thiện truyền đạt bài
nói của bạn trừ phi bạn thực hành đúng việc theo đúng cách. Sau đây là phương pháp năm bước đã
chứng tỏ hiệu quả đối với nhiều người học:

 Đọc lớn dàn bài chuẩn bị cùa bạn để kiểm tra những gì bạn đã viết được chuyển sang văn
nói như thế nào. Liệu có quá dài hay quá ngắn không? Các điểm chính có đủ rõ khi bạn trình bày
không? Các lài liệu hỗ trợ có khác biệt, thuyết phục, thú vị không? Phần giới thiệu và kết luận có

110
suôn sẽ không? Khi bạn trả lời các câu hỏi này, hãy rà soát lại bài nói khi cần thiết.

 Chuẩn bị dàn bài nói của bạn. Khi làm điều này, nhớ tuân theo các hướng dẫn đã thảo
luận trong Chương 10. Sử dụng sườn bài trực quan như trong dàn bài chuẩn bị. Phải bảo đảm dàn
bài nói dễ đọc khi liếc mắt nhìn. Thiết kế dàn bài càng gọn càng tốt. Ghi các ý nhắc nhở vào dàn bài
để lưu ý khi trình bày.

 Tập nói lớn nhiều lần chỉ dùng dàn bài nói. Nhớ đề cập đến các ví dụ và đọc lại đầy đủ tất
cà các trích dẫn và thống kê. Nếu bài nói của bạn có hỗ trợ trực quan, hãy dùng chúng khi luyện tập.
Trong vài lần đầu có thể bạn sẽ quên vài điều hoặc phạm sai sót, nhưng đừng lo âu về điều đó. vẫn
tiếp tục luyện tập và hoàn tất bài nói theo hết khả năng. Tập trung kiểm soát các ý tưởng, đừng cố
học vẹt bài nói. Sau một vài lần cố gắng, bạn sẽ có thể hoàn tất bài nói một cách tùy ứng và dễ dàng
đến độ phải ngạc nhiên.

 Bây giờ bắt đầu nâng cấp và rà soát lại việc trình bày của bạn. Tập nói trước gương để
kiểm tra việc giao tiếp mắt và phong thái trình bày. Thu âm bài nói để rà soát cường độ, cao độ, tốc
độ, các chỗ tạm dừng và độ biến đổi giọng. Quan trọng nhất là nhớ mở cho bạn bè, người thân, hay
bất cứ ai biết lắng nghe và góp ý chân thành cho bạn. Đừng xấu hổ khi hỏi ý kiến. Hầu hết mọi
người đều thích cho ý kiến về điều gì đó. Vì bài nói của bạn được thiết kế cho mọi người hơn là cho
gương hay máy thu nên bạn cần tìm ra trước khả năng nó truyền đến mọi người như thế nào.

 Cuối cùng, hãy dợt thử trước theo các điều kiện càng giống các điều kiện sẽ gặp trong lớp
càng tốt. Một số học viên thích trình bày thừ đôi lần trong một lóp học trống vắng vào ngày hôm
trước ngày phải trình bày.

Cho dù bạn có tiến hành dợt thử trước ở đâu đi nữa, bạn cũng nên tự tin và mong đợi trình
bày trong lớp của bạn. Nếu việc này hay bất cứ phương pháp luyện tâp nào tỏ ra hiệu quà, bạn cần
phải bắt đẩu sớm. Không đợi cho đến ngày trình bày, thậm chí đêm trước đó, mới bắt đầu tập. Một
lần luyện tập - cho dù có lâu bao nhiêu đi nữa - cũng hiếm khi gọi là đủ. Cho dù dàn bài chuẩn bị
của bạn có xuất sắc thế nào chăng nữa, vấn đề là ở chỗ bài nói suôn sẽ như thế nào khi bạn thể hiện
nó. Hăy tự cho mình nhiều thời gian để bảo đảm rằng bài nói sẽ thành công như mong đợi.

12.6. Trả lời chất vấn của khán giả

Hỏi - Đáp là một phần quen thuộc trong việc nói trước công chúng, cho dù đó là một cuộc
họp báo, trình bày kinh doanh, lấy ý kiến cồn chúng hay thực hiện nhiệm vụ ở lớp học. Tùy vào
hoàn cảnh, việc chất vấn có thể xảy ra trong suốt quá trình trình bày hoặc cho đến khi diễn giả đã

111
trình bày xong các ý kiến của mình. Trong trường hợp nào cũng vậy, câu trả lời cho một câu hỏi
thường là phần người hỏi nhận được sau cùng và có thể để lại ấn tượng lâu dài trong người nghe.

12.6.1 Chuẩn bị cho phần chất vấn

Bước đầu tiên để tiến hành tốt trong một phần Hỏi - Đáp là nhìn nhận nó một cách nghiêm
túc như bản thân bài nói vậy. Ngay cả những diễn giả giàu kinh nghiệm cũng vấp váp nếu họ không
chuẩn bị đầy đủ cho phần Hỏi - Đáp trong trình bày của họ. Hai bước quan trọng trong khâu chuẩn
bị là xây dựng trước các câu trả lời cho các câu hỏi có khả năng xảy ra và tập trình bày trước các
câu trả lời đó.

 Kiến thiết c u trả lời cho các c u hỏi có thể gặp

Một khi bạn biết bài nói cùa mình sẽ gặp câu hỏi từ khán giả, bạn nên nghĩ đến các câu hỏi
có khả năng gặp phải, ngay cả khi bạn đang chuẩn bị nội dung bài nói. Nếu bạn nói trước bạn bè,
gia đình hoặc đồng nghiệp, hăy yêu cầu họ đặt bất cứ câu hỏi họ muốn. Bám sát tất cả các câu hỏi
và bố trí thời gian nghĩ cách trả lời. Viết các trả lời ra đầy đủ để bảo đảm rằng bạn đã suy nghĩ kỹ và
đầy đủ về chúng.

Nếu bạn đang trình bày với mục đích thuyết phục người khác, nhớ xây dựng câu trả lời theo
các bất bình có thể có của khán giả theo dự đoán của bạn. Cho dù bạn có cẩn thận bao nhiêu đi nữa
khi xử lý các bất bình thường đó trong bài nói của mình, rất có thể chúng xuất hiện ở điểm nào đó
trong phần Hỏi - Đáp.

Nếu bạn đang nói về một đề tài có các yếu tố kỹ thuật, hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi
chuyên sâu về chúng, cũng như các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề trong các thuật ngữ phi kỹ
thuật. Thậm chí bạn có thể chuẩn bị trước các tờ bổ sung thông tin để phát sau cùng cho những ai
muốn có thêm thông tin ngoài những gì bạn đă cung cấp trong quá trình Hỏi - Đáp.

 Luyện tập cách trả lời

Bạn sẽ khó trình bày một bài nói trong một phòng đầy ắp người nếu không tập dượt trước.
Bạn sẽ không thể tiến hành phần Hỏi - Đáp mà không tập trước cách trả lời. Như nhiều diễn giả đã
phát hiện ra, việc soạn câu trả lời ở nhà hay phòng làm việc và nói chúng mạch lạc dưới áp lực của
một diễn đàn mở là hai việc khác nhau. Vì bạn sẽ nói lớn khi trả lời, bạn nên tập nói lớn trước.

Một ý hay là có một người bạn hay đồng nghiệp lắng nghe bạn trình bày, nêu câu hỏi và
nhận xét trả lời của bạn. Phương pháp này được dùng bởi các ứng viên chính trị và lănh đạo doanh
nghiệp, là những đối tượng sẽ bị các thành viên hội đồng chất vấn gay gắt trước khi thảo luận hay

112
họp báo. Một khả năng khác là thu âm lại câu trả lời cho các câu hỏi dự kiến đến khi bạn thấy tương
đối ổn.

Khi lập dượt, nhớ thiết kế câu trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm. Nhiều câu hỏi đơn giản
chỉ cần trả lời trong 30 giây, và thậm chí các câu rắc rối cũng nên chỉ trả lời trong vòng một hoặc
hai phút. Nếu bạn tập trà lời câu hỏi trước, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc thực hiện theo các
giới hạn thời lượng này.

12.6.2 Trả lời chất vấn

Nếu bạn đã từng xem một diễn giả tài ba xử lý các câu hỏi từ khán giả, bạn thấy có một nghệ
thuật kiểm soát phần Hỏi - Đáp. Nhiều sách đã viết về chủ đề này, nhưng các để nghị sau đây sẽ
giúp bạn bắt đầu một cách đúng đắn.

 Nêu rõ kiểu bố trí trả lời

Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về việc khi nào bạn sẽ trả lời các câu hỏi, hãy dành thời gian đầu
trong bài nói để nêu rỏ kiểu bố trí trả lời bạn thích. Bạn có thể làm điều này bằng cách nói điều gì
đó như, “Hãy thoải mái nêu câu hỏi trong suốt thời gian tôi trình bày”, hay “Tôi sẽ rất vui khi được
trả lời các câu hỏi vào cuối phần trình bày.” Dĩ nhiên nếu các qui định cơ bản đã thực sự rõ ràng,
bạn sẽ không cần phải nói gì về chúng cả.

 Tiếp cận c u hỏi với một thái độ tích cực

Một thái độ tích cực sẽ giúp bạn khéo léo trả lời các câu hỏi và được đánh giá cao. Cố gắng
nhìn nhận câu hỏi của người nghe như là các dấu hiệu của sự quan tâm chân thật và mong muốn
biết nhiều hơn về vấn đề bạn nói. Nếu có người hỏi bạn chi tiết mà bạn nhớ đã nói rồi hoặc một
điểm nào đó dường như rõ ràng với bạn, chớ nên trả lời là “Tôi đã đề cập điều đó ở đầu bài nói”,
hay “Câu trả lời dường như đã rõ ràng." Thay vào đó, tranh thủ những lúc như thế để nhắc lại hoặc
mở rộng các ý tưởng của mình. Nếu bạn xúc phạm một người hỏi bằng cách phớt lờ thắc mắc của
họ, người nghe có thể có những nhận xét không hay về tư cách của bạn.

Ngay dù bạn có bị hỏi một câu hỏi đối nghịch, hãy nhớ bình tĩnh. Tránh nổi nóng trả lời theo
kiểu tự vệ, châm biếm, hoặc dễ gây tranh cãi. Hầu hết số người nghe còn lại sẽ nể phục bạn vì bạn
đã cố gắng tránh cãi nhau. Hãy nghĩ vế phần Hỏi - Đáp như một có thêm một cơ hội khác để truyền
đạt ý tưởng hơn là như một thử thách đối với khả năng hoặc tính cách của bạn.

 Nghe chăm chú

113
Thật là khó để trả lời một câu hỏi hiệu quả nếu bạn không lắng nghe chăm chú. Hãy làm cho
người hỏi thấy bạn đang hoàn toàn lắng nghe họ. Nhìn thẳng vào mắt họ hơn là cứ nhìn quanh
phòng, sàn hoặc trần nhà. Nếu một khán giả đang loay hoay tìm cách câu hỏi, bạn thậm chí có thể
gật đầu khuyến khích để giúp họ trình bày. Khi gặp phải một câu hỏi mơ hồ hay rườm rà, cố gắng
hỏi lại cho rõ nghĩa bằng nói điều gì đó như “Tôi hiểu câu hỏi của anh. Tôi thấy dường như anh
đang hỏi..." Một cách khác đơn giản là yêu cầu người đó lặp lại câu hỏi. Hầu hết mọi người sẽ nêu
lại câu hỏi rõ ràng và súc tích hơn. Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy yêu cầu người hỏi cho ví dụ về điều
họ muốn nói.

 Hƣớng c u trả lời đến toàn bộ ngƣời nghe

Khi bạn đang được hỏi, hãy nhìn vào người hỏi. Tuy vậy, nên hướng câu hỏi của bạn đến
toàn bộ khán giả. Đôi khi nhìn qua người hỏi lúc đang trả lời, nhưng chủ yếu là với toàn bộ khán
giả. Điều này sẽ giúp bạn giữ được sự chú ý của mọi người. Nếu bạn chỉ nói với người hỏi, bạn sẽ
thấy rõ phần khán giả còn lại giảm chú ý.

Khi nói với một lượng lớn khán giả, nhớ lặp lại hoặc diễn đạt lại ý của mỗi câu hỏi sau khi
nó được nêu lên. Điều này giúp bảo đảm bạn hiểu đúng câu hỏi. Nó cũng liên quan đến toàn bộ
khán giả và bảo đãm việc họ biết câu hỏi bạn sắp giải đáp. Thêm vào đó, việc lặp lại và diễn dạt lại
ý câu hỏi sẽ cho bạn thời gian sẽ định hình câu trà ỉời trước khi trả lời.

 Trung thực và th ng thắn

Một số diễn giả sợ phần Hỏi - Đáp vì họ sợ bài nói bị ảnh hưởng bởi câu hỏi họ không trả
lời được. Thế giới sẽ chấm hết nếu bạn có thể trả lời mọi câu hỏi đặt ra. Nếu bạn không biết câu trả
lời, hãy nói như vậy. Không nên nói lời xin lỗi, thoái thác trả lời và quan trọng nhất là không được
cố tình gian dối. Tuy nhiên, cần cho người hỏi hiểu là bạn đang ghi nhận câu hỏi một cách nghiêm
túc và đề nghị sẽ trả lời ngay sau buổi trình bày. Nếu ở đó có một người am hiểu vấn đề hơn, hãy
hỏi họ có biết câu trả lời không.

 Giữ đúng hƣớng

Bạn sẽ dễ đi chệch hướng hoặc mất khả năng kiểm soát thời gian do đấu khẩu qua lại trong
một cuộc Hỏi - Đáp sinh động. Trừ phi có một giám khảo cho phần này, diễn giả có trách nhiệm
phải giữ mọi việc đi đúng hướng. Đôi khi điều đó có nghĩa là cần ngăn ngừa một người hỏi nhiều,
khống chế toàn bộ thời gian của phần này. Cho phép từng người lần lượt chỉ nêu một câu hỏi và
không để mình bị kéo vào một cuộc tranh luận cá nhân với bất cứ người hỏi nào.

114
Đôi khi có trường hợp một khán giả nào đó tự mình tuôn ra một bài độc thoại mở rộng vấn
đề thay vì đưa ra câu hỏi. Khi điều này xảy ra, bạn có thể giành lại quyền kiểm soát tình hình bằng
cách nói điều gì đó như “Đó là các ý tưởng hay, nhưng anh có thắc mắc riêng nào cần tôi giải đáp
không?” Nếu khán giả đó vẫn tiếp tục, hãy đề nghị được trao đổi riêng với họ sau khi kết thúc phần
này.

Trong một số trường hợp, độ dài phần Hỏi - Đáp sẽ được định trước bởi giám khảo hoặc bởi
thời gian biểu của khán giả. Trong một số trường hợp khác, diễn giả sẽ quyết định dành bao nhiêu
thời gian để trả lời câu hỏi. Thường thì điều này đòi hỏi phài phù hợp với loại và số câu hỏi bạn
nhận đuợc. Nhớ ràng bạn phải bố trí đủ thời gian để đề cập các vấn đề quan trọng nhất, nhưng đừng
kéo rê sau khi nội dung phần này đã trình bày xong. Đến lúc kết thúc, hãy đề nghị được giải đáp
một hoặc hai câu hỏi nữa. Sau khi đã trả lời xong, hãy bao quát lại mọi điều bằng cách cảm ơn khán
giả về thời gian bỏ ra và sự chú ý lắng nghe của họ.

C HỎI N TẬP

1. Giao tiếp phi lời là gì? Tại sao nó quan trọng đối với bài nói trước công chúng
hiệu quả?

2. Các yếu tố để trình bày tốt một bài nói là gì?

3. Tám khía cạnh sử dụng giọng nói bạn nên tập trung lưu ý trong các bài nói là gì?

4. Bốn khía cạnh về cử động cơ thể bạn nên tập trung lưu ý trong các bài nói là gì?

5. Năm bước bạn nên tuân theo khi luyện tập trình bày bài nói là gì?

6. Các bước bạn nên tuân theo khi chuẩn bị cho phần Hỏi – Đáp là gì? Bạn nên tập
trung vào cái gì khi giải đáp các câu hỏi trong phần này?

CHƢƠNG 13: Ử DỤNG PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ TRỰC QUAN


 Mục tiêu

115
- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được vai trò vai trò của phương tiện trực quan với vấn đề nói trước
công chúng, các nguyên tắc chuẩn bị phương tiện trực quan , các hướng dẫn trình diễn phương tiện
trực quan.

- Kỹ năng

Vận dụng được các nguyên tắc này vào thực tiễn và trình diễn được phương tiện trực quan.

- Thái độ:

- Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan khi trình bày
một vấn đề trước đám đông.

 Nội dung :

- ND1: Vai trò của phương tiện hỗ trợ trực quan

- ND2: Phân loại phương tiện trực quan

- ND3: Sáu nguyên tắc chuẩn bị phương tiện hỗ trợ trực quan

- ND4: Hướng dẫn trình diễn phương tiện trực quan

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

* Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2,3,4

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

116
 Nội dung chi tiết của chƣơng

13.1. Vai trò của phƣơng tiện hỗ trợ trực quan

Hỗ trợ trực quan có nhiều tiện ích.

 Điểm lợi chủ yếu là khả năng làm cho rõ ràng. Nếu bạn đang nói về một đồ vật, bạn có
thể làm rõ ý mình hơn bằng cách trưng đồ vật đó hoặc mẫu hình tượng của nó ra. Nếu bạn đang
đang trích dẫn thống kê, hãy chỉ ra cái gì đó hoạt động như thế nào, hoặc nếu bạn đang hướng dẫn
một kỹ thuật nào đó, hỗ trợ trực quan sẽ làm cho hướng dẫn đó sống động hơn đối với khán giả. Xét
cho cùng, chúng ta đang sống trong một thời đại trực quan. Truyền hình và điện ảnh đã tạo cho
chúng ta các bài nói, bạn sẽ thường tạo điều kiện hơn cho thính giả hiểu chính xác những gì bạn
đang cố gắng truyền đạt.

 Một tiên ích khác của dụng cụ hỗ trợ trực quan là tạo sự quan tâm. Sự quan tâm có được
do các hình ảnh trực quan này quá mạnh đến nỗi hiện nay các đồ dùng trực quan được sử dụng quen
thuộc ở nhiều lĩnh vực, không chỉ ở việc trình bày ý tưởng. Ngày nay việc sinh động hóa bằng các
tranh ảnh, hình vẽ và các hỗ trợ trực quan khác giúp làm rõ tài liệu và làm nó trở nên hấp dẫn hơn.
Các bách khoa toàn thư đã ồ ạt ra đời với đầy tranh ảnh và bản đồ, thậm chí các từ điển cũng có các
hình ảnh nhỏ nhằm minh họa cho các định nghĩa mục từ. Bạn có thể làm như vậy với các bài nói
của mình.

 Một tiện ích khác nữa của hỗ trợ trực quan là khả năng lưu trữ. Các hình ảnh trực quan
thường đọng lại trong chúng ta lây hơn các hình ảnh mô tả bằng lời. Tất cả chúng ta đều biết rằng
lời nói có thể “vào tai này ra tai kia”. Các hình ảnh trực quan có xu hướng tồn tại bền lâu hơn nhiều.

Thực ra, khi sử dụng hợp lý, hỗ trợ trực quan có thể thúc đẩy gần như mọi khía cạnh của
một bài nói. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một diễn giả tầm trung dùng hỗ trợ trực quan sẽ thành
công vì chuẩn bị tốt hơn, đáng tin cậy hơn, và có tính chuyên nghiệp hơn một diễn giả năng động
không dùng hỗ trợ trực quan. Cũng theo nghiên cứu này, hỗ trợ trực quan có thể làm tăng tính
thuyết phục của một bài nói lên 40 phần trăm. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng các diễn giả là
doanh nhân sử dụng đa phương tiện trong trình bày của họ đạt hiệu quả đáng kế hơn nhiều so với
những ai không dùng. Hỗ trợ trực quan thậm chí có thể giúp bạn đương đầu với nỗi sợ hãi phải lên
sân khấu. Vì tất cả các lý do này, bạn sẽ thấy hỗ trợ trực quan có giá trị to lớn trong các bài nói của
bạn.

117
13.2. Phân loại phƣơng tiện trực quan

 Đồ vật

Trong cách tình huống nhất định, bạn có thể dùng các “vật thế sống” làm dụng cụ trực quan.
Tuy vậy, nhiều vật không được dùng hiệu quả trong các bài nói ở lớp. Một số thì quá lớn không thể
mang vào lớp, số khác thì quá nhỏ để khá giả có thể nhìn rõ, có số không thể có sẵn cho bạn. Nếu
bạn định nói về một bộ não áo giáp hiếm nhưng có trong bảo tàng địa phương, về lý thuyết bạn có
thể mang nó tới lớp, nhưng rất có thể bảo tàng không cho bạn mượn. Bạn sẽ phải tìm loại hỗ trợ
trực quan khác.

 Mô hình

Nếu vật bạn muốn nói đến quá lớn, quá nhỏ, hoặc không có sẵn, bạn có thể dùng đến một
mô hình mẫu. Một khả năng chọn lựa là dùng một mô hình mẫu kích cỡ như thật, bạn cũng có thể
sử dụng mô hình thu nhỏ của một vật lớn. Một loại mô hình thứ ba là mô hình phòng to của một vật
có kích thước nhỏ.

 Tranh ảnh

Khi không có đồ vật thật hoặc mô hình mẫu, bạn có thể dùng tranh ảnh thay thế. Tuy nhiên,
khi nói chuyện tại hội trường lớn, tranh ảnh sẽ không hiệu quả nếu chúng không đủ lớn thấy được
mà không phải căng mắt ra nhìn. Ảnh cỡ trung bình sẽ không đủ lớn để thấy rõ mà không phải
chuyền quanh, vốn chỉ làm lệch hướng khán giả từ những gì bạn đang nói. Điều này cũng tương tự
với ảnh hình từ sách, thậm chí những cuốn sách to khổ cũng quá nhỏ để tất cả thấy rõ.

Một lựa chọn khác là đem ảnh đến dịch vụ photo nhờ chuyển sang các tấm phim hiện lên
qua đèn chiếu, phí tổn rất nhỏ, nhưng hiệu quả đến bất ngờ.

Cuối cùng, Powerpoint và các phương tiện đa truyền thông khác là những hỗ trợ tuyệt vời
cho việc đưa hình ảnh vào bài nói. Bạn có thể dùng tranh ảnh của riêng mình hoặc những ảnh bạn
lấy từ mạng, và bạn dễ dàng điều chỉnh chỉnh cỡ và sắp xếp hình ảnh bạn lấy từ mạng và bạn dễ
dàng điều chỉnh kích cỡ và sắp xếp hình ảnh để có độ rõ ràng và tác động tối đa.

 Hình vẽ

Biểu đồ, bản vẽ phác họa, và các hình vẽ khác là những thay thế tuyệt vời cho tranh ảnh.
Chúng không tốn kém gì nhiều. Hơn thế nữa, vì chúng được vẽ riêng cho một bài nói, nên chúng có
thể được thiết kế để minh họa chính xác quan điểm của bạn. Điều này bù đắp lại nhiều hơn những gì
chúng có lẽ thiếu trong thực tế.

118
 Biểu đồ

Biểu đồ là một cách hay để đơn giản hóa và làm rõ thông kê. Khán giả thường gặp phiền
toái khi nắm bắt môt loạt các con số phức tạp. Bạn có thể giúp giảm bớt khó khăn cho họ bằng cách
dùng đồ thị để trình bày các khuynh hướng và mẫu hình thống kê.

Loại phổ biến nhất là đồ thị theo đường kẻ. Vì một biểu đồ tròn được dùng để làm rõ các
mối quan hệ giữa các phần trong một tổng thể, bạn nên bố trí càng ít các phần khác nhau trong biểu
đồ càng tốt. Tốt nhất một biểu đồ tròn nên có từ hai đến năm phần, không vì lý do gì mà bố trí trên
tám phần trong biểu đồ. Biểu đồ dạng thanh là một cách rất hay để thể hiện các cấp độ so sánh giữa
hai đề mục trở lên. Nó cũng có điểm thuận lợi là dễ hiểu, ngay cả với những người không quen đọc
biểu đồ.

 Bảng biểu

Bảng biểu đặc biệt hữu ích trong việc tóm tắt một khối lượng lớn thông tin. Bảng biểu cũng
hữu ích trong việc trình bày các bước của một quá trình. Bạn cũng có thể dùng các bảng biểu để
trình bày những mẫu thông tin mà khán giả có thế muốn ghi chúng lại.

Sai lầm lớn nhất ở những diễn giả lần đầu nói khi sử dụng biểu đồ là đưa vào quá nhiều
thông tin đến nỗi bảng biểu lộn xộn và khó đọc. Như sau này sẽ được đề cập đến, các hỗ trợ trực
quan phải rõ ràng, đơn giản, và hữu ích. Các danh mục trên một bảng biểu không nên vượt quá bảy
hoặc tám đề mục, và giữa các mục nên có khoảng trống thoáng rộng. Nếu bạn không thể đưa mọi
thứ vào một bảng biểu, hãy thiết kế thêm một cái nữa.

 ăng ghi hình

Băng ghi hình (Video) có thể cực kỳ hiệu quả trong vai trò một phương tiện hỗ trợ trực
quan. Các chi tiết, tính tức thời, và tính sống động của băng ghi hình này khó có gì sánh nổi. Cho dù
có nhiều thuận lợi, việc dùng băng ghi hình trong một bài nói có thể khá phức tạp. Nó đòi hỏi các
thiết bị cồng kềnh, làm diễn giả xao nhãng tập trung và có thể gây hại nhiều hơn nếu dùng bất cẩn.

 Phim tấm

Bạn cũng có thể dùng phim tấm để trình bày hình vẽ, đồ thị, và biểu đồ. Phim tấm không đắt
tiền, dễ thiết kế và tạo ra một hình ảnh trực quan mạnh mẽ. Vì tất cả những lý do này, chúng là một
trong những phương pháp được dùng rộng rãi nhất trong trình bày hỗ trợ trực quan.

Nếu bạn dùng phim tấm, đừng cố viết hoặc vẽ lên chúng trong khi đang nói. Hãy chuẩn bị
chúng thật tốt trước và đảm bảo rằng văn bản thiết kế trên chúng phải đủ lớn để cuối phòng có thể

119
thấy được. Một ý hay cho rằng tất cả con số và chữ viết – đánh máy hoặc viết tay – tối thiểu nên có
kích là 1/4in-sơ chiều cao (lớn gấp ba lần cỡ chữ trong trang này).

Thêm vào đó, nhớ kiểm tra máy chiếu trước để chắc chắn còn hoạt động tốt và bạn biết cách
sử dụng nó. Nếu có thể, hãy sắp xếp luyện trước với một máy khi tập dượt bài nói. Việc này sẽ giúp
bảo đảm các tấm phim của bạn sẽ phối hợp tốt với phần trình bày còn lại của bạn.

 Trình diễn đa phƣơng tiện

Trình diễn đa phương tiện cho phép bạn kết hợp nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm biểu
đồ, đồ thị, hình ảnh và băng ghi hình trong cùng một bài nói. Tùy vào các nguồn kỹ thuật có được ở
trường, bạn có thể dùng các trình duyệt đa phương tiện trong lớp học nói của mình. Nếu vậy, lớp sẽ
tạo điều kiện rèn luyện các bài nói ngoài phạm vi lớp, đặc biệt trong các bối cảnh công việc, là nơi
trình duyệt đa phương tiện được thực hiện hàng ngày.

Mặc dù mỗi chương trình trình diễn đa phương tiện hoạt động theo cách riêng, nhưng tất cả
các chương trình đều cung cấp cho bạn các dụng cụ để kết hợp nhiều tài liệu khác nhau vào bài nói
của mình. Một khi bạn đã xây dựng được tất cả các phương tiện hỗ trơ cần cho bài nói và đã lưu
trong máy tính, bạn có thể sắp xếp chúng theo bất cứ thứ tư nào bạn muốn. Trong suốt bài nói, bạn
nên dùng máy tính để kiếm soát việc trình bày các hỗ trợ của bạn. Máy tính thường nối với một màn
hình hay một máy chiếu băng hình màn ảnh rộng. Một số hệ thống có chuột không dây để bạn đi
qua phần trình bày ít lúng túng nhất.

Bên cạnh tất cả những thuận lợi này, các trình diễn đa phương tiện vẫn có một số bất lợi mà
không phải là phí tổn cao của thiết bị cần có để trình diễn chúng. Phải mất một thời gian đáng kể để
biết cách sử dụng phần mềm, thiết kế đồ thị và biểu đồ, điều chỉnh âm thanh và băng đĩa, cũng như
tổ chức và tập dượt trình diễn để mọi việc trơn tru và có tính chuyên nghiệp cao. Nếu bạn dự tính
thưc hiện trình bày đa phương tiện, nhớ dành nhiều thời gian để bảo đảm trình bày thành công tốt
đẹp.

Với bất cứ kỹ thuật phức tạp nào vẫn luôn luôn có khả năng trục trặc thiết bị. hãy khởi động
máy tính, máy chiếu, v..v.. đủ sớm để bạn có thể kiểm tra chúng trước khi khán giả đến. Nhớ phải
biết rõ thiết bị để có thể xử lý bất cứ sự cố kỹ thuật cơ bản nào có thể xảy ra. Luôn luôn mang theo
một đĩa dự phòng trong trường hợp phải cần đến.

Điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị để trình bày bài nói ngay cả khi tất cả các thiết bị đa
phương tiện không dùng được. Việc này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến các bào nói bạn đã chuẩn bị

120
nhưng vẫn tốt hơ nhiều nếu như không có bài nói nào cả. Khán giả sẽ thông cảm với tình cảnh khó
xử của bạn, và họ sẽ đánh giá cao về khả năng thích ứng với tình huống bất ngờ.

 Ngƣời nói

Đôi khi bạn có thể dùng chính cơ thể mình làm phương tiện hỗ trợ trực quan bằng việc thể
hiện cách một nhạc trưởng điều khiển một dàn nhạc, bằng việc biểu diễn các kỹ năng của múa hiện
đại, bằng cách biểu diễn các màn ảo thuật, v..v.. Nhiều học viên cũng phát hiện ra rằng một kiểu
biểu diễn nào đó sẽ giúp làm giảm căng thẳng trong suốt bài nói qua việc tạo lối thoát cho tâm lý
đang hồi hộp của mình.

Thực hiện tốt màn trình diễn đòi hỏi phải luyện tập đặc biệt để phối hợp hành động với lời
nói và phải kiểm soát được thời gian của bài nói. Chủ đề của bài nói được lấy làm ví dụ là ngôn ngữ
dấu hiệu. Sau khi cung cấp thông tin nền về các loại dấu hiệu khác nhau được dùng ngày nay, diễn
giả đã chỉ cho các bạn trong lớp cách ra dấu thể hiện ý “Anh chị là bạn của tôi”. Khi xem, nên lưu
ý diễn giả đã giảng giải từng bước theo thứ tự rõ ràng như thế nào và cách cô cho lớp thời gian để
bắt chước làm theo trong mỗi bước trước khi cô chuyển sang phần tiếp theo. Cũng nên lưu ý cách
cô giao tiếp trực tiếp với khán giả và duy trì giao tiếp mắt trong suốt thời gian trình diễn.

Bạn cần lưu ý đặc biệt tới thời gian nếu bạn phải trình bày một quy trình lâu hơn so với thời
lượng dành cho bài nói.

13.3. Sáu nguyên tắc chuẩn bị phƣơng tiện hỗ trợ trực quan

13.3.1. Chuẩn bị trƣớc các phƣơng tiện

Cho dù bạn định dùng công cụ hỗ trợ trực quan nào đi nữa, hãy chuẩn bị chúng chu đáo
trước ngày bạn có bài nói. Điều này có hai thuận lợi.

 Thứ nhất, nó có nghĩa là bạn sẽ có thời gian và các nguồn để nghĩ ra các phương tiện hấp
dẫn và sáng tạo có thể làm tăng giá trị bài nói của bạn. Khán giả sẽ có cảm tình nhiều hơn đối với
những diễn giả nào rõ ràng bỏ nhiều công sức cho dùng hỗ trợ trực quan.

 Thứ hai, chuẩn bị phương tiện trực quan trước có nghĩa là bạn có thể dùng đến chúng
trong thời gian luyện tập. Các hỗ trợ trực quan có hiệu quả chỉ khi chúng được đưa vào nhuần
nhuyễn trong phần còn lại của bài nói. Nếu bạn bị lạc chỗ, làm rơi đồ dùng hỗ trợ, hoặc lùng túng
khi sử dụng, bạn sẽ làm cử tọa xao nhãng và làm mình mất tập trung. Bạn có thể tránh những điều
tai hại như thế bằng cách chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ trước đủ lâu.

13.3.2. Đơn giản hóa các phƣơng tiện


121
Mục đích của một đồ dùng trực quan là giúp truyền đạt ý tưởng, không phải phô diễn trình
độ điêu luyện như một nghệ sĩ hoặc tài năng phi thường với các đồ họa vi tính. Các đồ trực quan
nên đơn giản, rõ ràng, và đi vào trọng tâm vấn đề. Giới hạn mỗi phương tiện này ở một lượng thông
tin có thể xử lý được, cẩn thận với khuynh hướng sa đà khi sử dụng các chương trình như
PowerPoint. Quy luật cơ bản là đưa đồ dùng trực quan chỉ những gì bạn cần để thể hiện ý tưởng.
Nếu bạn xem lại các đồ dùng hỗ trợ trực quan đươc đề cập đầu chương này, bạn sẽ thấy tất cả chúng
đều rõ ràng và không thừa thãi. Chúng chứa đủ thông tin để truyền đạt quan điểm diễn giả, nhưng
không quá nhiều đến nỗi gây bối rối hoặc làm khán giả xao nhãng.

13.3.3. Bảo đảm phƣơng tiện đủ lớn

Một phương tiện trực quan sẽ trở nên vô ích nếu không ai thấy được. Đây là một trong
những điểm dường như hiển nhiên không cần bàn cãi. Nhưng như nhiều diễn giả phát hiện ra, đồng
ý là một chuyện, còn chuẩn bị phương tiện đúng đắn là một chuyện khác.

Khi bạn thiết kế một đồ dùng trực quan, hãy nhớ lại kích thước của căn phòng bạn sẽ trình
bày. Phải bảo đảm đồ dùng trực quan đủ lớn để mọi người trong phòng dễ nhìn thấy. Khi bạn chuẩn
bị đồ dùng trực quan, hãy kiểm tra khả năng nhìn thấy được nó bằng cách ở xa để nhìn như thính
giả ngồi xa nhất.

Nếu bạn tạo phương tiện hỗ trợ trực quan bằng vi tính, cần nhớ rõ cỡ chữ thông thường có
thể dễ đọc nếu cách màn hình máy hai bộ, nhưng sẽ quá nhỏ đối với một đồ dùng trực quan, thậm
chí đối với một cái được phóng to bằng thiết bị chiếu băng ghi hình hoặc bằng máy đèn chiếu. Hầu
hết các chuyên gia đều khuyên tô đậm chữ và số dùng tối thiểu cỡ 36 cho tiêu đề, cỡ 24 cho phụ đề,
và 18 cho dạng nội dung khác.

Nhưng nghiên cứu đã chỉ rằng một chuỗi dài toàn những từ in hoa thực sự khó đọc hơn chữ
thường. Dành chữ in hoa cho nhan đề hoặc cho các từ riêng lẽ cần đặc biệt nhấn mạnh.

13.3.4. Dùng kiểu chữ dễ đọc

Hầu hết các chương trình vi tính đều có một lượng lớn các kiểu chữ bạn có thể dùng để làm
phong phú cách của các bản thiết kế trực quan của mình. Mặc dù có thể buồn cười khi thử kiểu chữ,
nhưng không phải kiểu chữ nào cũng phù hợp với thiết kế trực quan. Trong phần lớn trường hợp,
bạn nên tránh các kiểu chữ trang trí khó đọc và có thể làm giảm độ tập trung của người nghe.

13.3.5. Dùng một lƣợng kiểu chữ giới hạn

122
Một lượng kiểu chữ giới hạn nào đó trong một thiết kế trực quan sẽ có sức thu hút nhưng
quá nhiều sẽ gây rối rắm. Hầu hếu các chuyên gia đều khuyến cáo là dùng không quá hai kiểu chữ
trong một thiết kế trực quan đơn lẻ - một tựa đề hay cho các đề mục chính – kiểu chữ kia cho các
phụ đề hoặc nội dung khác. Quy trình chuẩn là dùng cùng một kiểu chữ in hoa cho tựa đề và kiểu
chữ thường cho các phụ đề và nội dung

13.3.6. Phối màu hiệu quả

Màu sắc giúp gia tăng tác động của một đồ dùng trực quan. Khi được dùng hiệu quả, nó làm
tăng nhận thức thêm 78% và độ thông hiểu 73%. Dĩ nhiên điều kiện cần có là “khi được sử dụng
hiệu quả”. Một số màu không hòa hợp tốt với nhau như màu đỏ và màu xanh lá cây, nhiều mảng
màu xanh lá cây và xanh lục quá gần nhau, cam và đỏ, xanh lam và tím.

Một sai lầm là bố trí quá nhiều màu trên một thiết kế trực quan. Trong đa số trường hợp, các
đồ thị và biểu đồ nên giới hạn ở một vài màu dùng thường xuyên và đơn nhất cho các trường hợp
theo chức năng. Cách dùng quen thuộc là chữ màu tối trên nền màu sáng, đặc biệt khi bạn đang
dùng bảng quảng cáo hay một tấm phim đèn chiếu. Trong trường hợp nào đi nữa, cũng phải đảm
bảo có đủ độ tương phản giữa nền và nội dung để khán giả có thể thấy mọi thứ rõ ràng. Bạn cũng có
thể dùng màu để làm nổi bật các điểm chính trong một thiết kế trực quan.

13.4. Hƣớng dẫn trình diễn phƣơng tiện trực quan

Bên cạnh việc cẩn thận chọn và chuẩn bị các phương tiện trực quan, bạn cần lưu ý cách thức
bạn sẽ trình diễn chúng trong bài nói của bạn. Cho dù các hỗ trợ trực quan của bạn có thể được thiết
kế tốt thế nào đi nữa, chúng vẫn sẽ ít có giá trị nếu bạn không trình diễn chúng thích hợp, diễn giải
chúng rõ ràng và lồng chúng vào phần còn lại của bài nói một cách hiệu quả. Sau đây là bảy hướng
dẫn để giúp bạn có được tác động tối đa đới với các phương tiện trực quan của bạn.

13.4.1 Hạn chế sử dụng bảng phấn

Mới thoạt nghĩ, dùng bảng phấn trong lớp học trình diễn trực quan dường như là một ý
tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên thường thì không phải vậy. Bạn có quá nhiều việc phải làm trong suốt
bài nói nên khó đầu tư nhiều cho việc vẽ hoặc viết nắn nót trên bảng. Nhiều sinh viên đã tự làm
giảm chất lượng một bài nói lẽ ra khá hay vì quay lưng lại khán giả để xử lý bảng phấn. Thậm chí
nếu dụng cụ hỗ trợ trực quan của bạn được gắn trước lên bảng, nó vẫn không sống động hay gọn
nhẹ như cái được thiết kế trên tấm áp-phíc hoặc chiếu lên bảng chiếu.

13.4.2 Không để khán giả chuyền tay phƣơng tiện trực quan

123
Một khi phương tiện hỗ trợ nằm trong tay của người nghe, bạn sẽ gặp rắc rối. Ít nhất có ba
người sẽ chú ý đến nó hơn là nghe bạn nói: đó là người vừa mới cầm xem phương tiện, người đang
cầm xem và người đợi tới lượt mình xem. Vào lúc phương tiện đang được chuyền quanh, cả ba
người này có thể xao nhãng không để ý những gì bạn đang nói.

Bạn cũng không nên xử lý tình huống này bằng cách chuẩn bị một tài liệu cầm tay để đưa
cho mọi khán giả xem. Không có gì chắc chắn rằng họ sẽ chú ý đến tài liệu đó nếu bạn không đề
nghị họ xem. Thực ra thì họ có lẽ bỏ qua một phần hay của bài nói vì phải nhìn lướt qua tài liệu theo
tốc độ đọc riêng của mình hơn là lắng nge những gì bạn nói. Dù các tài liệu cầm tay có thể là hữu
ích nhưng thường thì chúng chỉ có giá trị ganh đua với những diễn giả mới tập sự mà thôi.

Dĩ nhiên thỉnh thoảng bạn muốn người nghe có một số tài liệu mang về nhà xem. Trong
trường hợp này, bạn hãy trao tài liệu đó sau khi đã trình bày xong và phát chúng mà không ngại tạo
sự xao nhãng. Luôn kiểm soát các phương tiện trực quan là điều cần thiết để kiểm soát bài nói.

13.4.3 Trƣng các phƣơng tiện trực quan nơi khán giả có thể nhìn thấy

Xem qua căn phòng bạn sẽ trình bày bài nói trước khi quyết định chính xác nơi bạn sẽ trưng
ra các hỗ trợ trực quan. Nếu bạn đang sử dụng bảng khổ lớn chuyên dụng, nhớ rằng nó phải đủ cứng
cáp để trình tranh ảnh mà không cuộn lại hay đổ nhào. Nếu bạn định trưng ra một vật thể hay một
mô hình mẫu, nhớ đặt nó nơi mọi người trong phòng dễ thấy. Nếu cần thiết, cầm vật hay mô hình
trên tay khi bạn đang nói đến nó.

Một khi bạn đã bố trí phương tiện hỗ trợ ở vị trí tốt nhất, nhớ đùng tự làm hỏng mọi sự
chuẩn bị của mình do vô ý đứng chắn nganh che mất tầm nhìn của khán giả. Nhớ đừng ở một bên
phương tiện đó và dùng ta gần hơn để chỉ nó. Nếu được thì nên dùng một cây bút chì, một cây
thước, hay một thiết bị nào đó có thể chỉ được. Dùng thiết bị này có thể cho phép bạn đứng xa
phương tiện hơn, nhờ vậy giảm thiểu được khả năng bạn sẽ cản trở tầm nhìn của những người ngồi
cùng phía bên bạn đang đứng trong căn phòng.

13.4.4 Trƣng các phƣơng tiện hỗ trợ trực quan ch khi đề cập đến chúng

Cũng giống như việc chuyền tay, việc trưng ra các hỗ trợ trực quan quan trọng suốt bài nói
sẽ gây xao nhãng sự chú ý. Bất cứ khi nào có một phương tiện hỗ trợ trong tầm mắt, ít nhất sẽ có
vài người quay sang nhìn đến nó hơn là nghe bạn nói.

Nếu bạn sẽ dùng đến một vật thể hay một mô hình, hãy cất nó cho đến khi bạn chuẩn bị đề
cập đến. Khi đã nói xong, nhớ đặt phương tiện ra khỏi tầm mắt khán giả.

124
Việc dùng sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ hay hình ảnh được gắn trên các bảng giấy chuyên dụng
cũng vậy. Nếu bạn đang dùng một khung đồ, hãy gắn một tờ bảng giấy trống che tờ có phương tiện
hỗ trợ. Khi đến lúc cần, tháo tờ che đó ra để thấy mẫu hình. Khi trưng xong, tháo mẫu hình đó ra
hoặc che nó lại bằng một tấm bảng giấy trống để nó không làm chuyển hướng chú ý của người
nghe.

Nếu bạn đang dùng một chương trình đa phương tiện, bạn cũng có thể áp dụng cách trên
bằng cách lồng một slide trống và chiếu lên khi bạn không đề cập đến một đối tượng hỗ trợ trực
quan nào đó. Cho dù bạn dùng loại phương tiện hỗ trợ hay kỹ thuật trình diễn chúng thế nào đi nữa,
nguyên tắc vẫn luôn đúng. Trưng phương tiện hỗ trợ trực chỉ khi đang đề cập đến.

13.4.5 Nói với khán giả chứ không nói với phƣơng tiện hỗ trợ

Khi đang diễn giải về một phương tiện hỗ trợ, bạn rất dễ rơi vào tình trạng phá vỡ quan hệ
giao tiếp mắt với khán giả và chỉ đến ý đến với phương tiện đó. Đương nhiên là thính giả lúc đó chủ
yếu nhìn vào phương tiện hỗ trợ, và bạn sẽ cần phải thỉnh thoảng liếc nhìn nó khi đang nói. Nhưng
nếu mắt bạn cứ gắn chặt vào nó, bạn có thể mất khán giả. Bằng cách giữ giao tiếp mắt với người
nghe, bạn sẽ thu nhận được các phản hồi từ khán giả về hiệu quả của phương tiện và diễn giải của
mình.

13.4.6 Giảng giải hỗ trợ trực quan rõ ràng, chính xác

Phương tiện trực quan tự thân không biết nói. Cũng giống như con số thống kê, chúng cần
được diễn giải và nối kết người nghe. Một phương tiện hỗ trợ rất có thể rất hữu ích, nhưng chỉ khi
người xem biết đang tìm cái gì và tại sao phải tìm. Không may, những diễn giả tập sự thường cho
xem phương tiện qua loa mà không diễn giải rõ ràng và chính xác. Nhớ làm phương tiện hỗ trợ
thích ứng với khán giả. Hãy cho người nghe biết ý nghĩa của vật trực quan. Mô tả các đặc điểm
chính của nó. Giải thích kỹ nghĩa các sơ biểu đồ. Giảng giải các thống kê và tỷ lệ phần trăm. Nhớ
rằng một phương tiện trực quan chỉ hữu ích khi có giảng giải đi kèm.

13.4.7 Tập dƣợt trƣớc với phƣơng tiện trực quan

Luyện tập trước với thiết bị sẽ bảo đảm cho bạn trình diễn các hỗ trợ trực quan ít gặp rắc rối
nhất. Hãy tập trước bài nói nhiều lần, dượt cách bạn sẽ trưng hỗ trợ trực quan, các điệu bộ bạn sẽ
thể hiện, và thời gian mỗi phần. Trong việc dùng phương tiện hỗ trợ, như trong các khía cạnh khác
của việc trình bày phát biểu, không có gì thay thế được sự chuẩn bị. Cần tập dượt trước với dụng cụ
trực quan để chúng hòa nhập vào bài nói một cách trơn tru và nhuần nhuyễn.

125
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những thuận lợi chính khhi sử dụng các phương tiện trực quan trong bài nói của ban là
gì?

2. Bạn có thể sử dụng các loại phương tiện trực quan nào trong một bài nói?

3. Các hướng dẫ chuẩn bị phương tiện trực quan nào được đề nghị trong chương này?

4. Các hướng dẫn trình bày phương tiện trực quan nào được đề nghị trong chương này

CHƢƠNG 14 : TH YẾT TRÌNH ĐỂ CUNG CẤP THÔNG TIN


 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được các loại bài nói để cung cấp thông tin.

126
- Kỹ năng

Lấy được các ví dụ về từng loại bài nói.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng nói cung cấp thông tin khi trình bày một vấn đề
trước đám đông.

 Nội dung :

- ND1: Các loại bài nói cung cấp thông tin

- ND2: Hướng dẫn việc nói cung cấp thông tin

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

14.1. Các loại bài nói cung cấp thông tin

14.1.1.Bài nói về vật thể

Như khái niệm được dùng ở đây, “vật thể” gồm bất cứ cái gì thấy được bằng mắt, xác thực,
và bền vững về cấu tạo. Vật thể có thể có các phần động hoặc còn sống; chúng có thể bao gồm nơi
chốn, cấu trúc, động vật, thậm chí con người. Bạn sẽ không có thời gian để kể hết tất cả mọi thứ về
bất cứ đề tài nào đó, bạn sẽ chọn một mục đích cụ thể chỉ tập trng vào một khía cạnh của đề tài. Bạn
nên chọn một mục đích cụ thể không quá rộng để trình bày hiệu quả trong thời lượng ấn dịnh.

127
Dù bạn sử dụng phương pháp tổ chức nào thì nhờ tuân theo các nguyên tắc:

- Giới hạn bài nói chỉ đề cập từ 2 đến 5 ý chính

- Tách biệt các ý chính

- Cố gắng dùng các cấu trúc diễn đạt cho tất cả các ý chính

- Cân đối thời lượng dành cho mỗi ý chính

14.1.2. Bài nói về quá trình

Một quá trình là một loạt hành động có hệ thống dẫn đến một kết quả hay sản phẩm cụ thể.
Bài nói về quá trình giảng giải cách chế tạo hay làm cái gì đó, hay cách hoạt động của cái gì đó. Khi
trình bày về một quá trình, bạn sẽ thường sắp xếp bài nói của mình theo trình tự thời gian, giảng
giải từng bước quá trình từ đầu đến cuối.

Có hai loại bài nói cung cấp thông tin về quá trình. Một loại giảng giải một quá trình để
người nghe hiểu nó tốt hơn. Mục tiêu của bạn trong loại này là giúp khán giả nắm các bước của quá
trình và cách chúng liên quan với nhau. Loại bài nói thứ hai giảng giải một quá trình để người nghe
có thể tự thực hiện quá trình tốt hơn. Mục tiêu của bạn trong loại bài nói này là giúp khán giả biết
một kỹ năng đặc biệt nào đó. Bạn muốn khán giả có thể dùng các kỹ thuật sau khi nghe bài nói của
bạn.

Cả hai loại bài nói về quá trình có thể cần các phương tiện nghe nhìn trực quan. Tối thiểu
bạn nên chuẩn bị một sơ đồ vạch ra các bước hoặc các kỹ thuật trong quá trình trình bày của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải chỉ ra các bước hoặc các kỹ thuật bằng cách thao tác
chúng trước khán giả. Trong mỗi trường hợp, việc thao tác mẫu không chỉ làm rõ quá trình của diễn
giả mà còn thu hút sự chú ý của khán giả.

14.1.3. Bài nói về sự kiện

Sự kiện là bất cứ cái gì xảy ra hay được cho là xảy ra. Thông thường, bạn cần giới hạn độ
tập trung và chọn một mục đích cụ thể có thể thực hiện trong một bài nói ngắn.

Nếu mục đích cụ thể của bạn là nêu lại lịch sử của một sự kiện, bạn sẽ tổ chức bài nói theo
trình tự thời gian, thuật lại lần lượt các diễn biến theo thứ tự xảy ra. Hoặc bạn có thể dùng phương
pháp tiếp cận có tính phân tích hơn và giảng giải các nguyên nhân và/hoặc kết quả của nó, trường
hợp này bạn đã tổ chức bài nói theo thứ tự nhân quả.

128
Có nhiều cách khách để tiếp cận một sự kiện ngoài cách kể về chuyện đã xảy ra hoặc lý do
nó xảy ra. Bạn có thể tiếp cận một sự kiện từ hầu như mọi góc độ hoặc kết hợp các góc độ, trong
trường hợp này, bạn sẽ liên kết các phần trong bài nói với nhau theo trình tự đề tài.

14.1.4. Bài nói về khái niệm

Khái niệm bao gồm các đức tin, luận thuyết, nguyên tắc, và những cái tương tự. Chúng trừu
tượng hơn các vật thể, qui trình, hoặc sự kiện. Các bài nói về các khái niệm thường được tổ chức
theo trình tự đề tài. Một cách tiếp cận quen thuộc là liệt kê các ý hoặc các khía cạnh chính trong
khái niệm của bạn. Một cách tiếp cận phức tạp hơn là định nghĩa khái niệm bạn đang nói đến, xác
định các yếu tố chính của nó, và minh họa bằng những ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận
khác là giảng giải các trường phái tư tưởng đối lập nhau về cùng chủ đề.

Các bài nói về các khái niệm thường phức tạp hơn các loại bài nói cung cấp thông tin khác.
Các khái niệm thì trừu tượng và rất khó giảng giải cho ai đó mới biết chúng lần đầu. Khi giảng giải
các khái niệm, nhớ đặc biệt chú ý tránh ngôn ngữ nặng tính kỹ thuật, cần định nghĩa các thuật ngữ
rõ ràng, và sử dụng ví dụ cùng các phép so sánh để minh họa khái niệm và làm chúng dễ hiểu đối
với người nghe.

14.2. Hƣớng dẫn việc nói cung cấp thông tin

14.2.1. Đừng quá đề cao sự hiểu biết của khán giả

Nhiều diễn giả đã phát hiện ra là kho thông tin của khán giả rất dễ được đề cao quá mức.
Trong hầu hết các bài nói cung cấp thông tin, thính giả của bạn sẽ chỉ biết mơ hồ (may lắm là vậy)
về các chi tiết trong đề tài của bạn. (Nếu không phải vậy, sẽ không có nhiều nhu cầu về các bài nói
cung cấp thông tin!) Vì vậy, bạn phải dẫn dắt thính giả đi từ từ, không được nhảy cóc. Bạn không
thể giả định là họ sẽ biết điều bạn muốn nói. Hơn thế nữa, bạn phải nhớ giảng giải mọi thứ trọn vẹn
đến mức họ không thể không hiểu. Khi bạn luyện tập bài nói, luôn luôn cân nhắc liệu nó có rõ ràng
cho người mới nghe lần đầu tiên về đề tài bài nói không.

Cũng nên nhớ rằng độc giả có thể nghiên cứu một thông điệp văn viết nhiều lần cho đến khi
họ rút ra được nghĩa của nó, nhưng thính giả thì không có cơ hội đó. Họ phải hiểu điều bạn nói ngay
lúc nó cần bạn nói đến nó. Bạn càng cho là khán giả biết hết về đề tài bài nói của bạn, bạn càng
nhầm to. Một số chuyên gia khuyên là nên chuẩn bị bài nói như thể khán giả chưa bao giờ nghe nói
đến chủ đề đó cả. Điều này có thể hơi cực đoan, nhưng cũng là một cách để bảo đảm bạn xác định
được mọi thuật ngữ đặc biệt, làm trong sáng mọi ý tưởng, minh họa mọi khái niệm và hỗ trợ mọi
kết luận.
129
14.2.2. Liên hệ trực tiếp chủ đề đến khán giả

Một bài nói được đo theo tác động của nó lên một lượng khán giả cụ thể. Không thể có
chuyện một bài nói hay lại làm khán giả ngủ thiếp đi. Công việc của diễn giả là phải làm cho người
nghe quan tâm và giữ cho họ quan tâm.

Các diễn giả cung cấp thông tin có một rào cản lớn phải vượt qua. Họ phải nhận thấy rằng
những gì hấp dẫn đối với họ chưa hẳn hấp dẫn đối với mọi người. Một khi bạn đã chọn một đề tài
có thể hấp dẫn đối với người nghe, bạn nên theo những bước đặc biệt để liên kết nó với họ. Bạn nên
buộc chặt nó vào sự yêu thích và quan tâm của họ.

Hãy kéo khán giả vào cuộc ngay từ lúc bắt đầu. Đừng cắt ngang phần giới thiệu. Bất cứ khi
nào có thể, bạn nên đặt người nghe vào nội dung bài nói. Xét cho cùng, không gì lôi cuốn người
nghe bằng chính bản thân họ. Đừng nên liến láu các thống kê và các khái niệm như thể bạn đang
đọc một danh sách mua hàng.

Hãy xem cách dùng thường xuyên của từ “bạn” và từ “của bạn”. Các dữ kiện thì giống nhau
nhưng bây giờ chúng nhắm thẳng đến khán giả. Đây là kiểu làm cho người nghe phải giật mình và
chú ý. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng các thuật ngữ chỉ người như “bạn” và “của
bạn” trong một bài nói cung cấp thông tin sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng cử tọa hiểu được các ý
tưởng của diễn giả.

14.2.3. Đừng dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn

Khi nói rằng một bài nói cung cấp thông tin quá thiên về kỹ thuật thì điều đó có nghĩa là gì?
Có thể có nghĩa là chủ đề quá chuyên ngành đối với khán giả. Bất cứ chủ đề nào cũng có thể phổ
quát được, nhưng còn tuỳ vào một điểm. Điều quan trọng một diễn giả cần biết là cái gì có thể giảng
giải được cho một lượng khán giả bình thường và cái gì không thể được.

Lúc đầu có thể bạn thấy khó thực hiện điều này. Nhiều người quá “nghiện” dùng biệt ngữ
cho chủ đề của mình đến nỗi lúng túng khi muốn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều bài nói,
bạn sẽ dần dần trở nên thành thạo trong việc diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ phi kỹ thuật hàng
ngày.

14.2.4. Tránh các ý niệm trừu tƣợng

Một bài nói không phải là một cuốn tiểu thuyết. Tuy vậy, quá nhiều ý niệm trừu tượng sẽ
gây nhàm chán, cho dù trong một tiểu thuyết hay một bài nói. Nhiều bài nói cung cấp thông tin sẽ
được cải thiện đáng kể nhờ kỹ thuật dùng màu sắc, các điểm đặc trưng và giàu chi tiết.

130
Một cách để tránh các ý niệm trừu tượng là dùng mô tả, dùng các phép so sánh để đưa chủ
đề của bạn vào các thuật ngữ quen thuộc và cụ thể.

14.2.5. Cá nh n hóa các tƣởng của bạn

Thính giả muốn được thư giãn khi họ đang được khai trí. Không có gì làm giảm giá trị một
bài nói cung cấp thông tin bằng một chuỗi liên tục những dữ kiện và con số. Và không có gì làm sôi
động một bài nói bằng các minh họa cá nhân. Phải nhớ rằng con người thường quan tâm đến con
người. Họ phản ứng với các mẩu chuyện, chứ không phải với các con số. Bất cứ khi nào có thể, bạn
nên cố gắng nhân cách hóa các ý tưởng của mình và kịch hóa chúng theo những điều kiện của con
người.

C HỎI N TẬP

1. Bốn loại bài nói cung cấp thông tin được đề cập đến trong chương này là gì? Cho một ví
dụ về một ý hay có mục đích cụ thể mỗi loại.

2. Tại sao các diễn giả cung cấp thông tin phải cẩn thận không được đánh giá quá cao sự
hiểu biết của khán giả về đề tài? Bạn có thể làm gì để chắc chắn rằng các ý tưởng của bạn không
vượt quá tầm hiểu biết của thính giả?

3. Với tư cách là một diễn giả cung cấp thông tin, bạn nên làm gì để liên hệ đề tài trực tiếp
đến khán giả?

4. Hai điều bạn nên cảnh giác để bảo đảm bài nói của bạn không quá nặng về kỹ thuật là
gì?

5. Ba phương pháp bạn có thể sử dụng để tránh các ý niệm trừu tượng trong bài nói cung
cấp thông tin của bạn là gì?

6. Nói rằng diễn giả cung cấp thông tin nên cá nhân hoá các ý tưởng của mình nghĩa là gì?

131
CHƢƠNG 15 : TH YẾT TRÌNH ĐỂ THUYẾT PHỤC
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên nêu được các loại bài nói để thuyết phục, mối quan hệ giữa đạo đức và
thuyết phục, những thách thức của thuyết phục người khác.

- Kỹ năng

Lấy được các ví dụ về từng loại bài nói.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng nói thuyết phục khi trình bày một vấn đề trước
đám đông.

 Nội dung :

- ND1: Tầm quan trọng của thuyết phục

- ND2: Đạo đức và thuyết phục

- ND3: Tâm lý học và thuyết phục

- ND4: Các bài nói về thuyết phục

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3,4

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

132
4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

15.1. Tầm quan trọng của thuyết phục

Thuyết phục là quá trình tạo ra sự thúc ép hoặc làm thay đổi niềm tin hay hành động của
người khác. Hầu hết hàng ngày chúng ta đều thực hiện một số hành động thuyết phục nhất định, dù
chúng ta có thể không nhận ra chúng hoặc gọi chúng như vậy. Thuyết phục là quá trình tạo ra sự
thúc ép, hoặc làm thay đổi niềm tin hay hành động của người khác. Khả năng nói (và viết) có tính
thuyết phục sẽ hữu ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các quan hệ cá nhân đến các
hoạt động giao tiếp và các mong muốn trong công việc. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà
kinh tế học đã bổ sung thêm số lượng người, các kỹ sư, đại diện thương mại, chuyên gia quan hệ
quần chúng, các nhà tư vấn, và các giới khác, có nghề nghiệp phần lớn phụ thuộc vào việc thuyết
phục người khác chấp nhận quan điểm của họ. Các kinh tế gia này kết luận rằng thuyết phục chiếm
26% trong tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ!

Khi bạn nói để thuyết phục, bạn hành xử như một ủng hộ viên. Việc của bạn là làm cho
thính giả đồng ý với bạn và, có lẽ, hành động theo niềm tin đó. Có thể mục đích của bạn là bảo vệ
một ý kiến, phản bác một đối thủ, bán một chương trình, hoặc thôi thúc người ta hành động. Vì các
diễn giả nói thuyết phục phải truyền đạt thông tin rõ ràng và chính xác, bạn sẽ cần tất cả các kỹ
năng dùng trong nói cung cấp thông tin. Nhưng bạn cũng sẽ cần các kỹ năng mới - các kỹ năng đưa
bạn từ cung cấp thông tin đến gây ảnh hưởng lên thái độ, niềm tin, hay hành động của thính giả.
Nếu bạn nắm vững các kỹ năng này, bạn sẽ có được những lợi ích không chỉ trong nói trước đám
đông mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.

15.2. Đạo đức và thuyết phục

Cho dù hoàn cảnh phát biểu là gì đi chăng nữa, bạn cũng cần phải đảm bảo là các mục tiêu
của bạn phải dựa trên cơ sở đạo đức và bạn dùng các phương pháp có đạo đức để truyền đạt các ý
tưởng của bạn. Duy trì khả năng tin tưởng ở thính giả cũng là điều thiết yếu cho độ tín nhiệm đối
với một diễn giả. Như trong các loại nói trước công chúng khác, điều lý tưởng cho thuyết phục hiệu
quả là một người đạo đức có khả năng nói tốt.

133
Khi bạn thực hiện bài nói thuyết phục, hãy ghi tâm các hướng dẫn về phương diện đạo đức
trong việc phát biểu và hãy cố gắng tối đa tuân thủ chúng trong từng bước trình bày. Nghiên cứu đề
tài đầy đủ để bạn không làm khán giả lạc lối, tìm ra các quan điểm đối lập, xử lý đúng các dữ kiện
thực tế. Bạn cần trung thực trong những gì bạn nói. Cẩn trọng trình bày các thống kê, chứng cứ và
các loại bằng chứng khác sao cho công bằng, chính xác và có trách nhiệm.

Hãy luôn nhớ đến sức mạnh của ngôn ngữ và sử dụng nó có trách nhiệm. Cần chứng tỏ sự
tôn trọng về các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, đồng thời không được chửi rủa và dùng
các dạng ngôn ngữ xúc phạm khác.

15.3. Tâm lý học và thuyết phục

 Thách thức của nói thuyết phục

Trong tất cả các loại hình nói trước đám đông, thuyết phục là loại phức tạp nhất và thách
thức nhất. Mục tiêu của bạn chứa nhiều tham vọng hơn so với nói cung cấp thông tin, và việc phân
tích cũng như thích ứng với khán giả trở nên yêu cầu cao hơn nhiều. Trong một số bài nói thuyết
phục, bạn sẽ đụng chạm đến những đề tài dễ gây tranh cãi, chạm đến các thái độ, tiêu chuẩn đạo
đức, và đức tin cơ bản nhất của thính giả. Việc này sẽ làm tăng kháng cự của thính giả chống lại sự
thuyết phục và làm cho nhiệm vụ của bạn khó khăn hơn nhiều.

Trong mọi bài nói thuyết phục, bạn sẽ có một số thính giả ủng hộ mạnh mẽ, một số trung
dung, và một số khác kiên quyết chống đối bạn. Nếu thính giả trung dung hoặc chỉ thể hiện cách
này hay cách khác có mức độ, bạn có thể hy vọng bài nói của mình ít nhất kéo được một số nào đó
trong số thính giả về phía bạn. Nếu thính giả kịch liệt chống đối quan điểm của bạn, bạn có thể cho
là bài nói của mình thành công nếu nó dẫn đến việc thậm chí có một vài người phải xem lại quan
điểm của mình.

Khi nghĩ về các phản ứng đối với sự thuyết phục, bạn có thể thấy hữu ích khi hình dung về
thính giả theo một bảng chia độ như bảng:

Chống đối Chống đối Chống đối Ủng hộ Ủng hộ Ủng hộ


Trung dung
kịch liêt vừa phải yếu ớt yếu ớt vừa phải mạnh mẽ

Sự thuyết phục bao gồm bất kỳ chuyển dịch nào của một thính giả từ trái sang phải trên
bảng, cho dù thính giả bắt đầu ở đâu và chuyển dịch đó lớn hay nhỏ thế nào đi nữa.

134
Mức độ thành công của bạn trong bất cứ bài nói thuyết phục cụ thể nào sẽ phụ thuộc trên hết
vào mức độ bạn lượng định thông điệp với các tiêu chuẩn đạo đức, thái độ, và niềm tin của khán
giả. Thuyết phục là một hoạt động có tính chiến lược. Rất giống với trường hợp một nữ doanh nhân
hay một thống soái quân đội hoạch định một chiến lược đạt được một thương vụ lớn hay thắng lợi
trong trận đánh, cho nên một diễn giả nói thuyết phục phải có một chiến lược để thu phục khán giả
theo mình.

Ở đây chúng ta cần nhấn mạnh 2 nguyên tắc bổ sung rất cần cho tâm lý học của sự thuyết
phục. Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến việc cách thính giả xử lý và phản ứng với các thông điệp
thuyết phục. Nguyên tắc thứ hai đề cập đến số khán giả mục tiêu cho những bài nói thuyết phục.

 Cách thính giả xử l các thông điệp thuyết phục

Chúng ta thường nghĩ về thuyết phục như một cái gì đó một diễn giả làm hướng đến một
khán giả. Thực ra, như nhiều nghiên cứu cho thấy, thuyết phục là cái gì đó một diễn giả làm với một
khán giả. Thay vào đó, họ thường hòa vào một dạng thức tinh thần cho và nhận với người nói.
Trong khi đang nghe, họ tích cực đánh giá độ tín nhiệm, khả năng truyền đạt, các tư liệu hỗ trợ,
ngôn ngữ, cách lập luận, và các kiểu lôi cuốn cảm xúc của diễn giả. Họ có thể phản ứng tích cực ở
điểm này, tiêu cực ở điểm khác. Thỉnh thoảng họ có thể tranh luận, trong ý nghĩ riêng, với diễn giả.
Quá trình cho và nhận tư duy này đặc biệt mạnh mẽ khi thính giả bị cuốn hút cao độ vào đề tài bài
nói và tin rằng nó có một mối liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Theo một ý niệm, giao tiếp tâm lý giữa một diễn giả và khán giả trong suốt thời gian một bài
nói thuyết phục tương tự như những gì xảy ra bằng lời trong suốt một cuộc đối thoại.

Khi chuẩn bị bài nói thuyết phục, bạn hãy đặt mình vào vị trí khán giả và tưởng tượng ra họ
sẽ phản ứng như thế nào. Để điều này hiệu quả, bạn cần phải tỏ ra gay gắt về bài nói của mình như
khán giả sẽ làm. Hãy trả lời bất cứ chỗ nào có câu hỏi. Mọi chỗ họ đều có thể chỉ trích, hãy xử lý
nó. Mọi chỗ họ sẽ thấy lỗ hổng trong lý lẽ của bạn, hãy lấp kín lại. Không được để cái gì tạo cơ hội
cho họ.

 Khán giả mục tiêu

Không may, cho dù bạn có hoạch định bài nói của mình cẩn thận thế nào đi nữa, hiếm khi sẽ
có thể thuyết phục tất cả khán giả của mình. Một số khán giả sẽ quá chống đối các quan điểm của
bạn đến nỗi bạn tuyệt đối không có cơ hội thay đổi suy nghĩ của họ. Những người khác sẽ thật sự
đồng ý với bạn, vì vậy không cần phải thuyết phục họ.

135
Như hầu hết các cử tọa, trong số các khán giả của bạn có lẽ sẽ có một số người đối nghịch
với lập trường của bạn, một số thích nó, một số chưa quyết định, và một số không mấy quan tâm.
Bạn muốn làm cho bài nói thành lời kêu gọi đến tất cả mọi người một cách công bằng, nhưng điều
này hiếm khi đạt được. Thông thường nhất là bạn sẽ có một phần riêng biệt trong toàn bộ khán giả
bạn muốn chạm đến qua bài nói. Phần khán giả đó được gọi là khán giả mục tiêu. Tập trung vào
một lượng khán giả mục tiêu không có nghĩa là bạn sẽ phớt lờ hoặc lăng mạ số thính giả còn lại.
Bạn phải luôn ghi nhớ các ý tưởng và tình cảm của toàn bộ khán giả. Nhưng cho dù các ý định của
bạn có cao thượng bao nhiêu đi nữa, bạn có cố gắng thế nào đi nữa, bạn cũng không thể luôn luôn
thuyết phục được tất cả mọi người. Vậy thì điều đó chỉ có nghĩa khi quyết định phần khán giả nào
bạn muốn tiếp cận nhiều nhất.

Quảng cáo cho chúng ta một mẫu hình hiệu quả. Các quảng cáo thương mại đều nhắm đến
các mảng thị trường chuyên biệt, và những lời kêu gọi của chúng được chọn lọc để phù hợp với
khán giả mục tiêu. Đối với các bài nói trong lớp của bạn, bạn không có khả năng nghiên cứu tỉ mỉ
về một đại lý quảng cáo lớn. Bạn có thể sử dụng khả năng quan sát, các cuộc phỏng vấn, và các
bảng câu hỏi để tìm ra hiểu biết của các bạn trong lớp về đề tài bài nói của bạn. Điều này tương
đồng với nghiên cứu thị trường của bạn. Từ đó, bạn có thể xác định khán giả mục tiêu của mình và
các vấn đề bạn sẽ phải nói đến để thuyết phục. Một khi bạn biết khán giả mục tiêu của bạn ở đâu,
bạn có thể lượng định bài nói để phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức và các mối quan tâm của họ -
nhắm vào đích, và nói.

15.4. Các bài nói về thuyết phục

15.4.1. Bài nói thuyết phục về các vấn đề sự kiện

 Vấn đề về sự kiện là gì

Vấn đề về sự kiện là một vấn đề về tính chân thật hoặc về sự sai trái của một lời khẳng định.

Ai là người Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ? Từ New ork đến
Baghdad bao xa? Những câu hỏi về dữ kiện này có thể được trả lời một cách tuyệt đối . Bạn có thể
tra cứu các câu trả lời trong một cuốn sách tham khảo, và không có người hiểu biết nào tranh cãi về
chúng. Các câu trả lời sẽ hoặc đúng hoặc sai.

Nhưng nhiều câu hỏi về sự kiện không thể trả lời tuyệt đối được. Có một câu trả lời đúng,
nhưng chúng ta không có đủ thông tin để biết đó là gì. Các câu hỏi khác liên quan đến các vấn đề
trong đó các sự kiện không rõ hoặc không kết luận được. Không ai biết được các câu trả lời cuối

136
cùng cho các câu hỏi này, nhưng điều đó không ngăn được người ta suy đoán về chúng hoặc cố
thuyết phục người khác rằng họ có câu trả lời có khả năng đúng nhất.

 Phân tích các vấn đề về sự kiện thực tế

Trong một số cách, một bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện tương tự như một bài nói
cung cấp thông tin. Nhưng hai loại bài nói này xảy ra trong những loại hoàn cảch khác nhau và vì
những mục đích khác nhau.

- Hoàn cảnh cho một bài nói cung cấp thông tin có tính phi bè phái. Người nói hành động
như một nhà diễn thuyết hay một giáo viên. Mục đích là cung cấp thông tin càng vô tư càng tốt,
không phải là bảo vệ một quan điểm cụ thể.

- Ngược lại, hoàn cảnh cho bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện có tính bè phái. Người
nói hành động như một ủng hộ viên. Mục đích của người nói là không vô tư mà là trình bày một
quan điểm về các sự kiện càng thuyết phục càng tốt. diễn giả có thể đề cập đến các quan điểm đối
lập về các sự kiện, nhưng không bài xích chúng.

 Tổ chức bài nói về các vấn đề sự kiện

Các bài nói thuyết phục về các vấn đề sự kiện thường được tổ chức theo chủ đề. Đôi khi bạn
có thể sắp xếp một bài nói thuyết phục về sự kiện theo thứ tự không gian. Ý tranh luận nêu ra trong
bài nói thuyết phục đôi khi sẽ vượt quá một vấn đề về sự kiện và sẽ chuyển sang một vấn đề về chân
giá trị

15.4.2 Bài nói thuyết phục về các vấn đề chân giá trị

 Các vấn đề về chân giá trị là gì?

Phim hay nhất của mọi thời đại là gì? Có phải sinh sản vô tính là hợp lý về mặt đạo đức
không? Trách nhiệm đạo đức của các nhà báo là gì? Những câu hỏi như thế không chỉ liên quan đến
sự kiện thực tế mà còn đòi hỏi những nhìn nhận về chân giá trị - là những xét đoán dựa trên các đức
tin của một người về đúng - sai, tốt - xấu, đạo đức - bất lương, hợp lý - bất hợp lý, và công bằng -
bất công.

Hãy xem ví dụ về sinh sản vô tính. Nó có thể được nói đến ở một cấp độ thực tế thuần khiết
bằng cách hỏi những câu hỏi như “Các phương pháp sinh sản vô tính khoa học là gì?”, hay “Những
khác biệt giữa sinh sản vô tính và công nghệ gien là gì?”, hay “Các luật về sinh sản vô tính ở những
nước khác nhau là gì?”. Đây là những câu hỏi dựa trên thực tế. Các câu trả lời của bạn độc lập với
đức tin của bạn về vấn đề đạo đức trong sinh sản vô tính.

137
Nhưng giả sử bạn hỏi, “Liệu có hợp lý về mặt đạo đức khi thực hiện sinh sản vô tính ở
người không?, hay “Liệu có thể chấp nhận về mặt đạo đức khi thực hiện sinh sản vô tính tế bào
người trong nổ lực cứu chữa các căn bệnh như AIDS và ung thư không?”. Giờ đây bạn đang gặp
phải các vấn đề về tiêu chuẩn đạo đức. Cách trả lời của bạn không chỉ phụ thuộc vào kiến thức thực
tế của bạn về sinh sản vô tính mà còn vào các tiêu chuẩn đạo đức của bạn.

 Phân tích các vấn đề về chân giá trị

Ngược với những gì mọi người nghĩ, các vấn đề về chân giá trị không phải đơn giản là
những vấn đề về ý kiến hay ý thích đột xuất của cá nhân. Nếu bạn nói, “Tôi thích đạp xe” bạn
không phải đưa ra lý do tại sao bạn thích việc đó. Bạn đang đưa ra một phát biểu về ý thích riêng
của bạn - không phải về giá trị của việc đạp xe như là một dạng thể thao hay vận chuyển. Thậm chí
nếu việc đạp xe là hoạt động kém thú vị nhất được phát minh ra, nó vẫn có thể là một trong các việc
yêu thích của bạn.

Mặt khác, nếu bạn nói, “Đạp xe là một phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng” thì lúc
này bạn không còn đưa ra phát biểu về việc cá nhân bạn thích đạp xe nữa, giờ bạn đang đưa ra một
phát biểu về một vấn đề thuộc chân giá trị. Việc đạp xe có là phương thức vận chuyển trên bộ lý
tưởng hay không không phụ thuộc vào việc thích hay không thích của cá nhân bạn. Để bảo vệ ý
kiến này, bạn không thể nói, “Đạp xe đạp là phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng vì tôi thích
nó.”

Thay vào đó, bạn phải biện luận ý phát biểu của bạn. Bước thứ nhất là minh định điều bạn
muốn nói qua ý niệm “một phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng.” Có phải bạn muốn nói đến
một phương cách vận chuyển đưa người ta đến nơi muốn đến càng nhanh càng tốt không? Phương
cách đó tương đối rẻ tiền? Thú vị? Không gây ô nhiễm? Lợi ích cho người dùng? Nói cách khác,
bạn phải thiết lập được các tiêu chuẩn của bạn về một “phương thức vận chuyển trên bộ lý tưởng”.
Sau đó bạn có thể chỉ ra việc đạp xe đáp ứng các tiêu chuẩn đó như thế nào.

Bất cứ khi nào bạn trình bày một bài nói về một vấn đề thuộc chân giá trị, nhớ đưa ý tưởng
đặc biệt vào các tiêu chuẩn nhìn nhận về chân giá trị của bạn.

 Tổ chức bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị

Các bài nói thuyết phục về các vấn đề thuộc chân giá trị hầu như luôn luôn được tổ chức
theo đề tài. Phương pháp quen thuộc nhất là dành ý chính đầu tiên của bạn cho việc thiết lập các
tiêu chuẩn nhìn nhận chân giá trị của bạn và ý chính thứ hai cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đó vào
chủ đề của bài nói.
138
Khi bạn nói về một vấn đề thuộc chân giá trị, bạn không phải luôn luôn dành ý chính đầu
tiên để thiết lập các tiêu chuẩn cho nhìn nhận chân giá trị của bạn và dành ý chính thứ hai cho việc
áp dụng các tiêu chuẩn đó vào đề tài bài nói.

Như bạn có thể thấy, các bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị có thể có các hàm ý mạnh
mẽ cho các hành động của chúng ta. Nhưng các bài nói về các vấn đề thuộc chân giá trị không trực
tiếp bảo vệ hay chống đối các đường lối hành động. Chúng không thúc giục thính giả làm bất cứ
việc gì. Một khi bạn vượt quá tranh luận đúng hay sai đến tranh luận cái gì đó nên hay không nên
làm, bạn đã chuyển từ một vấn đề về chân giá trị sang vấn đề về chủ trương chính sách.

15.4.3. Bài nói thuyết phục về các vấn đề chủ trƣơng - chính sách

 Các vấn đề về chủ trƣơng - chính sách là gì?

Các vấn đề chủ trương - chính sách nổi lên hàng ngày trong hầu như mọi việc chúng ta thực
hiện. Ở nhà chúng ta bàn bạc làm gì trong suốt kỳ nghỉ xuân, có mua một chiếc tivi chất lượng cao
không, xem phim gì vào cuối tuần. Ở sở làm chúng ta thảo luận nên đình công hay không, sử dụng
chiến lược nào để bán một sản phẩm, làm thế nào để cải thiện giao tiếp giữa lãnh đạo và người lao
động. Là công dân, chúng ta cân nhắc nên bầu hay gạch bỏ một ứng viên chính trị, làm gì về an
ninh sân bay, làm sao duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tất cả những điều này là các vấn đề về chính sách vì chúng liên quan đến các đường lối
hành động cụ thể. Các vấn đề về chính sách không thể tránh liên quan đến các vấn đề về sự kiện.
Chúng cũng có thể lên quan đến các vấn đề về chân giá trị. Nhưng các vấn đề về chính sách luôn
luôn vượt quá các vấn đề về sự kiện hay chân giá trị khi quyết định nên hay không nên làm điều gì
đó.

 Các loại bài nói về vấn đề chính sách

Khi bạn nói về một vấn đề chính sách, mục tiêu cuả bạn có thể hoặc là đạt được sự đồng ý
thụ động hoặc lạ thúc đẩy hành động tức thời từ phía thính giả. Quyết định mục tiêu nào bạn muốn
đạt được là điều quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng hầu như mọi khía cạnh bài nói.

 Bài nói nhằm đạt đƣợc sự đồng ý thụ động

Bài nói nhằm đạt được đồng ý thụ động là một bài nói thuyết phục trong đó mục tiêu của
diễn giả là thuyết phục khán giả rằng một chính sách đưa ra sẽ rất đáng mong đợi mà không cần
phải khuyến khích khán giả có hành động ủng hộ chính sách đó. Nếu mục tiêu của bạn là sự đồng ý
thụ động, bạn sẽ cố gắng làm cho khán giả đồng ý với bạn rằng một chính sách nhất định là đáng

139
mong đợi, nhưng bạn sẽ không cần thiết động viên họ làm bất cứ việc gì để thông qua chính sách
đó.

 Bài nói nhằm đạt đƣợc hành động tức thời

Bài nói nhằm đạt được hành động tức thời là một bài nói thuyết phục trong đó mục tiêu của
diễn giả là thuyết phục cử tọa thể hiện hành động nhằm ủng hộ một chính sách nhất định.

Khi mục tiêu của bạn là hành động tức thời, bạn muốn làm nhiều hơn thay vì chỉ làm cho
khán giả gật đầu đồng ý. Bạn muốn thúc đẩy họ hành động. Ngoài việc thuyết phục họ rằng lý do
của bạn là hợp lý, bạn sẽ cố gắng khơi họ có hành động ngay lập tức, như ký vào một đơn thỉnh
nguyện đề nghị bãi bỏ cử tri đoàn, tham gia đề nghị giảm học phí, mua thực phẩm hữu cơ, quyên
góp cho một cuộc vận động gây quỹ, bỏ phiếu cho một ứng viên chính trị,…

 Phân tích các vấn đề về chính sách

Bất chấp việc liệu mục đích của bạn là tìm kiếm sự đồng ý thụ động hay có hành động tức
thời, bạn sẽ gặp 3 vấn đề cơ bản bất cứ khi nào bạn nói đến một vấn đề về chính sách – nhu cầu, kế
hoạch, và tính thực tiễn.

 Nhu cầu

Nhu cầu là vấn đề cơ bản đầu tiên trong phân tích một vấn đề về chính sách. Không có lý do
nào để bảo vệ một chính sách nếu bạn không thể chỉ ra một nhu cầu về nó. Bước đầu tiên của bạn là
thuyết phục thính giả rằng có một vấn đề chứa đựng những việc cần giải quyết.

 Kế hoạch

Điều cơ bản thứ hai của các bài nói về chính sách là kế hoạch. Một khi bạn đã chứng minh
rằng có một vấn đề cần giải quyết đang tồn tại, bạn phải giảng giải kế hoạch của bạn nhằm giải
quyết nó.

 Tính thực tiễn

Vấn đề cơ bản thứ ba của các bài nói về chính sách là tính thực tiễn. Một khi bạn đã trình
bày một kế hoạch, bạn phải chứng minh là nó sẽ hiệu quả. Nó có giải quyết được vấn đề không?
Hoặc nó có tạo ra những bất ổn mới và nghiêm trọng hơn không?

 Tổ chức bài nói về các vấn đề liên quan đến chính sách

Việc tổ chức hiệu quả là quan trọng khi bạn tìm cách thuyết phục người nghe về một vấn đề
liên quan đến chính sách. Mặc dù bất cứ mô hình tổ chức cơ bản nào đã được giảng giải trong bài
140
học trước có thể được sử dụng khi nối đến một vấn đề về chính sách, ba mô hình chuyên biệt sau là
đặc biệt hữu ích cho các bài nói về chính sách:

 Trật tự Vấn đề - Giải pháp

Nếu bạn ủng hộ một thay đổi về chính sách, các ý chính của bạn thường sẽ tự rơi vào trật tự
vấn đề - giải pháp. Trong đó ý chính thứ nhất bạn chỉ ra sự cần thiết của một chính sách mới bằng
cách chỉ ra mức độ và tính nghiêm trọng của vấn đề. Trong ý chính thứ hai, bạn giảng giải kế hoạch
giải quyết vấn đề của mình và chỉ ra tính thực tiễn của nó. Bạn sẽ cần các tư liệu hỗ trợ mạnh mẽ,
nghien cứu của bạn càng tốt hơn thì các ý tranh luận của bạn càng có khả năng thuyết phục hơn

 Trật tự Vấn đề - Nguyên nhân - Giải pháp

Đối với mộ biến thể của loại trật tự vấn đề - giải pháp, bạn có thể sắp xếp bài nói của mình
theo trật tự vấn đề - nguyên nhân - giải pháp. Trật tự này tạo ra bài nói với ba ý chính: ý thứ nhất
nhận diện một vấn đề, ý chính thứ hai phân tích các nguyên nhân của vấn đề, và ý chính thứ ba đưa
ra một giải pháp cho vấn đề.

 Trật tự Thuận lợi so sánh

Khi khán giả của bạn đồng ý là có một vấn đề tồn tại cần giải quyết, bạn có thể dành bài
nói của mình so sánh các thuận lợi và bất lợi trong các giải pháp đã được đề nghị. Trong tình huống
này, bạn nên bố trí bài nói theo trật tự so sánh. Thay vì nói dài dòng về vấn đề, bạn nên dành mỗi ý
chính giải thích tại sao giải pháp của bạn là thích hợp hơn các giải pháp được đề xuất khác.

 Chuỗi động cơ Monroe

Chuỗi động cơ Monroe hoàn toàn thích hợp với các bài nói về chính sách muốn tìm kiếm
hành động cấp thời. Chuỗi này gồm 5 bước

ƣớc 1: Đầu tiên bạn cần có được sự chú ý của khán giả bằng cách liên hệ đến khán giả,
chỉ ra tầm quan trọng của đề tại, gây sốc, gợi trí tò mò, hồi hộp, nêu câu hỏi, kể câu chuyện, hay sử
dụng các hỗ trợ trực quan.

ƣớc 2: Bạn cần làm cho họ thấy sự cần thiết phải thay đổi. Bạn chỉ ra rằng có một vấn đề
nghiêm trọng với hoàn cảnh đang tồn tại. Phải nêu sự cần thiết một cách rõ ràng và minh họa nó
bằng các tư liệu hỗ trợ mạnh mẽ: con số thống kê, ví dụ, các chứng cứ,...

ƣớc 3: Tiếp đến, sự thỏa mãn sẽ thực hiện bằng cách cung cấp một giải pháp cho vấn đề.
Bạn trình bày kế hoạch của bạn và chỉ ra nó sẽ hiệu quả như thể nào.

141
ƣớc 4: Bạn nhấn mạnh mong muốn có kế hoạch đó bằng cách hình dung ra các lợi ích
của nó. Chìa khóa cho nước này là sử dụng năng lự tưởng tượng sống động để cho người nghe
thấy họ sẽ có lợi gì từ chính sách của bạn.

ƣớc 5: Một khi khán giả được thuyết phục rằng chính sách của bạn là có lợi, bạn phải sẵn
sàng để kêu gọi hành động. Hãy nói chính xác bạn muốn khán giả làm gì và làm như thế nào.

C HỎI N TẬP

1. Sự khác nhau giữa một bài nói cung cấp thông tin và một bài nói thuyết phục là gì? Tại
sao nói để thuyết phục mang tính thách thức hơn nói để cung cấp thông tin?

2. Có nghĩa gì khi nói các khán giả tham gia vào một cuộc đối thoại tư duy với diễn giả
khi họ đang lắng nghe một bài nói? Kiểu cho và nhận tư duy này có những hàm ý gì đối với việc nói
thuyết phục hiệu quả?

3. Khán giả mục tiêu của một bài nói thuyết phục là gì?

4. Các vấn đề về sự kiện là gì? Một bài nói thuyết phục về một vấn đề liên quan đến sự
kiện khác một bài nói cung cấp thông tin như thế nào? Cho một ví dụ về một ý phát biểu mục đích
cụ thể cho một bài nói thuyết phục về một vấn đề sự kiện.

5. Các vấn đề về chân giá trị là gì? Cho một ví dụ về một ý phát biểu mục đích cụ thể cho
một bài nói thuyết phục về một vấn đề chân giá trị.

6. Các vấn đề về chính sách là gì? Cho một ví dụ về một ý phát biểu mục đích cụ thể cho
một bài nói thuyết phục về một vấn đề chính sách.

7. Giải thích sự khác nhau giữa đồng ý thụ động và hành động tức thời như là các mục tiêu
của các bài nói thuyết phục về vấn đề chính sách.

8. Ba vấn đề cơ bản bạn phải giải quyết khi nói về một vấn đề chính sách là gì? Cái gì sẽ
quyết định mức tập trung bạn dành cho từng vấn đề trong ba vấn đề này ở bất cứ bài nói riêng biệt
nào?

9. Bốn phương pháp tổ chức được sử dụng thường xuyên nhất trong các bài nói thuyết phục
về các vấn đề chính sách là gì?

142
CHƢƠNG 16 : PHƢƠNG PHÁP TH YẾT PHỤC
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng độ tin cậy khi thuyết phục.

- Kỹ năng

Vận dụng vào thực tiễn khi thực hiện bài nói.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng nói thuyết phục khi trình bày một vấn đề trước
đám đông

 Nội dung

- ND1: Xây dựng độ tin cậy

- ND2: Sử dụng bằng chứng

- ND3: Lập luận

- ND4: Khơi gợi cảm xúc

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, thảo luận

- ND4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3, 4

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.
143
 Nội dung chi tiết của chƣơng

16.1. Xây dựng độ tin cậy

 Các nhân tố của độ tin cậy

Độ tin cậy của một diễn giả bị chi phối bởi 2 nhân tố:

 Năng lực: Người nghe đánh giá như thế nào về trí tuệ, sự tinh thông và kiến thức của
diễn giả về vấn đề được trình bày.

 Tính cách: Người nghe nhìn nhận như thế nào về sự chân thành, tính chất đáng tin cậy
và sự quan tâm của diễn giả đối với cảm xúc của người nghe

Càng đánh giá cao năng lực và tính cách của diễn giả, người nghe chắc chắn càng đánh giá
cao những gì họ nói. Điều quan trọng cần nhớ đó là độ tin cậy là một thái độ. Nó không tồn tại nơi
bản thân người diễn thuyết mà là ngay trong suy nghĩ của người nghe. Người diễn thuyết có thể có
độ tin cậy cao đối với khán giả này nhưng lại có độ tin cậy thấp đối với khán giả kia. ở đề tài này
diễn giả có thể có độ tin cậy cao nhưng ở đề tài khác lại thấp.

 Các hình thức độ tin cậy

Độ tin cậy thay đổi không chỉ đối với mỗi người nghe, mỗi đề tài mà còn thay đổi ngay
trong quá trình diễn thuyết. Có thể xác định 3 hình thức độ tin cậy sau đây:

 Độ tin cậy ban đầu: độ tin cậy mà diễn giả có trước khi bắt đầu diễn thuyết.

 Độ tin cậy phát sinh: độ tin cậy mà diễn giả có được thông qua những gì đã trình bày
và thưc hiện trong lúc diễn thuyết.

 Độ tin cậy cuối cùng: độ tin cậy mà diễn giả có được khi kết thúc bài diễn thuyết.

Cả 3 hình thức này đều rất năng động. Độ tin cậy ban đầu cao là một lợi thế rất lớn nhưng
độ tin cậy này cũng có thể bị phá vỡ trong khi diễn thuyết và dẫn đến độ tin cậy cuối cùng sẽ thấp.
Điều ngược lại cũng có thể xảy ra.

Trong các bài diễn thuyết hàng ngày của mình, bạn sẽ đưa ra một mức độ tin cậy ban đầu
nào đó và độ tin cậy này sẽ tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào thông điệp bạn trình bày và cách
thức trình bày của bạn. Độ tin cậy cuối cùng của bài diễn thuyết này sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy
ban đầu của bài diễn thuyết tiếp theo. Nếu các bạn cùng lớp nhận thấy bạn hoàn toàn chân thực và
có năng lực, họ sẽ càng tiếp nhận ý tưởng của bạn.

144
 Củng cố độ tin cậy:

Vì mỗi điều bạn nói và làm trong bài diễn thuyết sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn, bạn
nên nói và làm mọi điều theo cách nào đó mà làm cho bạn trở nên có khả năng và đáng tin cậy. Tổ
chức tốt bài nói, ngôn ngữ sinh động, rõ ràng và thích hợp, cách trình bày năng động, trôi cháy với
những bằng chứng thuyết phục và lập luận vững chắc sẽ cải thiện được độ tin cậy của bạn. Tuy
nhiên vẫn phải cần đến một số phương pháp cụ thể giúp bạn tăng cường độ tin cậy trong khi nói, cụ
thể như sau:

 Giải thí h năng lực của bạn: Quảng cáo sự tinh thông của mình về chủ đề diễn thuyết
là một cách tăng cường độ tin cậy: Bạn đã nghiên cứu kỹ chủ đề chưa? Bạn có những kinh nghiệm
mang lại sự hiểu biết sâu sắc, đặc biệt không? Hãy cho khán giả biết điều đó.

 Thiết lập ơ sở chung với khán giả: Hãy cho khán giả thấy bạn thực sự tôn trọng họ.
Bạn có thể làm cho bài diễn thuyết trở nên hấp dẫn hơn bằng cách chỉ ra những ý tưởng của bạn
tương tự như ý tưởng của khán giả- bằng cách chứng minh quan điểm của bạn phù hợp như thế nào
với những điều khán giả tin tưởng. Tạo được cơ sở chung là điều hết sức quan trọng ngay từ lúc mở
đầu một bài diễn thuyết thuyết phục. Mở đầu bằng cách chỉ ra điểm tương đồng với khán thính giả.
Chứng minh rằng bạn chia sẻ những giá trị, thái độ, kinh nghiệm của họ. Cố gắng làm cho khán giả
gật đầu đồng tình và họ sẽ tiếp nhận những đề nghị của bạn dễ dàng hơn.

 Thực hiện bài diễn thuyết một cách trôi chảy, biểu cảm và có s c thuyết phục: Độ tin
cậy của một bài diễn thuyết bị tác động rất mạnh bởi cách thức diễn thuyết. Những diễn giả nói với
tốc độ nhanh vừa phải trông có vẻ uyên bác và tự tin hơn những diễn giả nói chậm. Những diễn giả
vận dụng sự thay đổi phong phú trong âm vực tiếng nói để truyền đạt ý tưởng một cách sinh động
cũng sẽ tạo đươc cảm giác tương tự như vậy. Ngoài những kỹ thuật nói, cách quan trọng để tăng uy
tín của bạn chính là tiến hành thuyết phục với sự chân thành thực sự. Hãy để cho khán giả biết bạn
hoàn toàn nghiêm túc, lúc đó tinh thần, nhiệt huyết của bạn sẽ được truyền đến người nghe.

16.2. Sử dụng bằng chứng

Bằng chứng gồm những tài liệu hỗ trợ được sử dụng để chứng minh hay bác bỏ một điều gì
đó. Nếu bạn muốn trở thành một diễn giả có sức thuyết phục, bạn phải có những chứng cớ để hỗ
trợ cho những ý tưởng bạn muốn trình bày. Mỗi khi nói điều gì có thể gợi nên sự nghi vấn, bạn đều
phải đưa ra được những bằng chứng để chứng minh được rằng bạn hoàn toàn đúng.

145
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những diễn giả có độ tin cậy ban đầu cao không cần phải sử dụng
nhiều bằng chứng như những diễn giả có độ tin cậy thấp. Tuy nhiên, với số đông diễn giả, những
bằng chứng rõ ràng là thực sự cần thiết. Chúng có thể giúp tăng cường độ tin cậy của bạn, gia tăng
tính thuyết phcuj trong thông điệp của bạn xét về trước mắt và lâu dài, đồng thời giúp bạn tránh
được sự thuyết phục lại từ phía người nghe.

Bằng chứng rất quan trọng khi người nghe có thái độ đối lập với những quan điểm của bạn.
Thành công của bài nói sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng tiên đoán được những phản hồi nội tại
của người diễn thuyết và khả năng đưa ra những bằng chứng để bác bỏ chúng.

Bốn gợi ý đặc biệt quan trọng khi dùng bằng chứng trong bài nói thuyết phục:

- Sử dụng bằng ch ng cụ thể: bất cứ loại bằng chứng nào , ví dụ, số liệu thống kê hay lời
chứng, sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu bạn đề cập đến một cách cụ thể chứ không chung chung.

- Sử dụng bằng ch ng mới lạ: chắc chắn bằng chứng sẽ thuyết phục hơn nếu chúng thực sự
mới đối với khán thính giả. Nếu chỉ trích dẫn những số liệu và dữ kiện quen thuộc với khán giả thì
bạn sẽ có ít sự đồng thuận. Bạn phải tìm hiểu những điều mới lạ đối với người nghe đưa ra những
bằng chứng thuyết phục. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm tòi, nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu và kết
quả thu được sẽ thật đáng giá.

- Dùng bằng ch ng từ những nguồn tin cậy: người nghe cho rằng những bằng chứng lấy
từ nguồn đáng tin cậy sẽ thuyết phục hơn những bằng chứng lấy từ nguồn không đảm bảo chất
lượng. Nếu bạn muốn có được bằng chứng thuyết phục, nhất là với những người nghe cẩn trọng,
bạn nên dựa vào những bằng chứng từ nguồn khách quan, không thiên kiến.

- Giải thích rõ ý của bằng ch ng: khi nói để thuyết phục bạn dùng bằng chứng để chứng
minh cho một ý. Khi dùng bằng chứng, hãy đảm bảo cho người nghe hiểu được ý bạn đang muốn
làm rõ.

16.3. Lập luận

Lập luận trong khi nói trước công chúng là phần mở rộng lập luận đối với những bình diện
khác trong cuộc sống. Là một diễn giả diễn thuyết trước công chúng, bạn phải đảm bảo lập luận của
mình là đúng, phải cố gắng thuyết phục để người nghe đồng ý với lập luận của mình.

16.3.1 Lập luận từ ví dụ cụ thể

Khi lập luận từ những ví dụ cụ thể, bạn đi từ một số dữ liệu cụ thể đến kết luận chung. Khi
lập luận từ ví dụ cụ thể, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn cơ bản sau đây:

146
 Tránh hiện tượng khái quát hóa vội vã. Hãy cẩn thận với xu hướng đi đến kết luận dựa
trên nền tảng của những bằng chứng không đủ. Hãy chắc chắn mẫu ví dụ của bạn đủ thuyết phục để
chứng minh cho điều bạn kết luận.

 Phải cẩn thận với lời nói của bạn. Nếu chứng cứ của bạn không đủ sức đưa đến kết luận
chung, bạn cần trau chuốt lý lẽ của mình hơn.

 Hãy củng cố lập luận của bạn bằng những lời chứng hay con số thống kê. Vì bạn không
bao giờ có thể đưa ra đủ ví dụ cụ thể trong một bài diễn thuyết để minh chứng cho kết luận của
mình, bạn nên bổ sung những lời chứng hay số liệu thống kê để thể hiện rằng trên thực tế những ví
dụ này rất tiêu biểu.

16.3.2. Lập luận từ nguyên tắc

Lập luận từ nguyên tắc đối lập lại với lập luận từ ví dụ cụ thể. Khi lập luận từ nguyên tắc,
bạn đi từ nguyên tắc chung đến kết luận cụ thể. Khi dùng cách lập luận từ nguyên tắc, bạn phải chú
ý tới nguyên tắc chung. Liệu người nghe có chấp nhận nguyên tắc này mà không cần đến bằng
chứng không? Nếu người nghe không chấp nhận,bạn phải đưa ra bằng chứng chứng minh nguyên
tắc đó trước khi chú trọng vào đối tượng cụ thể. Bạn cũng cần dùng đến những bằng chứng để hỗ
trợ cho đối tượng cụ thể được nhắc tới. Khi cả nguyên tắc chung và đối tượng cụ thể đã được chứng
minh thỏa đáng, khán giả chắc chắn sẽ chấp nhận kết luận của bạn.

16.3.3.Lập luận nhân quả

Chúng ta sử dụng lối lập luận nguyên nhân trong đời sống thường ngày. Mối quan hệ giứa
nguyên nhân và kết quả không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có 2 lỗi thông thường chúng ta nên tránh
khi dùng cách lập luận nguyên nhân:

 Lỗi nhứ nhất là sự sai lệch của một nguyên nhân sai, một sự kiện xảy ra tiếp theo một sự
kiện khác không có nghĩa sự kiện thứ nhất là nguyên nhân của sự kiện thứ hai. Tính cận kề về mặt
thời gian của hai sự kiện có thể hoàn toàn ngẫu nhiên. Nếu con mèo đen đi ngang qua trước mặt bạn
và 5 phút sau bạn bị ngã gãy tay, bạn không thể đổ lỗi cho con mèo đen tội nghiệp đó được.

 Lỗi thứ hai cần tránh khi dùng lối lập luận nguyên nhân chính là giải thuyết rằng những
sự kiện xảy ra chỉ do một nguyên nhân. Tất cả chúng ta đều có xu hướng quá đơn giản hóa các sự
kiện bằng việc quy cho chúng một nguyên nhân đơn thuần nào đó. Tuy nhiên trên thực tế đa số các
sự kiện đều do rất nhiều nguyên nhân gây nên.

16.3.4. Lập luận loại suy

147
Vấn đề quan trọng nhất khi đánh giá lập luận loại suy là liệu hai trường hợp được so sánh về
cơ bản có giống nhau không. Nếu hai trường hợp đó giống nhau thì phép loại suy đó hữu hiệu, nếu
không phép loại suy đó sẽ không hữu hiệu.

Lập luận loại suy được sử dụng nhiều nhất trong các bài diễn thuyết thuyết phục về các vấn
đề chính trị. Khi bàn luận về một chính sách mới, bạn nên tìm hiểu xem chính sách tương tự như thế
này có hiện diện ở một nơi nào khác chưa. Bạn cũng có thể khẳng định rằng chính sách của bạn sẽ
khả thi bởi nó đã được thực hiện ở những nơi khác.

16.3.5 Các trƣờng hợp hiểu lệch lạc

 Đưa vấn đề không liên quan đánh lạc hướng sự chú ý.

 Đánh vào tình cảm con người.

 Hoặc, đôi khi còn được gọi là song đề giả, sự lệch lạc “hoặc” buộc người nghe phải lựa
chọn giữa hai phương án trong khi có nhiều phương án cùng tồn tại.

 Lôi kéo sự đồng tình.

 Chiều hướng hành động có thể dễ dàng dẫn đến thất bại.

16.4. Khơi gợi cảm xúc

16.4.1 Khơi gợi cảm xúc là gì?

Khơi gợi cảm xúc là làm cho người nghe có cảm giác buồn, giận, hối lỗi, hạnh phúc, tự hào,
thông cảm. tôn kính...Thông thường đây là những cảm giác xuất hiện khi vấn đề nêu ra là một giá
trị hoặc một chính sách

16.4.2 Cách khơi gợi cảm xúc

 Dùng ngôn từ gây cảm xúc

Nếu bạn muốn lay động người nghe bạn nên dùng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc mạnh.
Tuy nhiên nếu bạn dùng quá nhiều từ ngữ hàm chứa cảm xúc trong cùng một phần của bài diễn
thuyết có thể làm người nghe quá chú trọng đến những từ ngữ đó mà làm giảm đi tác động chúng
uta muốn hướng tới. khi đột nhiên những ngôn ngữ hàm chứa cảm xúc không tương xứng với
những phần khác của bài diễn thuyết, khán giả sẽ cảm thấy buồn cười và dĩ nhiên không mang lại
hiệu quả như mong đợi. Hãy luôn nhớ rằng cảm xúc là ở chính khán thính giả không phải ở từ ngữ
bạn đang dùng. Ngay cả những dữ kiện khô khan nhất cũng có thể khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ nếu
những dữ kiện đó đồng điệu với người nghe.
148
 Dùng ví dụ sinh động

Một phương pháp tiếp cận khác tỏ ra ưu việt hơn phương pháp sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
đó là để cho những sự lôi cuốn cảm xúc xuất phát tự nhiên từ nội dung bài diễn thuyết. Phương
pháp hiệu quả nhất chính là sử dụng những ví dụ sinh động, kết cấu phong phú có thể cá biệt hóa
những ý tưởng của bạn đồng thời dẫn dắt người nghe đồng cảm với bài diễn thuyết một cách tự
nhiên.

 Trình bày một cách ch n thành tin tƣởng

Sức mạnh biểu cảm lớn nhất nằm ở chính sự tin tưởng và chân thành của người nói. Tất cả những từ
ngữ biểu cảm những ví dụ biểu thị cảm xúc chỉ là cái bẫy trống trừ khi chính bạn cảm nhận được
cảm xúc đó. Và khi cảm nhận được, những cảm xúc đó sẽ tự tìm đến người nghe thông qua những
gì bạn nói, những việc bạn làm, có nghĩa là không chỉ thông qua từ ngữ bạn sử dụng mà còn có cả
âm điệu giọng nói, tốc độ nói, cử chỉ và nét bểu cảm trên khuôn mặt.

16.4.3 Đạo đức và sự khơi gợi cảm xúc

Một số người cật lực ủng hộ quan điểm rằng một điện giả có đạo đức phải là người luôn
bám sát lẽ phải, tránh những cách khơi gợi cảm xúc ở người nghe. Chúng ta không hề hoài nghi
rằng cách khơi gợi cảm xúc có thể bị những diễn giả không trung thực lạm dụng vì những mục đích
đáng lên án. Song sự khơi gọi cảm xúc cũng có thể được những diễn giả đáng kính trọng sử dụng
với mục đích cao cả. Không phải lúc nào cũng có thể vạch ra ranh giới rõ ràng giueax lý do và sự
khơi gợi cảm xúc.

Một điểm cần nhớ khi dùng phương pháp khơi gợi cảm xúc là phải đảm bảo rằng điều đó
hoàn toàn phù hợp với chủ đề bài diễn thuyết. Nếu bạn muốn làm một điều gì đó sau khi nghe bài
diễn thuyết, bạn cần những cảm xúc trong trái tim họ lẫn những suy nghĩ đúng đắn của họ. Khơi gợi
cảm xúc thường không thích hợp với bài diễn thuyết một vấn đề thực tế vì lúc này bạn cần giải
quyết những thông tin và logic cụ thể. Ngay cả khi có gắng để thuyết phục người nghe hành động,
đùng bao giờ dùng những cả xúc thay thế cho những bằng chứng và lý lẽ. Hãy chắc chắn mục tiêu
của bạn là hoàn toàn hợp đạo đức và rằng nếu bạn chân thành với những gì đang nói, bạn sẽ khắc
phục được hiện tượng nêu tên nói xấu hoặc các hình thức lạm dụng ngôn ngữ khác.

149
C HỎI N TẬP

1. Độ tin cậy là gì? Hai sự kiện ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức của khán giả đối với
độ tin cậy của người diễn thuyết là gì?

2. Điểm khác nhau giữa độ tin cậy ban đầu, độ tin cậy phát sinh và độ tin cậy cuối cùng là
gì?

3. Ba cách để tăng cường độ tin cậy trong khi diễn thuyết là gì?

4. Bằng chứng là gì? Tại sao những diễn giả muốn có sức thuyết phục nhất thiết phải có
bằng chứng?

5. Bốn gợi ý khi sử dụng bằng chứng một cách hữu hiệu trong các bài diễn thuyết là gì

6. Lập luận từ ví dụ cụ thể là gì? Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn nào khi sử dụng phương
pháp lập luận này

7. Lập luận từ nguyên tắc là gì? Điểm khác biệt giữa lập luận từ ví dụ cụ thể và lập luận từ
nguyên tắc?

8. Lập luận nguyên nhân là gì? Cần tránh hai lỗi nào khi sử dụng phương pháp lập luận
này?

9. Lập luận loại suy là gì? Làm thế nào để đánh giá độ chân thực của một loại suy?

10. Tám hiện tượng hiểu sai lệch được nhắc tới trong chương này là gì?

11. Cách khơi gợi cảm xúc có vai trò như thế nào trong khi nói để thuyết phục người khác?
Hãy xác định ba phương pháp bạn có thể dùng để khơi gợi cảm xúc ở người nghe?

150
CHƢƠNG 17 :PHÁT IỂU TRONG NHỮNG DỊP ĐẶC BIỆT
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu được các dạng bài phát biểu trong những dịp đặc biệt.

- Kỹ năng

Vận dụng vào thực tiễn khi thực hiện bài phát biểu.

- Thái độ:

Có ý thức thường xuyên trau dồi kỹ năng phát biểu.

 Nội dung

- ND1: Phát biểu giới thiệu

- ND2: Phát biểu tặng thưởng

- ND3: Phát biểu cảm tạ

- ND4: Phát biểu tưởng niệm

- ND5: Phát biểu sau khi dùng bữa

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, thảo luận

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND4: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, thảo luận

- ND5: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3,4,5

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

151
4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

17.1. Phát biểu giới thiệu

Một bài phát biểu giới thiệu tốt có thể được mọi người thích nghe và có thể giúp làm nhiệm
vụ của diễn giả chính trở nên nhẹ nhàng hơn. Sau đây là một số hướng dẫn cho các bài phát biểu
giới thiệu:

 Ngắn gọn: Mục đích của bài phát biểu giới thiệu là để tập trung vào diễn giả chính chứ
không phải vào người giới thiệu. Trong những tình huống thông thường, một bài giới thiệu sẽ
không quá hai đến ba phút và có thể ngắn hơn nếu diễn giả thực sự quen thuộc với khán giả.

 Bảo đảm nhận xét của bạn là hoàn toàn chính xác: Nhớ luôn luôn rà soát thông tin với
diễn giả trước để bảo đảm giới thiệu của bạn là chính xác trong mọi khía cạnh. Nhớ rằng không gì
quan trọng hơn tên một người, trên hết phải nhớ tên diễn giả.

 Điều chỉnh nhận xét theo hoàn cảnh cụ thể: Khi chuẩn bị bài giới thiệu, bạn có thể bị
giới hạn vào bản chất của hoàn cảnh. Các dịp trang trọng đòi hỏi bài giới thiệu trang trọng. Nếu bạn
đang giới thiệu một diễn giả khách mời tại một cuộc họp công việc thông thường có lẽ bạn sẽ thoải
mái hơn rất nhiều so với khi bạn giới thiệu cũng diễn giả đó với cùng số khán giả đó tại một bữa
tiệc trang trọng.

 Điều chỉnh nhận xét theo diễn giả chính: Cho dù có được khán giả đón nhận nhiệt tình
thế nào đi nữa, một phát biểu giới thiệu làm cho diễn giả chính cảm thấy khó chịu hay căng thẳng sẽ
thất bại phần nào về mục đích. Chú ý không quá tâng bốc diễn giả - nhất là về các kỹ năng nói
chuyện của họ, đừng nói về những chi tiết đời tư bằng cách đưa ra những nhận xét mà diễn giả cho
là phản cảm, có thể làm họ tổn thương.

 Điều chỉnh nhận xét theo khán giả: Mục đích là bạn muốn cho khán giả muốn nghe
diễn giả này về chủ đề này. Nếu diễn giả không quen thuộc với khán giả, bạn có thể thiết lập lòng
tin bằng cách điểm lại những thành tựu chính và nêu lý do tại sao người đó có đủ khả năng nói về
đề tài một cách có chất lượng. còn nếu diễn giả thực sự quen thuộc, sẽ là lố bịch khi là như thể khá
giả chưa biết gì về vị diễn giả đó.

152
 Cố gắng tạo ra cảm giác háo h c và kịch tính: Có thể giấu tên diễn giả đến phút chót,
điều này tạo nên một ý niệm về kịch tính và tên của diễn giả sẽ được nêu ra như cao trào trong giới
thiệu của bạn. Cố gắng làm tăng sự nôn nóng của khán giả muốn nghe diễn giả nói. Nhớ phải tập kỹ
bài phát biểu giới thiệu của bạn để bài nói linh hoạt, đầy nét trung thực và nhiệt tình.

17.2. Phát biểu tặng thƣởng

Các bài phát biểu tặng thưởng được sử dugj khi ai đó sẽ nhận nơi đông người một món quà,
một phần thưởng hay một dạng ghi nhận nào đó của cộng đồng. thường thì các bài phát biểu như
thế tương đối ngắn gọn. Bạn cần cho khán giả biết lý do người nhận sẽ nhận được giải thưởng, nhớ
chỉ ra những đóng góp, thành tựu của người đó. Tập trung vào những thành công liên quan đến
phần thưởng và trình bày những thành công này theo cách là cho chúng có ý nghĩa nhất đối với
khán giả. Tùy vào khán giả và trường hợp, bạn có thể đề cập đến hai vấn đề chính khác trong một
bài nói tặng thưởng.

- Thứ nhất, nếu khán giả không quen thuộc với phần thưởng và tại sao nó được trao tặng,
bạn nên giải thích ngắn gọn hoặc ít nhất ám chỉ đến mục đích giải thưởng.

- Thứ hai, nếu phần thưởng đươc giành trong một cuộc thi chung và khán giả biết đến ai là
kẻ thua cuộc, bạn cũng có thể ca ngợi họ một chút.

17.3. Phát biểu cảm tạ

Mục đích của phát biểu cảm tạ là đưa ra lời cảm ơn về một món quà hay một phần thưởng.
Khi thực hiện một bài nói như thế bạn nên cảm ơn nggười đã ban tặng phần thuwỏng và nên ghi
nhận những người đã giúp bạn đạt được điều đó.

17.4. Phát biểu tƣởng niệm

Mục đích cơ bản không phải là thông tin cho thính giả mà là khơi dậy trong họ lòng cảm
kích hoặc ngưỡng mộ về người, tổ chức hay ý tưởng bạn đang ca ngợi. Khi phát niểu tưởng niệm,
bạn không hô hào như một ủng hộ viên hay giải thich như một giảng viên. Ở một số khía cạnh, bài
nói tưởng niệm giống như một bức họa ấn tượng- một bức tranh đầy màu sắc với những gam màu
ấm áp và khunng cảnh khắc họa một tâm trạng hay một thời điểm.

Khi phát biểu tưởng niệm bạn sẽ giải quyết rất nhiều chuyện không tên. Thành công của bạn
sẽ phụ thuộc vào khả năng bạn đưa ra các ý tưởng và cảm xúc vào ngôn ngữ sao cho thích hợp với
tình huống. Thách thức của bạn là sẽ dùng ngôn ngữ đầy tính tưởng tượng để đưa vào tình huống
chân giá trị, ý nghĩa và tình cảm chân thật.

153
17.5. Phát biểu sau khi dùng bữa

Các bài phát biểu sau khi dùng bữa có thể khó xác định hơn bất kỳ loại bài nói nào khác. Tốt nhất
nên xem các bài nói hậu bữa là một dạng bài nói thư giãn. Cho dù được trình bày sau bữa ăn sáng,
trưa, chiều hay tối, trong một không gian sang trọng hay ở một bữa tiệc ngoài trời, chúng thường
mang một âm điệu nhẹ nhàng hơn so với bài nói cung cấp thông tin hay thuyết phục. Đa phần bất
cứ chủ đề nào thích hơp cho bài nói thông tin hay thuyết phục đều có thể thích hợp cho bài nói hậu
bữa, miễn sao bạn tiếp cận nó thật nhẹ nhàng.

Điều này không có nghĩa là các phát biểu hậu bữa sẽ lộn xộn hay tầm phào. Như tất cả các
bài nói khác, chúng cần có sự chuẩn bị và thiết kế cẩn thận, chúng nên có một chhủ đề trung tâm
vad chúng nên cố gắng tạo r một điểm tư duy về chủ đề đó. Sự hài hước là một phần quan trọng
trong các phát biểu hậu bữa, mục đích là để làm cho khán giả mỉm cười hay khúc khích cười vui
hơn là gây chú ý bằng hàng loạt các câu pha trò. Trong các câu nói hay nhất, sự hài hước phát triển
tự nhiên vượt ngoài nội dung bài nói và giúp diễn giả thanh công qua việc cung cấp cái nhìn chuyên
sâu đặc biệt về đề tài.

C HỎI N TẬP

1. Ba mục đích của bài phát biểu giới thiệu là gì? Làm thế nào để chuẩn bị một bài nói giới
thiệu?

2. Chủ điểm của phát biểu tặng thưởng là gì?

3. Ba đặc điểm của bài phát biểu cảm tạ?

4. Mục đích của bài phát biểu tượng niệm? Tại sao một bài phát biểu tưởng niệm đòi hỏi
người nói phải có sự sáng tạo và tinh tế trong ngôn từ?

5. Điểm nào khiến bài phát biểu hậu bữa khác với bài phát biểu cung cấp thông tin hay
thuyết phục? Vai trò có tính hài hước ở đây là gì?

154
CHƢƠNG 18 : THUYẾT TRÌNH THEO NHÓM
 Mục tiêu

- Kiến thức

Giúp cho sinh viên hiểu khái niệm tiểu nhóm, lãnh đạo nhóm và trách nhiệm của làm việc
theo nhóm.

- Kỹ năng

Vận dụng vào thực tiễn khi thực hiện thuyết trình theo nhóm.

- Thái độ:

Có ý thức hợp tác cùng nhau trong làm việc nhóm.

 Nội dung

- ND1: Khái niệm tiểu nhóm

- ND2: Lãnh đạo của tiểu nhóm

- ND3: Trách nhiệm trong tiểu nhóm

- ND4: Tiến trình giải quyết vấn đề của tiểu nhóm

- ND5: Trình bày kết quả hoạt động của nhóm

 Hình thức và phƣơng pháp giảng dạy

- ND1: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

- ND2: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, thảo luận

- ND3: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, thảo luận

- ND4 : Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

- ND5: Hình thức: trình chiếu PP, viết bảng; Phương pháp: thuyết trình, lấy ví dụ mẫu

 Tài liệu tham khảo

Nội dung 1, 2, 3,4,5

1. Barry Clough, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Hồng Đức, 2008.

2. Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB VH thông tin, HN.

155
3. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Sở Giáo dục & ĐT, HN.

4. Stephen E. Lucas – Trương Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quang dịch (2009), Nghệ thuật nói
chuyện trước công chúng, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

 Nội dung chi tiết của chƣơng

18.1. Khái niệm tiểu nhóm

Tiểu nhóm là một tập hợp từ ba đến mười hai người kết hợp lại vì một mục đích cụ thể. Tiểu
nhóm giải quyết vấn đề là một nhóm nhỏ được thành lập để giải quyết một vấn đề riêng biệt.

Như tên gọi cho thấy, một tiểu nhóm có một số lượng thành viên giới hạn, tối thiểu là ba. Có
sự khác biệt ý kiến về số người tối đa hợp thành một tiểu nhóm. Đa số chuyên gia ấn định con số tối
đa là bảy hoặc tám, một số khác thì nâng lên đến 12. Điều quan trọng là ở chỗ nhóm phải đủ nhỏ để
các thành viên có thể thảo luận tự do. Trong giao tiếp ở tiểu nhóm, tất cả các đối tượng tham gia là
những diễn giả và thính giả tiềm năng. Một số lượng thành viên có thể quản lý được cho phép mọi
người dễ dàng chuyển đổi giữa nói và nghe.

Các thành viên của một tiểu nhóm kết hợp lại vì một mục đích cụ thể. Một tiểu nhóm giải
quyết vấn đề được thiết lập để giải quyết một vấn đề riêng biệt. Những nhóm như thế tồn tại trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mặc dù nói trong một nhóm nhỏ không giống như nói trước đám đông,
nhưng nó cũng bao gồm các kỹ năng tương tự. Các thành viên của một tiểu nhóm ảnh hưởng lẫn
nhau trong suốt quá trình giao tiếp. Thỉnh thoảng họ thông tin cho các thành viên trong nhóm.
Những lúc khác họ tìm cách thuyết phục nhau. Là một thành viên của một tiểu nhóm, bạn có thể
ảnh hưởng đến các thành viên khác qua việc cung cấp cho họ thông tin quan trọng, động viên họ
phát biểu, thuyết phục họ thay đổi ý định, dẫn dắt họ vào một kênh giao tiếp mới, thậm chí yêu cầu
họ kết thúc một cuộc họp của nhóm. Tất cả các thành viên khác của nhóm đều có cùng cơ hội gây
ảnh hưởng đến bạn qua giao tiếp hiệu quả.

18.2. Lãnh đạo của tiểu nhóm

Một tiểu nhóm hoạt động cần thiết phải có lãnh đạo. Lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng lên các thành viên trong nhóm để giúp đạt được các mục tiêu của nhóm. Chúng tôi đã từng
nhận định rằng các nhóm nhỏ thường có những quyết định tốt hơn các cá nhân. Nhưng từ “thường”
nên được nhấn mạnh ở đây. Để đưa ra các quyết định vững chắc, các nhóm cần sự lãnh đạo hiệu

156
quả. Người lãnh đạo tiềm năng là một thành viên của nhóm được các thành viên khác phục tùng do
chức vụ, trình độ chuyên môn, hoặc khía cạnh khác.

18.2.1 Phân loại lãnh đạo tiểu nhóm

 Đôi khi không ó người lãnh đạo cụ thể. Trong một trường hợp như vậy, các thành viên
của các nhóm hoạt động hiệu quả có khuynh hướng có ảnh hưởng bằng nhau. Khi một nhu cầu về
lãnh đạo nổi lên, bất cứ thành viên nào cũng có thể - và một người có lẽ sẽ cung cấp sự lãnh đạo cần
thiết này. Một ví dụ điển hình có thể là một kế hoạch của lớp, trong đó bạn và nhiều bạn học khác
đang hợp tác làm việc với nhau. Dần dần từng người trong số các bạn sẽ giúp nhóm tiến đến mục
tiêu bằng cách đề nghị gặp nhau khi nào và ở đâu, bằng cách vạch ra các điểm mạnh và điểm yếu
của một quan điểm nhất định, bằng cách giải quyết các bất đồng giữa các thành viên khác, v…v…

 Trong một số tình huống, một nhóm có thế có một lãnh đạo lâm thời. Chẳng hạn, nếu
một cuộc họp doanh nghiệp gồm một phó chủ tịch và nhiều cấp dưới, vị phó chủ tịch đó trở thành
người lãnh đạo lâm thời. Cũng giống như vậy nếu một thành viên của nhóm là một chuyên gia trong
một đề tài cụ thể và những người khác thì không rành. Các thành viên sẽ có thể phục tùng người có
chức vụ hoặc chuyên môn cao nhất, và người đó sẽ trở thành lãnh đạo lâm thời của nhóm đó.

 Lãnh đạo tình huống là một thành viên trong nhóm nổi lên như một lãnh đạo sau các
thảo luận của nhóm. Ngay cả khi một nhóm khởi đầu không có lãnh đạo, có thể có một lãnh đạo
tình huống. Đây là một người mà, bằng khả năng hay sức mạnh của tính cách, hoặc chỉ bằng nói
nhiều nhất, nắm giữ vai trò lãnh đạo. Sự nổi lên của một lãnh đạo có thể hoặc không như mong đợi.
Nếu nhóm bị bế tắc hoặc lao vào cãi nhau hay trêu chọc nhau, một lãnh đạo tình huống có thể đưa
nhóm quay lại quỹ đạo. Tuy vậy, có một điều nguy hiểm, đó là người lãnh đạo tình huống có thể
không phải là lãnh đạo hiệu quả nhất mà chỉ đơn thuần là người có tính cách quyết đoán nhất. Lý
tưởng thì từng thành viên trong nhóm nên chuẩn bị đóng vai lãnh đạo khi cần thiết.

 Cuối cùng, có thể có một lãnh đạo được bổ nhiệm, là một người được bầu chọn hay chỉ
định làm lãnh đạo khi nhóm được thành lập. Một nhóm chỉ gặp nhau trong kỳ họp nên luôn luôn có
một lãnh đạo được bổ nhiệm để ý tới các nhiệm vụ theo trình tự thủ tục và đóng vai như một phát
ngôn viên cho nhóm. Ngược lại, một ủy ban chính thức sẽ thường có một chủ tịch được bổ nhiệm.
Vị chủ tịch này có thể thực hiện các chức năng lãnh đạo hoặc ủy thác chúng, nhưng vẫn phải chịu
trách nhiệm về nhóm.

Một nhóm có thể hoặc không cần một người lãnh đạo cụ thể, nhưng luôn luôn cần sự lãnh
đạo. Khi tất cả các thành viên của nhóm đều là các nhà giao tiếp thông thạo, họ có thể thay phiên

157
nhau làm lãnh đạo ngay cả khi nhóm có một người lãnh đạo bổ nhiệm hoặc lâm thời. Khi bạn phát
triển các kỹ năng giao tiếp nhóm, bạn nên chuẩn bị đóng vai làm lãnh đạo bất cứ khi nào cần thiết.

18.2.2 Các nhu cầu của tiểu nhóm mà lãnh đạo cần giải quyết

Một người lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp nhóm đạt được các mục tiêu bằng việc hoàn thành 3
loại nhu cầu đan xen nhau

 Nhu cầu thủ tục

Nhu cầu thủ tục là các hành động “giữ nhà” thông lệ cần cho việc thực hiện công việc hiệu
quả trong một tiểu nhóm. Chúng bao gồm:

 Quyết định thời gian và không gian cho nhóm tập trung họp.

 Đăng ký phòng, kiểm tra số lượng ghế ngồi, bảo đảm lò sưởi hoặc điều hòa hoạt động.

 Thiết kế chương trình nghị sự cho mỗi cuộc họp.

 Bắt đầu cuộc họp.

 Ghi chép trong cuộc họp.

 Chuẩn bị và phát bất cứ tài liệu cầm tay nào cần cho cuộc họp.

 Tóm tắt tiến triển của nhóm vào cuối cuộc họp.

Nếu có một lãnh đạo bổ nhiệm, vị đó có thể tham gia thực hiện các nhu cầu này hoặc ủy thác
cho một hoặc nhiều thành viên của nhóm thực hiện. Nếu không có, các thành viên của nhóm phải
nghĩ ra cách chia nhỏ các trách nhiệm thủ tục này.

 Nhu cầu nhiệm vụ

Nhu cầu nhiệm vụ cần vượt quá nhu cầu thủ tục và là các hành động thật sự cần để giúp
nhóm hoàn thành nhiệm vụ riêng biệt đang thực hiện. Chúng bao gồm:

 Phân tích các vấn đề nhóm đang đối mặt.

 Phân chia công việc giữa các thành viên.

 Thu thập thông tin.

 Yêu cầu các thành viên khác cho biết quan điểm.

 Khơi ý tranh luận đối với các ý kiến không quen thuộc.

158
 Xây dựng các tiêu chí để nhận định giải pháp hiệu quả nhất.

 Giúp nhóm đạt sự đồng thuận về các đề xuất sau cùng của nhóm.

Hầu hết các thành viên sẽ giúp nhóm hoàn thành các nhu cầu về nhiệm vụ. Người lãnh đạo
hiệu quả - dù là lâu dài hay tạm thời – có một tư duy thực tế về các nhu cầu nhiệm vụ của nhóm và
làm thế nào để đáp ứng chúng.

 Nhu cầu duy trì

Nhu cầu duy trì là các hành động giao tiếp cần thiết để duy trì các mối quan hệ cá nhân trong
một tiểu nhóm, bao gồm các nhân tố sau:

 Các thành viên hòa hợp với nhau nhiều như thế nào.

 Các thành viên sẵn lòng đóng góp cho nhóm như thế nào.

 Các thành viên có hỗ trợ nhau không.

 Các thành viên có cảm thấy hài lòng với những việc làm của nhóm không.

 Các thành viên có hài lòng với vai trò của mình trong nhóm không.

Nếu các trở ngại về quan hệ cá nhân khống chế cuộc thảo luận, nhóm sẽ rơi vào một thời
gian khó khăn trong khi làm việc với nhau và đạt được một quyết định. Đây là một trong những
khía cạnh quan trọng hơn cần sự lãnh đạo hiệu quả. Một người lãnh đạo có thể làm nhiều điều để
tạo nên và duy trì việc giao tiếp tương trợ trong nhóm. Bằng việc giúp các thành viên trong nhóm
giải quyết mâu thuẫn, xử lý các điểm khác biệt về ý kiến, giảm thiểu các căng thẳng giữa các cá
nhân, động viên sự tham gia từ tất cả các thành viên, cảnh giác với các tình cảm riêng tư, và bằng
cách thúc đẩy sự đoàn kết trong nội bộ nhóm, một người lãnh đạo có thể đóng góp rất nhiều cho
việc giúp nhóm đạt được các mục tiêu của mình.

18.3. Trách nhiệm trong tiểu nhóm

Mọi thành viên của một nhóm nhỏ phải chấp nhận các trách nhiệm nhất định, có thể chia
thành năm loại chính:

 Ràng buộc mình với các mục tiêu của nhóm

Để một nhóm thành công, các thành viên phải liên kết các mục tiêu riêng của mình với mục
tiêu của nhóm. Các thành viên của nhóm có thể có đủ loại kế hoạch riêng. Nhớ rằng những gì một
thành viên của nhóm làm sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khác. Bạn không nên cố nâng lợi

159
ích riêng hoặc tính vị kỷ của mình ngang bằng nhóm và các mục tiêu của nhóm. Hãy cảnh giác với
kế hoạch riêng tư.

 Hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân

Một trong những thuận lợi của quá trình làm việc nhóm là nó chia trách nhiệm công việc
cho nhiều người. Cho dù các nhiệm vụ khác có thể là gì đi nữa, tất cả các thành viên của một nhóm
đều có một nhiệm vụ quan trọng đó là lắng nghe. Lắng nghe hiệu quả là điều thiết yếu trong giao
tiếp tiểu nhóm.

 Tránh các mâu thuẫn

Các nhóm do con người tạo nên với yêu, ghét, thù, hận và khác xa tính cách. Điều thiết yếu
trong quá trình làm việc nhóm là phải giữ các bất đồng ở mức nhiệm vụ hơn là mức cá nhân. Xung
đột cá nhân sẽ để lại một dư âm tệ hại trong tâm tưởng mọi người và gây hại cho hoạt động của
nhóm.

 Động viên sự tham gia đầy đủ

Nếu một nhóm muốn làm việc hiệu quả, tất cả các thành viên phải đóng góp đầy đủ và chia
sẻ ý kiến với nhau. Mọi thành viên nên có trách nhiệm động viên các thành viên khác tham gia bằng
cách chú ý lắng nghe, giúp xây dựng một môi trường hỗ trợ. Việc chăm chú lắng nghe sẽ hỗ trợ
người nói, các nhận xét hỗ trợ tạo nên thiện chí giữa các thành viên nhóm và làm mọi người cảm
thấy thoải mái trao đổi.

 Giữ cuộc thảo luận đi đúng hƣớng

Mọi thành viên có trách nhiệm giữ cuộc thảo luận đi đúng hướng và can thiệp nếu nhóm đi
lệch quá xa nội dung thảo luận. Khi làm việc trong một nhóm giải quyết vấn đề, nhớ đảm bảo mục
tiêu tối thượng của nhóm phải luôn luôn trên hết. Bạn cần chống lại khuynh hướng tiến đến một giải
pháp quá nhanh, không tìm hiểu vấn đề kỹ lưỡng.

18.4. Tiến trình giải quyết vấn đề của tiểu nhóm

Phương pháp tư duy phản ánh được rút ra từ các bài viết của nhà triết học Mỹ John Dewey.
Phương pháp này đưa ra một quá trình logics từng bước cho thảo luận ở các tiểu nhóm giải quyết
vấn đề. Phương pháp này gồm 5 bước :

 Xác định vấn đề

160
Trước hết, nhóm cần xác định chính xác mình đnag cố gắng giải quyết vấn đề gì. Xác định
vấn đề cho thảo luận nhóm giống như thiết lập mục đích cụ thể cho bài nói, nếu không thực hiện
đúng đắn, mọi thứ theo sau sẽ phải gánh chịu. Cách tốt nhất để xác định vấn đề là phát biểu nó như
một vấn đề về chính sách.

 Ph n tích vấn đề

Sau khi vấn đề được xác định, nhóm bắt đầu phân tích. Nếu nhóm của bạn nghiên cứu vấn
đề càng đầy đủ, bạn sẽ có nhiều khả năng thiết kế một giải pháp hữu hiệu hơn. Khi phân tích vấn đề,
đặc biệt lưu ý hai điều: vấn đề nghiêm trọng đến mức nào và đâu là nguyên nhân của vấn đề.

 Thiết lập các tiêu chí cho các giải pháp

Khi phân tích vấn đề, bạn không nên lập tức lao vào đề xuất giải pháp mà thay vào đó nên từ
từ thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn cho các giải pháp hợp lý. Bạn nên nghiền ngẫm và viết ra chính
xác những gì các giải pháp của bạn đạt được và bất cứ nhân tố nào có thể hạn chế việc lựa chọn các
giải pháp của bạn.

 Kiến tạo các giải pháp tiềm năng

Một khi nhóm của bạn đã chắc chắn có các tiêu chí trong ý nghĩ, bạn sẵn sàng thảo luận các
giải pháp, mục tiêu của bạn lúc này là nghĩ ra các giải pháp tiềm năng trong một phạm vi có thể
rộng nhất, không phải là phán xét các giải pháp. Nhiều nhóm phát hiện ra kỹ thuật động não hữu ích
ở giai đoạn này. Phương pháp tốt nhất là yêu cầu tất cả các thành viên của nhóm liệt kê ra tất cả các
giải pháp có thể mà họ nghĩ ra được. Điều này giúp khuyến khích sáng tạo và khuyến khích tham
gia bình đẳng.

 Chọn giải pháp tốt nhất

Cách thực hiện hay nhất là chọn ra một giải pháp riêng biệt, thảo luận về nó theo các tiêu chí
được thiết lập trước trong các bạn tính thống nhất của nhóm, rồi chuyển sang lần lượt các giải pháp
tiếp theo. Khi thảo luận từng giải pháp tiềm năng, nhóm nên cố gắng đạt sự nhất trí.

18.5. Trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

 Báo cáo bằng lời

Một báo cáo bằng lời về nội dung rất giống với một báo cáo dạng viết. Nếu nhóm có một
lãnh đạo được bổ nhiệm, có lẽ người đó sẽ trình bày báo cáo. Nếu không, nhóm sẽ phải chọn ra một
người làm việc này.

161
Nếu bạn được chọn trình bày báo cáo của nhóm, bạn nên tiếp cận nó như cách bạn tiếp cận
bất cứ dạng bài phát biểu khác. Nhiệm vụ của bạn là giảng giải mục đích, các bước tiến hành và các
đề nghị của nhóm. Như bất cứ bài nói nào khác, báo cáo sẽ có ba phần chính:

- Phần giới thiệu: nêu lên mục đích của báo cáo và tóm lược các ý chính

- Thân bài: đưa ra vấn đề nhóm thảo luận, các tiêu chí thiết lập cho một giải pháp và giải
pháp được đề nghị

- Kết luận: tóm tắt lại các ý chính và trong một số trường hợp, thúc giục mọi người nên
chấp nhận các đề nghị của nhóm

Như bất cứ bài nói nào, bạn nên thiết kế bài báo cáo phù hợp với khán giả. Sử dụng các tài
liệu hỗ trợ để làm sáng rõ và củng cố các ý tưởng của bạn và cân nhắc liệu việc sử dụng các phương
tiện trực quan hỗ trợ có giúp nâng cao hiệu quả thông điệp hay không. Nhớ đảm bảo ngôn ngữ dùng
phải chính xác, rõ ràng, sống động và thích hợp, luyện tập trước để đảm bảo truyền đạt trôi chảy và
quyết đoán.

 Thảo luận chuyên đề

Thảo luận chuyên đề là sự trình bày trước đông người trong đó nhiều người trình bày các bài
nói đã chuẩn bị về các khía cạnh khác nhau của cùng một đề tài.

Một cuộc thảo luận chuyên đề gồm một người dẫn chương trình và nhiều diễn giả ngồi cạnh
nhau trước một lượng khán giả. Nếu nhóm trình bày chuyên đề có một lãnh đạo bổ nhiệm, người đó
sẽ rất thường là người dẫn dắt chương trình. Nhiệm vụ của người này là giới thiệu đề tài và các diễn
giả. Đến lượt mình, mỗi diễn giả sẽ trình bày một bài nói về một khía cạnh khác biệt của đề tài. Sau
các bài nói, có thể có phần trả lời chất vấn với khán giả.

Thảo chuyên đề thường dùng cho các báo cáo theo nhóm trong các lớp học nói. Một cách để
tổ chức nó là yêu cầu mỗi thành viên trình bày một bài nói ngắn gọn về công việc và các quyết định
của nhóm trong một giai đoạn của quá trình tư duy phản ánh. Một cách khác là yêu cầu mỗi người
nói trình bày một vấn đề chính liên quan đến đề tài thảo luận. Chẳng hạn, một nhóm thảo luận mức
án tử hình có thể có một người nói trình bày kết luận của nhóm về vấn đề liệu án tử hình có phải là
một rào cản hiệu quả đối với tội ác hay không, một thành viên khác trình bày quan điểm của nhóm
về tính đạo đức của án tử hình,...

162
Cho dù nhóm của bạn có trình bày loại báo cáo chuyên đề nào đi nữa, tất cả các bài nói nên
được lập kế hoạch cẩn thận. Chúng cũng nên được phối hợp với nhau để bảo đảm cho các báo cáo
chuyên đề về tất cả các khía cạnh quan trọng trong kế hoạch của nhóm

 Thảo luận qua nhóm

Thảo luận qua nhóm là một cuộc đối thoại có cơ cấu về một đề tài nhất định giữa nhiều
người trước một lượng khán giả.

Một thảo luận qua nhóm thiết yếu phải là một cuộc đối thoại trước một lượng khán giả.
Nhóm nên có một người dẫn chương trình giới thiệu đề tài và các thành viên tham dự. Một khi cuộc
thảo luận đi chệch hướng, người dẫn chương trình có thể ngắt lời bằng các câu hỏi hoặc nhận xét
khi cần thiết để định hướng lại cho cuộc thảo luận. Các thành viên nói ngắn gọn, thân tình, và ứng
khẩu. Họ trao đổi với nhau, nhưng đủ lớn cho khán giả nghe được. Như một hội thảo chuyên đề,
một thảo luận qua nhóm có thể gồm cả phần giải đáp thắc mắc cho khán giả ở cuối buổi.

Do tính tự phát đặc trưng, một thảo luận qua nhóm có thể gây phấn khích cho cả người nói
lẫn người nghe. Nhưng không may, sự tự phát đã cản trở sự trình bày hệ thống các đề nghị của
nhóm. Vì vậy, thảo luận qua nhóm ít khi được các nhóm giải quyết vấn đề dùng đến, mặc dầu nó có
thể hiệu quả cho các nhóm thu thập thông tin.

Nếu bạn là một thành viên trong một thảo luận qua nhóm, hãy cảnh giác với một ảo tưởng
quen thuộc rằng không cần đến sự chuẩn bị nghiêm túc. Mặc dù bạn sẽ nói ứng khẩu, bạn cũng cần
nghiên cứu đề tài trước, phân tích các vấn đề chính, và thiết kế các ý bạn muốn chắc chắn khi đưa ra
trong suốt cuộc thảo luận. Một thảo luận qua nhóm hiệu quả cũng cần được người dẫn chương trình
và các thành viên tham dự hoạch định trước để quyết định thảo luận các vấn đề gì và theo thứ tự
nào. Cuối cùng, tất cả các thành viên nhóm phải sẵn lòng chia sẻ thời lượng trình bày. Một mục
đích của một nhóm là tạo điều kiện thành viên nào cũng được trình bày ý kiến, không phải chỉ một
hay hai thành viên độc thoại.

Cho dù nhóm của bạn có dùng phương pháp nào để trình bày các phát hiện đi nữa, bạn có
thể học hỏi được ít nhiều từ các hướng dẫn nói trước đám đông trình bày trong suốt cuốn sách này.
Các kỹ thuật nói hiệu quả được sàng lọc cho các tình huống khác nhau, nhưng các nguyên tắc vẫn
giống nhau dù bạn là một người nói chuyện với một lượng khán giả, một phần của một nhóm nhỏ
đang cùng nhau làm việc để giải quyết một vấn đề, hay một người tham dự trong một cuộc thảo
luận chuyên đề hay thảo luận qua nhóm.

163
C HỎI N TẬP

1. Một tiểu nhóm là gì? Một tiểu nhóm giải quyết vấn đề là gì?

2. Bốn loại lãnh đạo có thể xảy ra trong một tiểu nhóm là gì?

3. Năm trách nhiệm chính của mọi thành viên trong một tiểu nhóm là gì?

4. Các giai đoạn của phương pháp tư duy phản ánh là gì?

5. Ba phương pháp trình bày bằng lời các đề nghị của một nhóm giải quyết vấn đề là gì?

Đà nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019.

Giảng viên biên soạn

Xét duyệt của Trƣởng bộ môn.

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….

Tổ trưởng

164
Kết quả kiểm tra tập bài giảng

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….

Phòng Thanh Tra

165

You might also like