You are on page 1of 38

BÀI 2

GIAO TIẾP & GIAO TIẾP XUYÊN VĂN HÓA

“Giao tiếp không chỉ có nói và thể hiện.


Giao tiếp còn là lắng nghe”.
Chìa khóa của giao tiếp nằm ở óc quan
sát, còn sức mạnh của giao tiếp thể hiện ở khả
năng sử dụng ngôn ngữ đắt giá, trình bày lưu
loát, cùng phong thái tự tin, giúp nâng cao ý
tưởng và nâng tầm thông điệp.
Nội dung bài giảng

1. Kỹ thuật giao tiếp bằng ngôn từ

2. Kỹ thuật giao tiếp phi ngôn từ

3. Giao tiếp xuyên văn hóa


1. Kỹ thuật giao tiếp bằng ngôn từ
Ngôn ngữ: phương tiện để biểu lộ suy nghĩ, ý
định hoặc trạng thái của mỗi người, được dùng để
che giấu, đánh lạc hướng người khác.
Ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó phải được sử dụng
một cách có chủ định theo ý thức.
1.1 Giao tiếp bằng cách viết
- Công thức 5W1H
- Cần có ý tưởng trước khi viết, vạch rõ dàn ý
bằng từ khóa.

- Dùng từ khúc chiết, rõ ràng, đúng văn phạm.

- Đọc thật kỹ trước khi quyết định gửi đi, hoặc


nhờ người khác đọc và góp ý.
- Cẩn thận vì bài viết của bạn có khi sẽ là bằng
chứng chống lại bạn.

- Đừng viết nếu trạng thái tinh thần không ổn


định, nhất là văn bản: phản hồi, góp ý, phê bình,
đơn từ…
Những lỗi thường gặp:
- Người viết thiếu nghiêm túc, tập trung

- Diễn đạt ý rối và thiếu trọng tâm

- Sai chính tả, quy cách

- Dùng từ đơn giản/ đa nghĩa/ nghiêm trọng hóa


1.2. Giao tiếp bằng cách nói

- Là sự truyền đạt thông điệp kết hợp giữa từ


ngữ với giọng nói.

- Mang lại hiệu quả cao nhất khi kết hợp với
ngôn ngữ cơ thể, không gian phù hợp.
Kỹ thuật:
- Chuẩn bị kỹ bài nói/ ý tưởng cuộc hội thoại

- Mở đầu bài nói bằng kỹ thuật tạo sự chú ý: chào


hỏi, cười, kể chuyện ngắn, đưa ra số liệu, trò
chơi…

- Đặt mình vào vị trí người nghe, tôn trọng và


chiếm lấy trái tim của khán giả.

- Kết hợp khéo léo với ngôn ngữ cơ thể.


- Dùng các từ ngữ kết nối câu, ý; nhắc lại chi
tiết để nhấn mạnh…

- Tạo khoảng dừng khi nói để kéo sự tập trung.

- Đặt câu hỏi tương tác khi cần để gây sự chú ý


và động não (brainstorm) người nghe.
- Cần kết luận những điểm chính của bài nói.

- Khi nói ở bục, micro được gắn trên bục, micro


đeo sẽ giúp người nói tự tin hơn.

- Luôn giữ trạng thái tâm lý tích cực khi nói.


Đừng phê phán, đôi co với người nghe.
Những điều nên tránh:
- Nói dài dòng, thiếu trọng tâm, không chuẩn bị
kỹ.

- Đùa vui quá mức, không có khiếu hài hước


nhưng lại vận dụng kỹ thuật này.

- Bị phụ thuộc công nghệ: điện thoại, ipad…

- Người nói thiếu khiêm tốn…


2. Giao tiếp phi ngôn từ
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng lúc, đúng
chỗ sẽ tôn thêm hình ảnh trong mắt người
nghe.

- Những dấu hiệu tích cực: nụ cười rạng rỡ,


ngồi thẳng lưng, ngồi hơi nghiêng nhẹ về phía
trước sẽ tạo nên phong thái tự tin.
- Người tự tin chân tay thường để yên, ánh
mắt nhìn thẳng vào người đối diện.

- Đôi mắt được xem như yếu tố bộc lộ rõ


nhất cảm xúc.

- Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời


nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
- Trong khi trò chuyện, không nên mân mê
quần áo, đồ trang sức hay bất kì vật dụng nào.

- Lưu tâm trang phục, nó thể hiện trình độ, sự


tôn trọng đối với người khác và mang lại sự
tự tin.

- Đôi giày cần phù hợp với bối cảnh: sang


trọng, trang trọng, bình dân, thân thiện cần
mang giày phù hợp.
BÀI TẬP
Từng cặp chọn bài nói trong vòng 3 phút để
trình bày và góp ý cho nhau. Dùng cả ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ khi trình bày. Thời gian chuẩn bị là 15
phút.

Chủ đề gợi ý: Giới thiệu về 1 nét văn hóa Việt


Nam, về sở thích, về nghề nghiệp yêu thích, về cuốn
sách yêu thích,…
3. Giao tiếp xuyên văn hóa
3.1 Khái niệm

Là sự giao tiếp giữa các nền văn


hóa, cộng đồng khác nhau với những
phương thức sống và thế giới quan khác
nhau.
Vì sao sự giao lưu học hỏi giữa các nền văn
hóa gia tăng mạnh mẽ?

Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại,


internet, điện thoại di động, kỹ nghệ hàng
không...

Nó trở thành một bộ phận không thể tách rời


của xã hội đương đại.
3.2 Đặc điểm của giao tiếp xuyên văn hóa
1. Đề cao sự bình đẳng trong ứng xử, giao tiếp;

2. Không được xem nền văn hóa nào là ưu việt,


nền văn hóa nào là thứ yếu;

3. Nhờ GTXVH, các nền VH trở nên hiểu biết,


gần gũi nhau, hợp tác cùng phát triển.
3.3 Hiện tượng trong GTXVH
a. Sự giới hạn về mặt văn hóa
Bị giới hạn về văn hóa: thực tế, mọi người hiểu
văn hóa để lý giải các hiện tượng văn hóa khác nhau thì
sẽ ít xảy ra hiểu nhầm.

Ngược lại, sẽ dẫn đến tình trạng “bị giới hạn về
văn hóa” – không hiểu được bối cảnh của nền văn hóa
khác mà nhìn nhận dưới lăng kính của mình.
b. Chủ nghĩa vị chủng:
- Xem xét, nhận định nền văn hóa khác từ lập
trường, nền văn hóa, phương thức sống và
thế giới quan của mình.

- Những gì phù hợp với cái mà bản thân tôi, cộng


đồng văn hóa của tôi cho là đúng, thì mới đúng.

Còn những gì khác lạ, không phù hợp với


cái bản thân tôi và cộng đồng văn hóa của tôi
cho là đúng, thì hẳn là sai.
c. Chủ nghĩa tương đối văn hóa (the cultural
relativism):
Người ta không thể hiểu được những
người thuộc về một nền văn hóa hay
phương thức sống xa lạ, bởi cách thức tư
duy và hành động của họ là hoàn toàn khác
về nguyên tắc, không có điểm nào chung với
cách thức tư duy và hành động trong nền văn
hóa của mình (L.Wittgenstein ).
d. Chủ nghĩa phổ quát văn hóa (the cultural
universalism)
Ngược lại, một số quan điểm khác lại bênh
vực quan điểm lạc quan cho rằng, chúng ta có
thể hiểu được sự giao tiếp liên văn hóa, bởi
con người trong mỗi nền văn hóa đều có
chung những nền tảng nhân học phổ quát và
bẩm sinh giống nhau (L.Wittgenstein).
3.4 Ba giải pháp trong GTXVH

- Chấp nhận sự tồn tại một cách hòa bình

- Thuyết phục, truyền bá đặc điểm văn hóa của mình

- Dung hòa, cố gắng giải quyết những khác biệt.


HẾT

You might also like