You are on page 1of 8

1.

Khái niệm và đặc trưng của văn hóa


1.1. Khái niệm văn hóa
- Văn hóa là một thuật ngữ bao quát và bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống xã hội. Theo các nhà xã hội học, văn hóa bao gồm các giá trị,
niềm tin, hệ thống ngôn ngữ, giao tiếp và các thực hành mà mọi người chia
sẻ với nhau và có thể dùng để định nghĩa họ là một tập thể.
1.2. Đặc trưng của văn hóa
- Văn hóa được học hỏi
o Được tiếp thu qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Không được truyền
đạt theo di truyền sinh học từ các thế hệ trước sang các thế hệ sau.
- Văn hóa được truyền đạt xã hội thông qua ngôn ngữ
- + Được truyền từ một thế hệ sang một thế hệ khác thông qua phương tiện
ngôn ngữ, bằng lời nói hoặc viết, bằng cử chỉ hoặc dấu hiệu.
- -Văn hóa là một sản phẩm xã hội
- + Nhiều người tương tác với nhau tạo ra văn hóa. Phản ánh sự đồng thuận
và sự khác biệt giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội.
- -Văn hóa là biểu tượng
- + Bao gồm các ý nghĩa mà con người gán cho các vật và sự kiện mà không
thể nắm bắt được bằng giác quan. Ví dụ: như ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ
thuật, phong tục và nghi lễ.
- -Văn hóa là tích hợp
- +Bao gồm các thành phần liên quan và tương thích với nhau. Các thành
phần này tạo nên một hệ thống văn hóa duy nhất và độc đáo cho mỗi xã hội.
- -Văn hóa là thích ứng
- +Thay đổi theo thời gian và không gian để phù hợp với môi trường và hoàn
cảnh của con người. Phản ứng với các tác động bên ngoài và bên trong từ
các văn hóa khác.
- 1.3. Ý nghĩa của văn hóa trong giao tiếp, đàm phán kinh doanh
- +Văn hóa giúp con người thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội.
Cung cấp cho họ các kiến thức, kỹ năng và công cụ để đáp ứng các nhu cầu
và thách thức của cuộc sống.
- +Văn hóa giúp con người giao tiếp và hợp tác với nhau. Cũng cung cấp cho
họ các nguyên tắc, quy tắc và giá trị để hướng dẫn hành vi và quan hệ xã
hội.
- +Văn hóa giúp con người tạo ra ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống. Cung
cấp cho họ các niềm tin, giả thuyết và lý thuyết để giải thích thế giới và vị
trí của họ trong đó.
- +Văn hóa giúp con người thể hiện bản sắc và sáng tạo của họ. Cung cấp cho
họ các biểu tượng, ngôn ngữ và nghệ thuật để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng và
giá trị của họ.

2. Nhận diện thay đổi của văn hóa trong giao tiếp và đàm phán:
2.1. Vay mượn và giao thoa văn hóa:
- Vay mượn: Là hiện tượng một cá nhân, một cộng đồng chủ ý bắt chước các đặc điểm
của một nền văn hóa khác vì thấy những đặc điểm đó có thể giải quyết tốt những vấn
đề của chính mình
- Giao thoa: Là quá trình các giá trị văn hóa thuộc các nền văn hóa khác nhau cọ xát với
nhau thông qua hoạt động của con người và cộng đồng.
- Giao thoa văn hóa có thể diễn ra dưới dạng có ý thức và không có ý thức là quá trình tự
phát, nảy sinh như là một kết quả không dự đoán trước trong quá trình tương tác giữa
các đặc điểm của những nền văn hóa khác nhau.
- Một nhà kinh doanh với tư cách là thành viên của một cộng đồng nào đó có nền văn
hóa riêng biệt cũng vẫn có thể có những nét văn hóa vay mượn từ những nền văn hóa
khác.
⇨ VD (về giao thoa văn hóa): Một nhà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng kính Versase,
dùng bàn cạo Gillette, uống cà phê Nestle, đọc báo Financial Times và đi giày hiệu
Gucci nhưng anh ta vẫn là người Việt Nam 100%.
⇨ VD (về giao thoa văn hóa trong giao tiếp, đàm phán): Ở Việt Nam, ngày càng có
nhiều công ty đa quốc gia xuất hiện với nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân lực như
Honda, Samsung, Shopee... Để có thể đầu quân cho những công ty với nhiều nhân lực
đến từ nhiều quốc gia, người Việt Nam đãtrang bị hành trang tri thức và những kĩ
năng về giao tiếp phù hợp trong môi trường đa văn hóa như: học thêm tiếng nước
ngoài (Anh, Pháp, Trung,...) để có thể làm việc một cách hiệu quả.
2.2. Phản ứng với sự thay đổi
- Có nhiều xu hướng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và quan niệm.
- Trong môi trường đàm phán, các bên thường đối mặt với sự khác biệt về cách giao tiếp,
cách hiểu, và cách tiếp cận vấn đề do ảnh hưởng của văn hóa. Ví dụ, một quốc gia có
văn hóa đặc trưng như tôn trọng tuổi tác có thể đặt một tầm quan trọng lớn đối với
những người già trong cuộc đàm phán. Ngược lại, một quốc gia với văn hóa trẻ trung
có thể tập trung vào sự sáng tạo và khả năng thích nghi nhanh chóng
- Xây dựng một môi trường đàm phán tôn trọng và đa văn hóa là quan trọng hàng đầu.
Các bên nên thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị, quan điểm và cách thể hiện của nhau.
Sự tôn trọng này là cơ sở cho sự hợp tác và thỏa thuận
- Học hỏi về văn hóa đối tác để hiểu rõ hơn về văn hóa của đối tác, các bên nên tìm hiểu
và học hỏi về cách họ giao tiếp, quản lý xung đột và đạt được thỏa thuận. Việc này
giúp giảm thiểu nguy cơ hiểu nhầm và xung đột văn hóa.
- Thúc đẩy hiểu biết văn hóa: Các bên cùng nhau thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa của
nhau. Cùng nhau tổ chức các hoạt động trao đổi về văn hóa, học hỏi về tập quán và
giá trị của nhau để tạo cơ hội tiếp xúc và giao lưu.
- Khi giao tiếp với nhiều nền văn hóa khác nhau, bản thân mỗi người chúng ta sẽ mở
rộng và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới để hoàn thiện bản thân mình hơn. Chẳng
hạn khi bạn làm việc trong môi trường có nhiều người nước ngoài thì bạn có thể chọn
lọc để học hỏi những đặc điểm văn hóa tốt đẹp của họ để nhìn nhận lại bản thân mình
còn thiếu sót hay chưa hoàn thiện phần nào trong cách giao tiếp, ứng xử nơi chốn
công sở để trở thành người chuyên nghiệp hơn.
3. Khác biệt về văn hoá trong giao tiếp đàm phàn kinh doanh
3,1) Khác biệt về ngôn ngữ cử chỉ , hành vì không lời
-Trong tất cả các ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh,
các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử
dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với những hành vi ngôn ngữ xuất
hiện nhiều nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau cũng có
tần suất sử dụng khác nhau. Ví dụ: 34% phát ngôn của nhà kinh doanh Trung Quốc
trong đàm phán là câu hỏi, trong khi đó người Anh và người Đài Loan lại có xu hướng
hỏi rất ít.
- Căn cứ vào kết quả này có thể đưa ra nhận xét về yếu tố ngôn ngữ và hành vi
không lời đặc trưng trong đàm phán kinh doanh của một nước như sau: Nhật Bản có
thể được coi là nước có phong cách đàm phán nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Sự đe dọa,
những mệnh lệnh, cảnh báo, câu nói không rất ít khi được sử dụng, thay vào đó là
những khoảnh khắc im lặng, hứa hẹn, khuyến nghị và cam kết.
- Các nhà kinh doanh Hàn Quốc sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa hơn
những nhà kinh doanh Nhật Bản, họ sử dụng từ không và ngắt lời đối tác nhiều gấp 3
lần so với người Nhật Bản. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn không bao giờ để khoảng
thời gian chết trong một cuộc đàm phán. Những nhà kinh doanh Trung Quốc có phong
cách đàm phán khá giống với người Nhật, nhưng họ thường nghiêng về các phát ngôn
mang tính chất trao đổi thông tin.
- Pháp có thể là nước có phong cách đàm phán nóng nảy nhất. Người Pháp
sử dụng nhiều nhất các câu mệnh lệnh, đe dọa, cảnh báo. Người Pháp cũng thường
xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói không.
3.2) Khác biệt về tư duy và quá trình đưa ra quyết định
- Khi đối mặt với một nhiệm vụ đàm phán phức tạp, hầu hết các nhà đàm phán
phương Tây đều có thói quen chia nhỏ nội dung đàm phán thành một loạt những công
việc nhỏ. Các vấn đề như giá cả, vận chuyển, bảo hành, bảo dưỡng... lần lượt được
giải quyết. Kết quả cuối cùng của đàm phán sẽ là tổng hợp kết quả đàm phán của tất
cả các nội dung nhỏ. Các nhà đàm phán châu Á lại có xu hướng trái ngược. Họ không
phân chia nội dung đàm phán thành các công việc nhỏ mà cùng thường một lúc đàm
phán tất cả các nội dung không theo một trình tự rõ ràng, và nhượng bộ chỉ đạt được
vào khi đàm phán đã sắp kết thúc.
-Sự khác biệt về cách tư duy và quá trình ra quyết định giữa các doanh nghiệp Mỹ và
Nhật Bản xuất phát từ quan niệm khác nhau về đàm phán kinh doanh. Người Mỹ cho
rằng đàm phán là một quá trình ra quyết định để giải quyết vấn đề, một thỏa thuận tốt
nhất cho cả hai phía sẽ là giải pháp tốt nhất cho vấn đề đàm phán. Giải quyết vấn đề
theo từng bước, rồi tiến đến thỏa thuận cuối cùng là cách người Mỹ thường sử dụng.
Tuy nhiên, đối với các nhà doanh nghiệp Nhật Bản, đàm phán lại là một quá trình phát
triển quan hệ kinh doanh vì mục tiêu lợi ích lâu dài.
4. Vận dụng sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp, đàm phán kinh doanh
4.1. Lựa chọn phái đoàn đám phán theo khía cạnh văn hóa
- Trong giao tiếp và đàm phán kinh doanh, sự hiểu biết về văn hóa là rất quan trọng.
Mỗi quốc gia, thậm chí mỗi khu vực trong một quốc gia, đều có những giá trị, quy tắc
và cách tiếp cận khác nhau đối với kinh doanh và giao tiếp. Để phân tích lựa chọn
phái đoàn đàm phán, cần xem xét một số khía cạnh văn hóa sau:

1. Ngôn ngữ và giao tiếp: Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp. Sự lựa
chọn phái đoàn cần xem xét ngôn ngữ chính thức và giao tiếp hàng ngày của đối tác.
Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ địa phương cực kỳ quan trọng, việc có một thành viên trong
phái đoàn có thể nói ngôn ngữ đó sẽ rất hữu ích.
2. Nền văn hóa và giá trị: Các quốc gia có những giá trị, niềm tin và thái độ khác nhau
đối với kinh doanh và đàm phán. Cần phản ánh sự đa dạng này và cân nhắc việc bổ
sung thành viên đến từ các lĩnh vực khác nhau trong xã hội, từ lãnh đạo doanh nghiệp
đến nhà nghiên cứu văn hóa.
3. Thái độ và cách tiếp cận: Một số quốc gia có nền văn hóa tôn trọng sự kiên nhẫn và
mối quan hệ cá nhân hơn là việc thống nhất kết quả ngay lập tức. Trong khi đó, ở
những nơi khác, sự trực tiếp và quyết đoán được đánh giá cao hơn.
4. Tôn trọng và giao tiếp mở cửa: Tôn trọng văn hóa địa phương là rất quan trọng.
Phái đoàn cần thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa, truyền thống và giá trị của đối tác
thông qua cách tiếp cận và giao tiếp của họ.
5. Kiến thức và tinh thần linh hoạt: Phái đoàn cần có kiến thức sâu rộng về văn hóa
địa phương và sẵn lòng thích nghi với các thay đổi hoặc yêu cầu phát sinh trong quá
trình đàm phán.

4.2. Bồi dưỡng kiến thức về văn hóa chéo cho các thành viên
- Dưới đây là một số phần cơ bản có thể tích hợp vào chương trình bồi dưỡng kiến
thức:
1. Hiểu Biết Về Văn Hóa:Đầu tiên, cần hiểu rõ về các văn hóa mà các thành viên sẽ
gặp phải. Điều này bao gồm cả nền văn hóa của đối tác kinh doanh và văn hóa nội bộ
của tổ chức.
2. Giải Thích Các Khác Biệt Văn Hóa: Phải giải thích rõ ràng về những khác biệt văn
hóa chính giữa các bên. Điều này có thể bao gồm các khác biệt trong cách thức giao
tiếp, định kiến, giá trị văn hóa, và các quy tắc giao tiếp.
3. Thực Hành Giao Tiếp Hiệu Quả: Điều này bao gồm cách thức sử dụng ngôn từ,
ngôn ngữ cơ thể và cách tiếp cận giao tiếp khác nhau dựa trên người đối diện.
4. Giải Quyết Xung Đột Văn Hóa: Hướng dẫn các thành viên cách giải quyết xung đột
văn hóa một cách hiệu quả, từ việc nhận biết xung đột đến cách giải quyết chúng một
cách xây dựng.
5. Đào Tạo Về Nghiên Cứu Thị Trường Văn Hóa: Hướng dẫn các thành viên làm thế
nào để nghiên cứu và hiểu văn hóa của các thị trường mà họ đang làm việc.

4.3. Phong cách văn hóa trong giao dịch, đàm phán
Dưới đây là một số phong cách văn hóa phổ biến và cách chúng ảnh hưởng đến quá
trình giao dịch và đàm phán:
1. Phong cách trực tiếp và rõ ràng: Một số văn hóa như Mỹ, Canada thường ưa thích
giao tiếp trực tiếp và rõ ràng trong đàm phán kinh doanh. Họ đánh giá cao sự trung
thực và minh bạch, thích giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Phong cách gián tiếp và kiềm chế: Ở một số văn hóa như Nhật Bản và Hàn Quốc,
việc tránh trực tiếp đối diện và sử dụng sự kiềm chế trong giao tiếp được coi là quan
trọng. Trong đàm phán, họ có thể sử dụng các chiến lược gián tiếp và đề xuất các giải
pháp mà không làm mất mặt đối phương.
3. Phong cách linh hoạt và thích ứng: Các văn hóa như Ấn Độ và Brazil thường coi
trọng sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến việc
thương lượng kéo dài và sự thay đổi linh hoạt trong các điều khoản hợp đồng.
4. Phong cách quan hệ cá nhân: Trong nhiều văn hóa châu Á như Trung Quốc và Hàn
Quốc, mối quan hệ cá nhân được xem là quan trọng hơn so với việc kinh doanh. Do
đó, việc xây dựng mối quan hệ tốt trước khi bắt đầu đàm phán có thể là yếu tố quan
trọng.
5. Phong cách chính thống và tôn trọng quy định: Ở một số quốc gia như Đức và Nhật
Bản, việc tuân thủ quy định và tôn trọng các quy tắc trong giao tiếp và đàm phán được
coi là rất quan trọng.

5. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán với người nước ngoài


5.1,Một số cách ứng xử, giao tiếp thông thường trong giao tiếp với người nước ngoài
*Bắt tay
- Tư thế: bình đẳng, nét mặt vui tươi, chìa tay phải và nhìn thẳng vào mặt nhau; không
bắt tay chéo, không bắt tay người này mà nhìn người khác, không ngậm thuốc lá,
không đút tay trái vào túi quần, không mang găng tay.
- Biểu thị tình cảm đúng mức: giữa nam giới với nhau, nên nắm cả bàn tay, siết chặt,
giữ ít lâu. Giữa nam giới và nữ giới thì người phụ nữ có thể chỉ nắm hờ, nam giới
không nên siết quá mạnh.
- Thứ tự bắt tay: Chủ nhà giơ tay trước để bắt tay tất cả khách. Người đứng sau chủ
động giơ tay trước để bắt tay khách. Cấp trên, người lớn tuổi chủ động giơ tay trước.
Cấp dưới, người trẻ tuổi chỉ khẽ cúi đầu trước để tỏ lòng kính trọng. Nam giới gặp đôi
vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người chồng sau.
*Cách xưng hô
- Phải gọi đúng tên họ, địa vị xã hội của khách. Phải nhớ tên khách, tránh gọi “trổng”.
Khi giới thiệu chính thức cần kèm theo hàm, vị. Chỗ thân tình có thể gọi nhau bằng
tên riêng. Đối với những người mới gặp nhau lần đầu thì gọi bằng ông, bà, cô
(Mr/Mrs/Miss). Trường hợp không chắc một phụ nữ có chồng hay không thì gọi bằng
Ms.
*Giao tiếp bằng lời nói:
- Ăn nói lịch sự, không khúm núm, không tự cao. “Cảm ơn”, “xin phép”, “xin lỗi” là
những lời nói không bao giờ thừa. Nói vừa nghe, khen chê phải thích hợp. Không nên
nói nhiều về mình nếu không được yêu cầu. Không nên chủ động hỏi đời tư của
khách, nhất là đối với phụ nữ (tuổi tác, hôn nhân, gia đình, lương bổng, doanh thu…)
*Giao tiếp bằng cử chỉ
a. Nét mặt và đôi mắt:
Nét mặt :
- Nét mặt bao giờ cũng nên vui tươi ngay cả trong trường hợp mình có chuyện riêng
đáng buồn hoặc có chuyện gì không hài lòng về khách.
- Nên cười đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức khi có chuyện thật sự đáng cười;
- Nét mặt tỏ ra thông cảm trước mọi khó khăn của khách mà mình biết được.
Đôi mắt:
- Khi nói, nên thỉnh thoảng nhìn vào mặt người nghe để thăm dò phản ứng đối với vấn
đề mình đang nói, tránh gầm mặt xuống đất, xuống bàn hoặc ngó nơi khác;
- Đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, tránh nhìn chằm chằm vào mặt người nghe
làm họ ái ngại, mất tự nhiên;
- Khi cần khống chế và tác động vào đối phương thì cần nhìn thẳng vào mắt họ.
b. Cử chỉ của tay, chân
- Tay: Khi nói cần có điệu bộ thích hợp để thêm phần sinh động và linh hoạt, tuy
nhiên, cũng không nên có quá nhiều điệu bộ. Việc dùng ngón tay trỏ chỉ thẳng vào
mặt người nghe là điều hết sức mất lịch sự. Cần tránh những cử chỉ như: nhổ râu, thọc
tay vào mũi, ngoáy tai… khi nói chuyện với khách
- Chân: Dáng đi khoan thai, đừng đi chân “chữ bát”, tay cà bơi, trông khó coi, mất tư
thế. Khi ngồi không rung đùi. Không đứng chàng hảng hoặc hai tay chống nạnh khi
nói chuyện
5.2,Một số lưu ý trong giao tiếp với khách nước ngoài
- Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự nhiên,
không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là
ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý
đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng
cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt,
kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một
ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.
- Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự ti, tránh
thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình. Đối với
những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì, thái độ gì để khách cảm
thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.
- Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục, tập
quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích những người lãnh
đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (quốc huy, quốc kỳ).
Một nước dù văn minh đến mấy cũng có thể có những luật lệ, phong tục tập quán mà
chúng ta chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu,
dã man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da...).
- Cần giữ lời hứa, do vậy, cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường hợp đã
hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho khách biết để
thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm được.
- Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp giữ đúng
cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường họ. Nhưng
nếu ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta đứng cương vị chiêu
đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta đứng cương vị phụ trách đàm
phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị
khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc, đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương
đương hoặc cao hơn một chút so với khách.
- Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ hai thì cần
biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào cũng vậy đứng về
mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.
- Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của khách.
Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo, sức khỏe.
- Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người Châu Âu
họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má...).
- Các nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta cũng nên
học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn đến đúng giờ
hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm trễ.
- Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho phép mới mở
cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại.
Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc nên tìm nơi
cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần hỏi ý kiến trước
khi hút.
- Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện riêng về gia
đình, chồng con... Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo.
Vd: Giao tiếp với người Phần Lan
Ở Phần Lan bất cứ mùa nào cũng không nên ăn mặc trang phục phổ thông. Người
Phần Lan thích xưng hô chức năng của họ trong lúc đàm phán. Nếu bạn không biết
xưng hô như thế nào thì cứ xưng là giám đốc, người Phần Lan nào cũng sẽ hài lòng,
mặc dù có thể họ không phải là giám đốc. Thương gia Phần Lan tương đối bảo thủ,
một khi họ đã quyết định và bắt tay bạn, thì sẽ có hiệu lực như đã ký hợp đồng. Đàm
phán thường ký tại văn phòng chứ không tại bữa tiệc.
Giao dịch xong là chúc mừng – bữa tiệc kéo dài và mời bạn đi tắm hơi nước. Nếu từ
chối lời mời tắm hơi nước, thì cần suy xét thật kỹ, vì lời mời này là một lễ nghi quan
trọng, tỏ ra rằng bạn được hoan nghênh.
Nếu thương gia mời bạn đến nhà, nhớ đến đúng giờ và mua hoa tặng bà chủ (số lẻ 5
bông hoặc 7 bông hoa). Trước khi chủ nhà mời rượu, bạn đừng có nếm thức ăn. Tránh
nói chuyện chính trị, đặc biệt là về vấn đề trung lập và chủ nghĩa xã hội ở Phần Lan.
Người Phần Lan, nam hay nữ, gặp gỡ nhau đều bắt tay. Đó là biểu hiện sự hữu hảo,
bạn không nên coi nhẹ lễ nghi này.

RUBIC 2: Đánh giá


Đánh giá:

You might also like