You are on page 1of 4

I.

Các yếu tố cấu thành văn hóa :


1. Văn hóa vật chất
 Là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện thông qua của cải vật chất do con
người tạo ra. Văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của
các thành viên trong nền kinh tế đó.
 Ví dụ: Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu sản xuất, hàng tiêu
dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng tài chính .
2. Văn hóa tinh thần
 Là toàn bộ hoạt động của con người và xã hội bao gồm: kiến thức, các phong tục tập
quán, thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ ( có lời và không lời), các giá trị và thái
độ, các hoạt động văn học – nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức giao
tiếp, cách thức tổ chức xã hội ...
a. Kiến thức
 Là yếu tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp
thu và vận dụng các kiến thức khoa học được bổ sung nâng cao và đổi mới không
ngừng qua các thế hệ
b. Phong tục tập quán
 Là những qui ước thông thường của cuộc sống hang ngày như nên ăn mặc, ăn uống
thế nào, cách xử sự với những người chung quanh, cách sử dụng thời gian ... Phong
tục tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức.
 Tập tục có ý nghĩa lớn hơn so với tập quán, nó là những qui tắc được xem là trọng
tâm của đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
 Tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành động trộm cắp, ngoại tình, giết
người ... Ở nhiều xã hội một số tập tục được cụ thể hóa trong pháp luật.
c. Thói quen
 Thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần.Thói
quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có.
 Ví dụ: Ở các nước Mỹ Latinh có thể chấp nhận việc đến nhưng trễ ở Anh và Pháp sự
đúng giờ là giá trị.
d. Giá trị
 Là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên
chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa
trên các gia trị. Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị.
 Ví dụ: người phương Tây tin tưởng vào thương hiệu của Mac Donald là tốt nhất đối
với họ ( giá trị ) và do đó vui long xếp hàng dài để ăn ( thái độ ).
e. Ngôn ngữ
 Là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện được sử dụng để
truyền thông tin và ý tưởng, giữa người với người giúp hình thành nên các nhận thức
về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người.
 Ví dụ: Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta thấy định hình nhiều nền văn hóa,
như ở Canada có 2 nền văn hóa nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp.
f. Thẩm mỹ
 Liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, các giá trị thẩm mỹ được phản ánh
qua các hoạt động nghệ thuật
 Ví dụ: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc .
g. Tôn giáo
 Ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách
cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và đối với xã hội khác.

Ví dụ: Chẳng hạn hạn ở những nước theo đạo Hồi, vai trò người phụ nữ bị giới hạn trong
gia đình và xã hội, Giáo hội Thiên chúa giáo đến bây giờ vẫn cấm các biện pháp tránh thai.

h. Giáo dục
 Là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình dộ cao của giáo dục thường dẫn đến
năng suất cao và sự tiến bộ về kỹ thuật. Sự kết hợp giữa giáo dục chính qui ( nhà
trường ) và giáo dục không chính qui ( gia đình và xã hội ) giáo dục cho con người
những chuẩn mực và giá trị như
Ví dụ: tôn trọng người khác, tuân thủ pháp luật, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ,
những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết ...

i. Tổ chức
 Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc của xã hội đó:

+ Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: các xã hội phương Tây
có xu hướng nhấn mạnh ưu thế của cá nhân trong khi nhiều xã hội khác lại xem
trọng tập thể hơn.

+ Sự phân cấp trong xã hội: những cá nhân thuộc tầng lớp cao trong xã hội có
nhiều cơ hội có cuộc sống và cơ hội việc làm tốt hơn là những cá nhân thuộc phân
cấp thấp. Những cá nhân trong xã hội mà mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các
giai cấp cao sẽ có cơ hội vươn lên những tầng lớp cao hơn.

+ Bản chất tránh rủi ro : ở những xã hội có truyền thống văn hóa chấp nhận những
điều không chắc chắn, con người sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến từ những điều mà
họ không biết rõ, họ cho rằng cuộc sẽ vẫn phải tiếp tục cho dù những rủi ro vẫn
xảy ra

II. Triết lý kinh doanh:


1. Khái niệm triết lý kinh doanh
 Là những tư tưởng triết học, phản ánh thực thực tiễn kinh doanh thông qua con
đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn
cho hoạt động kinh doanh.
 Đó là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo Nên
phong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh và phương thức phát triển bền vững của
hoạt động này.
2. Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh
 Cũng rất khác nhau với mỗi một chủ thể kinh doanh cụ thể. Triết lý kinh doanh cũng
có thể không được thể hiện ra ở dạng vật chất mà tồn tại ở những giá trị niềm tin định
hướng cho quá trình kinh doanh. Nội dung của triết lý kinh doanh bao gồm những
yếu tố sau:
+ Sức mạnh kinh doanh cơ bản
+ Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mệnh và mục tiêu
nhắm cụ thể hóa cách diễn đạt được những sứ mệnh và mục tiê
+ Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh
doanh đặc thù của doanh nghiệp.
 Ví dụ triết lý của công ty Intel được xây dựng để quản lý công ty như sau : ” biến nơi làm
việc thành một đấu trường để có thể biến các cấp dưới của chúng ta thành những”vận
động viên” góp phần thực hiện bằng tất cả năng lực của mình. Đó là chìa khóa để biến
đội của chúng ta thành những người luôn chiến thắng”

You might also like