You are on page 1of 32

KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 3.
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CÁC NƯỚC

Khoa: Kinh Doanh Quốc tế


Giảng Viên: Th.S Nguyễn Văn Thứ
MỤC TIÊU
Giải thích văn hóa của một xã hội

Xác định các yếu tố tạo nên khác


biệt văn hóa xã hội

Nhận định tác động của văn hóa xã hội


đến các giá trị tại nơi làm việc

Nhận biết ứng dụng vào kinh tế và


kinh doanh từ thay đổi về văn hóa
Sự hiểu biết đa văn hóa trong kinh doanh

NỘI DUNG
Đặc trưng văn hóa của một xã hội
Sự hiểu biết đa văn hóa
trong kinh doanh
Văn hóa là một hệ thống các giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa
một nhóm người và cùng nhau tạo thành một khuôn mẫu trong cuộc sống

Khi:
• Giá trị là ý kiến tóm tắt mà một nhóm tin tưởng đó là những điều đúng đắn, tốt đẹp và
mong muốn đạt được chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do
• Chuẩn mực là các quy tắc xã hội và các hướng dẫn quy định hành vi thích hợp trong các
tình huống cụ thể

Xã hội liên quan đến một nhóm người chia sẻ các giá trị và chuẩn mực chung.

VĂN
HÓA
Giá trị và Chuẩn mực

Giá trị Chuẩn mực


bao gồm các tập quán –
cho thấy bối cảnh mà folkways (các quy ước
trong đó quy tắc xã thông thường của cuộc
hội được thiết lập và sống hàng ngày) và lề
bảo đảm, tạo nên nền thói (mores) lệ thường
tảng của một nền văn của cuộc sống hằng
hóa ngày) Nghi thức và hành
xử đặc trưng
Văn hóa, xã hội và quốc gia

Tương quan giữa xã hội quốc gia không phải 1:1

Quốc gia là thực thể chính trị

• Quốc gia có thể tồn tại 1 nền văn hóa đơn lẻ (Pháp) hoặc nhiều nền văn
hóa (Canada: Anglo, “Quebecois” và người bản địa châu Mỹ)

• Nền văn hóa tồn tại ở nhiều quốc gia


Cấu trúc xã hội

Cấu trúc xã hội đề cập đến tổ chức cơ bản của một xã hội

Hai yếu tố xem xét:

• Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội tương quan so
với tập thể

• Mức độ mà một xã hội là phân tầng thành các giai cấp và đẳng cấp
- Ấn Độ (phân chia giai cấp cao và chuyển đổi thấp giữa các tầng lớp)
- Mỹ (phân chia xã hội thấp và chuyển đổi cao giữa các tầng lớp)
Cá nhân và tập thể

Tập thể là một tổ chức hai hay nhiều cá nhân có những điểm chung và
tương tác với nhau theo phương thức có sẵn dựa trên những mong đợi
về hành vi của người khác

Cá nhân gắn với gia đình, tập thể làm việc, nhóm xã hội, giải trí…

Những xã hội khác nhau có giá trị khác nhau về tập thể
Cá nhân và tập thể

Cá nhân Tập thể


• Xã hội phương Tây thường tập trung vào cá • Trong nhiều xã hội châu Á, tập thể là đơn vị
nhân, và thành tích cá nhân chính của tổ chức xã hội
• Điều này góp phần vào sự năng động của nền • Điều này có thể cản trở thay đổi công việc
kinh tế Mỹ, và phát triển mạnh các doanh giữa các doanh nghiệp, khuyến khích hệ thống
nghiệp việc làm suốt đời, và dẫn đến hợp tác trong
• Tuy nhiên, dẫn đến sự thiếu trung thành trong việc giải quyết vấn đề kinh doanh
công ty và thất bại trong hiểu biết về công ty • Tuy nhiên, điều này cũng cản trở sự sáng tạo
⚬ cạnh tranh giữa các cá nhân trong một cá nhân và sự chủ động
công ty thay vì xây dựng nhóm, và
⚬ khó phát triển một mạng lưới liên kết
trong công ty một cách mạnh mẽ
Phân tầng xã hội

Tầng lớp xã hội: phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như nguồn gốc
gia đình, nghề nghiệp và thu nhập.
• Cá nhân sinh ra trong một tầng lớp nhất định

Trong khi tất cả các xã hội được phân chia ở mức độ nào đó, chúng khác nhau bởi:
• Dịch chuyển xã hội
• Tầm quan trọng gắn liền với phân lớp xã hội trong mối liên hệ kinh doanh
Phân tầng xã hội

Sự dịch chuyển xã hội là phạm vi các cá nhân có thể dịch chuyển khỏi tầng lớp mà họ
được sinh ra.

Hệ thống đẳng cấp là một hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí xã hội được xác
định bởi gia đình một cá nhân được sinh ra, và thay đổi đẳng cấp thường là không thể
trong suốt cuộc đời người đó.

Hệ thống giai cấp là một dạng của sự phân tầng xã hội mở rộng, trong đó địa vị một
người sinh ra có thể được thay đổi thông qua thành tích của mình.
Phân tầng xã hội

Phân tầng của một xã hội có ý nghĩa nếu nó ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức
kinh doanh

Ý thức tầng lớp xã hội là điều kiện mà người dân có xu hướng nhận thức bản thân về
tầng lớp của họ, và điều này có hình thành các mối quan hệ của họ với người khác

Trong nền văn hóa nơi mà ý thức tầng lớp xã hội cao, các cá nhân từ các tầng lớp khác
nhau làm việc cùng nhau có thể rất khó khăn và căng thẳng
Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến phạm trù linh thiêng.

Hệ thống đạo đức là một tập hợp các niềm tin được trình bày rõ về cách hành xử đúng đắn
trong một xã hội.

Tôn giáo và đạo đức thường gắn bó chặt chẽ với nhau.

Bốn tôn giáo thống trị xã hội - Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Nho giáo cũng rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hành vi và văn hoá ở nhiều nước
châu Á.

Hệ thống đạo đức và


tôn giáo
Hệ thống đạo đức và tôn giáo
Cơ Đốc giáo
Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới và được tìm thấy khắp châu Âu, châu Mỹ, và các
nước thuộc địa của châu Âu.

Có lẽ ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất của Cơ Đốc giáo là


đạo đức làm việc của người Tin lành.

Năm 1804, Max Weber cho rằng đây là đạo đức tốt, tập
trung giải quyết công việc khó khăn, tạo ra của cải, và
tính tiết kiệm, tạo nên động lực của chủ nghĩa tư bản

Hệ thống đạo đức và tôn giáo


Hồi giáo
Hồi giáo, tôn giáo lớn thứ hai thế giới, có nguồn gốc cơ bản từ Cơ Đốc giáo,
có cách thức chi phối tất cả cuộc sống và sự tồn tại của người theo tôn giáo
này.
Ở phương Tây, phong trào Hồi giáo có liên quan đến các phương tiện truyền
thông với các chiến binh, những kẻ khủng bố, và bạo lực gia tăng, nhưng
thực tế Hồi giáo dạy hoà bình, công lý, và lòng khoan dung. Những người
theo phong trào này đòi hỏi cam kết cứng nhắc đến niềm tin tôn giáo và
nghi lễ, khi họ giành được quyền lực chính trị tại nhiều nước Hồi giáo, đã
đổ lỗi cho phương Tây gây ra nhiều vấn đề xã hội.

Ý nghĩa kinh tế quan trọng của Hồi giáo là khi theo đạo Hồi không được sở hữu riêng, nhưng chỉ
đóng vai trò là người quản lý của Thiên Chúa và phải quan tâm đến tài sản họ đã được giao, do
đó, trong khi Hồi giáo hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các quy định.

Hệ thống đạo đức và tôn giáo


Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo, chủ yếu ở các tiểu lục địa Ấn Độ, tập trung vào tầm quan trọng của việc đạt
được sự tăng trưởng tâm linh, phải từ bỏ nhu cầu vật chất và thuộc thể.

Vì người Ấn độ giáo coi trọng giá trị tâm linh của họ hơn là
thành tựu vật chất, nên họ không tập trung vào khả năng kinh
doanh như một số tôn giáo khác.

Khuyến khích và thêm trách nhiệm mới có thể không phải


mục tiêu của một nhân viên, hoặc có thể không khả thi do
địa vị của nhân viên.

Hệ thống đạo đức và tôn giáo


Phật giáo
Phật giáo, có khoảng 350 triệu người theo Phật giáo, đạo
Phật nhấn mạnh sự tăng trưởng tâm linh và thế giới bên
kia, hơn là thành tựu ở thế giới này.

Phật giáo không nhấn mạnh việc tạo ra của cải,


và việc kinh doanh không được đề cao.

Tuy nhiên, bởi vì Phật giáo không ủng hộ hệ thống đẳng


cấp xã hội, cá nhân có thể được thay đổi và làm việc với
các cá nhân từ tầng lớp khác.

Hệ thống đạo đức và tôn giáo


Nho giáo
Nho giáo, một hệ tư tưởng chủ yếu ở Trung Quốc, dạy về tầm quan trọng của sự cứu rỗi cá
nhân đạt được thông qua hành động đúng.

Đề cao tính đạo đức, việc làm đạo đức,


và trung thành với người khác là trung
tâm trong Nho giáo.

Ba giáo lý quan trọng của Nho giáo - sự


trung thành, nghĩa vụ đối ứng, và sự
trung thực - tất cả điều này có thể dẫn
đến sự cắt giảm chi phí kinh doanh
trong các xã hội Nho giáo.

Hệ thống đạo đức và tôn giáo


Ngôn ngữ là một đặc tính xác định văn hóa

Tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của nhiều người nhất


Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Tiếng Anh cũng đang trở thành ngôn ngữ của kinh doanh quốc tế

Nhưng, kiến thức về ngôn ngữ địa phương vẫn có lợi và trong một số trường hợp, rất quan trọng
đối với sự thành công trong kinh doanh
Không hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ của một nền
văn hóa khác có thể dẫn đến thất bại trong giao tiếp.

NGÔN NGỮ
Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều nền văn hóa hơn.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới, nhưng tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ với số
lượng người đông nhất .

Tiếng Anh cũng đang trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc
tế, nhưng hiểu biết các ngôn ngữ địa phương là lợi thế, và
trong một số trường hợp, điều này tạo nên sự thành công
quan trọng cho doanh nghiệp.
NGÔN NGỮ NÓI
Ngôn ngữ không lời dùng để chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụ như biểu
hiện khuôn mặt, khoảng cách cá nhân, và cử chỉ tay.

Không hiểu các tín hiệu không lời của nền văn hóa khác nhau có thể dẫn
đến thất bại trong truyền thông

NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI


Giáo dục

Giáo dục chính quy là phương tiện mà qua đó các cá nhân học được nhiều kỹ năng ngôn
ngữ, khái niệm và toán học không thể thiếu trong một xã hội hiện đại.

Quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia.
• Thành công của Nhật Bản sau chiến tranh có thể được liên kết với hệ thống
giáo dục xuất sắc của quốc gia

Mức độ phổ cập giáo dục có thể là một chỉ số hữu hiệu xác định các loại sản phẩm có thể
bán ở một quốc gia.
• Ví dụ: tác động của tỷ lệ biết chữ đến các loại sách bán chạy
Văn hóa và nơi làm việc

Các quy trình và thực hành quản lý phải được điều chỉnh cho phù hợp với các giá trị liên
quan đến công việc được xác định về mặt văn hóa.

Geert Hofstede đã nghiên cứu văn hóa bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ năm 1967
đến năm 1973 cho 100.000 nhân viên của IBM

Hofstede xác định bốn khía cạnh tóm tắt các nền
văn hóa khác nhau: khoảng cách quyền lực, tránh
né rủi ro, chủ nghĩa cá nhân và tập thể, nam tính so
với nữ tính
Văn hóa và nơi làm việc

Khoảng cách quyền lực tập trung vào cách xã hội giải quyết vấn đề bất bình đẳng về khả
năng thể chất và trí tuệ của người dân.

Cá nhân so với tập thể tập trung vào các mối quan hệ của các cá nhân và với những người
khác.

Tránh né rủi ro đo lường mức độ mà các nền văn hóa khác nhau xã hội hóa các thành viên
của họ đối với tình huống không rõ ràng và chấp nhận chịu đựng sự mơ hồ

Nam tính so với nữ tính nhìn vào mối quan hệ của vai trò giới tính và công việc.
Văn hóa và nơi làm việc

Hofstede sau đó mở rộng nghiên cứu của ông bao


gồm một yếu tố thứ năm được gọi là sự năng động
của Nho giáo, trong đó nắm bắt thái độ đối với thời
gian, sự kiên trì, thứ tự theo địa vị, bảo vệ danh dự,
tôn trọng truyền thống, và sự thay đổi nhờ năng
khiếu và ưu đãi.
Sự thay đổi văn hóa

Văn hóa thay đổi theo thời gian, mặc dù những thay đổi trong hệ thống giá trị có thể
chậm và gây tổn thương cho một xã hội.

Bất ổn xã hội là kết quả không thể tránh khỏi của sự thay đổi văn hóa

Khi các nước trở nên mạnh hơn về kinh tế, thay đổi văn hóa là rất phổ biến
• tiến bộ kinh tế khuyến khích chuyển từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân

Bất ổn xã hội là kết quả không thể tránh khỏi của sự thay đổi văn hóa
Ý nghĩa đối với nhà quản lý

Phát triển hiểu biết đa văn Để tránh bị thiếu Các nhà quản lý cũng phải
hóa là quan trọng thông tin đề phòng chủ nghĩa vị
chủng

các công ty thiếu cân nhắc việc thuê công


thông tin về các thực dân địa phương.
hành của một nền văn
hóa khác sẽ không thể thường xuyên chuyển
thành công trong nền các giám đốc điều hành
văn hóa đó đến các địa điểm nước
ngoài
Văn hóa và Lợi thế cạnh tranh

Lựa chọn quốc gia đặt cơ sở sản xuất và kinh doanh

Sự kết nối giữa văn hoá và lợi thế cạnh tranh là rất quan trọng bởi vì:
• Cho thấy quốc gia nào có khả năng tạo ra các đối thủ cạnh tranh hữu hiệu nhất
• Ý nghĩa cho sự lựa chọn của các quốc gia, trong đó xác định vị trí cơ sở sản xuất và kinh
doanh

You might also like