You are on page 1of 20

KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG 4_Những khác biệt


quốc gia về VĂN HOÁ

Giảng viên:

Vũ Thị Bích Hải (Ph.D.)


CHƯƠNG 3 - NHỮNG KHÁC BIỆT
QUỐC GIA VỀ VĂN HOÁ
Tại sao cần hiểu biết đa văn hoá?
Để hiểu được văn hoá của một quốc gia ảnh hưởng đến
thông lệ kinh doanh tại nước đó như thế nào.
( Nghiên cứu case study về sự thất bại của Walmart ở thị
trường Đức)
1. Văn hoá là gì?

Khái niệm: Văn hoá là hệ thống những giá trị và chuẩn mực được
chia sẻ giữa một nhóm người. Sự kết hợp tổng thể của giá trị và
chuẩn mực sẽ cấu thành nên đặc trưng văn hoá của nhóm người
đó.

Culture is a system of values and norms that are shared among a


group of people and that when taken together constitute a
design for living
Thuật ngữ “Xã hội” và “Quốc gia” trong văn
hoá

❖Thuật ngữ “xã hội” dùng để chỉ một nhóm người có cùng
sự chia sẻ chung về những giá trị và chuẩn mực (hay có
cùng văn hoá)
❖ Thuật ngữ “quốc gia” thường dùng để nói đến thực thể
chính trị. Trong một quốc gia có thể bao gồm một hoặc
nhiều nền văn hoá.
Giá trị và chuẩn mực

❖Giá trị là những quan niệm mang tính trừu tượng về


những thứ mà một cộng đồng tin là tốt, là đúng, và
mong muốn thực hiện hoặc có được.
❖Chuẩn mực: là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra
những hành vi ứng xử phù hợp và đúng mực trong
những tình huống, trường hợp cụ thể.
Chuẩn mực bao gồm:
Lề thói và Tập tục
⮚ Chuẩn mực là những thông lệ xã hội chi phối hành vi của
người này với người khác, và có thể chia thành: lề thói và tập
tục
⮚ Lề thói là những quy tắc và chuẩn mực mà nếu vi phạm sẽ ít gây ra
những hậu quả về đạo đức nghiêm trọng. Là những quy ước xã hội liên
quan đến nhưng thứ như phong cách ăn mặc hay ứng xử phù hợp
trong những tình huống, trường hợp cụ thể. Cá nhân vi phạm lề thói có
thể bị coi là lập dị, không bị coi là ác và xấu, thường chỉ bị cảnh báo hay
khiển trách.
⮚ Tập tục (mores): là những chuẩn mực được xem là trung
tâm/tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội.
⮚ Tập tục có tầm quan trọng và ý nghĩa đạo đức lớn hơn
nhiều so với lề thói. Vi phạm những tập tục sẽ dẫn đến sự
trừng phạt nghiêm trọng.
⮚ Trong nhiều xã hội, các nhiều luật đã được ban hành để
xử lý, hạn chế sự vi phạm tập tục.
⮚ Tập tục có thể bao gồm cáo buộc chống lại: hành vi trộm
cắp, loạn luân, ngoại tình, giết người, ăn thịt đồng loại...
2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HOÁ

✔ Cấu trúc xã hội


✔ Hệ thống tôn giáo và đạo đức
✔ Giáo dục
✔ Ngôn ngữ
✔ Triết lý về kinh tế
✔ Triết lý chính trị
1. Cấu trúc xã hội

Cấu trúc chính là cơ cấu xã hội cơ bản của một xã hội. Sự khác
biệt về văn hoá ở yếu tố này có thể được hiểu theo hai khía cạnh
sau:
⮚ Mức độ nhìn nhận vị trí của cá nhân và tập thể trong một xã
hội (điển hình khác biệt giữa các quốc gia phương Tây và xã
hội khác)
⮚ Mức độ phân tầng của xã hội thành giai cấp (classes) hay đẳng
cấp (caste)
Sự phân tầng xã hội

Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành
các thành phần trong xã hội (hay gọi là tầng lớp xã hội).
Việc phân định các cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố
như nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập.
Sự dịch chuyển xã hội: chỉ phạm vi mà các cá nhân có thể
di chuyển khỏi một tầng lớp mà từ đó họ được sinh ra.
Hệ thống đẳng cấp & hệ thống giai
cấp
⮚ Hệ thống đẳng cấp (caste system) là một hệ thống phân tầng
khép kín trong đó vị trí xã hội được quyết định bởi gia đình
mà người đó được sinh ra, không thể thay đổi vị thế xã hội
của mình.
⮚ Hệ thống giai cấp là một hệ thống phân tầng mở, sự dịch
chuyển xã hội có thể xảy ra, trong đó vị trí của một con người
có thể thay đổi dựa vào nỗ lực, cố gắng, sự thành công hay
may mắn.
Ý thức giai cấp

⮚ Sự phân cấp trong một xã hội trở nên quan trọng nếu nó
ảnh hưởng và tác động đến hoạt động của các tổ chức
kinh doanh.
⮚ Ý thức giai cấp thể hiện xu hướng mà mọi người nhận
thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp của mình ,
điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành
viên của các tầng lớp khác
2. Hệ thống tôn giáo và đạo đức

⮚ Tôn giáo là một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có


liên quan tới phạm trù linh thiêng.
⮚ Hệ thống đạo đức là một tập hợp các nguyên tắc hoặc giá trị
đạo đức định hình và dẫn dắt hành vi của con người. Đa số
các hệ thống đạo đức trên thế giới là sản phẩm của tôn giáo.
⮚ Mối quan hệ giữa tôn giáo, đạo đức và xã hội khá tinh tế và
phức tạp, và có ảnh hưởng đến thông lệ kinh doanh.
Các loại tôn giáo chính

1. Thiên chúa giáo_Christianity


2. Đạo hồi_Islam
3. Ấn độ giáo_Hinduism
4. Phật giáo_Buddhism
Nho giáo không phải là một tôn giáo, nhưng có vai trò quan
trọng trong việc định hình hành vi và văn hoá ở nhiều quốc
gia khu vực Châu Á
Thiên chúa giáo

⮚ Là tôn giáo là tôn giáo được tôn thờ rộng rãi nhất trên thế giới (20% dân
số thế giới, chủ yếu sống ở Châu Âu, Châu Mỹ). Thiên Chúa giáo bắt
nguồn từ Do Thái giáo (tôn giáo duy thần - đức tin chỉ đặt vào một thần).
⮚ Các nhóm chính của Thiên chúa giáo:
✔ Công giáo _Catholic
✔ Chính thống giáo_Orthodox
✔ Tin lành_ Protestant (có những thành quả kinh tế quan trọng nhất).
⮚ Triết lý làm việc của tín đồ Tin lành: nhấn mạnh vào tầm quan trọng của
lao động chăm chỉ, tạo ra của cải và sự tiết kiệm, tiết chế. Max Weber –
nhà xã hội học người Đức (1904) chỉ ra mối liên hệ giữa đạo đức Tin lành
và tinh thần của chủ nghĩa tư bản.
Đạo Hồi

⮚ Là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, khởi nguồn từ năm 610 sau
công nguyên, được truyền bá bởi nhà tiên tri Muhammad. Tín đồ
Đạo Hồi được gọi là người Hồi giáo.
⮚ Đạo Hồi bắt nguồn từ Đạo Do Thái và Đạo Thiên Chúa (Đạo Hồi coi
Chúa Jesus như một trong các nhà tiên tri của Chúa, là tôn giáo
duy thần, chỉ có một Thiên Chúa toàn năng thực sự _Thánh Allah).
⮚ Tôn giáo là tối thượng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cơ cấu xã
hội được định hình bởi các giá trị và chuẩn mực Hồi giáo về đức
hạnh (ví dụ: các nghi lễ về cầu nguyện, quy định ăn mặc đối với
phụ nữ hay cấm tiêu thụ thịt lợn và rượu)
Nguyên tắc của Đạo Hồi

Nguyên tắc trung tâm:


Chỉ có Thiên Chúa toàn năng thực sự_Thánh Allah. Đạo Hồi
đòi hỏi sự chấp nhận vô điều kiện với tính độc tôn, quyên
năng và thẩm quyền của Thiên Chúa, mục tiêu của cuộc
sống là để thực hiện mệnh lệnh theo ý chí của Chúa với hy
vọng được lên thiên đường. Theo Đạo Hồi danh lợi thế gian
và và quyền lực chỉ là nhất thời hư ảo.
Nguyên tắc của Đạo Hồi

- Tôn kính và tôn trọng cha mẹ


- Tôn trọng quyền của người khác
- hào phóng nhưng không lãng phí
- tránh giết người trừ khi có lý do chính đáng
- không ngoại tình
- Đối xử công minh và công bằng đối với người khác
- Giữ trái tim và tâm hồn trong sáng
- Bảo vệ tài sản của trẻ mồ côi
- sống khiêm nhường và giản dị
Trả lời các câu hỏi thảo luận và tình
huống nghiên cứu

You might also like