You are on page 1of 24

KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG 2_Những khác biệt


quốc gia về kinh tế chính trị

Giảng viên:

Vũ Thị Bích Hải (Ph.D.)


CHƯƠNG 2 - NHỮNG KHÁC BIỆT
QUỐC GIA VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1. Thuật ngữ KINH TẾ CHÍNH TRỊ?
• Hệ thống chính trị, kinh tế, pháp luật của một quốc gia
(political system, economic system, and legal system)
1.Hệ thống chính trị
Political system
⮚ Hệ thống chính trị là hệ thống chính quyền của một quốc gia,
định hình các hệ thống kinh tế và luật pháp.
⮚ Hệ thống chính trị có thể được tiếp cận theo hai chiều:
• Mức độ nổi bật của chủ nghĩa tập thể (collectivism) với chủ
nghĩa cá nhân (individualism)
• Mức độ dân chủ (democracy) hay chuyên chế/độc tài
(totalitarianism)
Chủ nghĩa tập thể
Collectivism
• Là một hệ thống chính trị chú trọng vào mục tiêu tập thể hơn là
mục tiêu cá nhân
• Nhu cầu tổng thể của xã hội, của tập thể thường được nhìn nhận
và coi trọng hơn tự do cá nhân
• Theo quan điểm của Plato (triết gia người Hy Lạp (427-347 BC
trước công nguyên), chủ nghĩa tập thể nghĩa là phải hy sinh cho số
đông, tài sản thuộc sở hữu tập thể, và không đánh đồng chủ
nghĩa tập thể với sự bình đẳng.
Chủ nghĩa tập thể
Collectivism
• Trong xã hội hiện đại, những người theo chủ nghĩa tập thể là
những người theo chủ nghĩa xã hội.
• Chủ nghĩa xã hội hiện đại bắt nguồn từ Karl Marx (1818-1883),
nhấn mạnh
⮚ sở hữu nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, phân phối
và trao đổi.
⮚ Quản lý các doanh nghiệp nhà nước làm lợi cho cả xã hội thay
vì làm lợi cho cá nhân các nhà tư bản.
Chủ nghĩa tập thể
Collectivism
Đầu thế kỷ 20, hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội chia làm hai phe:
1. Cộng sản: cho rằng chủ nghĩa xã hội đạt được chỉ thông
qua bạo lực cách mạng và độc tài chuyên chế
2. Dân chủ xã hội: cam kết đạt đến chủ nghĩa xã hội bằng con
đường dân chủ (tư hữu hoá, một số quốc gia chuyển dịch
sang nền kinh tế thị trường tự do)
Chủ nghĩa cá nhân
Individualism
• Nhấn mạnh một cá nhân phải được tự do trong việc theo
đuổi chính kiến về kinh tế và chính trị của mình
• Lợi ích cá nhân được đặt cao hơn lợi ích tập thể/nhà
nước
Dân chủ và Độc tài
Democracy & Totalitarianism
⮚ Dân chủ: hệ thống chính trị mà chính phủ được người
dân lựa chọn trực tiếp hoặc qua các đại diện họ bầu ra
⮚ Độc tài: hệ thống chính trị mà chính phủ do một cá nhân
hoặc một đảng chính trị kiểm soát mọi hoạt động của
mọi người và ngăn ngừa các đảng phái chính trị đối lập
(độc tài thần quyền, độc tài bộ tộc, độc tài cánh hữu)
2. Hệ thống kinh tế
Economic system
1. Kinh tế thị trường
2. Kinh tế chỉ huy
3. Kinh tế hỗn hợp
3. Hệ thống luật pháp
Legal system
• Thông luật_Common law (dựa trên truyền thống, án lệ
và phong tục tập quán)
• Dân luật _Civil law (dựa trên một bộ luật các luật chi tiết
tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội và cộng
đồng chấp nhận)
• Luật thần quyền (hệ thống luật dựa trên giáo huấn và tôn
giáo)
Sự khác biệt của luật hợp đồng

• Hợp đồng là một tài liệu quy định những điều kiện của việc
trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
• Tranh chấp, phát sinh trong thương mại quốc phải chú ý
đến luật mà quốc gia đó áp dụng. Để giải quyết các phát
sinh, nhiều quốc gia bao gồm cả Hoa kỳ đã thông qua: Công
ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (CIGS).
Quyền sở hữu và nạn tham nhũng

⮚ Quyền sở hữu đề cập đến quyền lợi pháp lý trong việc sở


hữu tài sản
⮚ Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm thông qua hai cách:
• Hành động của cá nhân
• Hành động của chính quyền
Hành động cửa quyền và tham nhũng

• Hành động xâm phạm quyền sở hữu khi các chính trị gia
kiếm thêm thu nhập, nguồn lực hay quyền sở hữu từ các
chủ sở hữu.
• Luật chống tham nhũng nước ngoài (Hoa Kỳ thông qua
năm 1970). Tuy nhiên Hoa kỳ và các nước trong nhóm
OECD cho phép có những ngoại lệ để tạo điều kiện thuận
lợi hoặc xúc tiến thanh toán
Xếp hạng tham nhũng
Dựa trên số liệu thô của Tổ chức minh bạch thế giới năm 2009 (Hill,
2011)
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

⮚ Bằng sáng chế (patents)


⮚ Bản quyền (Copyrights)
⮚ Nhãn hiệu thương mại (Trademarks)
Tính an toàn &
trách nhiệm đối với sản phẩm
• Trách nhiệm đối với sản phẩm: trách nhiệm của công ty
và các thành viên trong trường hợp sản phẩm gây
thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho người sử dụng
• Luật về trách nhiệm và luật về độ an toàn sản phẩm
Trả lời các câu hỏi thảo luận và tình
huống nghiên cứu
Chương 3_KINH TẾ CHÍNH TRỊ VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Các chỉ số thể hiện sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế
1. GNI_tổng thu nhập quốc gia (gross national income):
thước đo đánh giá hoạt động kinh tế của một nước, được
tính bằng tổng thu nhập hàng năm của người dân nước đó
2. PPP_Ngang giá sức mua (purchasing power parity):
phương thức điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội trên đầu
người để phản ánh sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt
AMARTYA SEN:
Nobel Prize winning economist
Đưa ra quan điểm/phạm trù rộng hơn về tăng trưởng kinh
tế, không chỉ nên dựa vào các chỉ số vật chất như GNI mà
cần dựa vào yếu tố khác (ví dụ: như quyền tự do mang lại
cho con người hay năng lực và cơ hội cho người dân quốc
gia đó)
Mối liên hệ giữa kinh tế chính trị và
tăng trưởng kinh tế
Có thể khái quát:
⮚ Sáng tạo và tố chất kinh doanh là động lực tăng trưởng
⮚ Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải gắn liền với thị trường
⮚ Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải gắn liền với quyền sở hữu
⮚ Hệ thống chính trị cần thiết
⮚ Phát triển kinh tế dẫn tới dân chủ
⮚ Địa lý, giáo dục và phát triển kinh tế
Các nước trong thời kỳ quá độ

⮚ Mở rộng của chế độ dân chủ


⮚ Trật tự thế giới mới và khủng bố toàn cầu
⮚ Sự phát triển của hệ thống định hướng thị trường
Bản chất của chuyển đổi kinh tế

⮚ Dỡ bỏ các quy định


⮚ Tư hữu hoá
⮚ Hệ thống pháp luật
Hệ quả của việc thay đổi hệ thống
kinh tế chính trị
Sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia/thị trường đầu tư
phụ thuộc vào sự cân bằng giữa ba yếu tố:
⮚ Lợi ích
⮚ Chi phí
⮚ Rủi ro (chính trị, kinh tế, luật pháp)
Trả lời các câu hỏi thảo luận và tình
huống nghiên cứu

You might also like