You are on page 1of 54

Chương 2: Những khác biệt quốc

gia về kinh tế chính trị


• Sự khác biệt về hệ thống chính trị
• Sự khác biệt về hệ thống pháp lý
• Sự khác biệt về hệ thống kinh tế
• Sự khác biệt về mức phát triển kinh tế và xu
hướng thay đổi
Kinh tế chính trị là gì?
• Kinh tế chính trị (political economy) của
một quốc gia – cách mà hệ thống chính trị,
kinh tế, và pháp lý của một quốc gia phụ
thuộc lẫn nhau:
– Chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau
– Chúng ảnh hưởng mức độ vững mạnh kinh tế
của một nước
Hệ thống chính trị là gì?
• Hệ thống chính trị (political system) định hình hệ
thống kinh tế và hệ thống pháp lý
• Là hệ thống chính phủ tại một quốc gia
• Có thể đánh giá qua hai phương diện (dimensions)
– Mức độ mà hệ thống chính trị nhấn mạnh chủ nghĩa cá
nhân hay chủ nghĩa tập thể (individualism or
collectivism)
– Mức độ hệ thống chính trị dân chủ hay toàn trị
(democratic or totalitarian)
Dân chủ
 Bầu cử dân chủ:
Trực tiếp/đại diện Hệ thống chính trị
 Hiếp pháp

Toàn trị
 Cá nhân/độc đảng
Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể
Kiểm soát/áp đặt
•Cộng sản  Cá nhân tự do:  Quyền lợi tập
•Thần quyền • Biểu hiện thể
•Bộ tộc
•Cánh hữu • Theo đuổi lợi ích  Chủ nghĩa xã
kinh tế hội: sở hữu
nhà nước
”tư hữu
hoá”
Chủ nghĩa tập thể là gì?
• Chú trọng sự ưu tiên của các mục tiêu tập thể lên
trên các mục tiêu cá nhân
– Xuất phát từ triết gia Hy Lạp Plato (427-347 BC):
quyền lợi cá nhân nên được hy sinh cho lợi ích của số
đông, và tài sản nên sở hữu chung
• Ngày nay, chủ nghĩa tập thể (collectivism) gắn liền
với những người theo chủ nghĩa xã hội (socialists)
(Karl Marx 1818-1883)
– Khuyến khích sở hữu nhà nước (state ownership) vể các ph ương
tiện sản xuất, phân phối và trao đổi
– Quản lý để làm lợi cho cả xã hội thay vì các nhà tư bản cá nhân
Chủ nghĩa tập thể hiện đại
Vào đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tập thể tách
thành hai phe:
Chủ nghĩa cộng sản (communism): Chủ nghĩa xã hội
chỉ có thể đạt được thông qua bạo động cách mạng và
độc tài toàn trị.
 Thoái trào trên toàn thế giới vào giữa những năm 90
Dân chủ xã hội (social democracy): Những người dân
chủ xã hội cam kết đạt đến chủ nghĩa xã hội bằng con
đường dân chủ.
 Thoái trào khi nhiều nước tiến tới các nền kinh tế thị trường
tự do
 Các công ty sở hữu nhà nước được tư nhân hóa (privatized)
Chủ nghĩa cá nhân
 Chủ nghĩa cá nhân (individualism) đề cập đến triết
lý một cá nhân nên có tự do trong việc theo đuổi
chính kiến về kinh tế và chính trị của mình
(economic and political freedom)
 xuất phát từ triết lý của Aristotle (384 – 322 BC): tính đa
dạng cá nhân (individual diversity) và sở hữu tư nhân
(private ownership) thì đáng mong muốn
 tự do kinh tế và chính trị của cá nhân là những nguyên
tắc nền tảng tạo dựng nên một xã hội.
 ủng hộ tích cực đối với các hệ thống chính trị dân chủ và
các nền kinh tế thị trường tự do
Dân chủ là gì?
 Chế độ dân chủ (democracy) – một hệ thống chính
trị trong đó chính phủ là “bởi người dân” (by the
people), được bầu ra trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua các đại biểu
 Thường gắn với chủ nghĩa cá nhân
 Dân chủ thuần túy (pure democracy) dựa trên niềm tin
rằng tất cả người dân nên tham gia trực tiếp ra quyết định
 Các nước dân chủ hiện đại ngày nay thực hành dân chủ
đại nghị (representative democracy) khi người dân định
kỳ bầu chọn các cá nhân để đại diện cho họ
Dân chủ
– Quyền cá nhân tự do diễn đạt, ý kiến và tổ chức
– Tự do thông tin (free media)
– Bầu cử theo nhiệm kỳ cho tất cả mọi công dân đủ tiêu
chuẩn
– quyền đầu phiếu phổ thông đối với những người đến
tuổi (universal adult suffrage)
– Nhiệm kỳ (limited terms) đối với các đại biểu được bầu
– Bộ máy chính quyền độc lập phi chính trị (nonpolitical)
– Lực lượng cảnh sát và quân đội phi chính trị
– Tiếp cận tương đối tự do với thông tin quốc gia
Chủ nghĩa toàn trị là gì?
• Chế độ độc tài (dictatorship)
– Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism): dạng chính
phủ trong đó một cá nhân hoặc đảng chính trị
thực hành kiểm soát tuyệt đối toàn bộ khía cạnh
cuộc sống của mọi người và ngăn các đảng phái
chính trị đối lập
– Chủ nghĩa chuyên chế (authoritarianism)
Chủ nghĩa toàn trị là gì?
• 4 dạng chính của chủ nghĩa toàn trị tồn tại ngày nay:
– Chủ nghĩa toàn trị cộng sản (communist): xuất hiện ở các
nước nơi đảng cộng sản độc quyền quyền lực
– Chủ nghĩa toàn trị thần quyền (theocratic): xuất hiện ở các
nước nơi quyền lực chính trị được đồng quyền bởi một đảng,
nhóm, hay cá nhân điều hành theo nguyên tắc tôn giáo
– Chủ nghĩa toàn trị bộ tộc (tribal): xuất hiện ở các nước nơi
một đảng chính trị đại diện cho quyền lợi của một bộ tộc độc
quyền quyền lực
– Chủ nghĩa toàn trị cánh hữu (right-wing): cho phép một số
tự do kinh tế cá nhân, nhưng hạn chế tự do chính trị cá nhân
Mối quan hệ giữa các cách phân
loại
• Dân chủ  chủ nghĩa cá nhân
• Toàn trị  chủ nghĩa tập thể
• Dân chủ - chủ nghĩa tập thể
• Toàn trị – chủ nghĩa cá nhân
• Vd: Chile (80s): tự do kinh kế, độc quyền chính trị
Mố i liên hệ giữ a tư tưở ng chính trị
và hệ thố ng kinh tế
• Chủ nghĩa tập thể => kinh tế tập trung
• Chủ nghĩa cá nhân => kinh tế thị trường
Hệ thống kinh tế
• Có 3 loại chính:
– Kinh tế thị trường (market economies)
– Kinh tế chỉ huy (command economies)
– Kinh tế hỗn hợp (mixed economies)
(Market Economies) (Command Economies) (Mixed Economies)
Kinh tế thị trường Kinh tế chỉ huy Kinh tế hỗn hợp
Hệ thống kinh tế
• Kinh tế thị trường: tất cả các hoạt động
sản xuất được sở hữu tư nhân và sản xuất
được quyết định bởi tương tác của cung và
cầu
– Chính phủ khuyến khích cạnh tranh tự do và
công bằng giữa các nhà sản xuất tư nhân
Hệ thống kinh tế
• Kinh tế chỉ huy: chính phủ lập kế hoạch
những hàng hóa và dịch vụ một nước sản
xuất, số lượng được sản xuất và giá được
bán
– Tất cả doanh nghiệp sở hữu nhà nước, và chính
phủ phân bổ nguồn lực vì “lợi ích của xã hội”
(the good of society)
– Do ít động lực để kiểm soát chi phí và tăng hiệu
suất, kinh tế chỉ huy có khuynh hướng trì trệ
Hệ thống kinh tế
• Kinh tế hỗn hợp: một số lĩnh vực kinh tế
thuộc sở hữu cá nhân (private ownership)
và hoạt động theo cơ chế thị trường tự do
(free market mechanism), và một số lĩnh
vực khác thuộc sở hữu nhà nước (state
ownership) và theo kế hoạch của chính phủ
(government planning)
– Chính phủ khuynh hướng sở hữu các công ty
quan trọng đối với an ninh quốc gia
Hệ thống pháp lý
• Là những luật lệ điều tiết hành vi, cùng với các
quy trình thực thi luật và nhờ đó đạt được những
giải quyết cho các bất bình
– Chịu sự chi phối bởi hệ thống chính trị
• Hệ thống pháp lý quan trọng với kinh doanh quốc
tế vì chúng:
– Định nghĩa cách thức các giao dịch được thực hiện
– Xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong các
giao dịch kinh doanh
3 hệ thống pháp lý
• Thông luật (common law) – dựa trên
truyền thống, tiền lệ và tập quán
• Dân luật (civil law) – dựa trên tập hợp các
điều luật chi tiết được tổ chức thành các bộ
luật (codes)
• Thần luật (theocratic law) – dựa trên các
giáo huấn tôn giáo
Hệ thống pháp luật
Common law Civil law
Thông luật Dân luật
判例法主義 制定法主義
Phán lệ pháp Chế định pháp

Các nước từng là thuộc địa của Anh, bao Các nước từng là thuộc địa của các đế quốc
gồm cả Mỹ, Canada. như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Nga, Nhật cũng theo Dân luật để cải cách hệ
thống luật pháp.
Hệ thống pháp luật
Common law Civil law
Thông luật Dân luật
判例法主義 制定法主義
Phán lệ pháp Chế định pháp

Không hệ thống hoá thành các bộ luật Hệ thống hoá thành các bộ luật được cập nhật liên
tục, cách thức thi hành luật, và luật chế tài:
+ Truyền thống (tradition): lịch sử pháp luật của
quốc gia + Pháp luật nội dung (substantial law): quy chế
+ Tiền lệ (precedent): các quyết định tài phán pháp lý quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong các
tương tự trước đây được lưu lại. trường hợp cụ thể thực tiễn.
+ Tập quán (custom): những cách thức mà luật + Pháp luật thủ tục (procedural law): xác định cơ
được áp dụng trong những tình huống cụ thể chế, quy trình, thủ tục và hình thức thực hiện luật.
+ Pháp luật chế tài (penal law): thiết lập chế tài
phù hợp
Hệ thống pháp luật
Common law Civil law
Thông luật Dân luật
判例法主義 制定法主義
Phán lệ pháp Chế định pháp

Thẩm phán (judge): tiền lệ mới được quyết định bởi Thẩm phán: Xử theo khung pháp luật được ban hành
thẩm phán. trong các bộ luật bằng cách áp dụng các điều khoản
lên thực tế của vụ việc.
Bồi thẩm đoàn (jury): nhóm người thường được lập
bởi toà án, nghe chứng cứ đưa ra bởi bên bị cáo và Quyết định của thẩm phán không tác động nhiều đến
nguyên cáo, đưa ra "bình quyết" (verdict), làm cơ sở luật dân sự như quyết định của các nhà lập pháp.
cho “phán quyết” (sentence) của thẩm phán.
Thông luật
• dựa trên truyền thống, tiền lệ và tập quán
– Thẩm phán diễn giải luật để áp dụng trong
những tình huống cụ thể của mỗi vụ án
– Diễn giải mới trở thành tiền lệ cho các vụ án
tương lai
– Luật có thể được thay đổi, làm rõ hay chỉnh sửa
để thích ứng với những tình huống mới
Dân luật
Dân luật: dựa trên tập hợp các điều luật chi
tiết được tổ chức thành các bộ luật (codes)
 Dân luật ít tranh tụng hơn so với thông luật
 Thẩm phán dựa vào các bộ luật chi tiết để
áp dụng luật thay vì diễn giải luật
Luật thần quyền
Luật thần quyền: dựa trên các giáo huấn tôn giáo
• Ví dụ: Luật Hồi giáo (phổ biến nhất), luật Hindu,
luật Do Thái.
• Luật Hồi giáo chủ yếu dựa trên Kinh Koran, Kinh
Sunnah
– Đề cập đến hành vi đạo đức (moral behavior) và mở
rộng sang các hoạt động thương mại
• Không chấp nhận chi trả lợi tức
Tính an toàn &
Luật hợp đồng Quyền tài sản Trách nhiệm đối với sản phẩm

Quyền tài sản trí tuệ


Hợp đồng được thực thi thế nào
theo các hệ thống luật khác

nhau?
Hợp đồng (contract) – văn bản định rõ những điều
kiện để trao đổi diễn ra và trình bày chi tiết các quyền
lợi và nghĩa vụ (rights and obligations) của các bên
liên quan (parties involved)
• Luật hợp đồng (contract law) – luật chi phối việc
thực thi hợp đồng (contract enforcement)
– Theo thông luật, hợp đồng có xu hướng rất chi tiết với tất cả
sự cố bất ngờ (contingencies) được nêu ra
– Theo dân luật, hợp đồng có xu hướng ngắn và ít cụ thể hơn
do nhiều vấn đề đã được đề cập trong bộ luật dân sự
Áp dụng luật nước nào trong tranh
chấp hợp đồng (contract dispute)
• Công ước của Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa
quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods – CIGS)
– Thiết đặt bộ nguyên tắc chung kiểm soát các khía cạnh trong việc
lập và thực hiện những hợp đồng thương mại thông thường giữa
người mua và người bán có trụ sở tại những quốc gia khác nhau.
– Áp dụng giữa các quốc gia thành viên đã ký kết công ước
• Trọng tài (Arbitration)
– Nếu không chọn CIGS, các bên có thể chọn trọng tài bởi một tòa
án trọng tài, như Tòa Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng thương mại
Quốc tế tại Paris
Quyền sở hữu và tham nhũng
liên hệ như thế nào?
• Quyền tài sản (Property rights) – đề cập
đến quyền pháp lý đối với việc sử dụng một
tài nguyên và đối với việc sử dụng bất kỳ
khoản thu nhập nào được tạo ra từ tài
nguyên đó
Quyền tài sản và tham nhũng
liên hệ như thế nào?
• Quyền tài sản có thể bị xâm phạm qua:
– Hành động cá nhân (private action): trộm cắp
(theft), sao chép (piracy), tống tiền (blackmail)
– Hành động chính quyền (public action): hợp
pháp thông qua đánh thuế cao hay phi pháp
thông qua hối lộ (bribes)
• Mức tham nhũng cao giảm đầu tư trực tiếp nước
ngoài, mức giao dịch quốc tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế tại một nước
Xếp hạng về mức độ tham nhũng
của các quốc gia
• Nguồn: http://www.transparency.de
• Ví dụ năm 2000: Từ 0-10 (tham nhũng hoàn toàn – hoàn
toàn minh bạch)
Phần lan: 9,9; Canada: 9,6; Singapore: 9,2; Mỹ: 8,0; Nhật:
6,5; Trung Quốc: 3,0; Nga: 2,2; Nigeria: 1
http://internationalpropertyrightsindex.org/countries
Bảo hộ tài sản trí tuệ
• Tài sản trí tuệ (intellectual property) – tài sản là sản
phẩm của hoạt động trí tuệ
• Có thể được bảo hộ bằng:
– Bằng sáng chế (patents) – độc quyền sản xuất, sử dụng hay bán
phát minh trong một khoảng thời gian xác định
– Bản quyền (copyrights) – độc quyền của tác giả, nhà soạn nhạc,
nhà viết kịch, nghệ sĩ, và nhà xuất bản để xuất bản và phân
phối tác phẩm của họ
– Nhãn hiệu (trademarks) – thiết kế và tên mà qua đó các thương
gia hay nhà sản xuất chỉ định cho và phân biệt các sản phẩm
của họ
Bảo hộ tài sản trí tuệ
• Bảo hộ quyền tài sản trí tuệ khác nhau ở mỗi nước
– Tổ chức tài sản trí tuệ thế giới (World Intellectual Property
Organization)
– Công ước Paris về bảo hộ tài sản công nghiệp (Paris
Convention for the protection of industrial property)
• Để tránh sao chép (piracy), các công ty có thể:
– Tránh hoạt động tại các nước lỏng lẻo về luật tài sản trí tuệ
– Nộp đơn kiện (file lawsuits)
– Vận động chính phủ ký kết các hiệp định và thực thi quyền
sở hữu tài sản trí tuệ
An toàn sản phẩm và
trách nhiệm sản phẩm
• Luật về tính an toàn sản phẩm (product safety
laws) thiết lập các tiêu chuẩn nhất định mà một
sản phẩm phải đáp ứng
• Trách nhiệm sản phẩm (product liability) chỉ
trách nhiệm của công ty và các nhà điều hành khi
một sản phẩm gây ra thương tích, thiệt mạng hay
thiệt hại
– Luật trách nhiệm có vi phạm nhỏ hơn tại các nước
kém phát triển
Tiêu chí đo lường mức độ phát
triển nền kinh tế
– Thu nhập quốc gia ròng tính theo đầu người
(Gross national income (GNI) per person) đo
lường tổng thu nhập hàng năm người dân của
một quốc gia nhận được
– Chỉ số GNI có thể gây nhầm lẫn vì không tính
đến sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt
• Cần điều chỉnh GNI sử dụng ngang giá sức mua
(purchasing power parity – PPP)
PPP
• Purchasing Power Parity: Ngang giá sức mua
• Các chỉ số được điều chỉnh để tính đến sự khác biệt về chi
phí sinh hoạt giữa các nước khác nhau.
• Gốc điều chỉnh: chi phí sinh hoạt tại Mỹ
• Ví dụ:
Tổng thu nhập quốc gia theo đầu người (GNI per capita) 2010
GNI per capita, GNI PPP per capita,
2010 ($) 2010 ($)
Trung Quốc 4.270 7.640
Nhật Bản 41.850 34.650
Mỹ 47.390 47.360
So sánh các nước theo GNI
Tiêu chí đo lường mức độ phát
triển nền kinh tế
– Dữ liệu GNI và PPP là các dữ liệu tĩnh, chưa
tính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
• Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ hiện được xếp là
nước nghèo nhưng lại đang phát triển nhanh hơn
nhiều quốc gia phát triển và có tiềm năng trở thành
hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới
So sánh các nước theo tốc độ
tăng trưởng
Tiêu chí đo lường mức độ phát triển
nền kinh tế
• Liên hiệp quốc sử dụng ý tưởng của Amartya Sen để phát
triển Chỉ số Phát triển Con người (Human Development
Index - HDI)
– Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
– Thành tựu giáo dục
– Thu nhập bình quân ước tính ngang giá sức mua
• Amartya Sen (đoạt giải Nobel) cho rằng phát triển kinh tế là quá trình
mở rộng quyền tự do thực sự mang lại cho con người
– Xóa bỏ các rào cản đối với tự do như nghèo đói, độc tài hoặc thiếu các dịch vụ
công
– Cung cấp chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản
• Amartya Sen cũng lập luận rằng tiến bộ kinh tế cần dân chủ hóa các
cộng đồng chính trị để mang lại tiếng nói cho người dân
HDI
Kinh tế chính trị ảnh hưởng
đến tiến bộ kinh tế như thế nào?
• Đổi mới (innovation) và khởi sự kinh doanh
(entrepreneurship) là động lực của tăng trưởng kinh tế dài hạn
– Đổi mới bao gồm những sản phẩm mới, quy trình mới, tổ chức mới,
cách thực hành quản trị mới và chiến lược mới
– Nhà khởi sự kinh doanh thương mại hóa những sản phẩm và quy trình
mới
• Đổi mới và khởi sự kinh doanh giúp gia tăng các hoạt động
kinh tế bằng cách tạo các thị trường và các sản phẩm mới
chưa từng có trước đây
– Đổi mới trong sản xuất và quy trình doanh nghiệp giúp tăng hiệu suất
lao động và vốn, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế
Kinh tế chính trị ảnh hưởng
đến tiến bộ kinh tế như thế nào?
• Đổi mới và khởi sự kinh doanh cần nền kinh tế thị
trường
– Có ít sự khích lệ để tạo nên những đổi mới trong nền
kinh tế kế hoạch vì nhà nước sở hữu toàn bộ phương
tiện sản xuất và do đó nhà nước được hưởng phần lớn
lợi ích mang lại
• Mối liên hệ mạnh giữa tự do kinh tế và tăng
trưởng kinh tế
– Các quốc gia thay đổi theo hướng tự do hóa thị trường
mạnh nhất có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất
Kinh tế chính trị ảnh hưởng
đến tiến bộ kinh tế như thế nào?
• Đổi mới và khởi sự kinh doanh cần quyền sở hữu
mạnh
– Không có quyền sở hữu mạnh, cá nhân và doanh
nghiệp chịu rủi ro bị đánh cắp những đổi mới và lợi
nhuận tiềm năng
• Nhà kinh tế học Hernando de Soto cho rằng thiếu
hụt bảo hộ tài sản tại nhiều quốc gia đang phát
triển làm hạn chế tăng trưởng kinh tế
Kinh tế chính trị ảnh hưởng
đến tiến bộ kinh tế như thế nào?
• Chế độ dân chủ (democratic regimes) có tác động
tích cực đến phát triển kinh tế dài hạn
– Quyền tài sản sẽ được thực thi tốt hơn ở các nền dân
chủ trưởng thành hoạt động hiệu quả
• Tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến thiết
lập các chế độ dân chủ
– Hàn Quốc
– Đài Loan
Bản chất của chuyển đổi kinh tế
(economic transformation)
• Chuyển đổi sang hệ thống định hướng thị trường
bao gồm:
– Dỡ bỏ quy định (deregulation) – dỡ bỏ các rào
cản pháp lý đối với cơ chế hoạt động tự do của
thị trường, thiết lập các công ty tư nhân và cách
thức hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân
– Tư hữu hóa (privatization) – chuyển giao sở hữu
tài sản nhà nước sang tay các nhà đầu tư tư nhân
– Tạo dựng hệ thống pháp lý bảo hộ quyền tài sản
Cá c hà m ý về khá c biệt kinh tế chính
trị đố i vớ i nhà quả n trị
• Các nước với chế độ dân chủ, chính sách kinh tế
định hướng thị trường và bảo hộ quyền tài sản
mạnh mẽ có nhiều khả năng đạt được tăng trưởng
kinh tế bền vững cao hơn
– Các thị trường này hấp dẫn hơn đối với các doanh
nghiệp quốc tế
– Lợi ích, chi phí và rủi ro kinh doanh tại một nước là
hàm số của các hệ thống kinh tế chính trị pháp lý của
nước đó
Cá c hà m ý về khá c biệt kinh tế chính
trị đố i vớ i nhà quả n trị
• Lợi ích kinh doanh tại một nước là hàm số của:
– Quy mô thị trường
– Sức mua của người tiêu dùng
– Sự giàu có trong tương lai của người tiêu dùng
• Bằng cách xác định và đầu tư sớm vào các nền kinh tế có
tiềm năng trong tương lai, các công ty có thể đạt được “lợi
thế người đi đầu” (first mover advantages) (lợi ích mang
lại cho những người thâm nhập sớm vào một thị trường) và
tạo lập sự trung thành và kinh nghiệm tại một nước.
– Trung Quốc
Cá c hà m ý về khá c biệt kinh tế chính
trị đố i vớ i nhà quả n trị
• Chi phí kinh doanh tại một nước là hàm số của:
– Hệ thống chính trị
• Có cần phải hối lộ để tiếp cận thị trường không?
– Hệ thống kinh tế
• Có sẵn cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ
cần thiết không?
– Hệ thống pháp lý
• Tốn kém hơn khi kinh doanh tại các nước có sự khác biệt
lớn về tiêu chuẩn sản phẩm, nơi làm việc, ô nhiễm môi
trường hay tại nơi có bảo hộ quyền tài sản yếu kém
Cá c hà m ý về khá c biệt kinh tế chính
trị đố i vớ i nhà quả n trị
• Rủi ro kinh doanh tại một nước là hàm số của:
– Rủi ro chính trị - khả năng các lực lượng chính trị sẽ
gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường
kinh doanh của một nước mà ảnh hưởng trái chiều
đến lợi nhuận và các mục tiêu khác của doanh nghiệp
– Rủi ro kinh tế - khả năng quản lý kinh tế yếu kém sẽ
gây ra những thay đổi mạnh mẽ
– Rủi ro pháp lý – khả năng đối tác sẽ lợi dụng cơ hội
để phá vỡ hợp đồng hay tước đoạt quyền tài sản
Cá c hà m ý về khá c biệt kinh tế chính
trị đố i vớ i nhà quả n trị
• Tính hấp dẫn tổng thể (overall attractiveness) của một
quốc gia với vai trò là thị trường và/hoặc điểm đầu tư
tiềm năng đối với một doanh nghiệp quốc tế phụ thuộc
vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan
đến kinh doanh tại quốc gia đó
• Nếu các yếu tố khác không đổi, sự đánh đổi giữa lợi
ích-chi phí-rủi ro rất có thể được ưa thích nhất tại các
nước đang phát triển và phát triển ổn định về chính trị,
có hệ thống thị trường tự do và không có sự lên xuống
bất thường về tỷ lệ lạm phát và nợ khu vực tư nhân
ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN TỔNG THỂ

Lợi ích Chi phí


Quy mô nền kinh tế Tham nhũng
Khả năng tăng trưởng Cơ sở hạ tầng và
Sức mua ngành phụ trợ
Sức hấp dẫn Luật pháp
tổng thể

Rủi ro
Chính trị: bất ổn xã hội
Kinh tế: quản lý kinh tế yếu kém
Pháp luật: bảo hộ quyền sở hữu

You might also like