You are on page 1of 6

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT (NHÓM 3)

I.NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT

1.Một số quan điểm về nguồn gốc của PL:


- Quan điểm thần học: QDTH cho rằng PL là sản phẩm của đấng tối cao phản ánh ý chí
của đấng tối cao đó( ví dụ như thượng đế).
- Quan điêm PL tự nhiên: QDPLTN cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật,
luật lệ, và công lý và con người tốt nhất là phải soạn thạo những quy luật theo luân lý
của tự nhiên.
PL xuất hiện và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp do nhu cầu quản lý xã hội khi xã
hội phát triển đến một giai đoạn nhất định
2. Các cách thức cơ bản của pháp luật.
- Nhà nước lựa chọn những quy tắc sử xự đã tồn tại trong xã hội những tâp quán, đạo
đức, tín điều tôn giáo,...phù hợp với ý chí và lợi ích của mình và thừa nhận chúng là
PL
- Nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới có tính chất bắt buộc để mọi người thực
hiện. Có 2 hình thức :
+ Xét sử và áp dụng giải quyết các sự việc
+ Ban hành nhưng quy phạm PL để điều chỉnh xã hội
II.BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
1. Theo quan điểm thần học : bản chất của pháp luật gắn liền với bản chất của người nắm
quyền ( đại diện Đấng Siêu Nhiên)
- Theo quan điểm tư sản : bản chất của pháp luật thể hiện ý chí của tất cả mọi người
trong xã hội >do đó không mang tính giai cấp
- Theo học thuyết mác- leenin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại, và phát triển trong xã
hội có giai cấp> bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó > pháp luật
mang tính GIAI CẤP và mang tính XÃ HỘI

2. Bản chất của pháp luật mang tính giai cấp: pháp luật chỉ là một sản phẩm của xã hội
có giai cấp.
+ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị: thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được
thể hiện một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của gia cấp nhà
nước.
+điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với giai cấp thống trị:điều chỉnh quan hệ giữa các giai
cấp, tầng lớp> hướng các quan hệ giai cấp phát triển theo một chiều hướng trật tự nhất
định
+bảo vệ, củng cố lợi ích, địa vị của giai cấp thống trị:pháp luật trở thành bắt buộc đối với tất
cả mọi người trong xã hội :” là vũ khí của giai cấp thống trị dung để trừng trị giai cấp
chống lại mình”
3. Pháp luật mang tính xã hội: bởi vì pháp luật do nhà nước- đại diện chính thức của toàn
xã hội ban hành> là chuẩn mực chung của toàn xã hội
+thể hiện ý chí của các giai cấp khác nhau trong xã hội:
+quan tâm, bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong xã hội
+dưới góc độ quản lý xã hội>điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội
+thể hiện tính công bằng, khách quan
4. Ngoài ra, pháp luật còn mang một số bản chất khác như
+Tính dân tộc: pháp lụaat việt nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, đảm bảo quyền bình
đẳng giữa các dân tộc>phản ánh ý chí, lợi ích của cả dân tộc> thể hiện chính sách đại đoàn
kết dân tộc
+Tính thời đại: hệ thống pháp luật Việt Nam hình thành từ rất sớm, từ bộ luật Hình thư năm
1042, cho đến các bộ luật sau này kế thừa và phát triển, cũng như được điều chỉnh cho phù
hợp với các hoàn cảnh xã hội từng thời đại> có bề dày lịch sử và mang đậm dấu ấn của
từng thời đại
III. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
Khởi đầu các quy tắc xử sự của pháp luật chủ yếu được hình thành bằng việc Nhà nước thừa
nhận các phong tục, tập quán đã có sẵn trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống
trị. Sau này, pháp luật được Nhà nước trực tiếp đặt ra và ban hành để toàn xã hội thực hiện.
 Do vậy, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà
nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.
- Trong đó, Pháp Luật bao gồm các yếu tố:
+ Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo
đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
+ Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể
không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và
được đảm bảo thực hiện.
+ Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà
nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.
+ Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
IV.ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT
 Pháp luật mang tính ý chí: Ý chí của pháp luật chính là ý chí của giai cấp thống trị
hoặc giai cấp cầm quyền được biến thành ý chí nhà nước thể hiện mục đích bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị hoặc giai cấp cầm quyền
 Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến:
- Pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân,
tổ chức được thực hiện trong những hình thức xác định.
- Pháp luật được đặt ra quá trình đúc kết từ nhiều trường hợp có tính phổ biến trong
xã hội mà khái quát hoá thành các quy định cụ thể.
 Pháp luật có tính khái quát cao, là khuôn mẫu điển hình để các cá nhân, tổ chức
thực hiện theo khi gặp những tình huống đã được pháp luật dự liệu.
 Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, con người phải dựa vào quy tắc đó để xem
xét hành vi của mình được làm gì, phải làm gì và không được làm gì.
 Pháp luật chỉ ra các giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi cá nhân, tổ
chức có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép.
 Pháp luật mang tính cưỡng chế được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Các quy định được pháp luật đặt ra không chỉ để cho một cá nhân hay một tổ
chức cụ thể mà cho tất cả cá nhân, tổ chức liên quan
- Thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với toàn xã hội. Bất cứ cá nhân, tổ chức
nào đã ở hoàn cảnh mà pháp luật đã dự liệu thì đều hành xử thống nhất theo
quy định của pháp luật.
- Nếu như trong hoàn cảnh cụ thể được pháp luật dự liệu, cá nhân hoặc tổ chức
không xử sự đúng theo quy tắc pháp luật đề ra sẽ phải chịu sự cưỡng chế từ
nhà nước, trong đó, các biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc như phạt tiền,
phạt tù có thời hạn, tù chung thân,...
- Tính cưỡng chế nhà nước là một đặc điểm chỉ riêng pháp luật mới có. Nhà
nước thiết lập một hệ thống cơ quan đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
trong thực tế, như toà án, cảnh sát, nhà tù,... để thực hiện sự cưỡng chế.
 Pháp luật mang tính ổn định tương đối
- Là một nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như góp phần tạo lập các
quan hệ xã hội mới, pháp luật phải ổn định trong một thời gian nhất định.
- Trong một số trường hợp, pháp luật tạo ra các quy tắc xử sự mới mà trước đó
chưa tồn tại trong xã hội. Pháp luật cần phải có sự ổn định trong một khoảng
thời gian để các chủ thể trong xã hội làm quen với các quy tắc xử sự mới, khi
đó, pháp luật mới thật sự đi vào đời sống.
*Trong trường hợp cần thiết, pháp luật cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình của xã hội

V. KIỂU PHÁP LUẬT


- Khái niệm:
Kiểu pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất
giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định.
- Tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp là bốn kiểu pháp luật.
+ Trong hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại kiểu pháp luật chủ nô
*Đặc điểm nổi bật:
- Củng cố và bảo vệ quyền chiếm hữu tuyệt đối của chủ nô.
+Trong hình thái kinh tế - xã hội phong kiến tồn tại kiểu pháp luật phong kiến
*Đặc điểm nổi bật:
- Công khai xác nhận và bảo đảm thực hiện những đặc quyền , đặc lợi của giai cấp địa
chủ
+Trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa tồn tại kiểu pháp luật tư sản
*Đặc điểm nổi bật:
- Công khai ghi nhận các quyền tự do, bình đẳng của con người nhưng thực chất chỉ là
hình thức
+Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn phát triển thấp là chủ
nghĩa xã hội tồn tại kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
*Đặc điểm nổi bật:
-Khác về bản chất, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa xây dựng một cơ sở kinh tế - xã hội
mới, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
-Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo mọi điều
kiện để nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng

VI. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

1. Khái niệm: là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình
và xã hội.
2. Hình thức:
-Xét dưới góc độ phương thức tồn tại: 2 hình thức( PL thành văn và PL không thành
văn)
+Pháp luật thành văn:
-Khái niệm: là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật và các điều ước quốc tế. 
-Ví dụ: Một ví dụ về văn bản pháp luật được ghi nhận là Hiến pháp của một quốc gia. Hiến
pháp là văn bản quy định các quyền và trách nhiệm của các cơ quan chính phủ và công dân,
cũng như tạo ra các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của nước này. 
Cụ thể: Chương VI (Chủ Tịch Nước), Điều 86, Luật Hiến Pháp 2013:

Điều 86  
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đối nội và đối ngoại.

+Pháp luật không thành văn:


-Khái niệm: là luật vẫn chưa được viết nên thành một văn bản, đó là luật dựa trên các quyết
định dựa trên dựa trên tập quán pháp, tiền lệ pháp, án lệ, chủ yếu là dựa trên thực tiễn.
-Ví dụ: Một ví dụ về pháp luật chưa được viết thành văn bản có thể được truyền đạt thông
qua cuộc họp hoặc trực tiếp cho các bên liên quan, nhưng chưa được ghi nhận chính thức
trong một tài liệu pháp lý.
Cụ thể: Theo “Tiền lệ pháp”:

Bộ luật Dân Sự (BLDS) nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của người
có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nếu người được hưởng cấp dưỡng là người đã
thành niên  và cho đến khi đủ 18 tuổi  nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành
niên hay đã thành thai. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu vào thời
điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối
cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều 616 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số
01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể
này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết.

Dù không nói ra nhưng đây được coi là “hướng dẫn” để các tòa án áp dụng khi xét xử và xét
ở góc độ khoa học, rõ ràng nó như một án lệ.

 (Nguồn: Wikipedia, bài viết “Án lệ ngầm ở Việt Nam” – PGS TS Đỗ Văn Đại)

-Xét dưới góc độ phương thức thể hiện: 3 hình thức
+Tập quán pháp:
a) K/n: Là những tập quán hình thành và lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích
của giai cấp thống trị. Được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
b) Đặc điểm:
-Bắt nguồn từ những tập tục lưu truyền trong xã hội.
-Hình thành một cách tự phát.
-Mang tính bảo thủ cao.
-Ít biến đổi.

+Tiền lệ pháp:
a) Khái niệm: Là những quyết định của cơ quan hành chính hoặc bản án quyết định của tòa
án được nhà nước thừa nhận như là khuôn mẫu có giá trị pháp lý để giải quyết các vụ việc
tương tự.
b) Đặc điểm:
-Chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống.
-Sử dụng rộng rãi trên Thế giới.
-Tồn tại dưới các hình thức: Nghị quyết, văn bản, quyết định,...
-Nội dung liên quan đến những vấn đề pháp lý.
-Thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc hội đồng xét xử.
+Văn bản quy phạm pháp luật:
a) K/n: Là văn bản là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ
tục luật định. Có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
b) Hai loại: Văn bản luật và văn bản dưới luật
+ Văn bản luật: Do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành, có hiệu lực pháp
lý cao và trình sự ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung rất chặt chẽ.
+Văn bản dưới luật: Phải được ban hành phù hợp với văn bản luật, không được trái với
các quy định của văn bản luật và là sự chi tiết, cụ thể hoá các quy định của văn bản luật để dễ
dàng hơn trong việc thực thi pháp luật.
c) Đặc điểm:
-Dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tế
-Trình tự chặt chẽ, mang tính khoa học, dân chủ và tính khái quát cao.
-Phụ thuộc vào ý chí của cơ quan ban hành
-Công tác lập pháp tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí
Họ và tên Lớp
1. Võ Huỳnh Ngọc Anh 22CNATT01
2. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 22CNATT01
3. Nguyễn Thị Hải Yến 22CNATT01
4 .Phạm Nguyễn Đình Trung 22CNA10
5 .Nguyễn Thị Anh Thư 22CNA03
6 .Cao Thanh Tuyết Ngân 22CNA03
7 .Hồ Thị Hương Ly 22CNA09
8. Nguyễn Thị Hồng Minh 22CNA09
9. Trần Thị Yến Trâm 22CNA09

You might also like