You are on page 1of 27

LÝ THUYẾT HỌC PHẦN

HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI

Cộng sản nguyên thuỷ  Chiếm hữu nô lệ  Phong kiến  Tư bản chủ nghĩa 
Xã hội chủ nghĩa

Chế độ công hữu


Xã hội Cộng sản nguyên thuỷ trải qua 3 lần phân công lao động xã hội:
- Lần thứ 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
- Lần thứ 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Lần thứ 3: Thương nghiệp xuất hiện
 Xuất hiện của cải sư thừa  Ai chiếm hữu của cải dư thừa?
 Lực lượng/Đối tượng có vị thế tốt hơn trong xã hội sẽ chiếm hữu của cải dư thừa
 Xã hội phân hoá thành 2 nhóm người
Người giàu Người nghèo
Giai cấp bóc lột/thống trị >< Giai cấp bị bóc lột/bị trị

Nhà nước

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN NHÀ NƯỚC


1. Nguồn gốc và sự ra đời của Nhà nước
Tiền đề cho sự ra đời của Nhà nước:
- Tiền đề kinh tế: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
- Tiền đề xã hội: Sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự đối kháng giai cấp không
thể điều hoà
2. Bản chất và đặc điểm của Nhà nước
2.1 Bản chất:
- Tính giai cấp:
- Tính xã hội:
2.2 Đặc điểm
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt, hầu như tách khỏi xã hội không
còn hoà nhập vào dân cư như trong chế độ Thị tộc
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành đơn vị hành chính không phụ
thuộc chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính
- Nhà nước có chủ quyền Quốc gia
- Nhà nước ban hành pháp luật có tính bắt buộc chung
- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
3. Chức năng của Nhà nước
- Chức năng Nhà nước là những phương diện hoạt động của Nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước
- Chức năng cảu Nhà nước được phân biệt thành
 Chức năng đối nội
 Chức năng đối ngoại
- Các hình thức thực hiện chức năng của Nhà nước
 Xây dựng pháp luật
 Tổ chức thực hiện pháp luật
 Bảo vệ pháp luật
- Phương pháp thực hiện chức năng của Nhà nước: Thuyết phục và cưỡng chế

4. Kiểu và hình thức Nhà nước


4.1 Kiểu Nhà nước
- Hình thái KT-XH Cộng sản nguyên thuỷ: Nhà nước chưa xuất hiện
- Hình thái KT-XH Chiếm hữu nô lệ: Kiểu nhà nước chủ nô
- Hình thái KT-XH Phong kiến: Kiểu nhà nước phong kiến
- Hình thái KT-XH Tư bản chủ nghĩa: Kiểu nhà nước tư sản
- Hình thái KT-XH Xã hội chủ nghĩa: Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
4.2 Hình thức Nhà nước
- Hình thức chính thể
+ Chính thể quân chủ (Monarchy)
 Quân chủ chuyên chế - quân chủ tuyệt đối (Absolute Monarchy)
 Quân chủ lập hiến – quân chủ hạn chế (Constitutional Monarchy)
+ Chính thể cộng hoà (Republic)
 Cộng hoà quý tộc (Aristocractic Republic)
 Cộng hoà dân chủ (Democratic Republic)
- Hình thức cấu trúc
+ Nhà nước đơn nhất (Unitary State)
+ Nhà nước liên bang (Federal State/Federation)
- Chế độ chính trị
+ Dân chủ (Democracy)
+ Phản dân chủ (Against Democracy)
5. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Khái niệm
“ Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung
ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo
thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”
- Nguyên tắc tổ chức của Bộ máy Nhà nước Việt Nam
 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
 Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với Nhà nước
 Nguyên tắc tập trung dân chủ
 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
 Đảm bảo sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc
CHƯƠNG II – TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và bản chất của pháp luật
1.1. Khái niệm
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước
ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội, là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
1.2. Bản chất
- Tính giai cấp
 Thể hiện ý chí giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hoá
 Thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Tính xã hội
 Là quy luật khách quan của xã hội
 Là thước đo để kiểm tra hành vi con người, công cụ kiểm nghiệm các quá trình,
phương tiện chứa đựng các giá trị xã hội
 Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Tính dân tộc
- Tính mở
2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật
- Pháp luật mang tính ý chí
- Pháp luật mang tính quy phạm
- Pháp luật mang tính cưỡng chế nhà nước
- Pháp luật mang tính ổn định tương đối
3. Chức năng của pháp luật?
- Là những phương tiện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, phản ánh bản chất giai
cấp và giá trị xã hội của pháp luật
 Chức năng điều chỉnh của pháp luật
 Chức năng bảo vệ của pháp luật
 Chức năng giáo dục của pháp luật
4. Kiểu và hình thức pháp luật
4.1. Kiểu
- Hình thái KT-XH Cộng sản nguyên thuỷ: PL chưa xuất hiện
- Hình thái KT-XH Chiếm hữu nô lệ: Kiểu PL chủ nô
- Hình thái KT-XH Phong kiến: Kiểu PL phong kiến
- Hình thái KT-XH Tư bản chủ nghĩa: Kiểu PL tư sản
- Hình thái KT-XH Xã hội chủ nghĩa: PL XHCN
4.2. Hình thức
- Tập quán
- Tiền lệ
- Văn bản quy phạm PL
5. Quy phạm pháp luật
“Quy phạm Pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ
xã hội, và được đảm bản thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước”
- Cấu trúc của quy phạm PL
 Giả định: là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm
điều chỉnh, xác định rõ tình huống, trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra
trong cuộc sống và cá nhân, hay tổ chức nào vào hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu
dự điều chỉnh của các quy phạm PL
 Quy định: là bộ phận trung tâm, trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể
phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định. Quy định trình
bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều
chỉnh quan hệ xã hội nhất định.
 Chế tài: là bộ phận của quy phạm PL nêu lên những biện pháp tác động mà nhà
nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà
nước đã nêu ra trong phần quy định củ quy phạm PL.
- Phương pháp diễn đạt quy phạm PL thành điều luật trong văn bản quy phạm PL
 Trực tiếp
 Tham khảo
 Bản mẫu
- Vai trò
 Là cơ sở pháp lý đảm bảo sự hoạt động của Bộ máy nhà nước
 Là cơ sở pháp lý đối với quyền tự do, quyền dân chủ của công dân, đối với hành vi
hợp pháp của con người trong xã hội
- Hệ thống văn bản
 Hiến pháp
 Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội
 Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
 Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước
 Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch
UBMTTQ Việt Nam
 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
 Thông tư/Thông tư liên tịch của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối
cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng Kiểm toán
Nhà nước
 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
 Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp; Văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
6. Quan hệ pháp luật
“Là hình thức biến thể của một quan hệ xã hội do một quy phạm pháp luật điều
chỉnh, trong đó quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện”
6.1.1. Chủ thể
“Là các nhân hoặc tổ chức có năng lực chủ thể (Nhà nước là chủ thể đặc biệt”
- Cá nhân có năng lực chủ thể khi:
 Có năng lực pháp luật: có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó
chết
 Có năng lực hành vi: đủ tuổi theo quy định và có khả năng nhận thức, điều khiển
hành vi của mình (không bị tâm thần hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến năng lực
nhận thức)
- Tổ chức
 Tổ chức có tư cách pháp nhân
 Tổ chức không có tư cách pháp nhân trong một số trường hợp (ví dụ: hộ gia đình)
6.1.2. Nội dung
- Quyền
- Nghĩa vụ
6.1.3. Khách thể
“Là những lợi ích mà vì chúng các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, là
đối tượng mà trên đó xuất hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể”
6.2. Sự kiện pháp lý
- Sự biến pháp lý
- Hành vi pháp lý
7. Vi phạm pháp luật
“Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật,
có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe doạ
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”
- Cấu thành vi phạm PL
 Mặt khách quan
 Mặt chủ quan
 Chủ thể vi phạm
 Khách thể

LỖI: CỐ Ý VÀ VÔ Ý
- Lỗi cố ý: trực tiếp và gián tiếp
 Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể thực hiện hành vi nhận thức được hậu quả do hành vi
của mình gây ra, và mong muốn hậu quả đó xảy ra
 Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể thực hiện hành vi nhận thức được hậu quả do hành vi
của mình gây ra, mặc dù không mong muốn hậu quả đó xảy ra, nhưng để mặc cho
hậu quả xảy ra
- Lỗi vô ý: do quá tự tin và do cẩu thả
 Lỗi vô ý do quá tự tin: Chủ thể thực hiện hành vi nhận thức được hậu quả do hành
vi của mình gây ra, và tin tưởng rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được
 Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được hậu quả do
hành vi của mình gây ra mặc dù pháp luật buộc họ phải thấy
NHỮNG CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Pháp chế là việc mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách
nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
 SAI
 Pháp chế là việc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải tôn trọng và thực hiện
pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
2. Tất cả các vi vi phạm pháp luật Tòa án đều giải quyết
 SAI
 Không phải tất cả các vi phạm pháp luật Tòa án đều giải quyết. Tùy thuộc vào
tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật sẽ có
cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được pháp
luật trao quyền  giải quyết. Tòa án sẽ chỉ xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.
3. Hội đồng nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
 SAI
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
4. Thủ tướng chính phủ là người có quyền quyết định mọi việc trong Chính phủ.
 SAI
 Tập thể chính phủ mới có quyền quyết định mọi việc trong Chính phủ
5. Nhà nước phong kiến là một hình thức nhà nước trong lịch sử
 ĐÚNG
 Nhà nước phong kiến là hình thức nhà nước chính thể và là kiểu chính thể quân
chủ. Nghĩa là mọi quyền lực tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người
đứng đầu nhà nước – được hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi. Người
đứng đầu nhà nướcc thường được gọi là vua.
6. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền quyết định mọi vấn
đề.
 SAI
 Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
7. Nhà nước tư sản chỉ mang bản chất giai cấp
 SAI
 Nhà nước tư sản mang cả bản chất giai cấp và bản chất xã hội

8. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 SAI
 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các cá nhân có thẩm quyền ban hành 
9. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân các quốc gia khác nhau là
giống nhau.
 SAI
 Năng lực pháp luật của công dân của mỗi một quốc gia do pháp luật quy định
mà mỗi pháp luật lại phụ thuộc quốc gia ban hành. Mặt khác, năng lực
hành vi của mỗi cá nhân không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó mà
phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Vì vậy, năng lực pháp luật và
năng lực hành vi của công dân các quốc gia khác nhau là khác nhau.
10. Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp là pháp nhân.
 SAI
 Để một tổ chức được gọi là pháp nhân thì tổ chức đó phải đáp ứng đủ 4 điều
kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
11. Tất cả hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
 SAI
 Hành vi vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau:
 Là hành vi trái pháp luật, có lỗi
 Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội  
 Người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. 
12. Pháp luật xuất hiện trong mọi hình thái kinh tế - xã hội và luôn mang bản chất
giai cấp
 SAI
 Pháp luật chưa xuất hiện trong hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy
13. Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân là cơ quan xét xử của nước
CHXHCNVN
 SAI
 Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân được xác định là “ cơ quan xét
xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp”, còn Viện Kiểm soát
chỉ là “ cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp”.  Vì
vậy, Viện kiểm soát nhân dân không phải là cơ quan xét xử của nước
CHXHCNVN.
14. Tất cả hành vi trái pháp luật đều phải truy cứu trách nhiệm pháp lý.
 SAI
 Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của người thực hiện hành vi trái pháp
luật còn tùy thuộc vào người đó có năng lực  trách nhiệm pháp lý hay
không.
15. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp bình đẳng – thỏa
thuận. 
 ĐÚNG
 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp bình đẳng –
thỏa thuận và tự định đoạt
16. Người chưa thành niên thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý
 SAI
 Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

17. Nhà nước CHXHCNVN không mang bản chất giai cấp.
 SAI
 Nhà nước CHXHCNVN có mang bản chất giai cấp và là mang bản chất
giai cấp công nhân
18. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 SAI
 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc các cá nhân có thẩm quyền ban hành chứ không chỉ riêng Quốc
hội ban hành.
19. Tất cả những quy tắc xử sự được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp
luật.
 SAI
 Không phải tất cả những quy tắc xử sự được nhà nước cho phép tồn tại đều
là quy phạm pháp luật vì nó cũng có thể là những quy phạm xã hội như:
quy phạm đạo đức, quy phạm tập quan, quy phạm tôn giáo,...
20. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp quyền uy – phục
tùng.
 SAI
 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp bình đẳng –
thỏa thuận và tự định đoạt
21. Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
 SAI
 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý.
22. Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước cộng hòa XHCNVN
 SAI
 Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa XHCNVN,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. 

23.  Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính đối với
mọi vi phạm hành chính.
 SAI
 Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ
14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi
vi phạm hành chính.
24. Cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ.
 SAI
 Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
cấp trong đó Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
CHXHCNVN.
25. Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật duy nhất.
 SAI
 Ngoài văn bản quy phạm pháp luật ra, nguồn pháp luật còn bao gồm: pháp
luật tập quán, pháp luật án lệ. 
26.  Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của tất cả các quan hệ pháp luật
 SAI
  Sai vì mới chỉ có độ tuổi không thì chưa đủ mà còn phải có tiêu chuẩn về
mặt lý trí nghĩa là họ phải là người có thể làm chủ hành vi của mình.
27. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm hình sự vừa là vi phạm hành chính.
 SAI
 Một hành vi chỉ bị xử lý một lần. Nếu một hành vi đã xử lý hình sự thì
không cần xử lý hành chính và ngược lại. Nếu có hành vi tuy đã bị xử lý
hành chính mà có dấu hiệu của tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự
thì sẽ đình chỉ xử lý hành chính sang xử lý hình sự. Nếu chưa đủ dấu hiệu
hình sự sẽ chuyển xử lý hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính.
28. Năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân sinh ra và là thuộc tính tự nhiên của
cá nhân.
 SAI
 Năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân sinh ra và là thuộc tính được
pháp luật công nhận của cá nhân.
29. Người nghiện ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 SAI
 Người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác làm phá tán tài sản gia đình và có quyết
định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự từ Tòa án.

30. Áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 SAI
 Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền.
31. Bộ và cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ương.
 SAI
 Vì Bộ và các cơ quan ngang Bộ thuộc hệ thống cơ quan chấp hành của
quốc hội và hành chính chứ không phải cơ quan quyền lực.
32.  Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
 SAI
  Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
CHXHCNVN.
33. Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
 SAI
 Không có quyết định nào của tòa án quyết định họ là người bị hạn chế hành
vi dân sự.
 Người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác làm phá tán tài sản gia đình và có quyết
định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự từ Tòa án.
34. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân xuất hiện khi người đó đủ 6 tuổi.
 SAI
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, nghĩa là từ khi sinh
ra, công dân đã có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
35.  Mọi hậu quả do hành vi VPPL gây ra phải thể hiện dưới dạng vật chất.
 SAI
 Hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả cho xã hội. Hậu quả đó có thể là
những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do
hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
36. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhà nước là ba lần phân công lao
động xã hội.
 SAI
 Qua 3 lần phân công lao động, lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự
ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng
và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện.  Nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được.
37.  Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
 SAI
 Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi Tòa án ra quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ
chức giám định thì người đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.
38.  Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới có năng lực pháp luật.
 SAI
 Năng lực pháp của cá nhân có từ khi sinh ra, nghĩa là từ khi sinh ra, công
dân đã có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
39. Quyền lực của những người đứng đầu bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thủy là
quyền lực công cộng đặc biệt
 SAI
 Quyền lực công cộng đặc biệt chỉ ra đời khi có nhà nước mà trong xã hội
cộng sản nguyên thủy chưa có sự xuất hiện của nhà nước.
40. Tất cả những người từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
 SAI
 Vì với những người mất hành vi dân sự (người điên, người bị bệnh thiểu
năng, không có khả năng nhận thức ) dù nhiều tuổi vẫn không đủ năng lực.
Những câu hỏi chưa trả lời được:
41. Sự phát triển của kiểu nhà nước ở các quốc gia đều đi theo con đường tuần tự từ
thấp đến cao.

42. QPXH trong XH cộng sản nguyên thủy do hội đồng thị tộc ban hành.
 SAI
 QPXH trong XH cộng sản nguyên thuỷ hình thành 1 cách tự phát trong quá trình
con người chung sống và lao động để tồn tại, dần dần cộng đồng xã hội chấp nhận
và trở thành quy tắc xử sự chung
43.  Lỗi là những biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật.
 SAI
 Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật
của mình cũng như hậu quả của hành vi đó
44. Các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN được tổ chức theo
nguyên tắc độc lập, có sự kiềm chế đối trọng lẫn nhau
 SAI
 Các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN được tổ chức theo
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu 1: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích
mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
 ĐÚNG
 Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và vào lúc mà ở đó đã xuất hiện sự phân chia xã
hội thành giai cấp, và chỉ khi nào và ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hoà được
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
 SAI
 Vì: Nhà nước là một hiện tượng xã hội không bất biến.
Câu 3: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời không phải từ một
bản khế ước xã hội.
 ĐÚNG
 Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin Nhà nước là một phạm trù lịch sử có
quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
Câu 4: Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư
theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ.
 SAI
 Vì Nhà Nước có 5 đặc trưng: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc
biệt; nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ,
Nhà nước có chủ quyền, Nhà Nước ban hành pháp luật và Nhà Nước ban hành
thuế
Câu 5: Không nhất thiết cơ quan Nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước
 SAI
 Vì đặc trưng chủ yếu và cơ bản của cơ quan Nhà Nước là mang tính chất quyền
lực Nhà Nước
Câu 6: Bộ máy Nhà Nước Việt Nam hiện nay gồm bốn hệ thống cơ quan Nhà Nước và
một chế định độc lập
 ĐÚNG
 Theo hiến pháp 2013, bộ máy nhà nước CHXHCNVN gồm
+ Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
+ Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Chính phủ (các Bộ, cơ quan
ngang Bộ), Uỷ ban nhân dân các cấp
+ Hệ thống cơ quan xét xử (Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp)
+ Hệ thống cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân các cấp)
+ Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước
Câu 7: Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà Nước
 SAI
 Chủ tịch nước là một chế định độc lập trong hệ thống cơ quan Nhà Nước ta
Câu 8: Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế
bắt buộc
 SAI
 Nhà Nước là tổ chức duy nhất được quy định các loại thuế và tổ chức thu thuế bắt
buộc
Câu 9: Tất cả các Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà Nước là đơn
nhất
 SAI
 Mỗi một quốc gia có thể có hình thức cấu trúc riêng, đây không phải là tiêu chí
bắt buộc của Nhà Nước xã hội chủ nghĩa
Câu 10: Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ
có 5 kiểu Nhà Nước
 SAI
 Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng chỉ có 4 kiểu
Nhà Nước (Nhà Nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà
Nước XHCN) trong kiểu hình thái KTXH là công xã nguyên thủy thì không có
Nhà Nước
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 SAI
 Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp Luật quy định thì mới được ban hành
1
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư
 SAI
 Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ
trưởng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
 SAI
 Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là
tiêu chuẩn duy nhất mà để điều chỉnh hành vi, vì còn có thể sử dụng các quy phạm
khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức…
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
 SAI
 Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng
đây không phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể
được hình thành bằng cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
 SAI
 Vì nó giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử dụng
những bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp
luật
 SAI
 Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức
của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị
 SAI
 Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ
tướng chính phủ chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một
cách độc lập
 SAI
 Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
một cách độc lập
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
 SAI
 Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển
 SAI
 Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực
và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn bản quy
phạm pháp luật và tiền lệ pháp
 SAI
 Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
 SAI
2
 Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp
luật
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
 SAI
 Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy
phạm chỉ có 1 hoặc 2 bộ phận
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
 SAI
 Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang
tính bắt buộc đối vối thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm
pháp luật với các quy phạm khác là quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
 SAI
 Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai
cấp
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
 SAI
 Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy
định và chế tài
 SAI
 Đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định, quy định
và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
 SAI
 Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích
thích khác dẫn đến phá hoại tài sản của gia đình
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
 SAI
 Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
 SAI
 Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ
hành chính
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
 SAI
 Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
vì có những cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hay các bệnh lý ảnh hưởng tới nhận
thức hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
 SAI
 Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công
dân trong một số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu
đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
 SAI
 Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi
ích xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp
luật
 SAI
 Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi
loại quan hệ pháp luật đó
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là
khác nhau
 SAI
 Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng
nhau
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
 SAI
 Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
 SAI
 Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con người và các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
 SAI
 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái pháp luật xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
 SAI
 Một hành vi bị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố:
+ Hành vi trái pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
+ Có lỗi
+ Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật
 SAI
 Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài
 SAI
 Hai khái niệm này khác nhau:
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi
phạm pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện
pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
- Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác
động mà Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng
những mệnh lệnh Nhà Nước đã được nêu trong phần Quy định của quy phạm pháp
luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan
 SAI
 Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật
 SAI
 Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp
luật
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật
chất
 SAI
 Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh
thần.
Câu 45: Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ
được thực hiện dưới dạng hành động
 SAI
 Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành
động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
là biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin
 SAI
 Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
 SAI
 Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy
cứu trách nhiệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật
 SAI
 Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố:
+ Quy phạm pháp luật
+ Chế định pháp luật
+ Ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh
bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.
 SAI
 Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp
vào các quan hệ pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp
Câu 50: Chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những
quan hệ xã hội trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội
 SAI
 Chế định pháp luật là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan
hệ xã hội có cùng tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự hoàn thiện
của một hệ thống pháp luật
 SAI
 Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính
toàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuập lập pháp cao
Câu 52: Bộ Luật dân sự là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
các văn bản pháp luật Việt Nam
 SAI
 Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam
là Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi cá nhân từ đủ 14
tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm
nghiêm trọng
 ĐÚNG
 Theo quy định của Luật hình sự, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách
nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính
 SAI
 Cấm cư trú là hình phạt bổ sung
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao nhất của
khung hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng.
 SAI
 Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là
trên 7 năm tù được chia thành hai loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt là 15 năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất
của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thuộc tội đặc
biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội
 Nhận định SAI
 Đây là hai khái niệm khác nhau
 Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng
hình phạt.
 Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự, có lỗi và bị xử lý
bằng hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
 SAI
 Chủ thể của Luật hình sự chỉ có thể là cá nhân
Câu 58: Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt
 SAI
 Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền là hình thức phạt bổ sung
 SAI
 Phạt tiền là một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử
hình
 SAI
 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp
nhân
 SAI
 Tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện
- Được thành lập hợp pháp
- Có tài sản độc lập
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự
 SAI
 Vì trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
màkhông cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền
 SAI
 Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự
 SAI
 Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải là chủ thể của Luật dân sự
 SAI
 Nhà Nước là chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận
 ĐÚNG
 Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật
này không sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 15 tuổi
 SAI
 Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu
 ĐÚNG
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới có giá trị pháp lý
 SAI
 Hình thức của Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng
 SAI
 Hợp đồng bằng văn bản thường có giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị
pháp lý thì hợp đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự và Luật dân sự là như nhau
 SAI
 Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là phương pháp bình đẳng thỏa thuận
 Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được chỉ
định hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản
 SAI
 Theo quy định của Luật dân sự, có một số đối tượng hưởng di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
Câu 73: Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa những
người có họ trong phạm vi 3 đời
 SAI
 Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người
đang có vợ có chồng, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000, việc kết hôn
chỉ được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
 SAI
 Vì kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết
hôn với người nước ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn với nhau
 ĐÚNG
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được
phép xin ly hôn
 SAI
 Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai
và vợ chồng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
 SAI
 Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này
không phân biệt là của người chồng hay người vợ
Câu 78: Nhà nước quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị và giai
cấp
 SAI
 Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
Câu 79: Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản chỉ có Quốc Hội mới có thẩm quyền
ban hành
 SAI
 VĂn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định
Câu 80: Trường hợp chủ thể không nhận thấy trước hậu quả nên thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được xem là không có lỗi
 SAI
 Trường hợp chủ thể không nhận thấy trước hậu quả nên thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được xem là lỗi vô ý vì cẩu thả
Câu 81: Trong mỗi quốc gia, kiểu nhà nước luôn phát triển tuần tự từ thấp đến cao
 SAI
 Có những quốc gia kiểu nhà nước không phát triển theo tuần tự thấp đến cao
Câu 82: Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính ở địa phương và do nhân dân địa
phương bầu ra
 SAI
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Câu 83: Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ khi các nhân đó đạt một độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật
 SAI
 Năng lực hành vi của một cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi
xác định, ngoài điều kiện độ tuổi thì để có năng lực hành vi, một cá nhân phải
được phát triển một cách bình thường về thể lực và trí lực (ví dụ như không mắc
bệnh tâm thần hay các bệnh lý khác ảnh hưởng đến nhận thức)
Câu 84: Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND và do Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ
nhiệm
 ĐÚNG
Câu 85: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật luôn xuất
hiện đồng thời vào một thời điểm
 SAI
 Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và năng lực hành vi của
một cá nhân xuất hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi xác định. Vậy 2 năng lực
này của chủ thể quan hệ pháp luật không xuất hiện đồng thời vào một thời điểm
Câu 86: Tất cả các vi phạm pháp luật đều do Toà án giải quyết
 SAI
 Không phải tất cả các vi phạm pháp luật đều do Toà án giải quyết, ngoài ra có các
cơ quan có thẩm quyền xử lí
BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI CHƯƠNG 1
1. Thuyết khế ước xã hội cho rằng NN do giai cấp thống trị để bảo vệ quyền và lợi ích
cho giai cấp mình.
* SAI
* Theo thuyết này, nhà nước hình thành là do bản hợp đồng được ký kết những người
trong trạng thái tự do nguyên thuỷ (trạng thái tự nhiên). Chủ quyền nhà nước thuộc về
nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký
kết khế ước mới
2. Thẩm quyền ban hành và quản lý XH bằng PL được thực hiện bởi NN và các đảng
phái chính trị.
* SAI
* Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL và thực hiện sự quản lý nhà nước
bằng PL
3. Bản chất NN và bản chất giai cấp của NN là hai khái niệm đồng nhất.
* ĐÚNG
4. Ở đâu có XH loài người, ở đó có sự xuất hiện của NN.
* SAI
* Xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có Nhà nước
5. Cở sở kinh tế, XH của chế dộ cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu
sản xuất và phân hóa về giai cấp.
* SAI
* Cơ sở kinh tế, XH của chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu chung về tư liệu
lao động và sản phẩm lao động được làm ra. Và phân chia dân cư theo huyết thống
6. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, NN là sản phẩm của XH loài người.
* SAI
* Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định
7. Xác định bản chất NN là xác định mối quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp
trong XH.
* ĐÚNG
8. NN thu thuế bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi của những người nghèo khổ.
* SAI
* Nhà nước thu thuế để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
9. Chức năng của NN nhằm thực hiện các nhiệm vụ của từng cơ quan NN.
* ĐÚNG
10. Các nhà nước trên thế giới tất yếu trải qua các kiểu NN trong lịch sử.
* SAI
* Có những nhà nước trên thế giới không trải qua đủ các kiểu NN trong lịch sử
11. NN là hiện tượng mang tính giai cấp vì NN chỉ thuộc về một giai cấp hoặc bởi một
liên minh giai cấp nhất định.
* SAI
* NN là hiện tượng mang tính giai cấp vì nhà nước ra đời và tồn tại trong một xã hội có
sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
12. Bản chất NN mang tính Xh vì NN chịu sự quy định bởi các điều kiện khách quan của XH.
* SAI
* Bản chất nhà nước mang tính XH vì tính xã hội của nhà nước thể hiện qua vai trò quản
lý nhà nước, quản lý xã hội của nhà nước
13. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính XH luôn luôn mâu thuẫn nhau.
* SAI
* Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính XH không mâu thuẫn nhau, có thể song hành
14. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của NN và Đảng cầm quyền
trong XH.
* ĐÚNG
15. Không chỉ NN mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế mà trong XH công xã
nguyên thủy cũng tồn tại bộ máy này.
* SAI
* XH công xã nguyên thuỷ không có bộ máy cưỡng chế, mọi người làm chung, ăn chung,
ở chung và cùng hưởng những thành quả chung mang lại
16. NN quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp.
* SAI
* Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo lãnh thổ
17. Thuế là công cụ giúp NN quản lý XH và điều hòa lợi ích giai cấp.
* SAI
* Thuế là tiềm lực tài chính, phần lớn ngân sách quốc gia được tạo ra từ thuế, để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội
18. Các quốc gia có các kiểu NN như nhau sẽ có chức năng NN giống nhau về nội
dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng.
* SAI
* Các quốc gia có kiểu NN như nhau không nhất thiết có chức năng NN giống nhau về
nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng
20. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu chỉ có trong NN.
* ĐÚNG
Câu 3: Phân biệt các loại lỗi. Cho ví dụ minh hoạ
Cố ý trực tiếp Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu Bạn A và bạn B xảy ra
quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mâu thuẫn, A dùng dao
mình gây ra nhưng mong muốn điều đâm B với ý muốn giết B.
đó xảy ra Rõ ràng A nhận thức được
việc hành vi mình làm là
nguy hiểm và A mong
muốn hậu quả chết người
xảy ra
Cố ý gián tiếp Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu
quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, tuy không mong muốn
nhưng để mặc cho nó xảy ra
Vô ý do quá tự Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu
tin quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, nhưng tin tưởng rằng điều
đó không xảy ra
Vô ý do cẩu thả Chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả Bạn C là nhân viên Ngân
mà không nhận thấy trước hậu quả hàng, trong lúc nhập dữ
thiệt hại cho xã hội do hành vi của liệu, bạn C đã gõ nhầm
mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy thiếu 1 số 0 trong số tiền
và cần phải nhận thấy trước giao dịch của khách hàng.
Hành vi này đã gây ảnh
hưởng đến giao dịch của
khách hàng. C là nhân viên
ngân hàng làm việc với
những số tiền lớn phải biết
được chỉ 1 sơ xuất nhỏ
cũng gây ra thiệt hại lớn.
Câu 4: Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật (tuân theo pháp luật, thi hành pháp
luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật). Cho ví dụ minh hoạ
Tuân theo pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật trong Không trộm cắp, cướp
đó có các chủ thể pháp luật kiềm chế của, giết người, không
không tiến hành những hành vi mà pháp buôn bán tàng trữ ma
luật cấm tuý
Đây là cách xử sự thụ động, tương ứng
với cách xử sự này là loại quy phạm
pháp luật cấm đoán. Trong trường hợp
không tuân thủ thì phải chịu trách
nhiệm pháp lý
Thi hành pháp luật Là một hình thức thực hiện pháp luật Nộp phạt, nộp thuế,
trong đó chủ thể pháp luật thực hiện trả nợ ngân hàng
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành vi
nhất định.
Tương ứng với QPPL bắt buộc, không
chấp hành thì phải chịu trách nhiệm
pháp lý
Sử dụng pháp luật Là một hình thức thực hiện pháp luật Khiếu nại tố cáo, bầu
trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện cử, học tập
quyền chủ thể của mình
Tương ứng với QPPL trao quyền
Không thực hiện thì cũng không phải
chịu trách nhiệm pháp lý
Áp dụng pháp luật Là một hoạt động thực hiện pháp luật Công chứng hợp đồng
mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, mua bán đất, tranh
được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có chấp thừa kế, đăng ký
thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ kết hôn, cảnh sát giao
chức xã hội được Nhà nước trao quyền, thông xử phạt người vi
nhằm cá biệt hoá quy phạm PL vào các phạm theo quy định
trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ
chức cụ thể
ADPL là hình thức thực hiện pháp luật
trong đó luôn luôn có sự tham gia của
Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
BÀI TẬP TỔNG HỢP

Câu 1 (5 điểm): Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao
1/ Tất cả các quy phạm pháp luật đều do Nhà nước ban hành.
 SAI
 Quy phạm pháp luật là do Nhà nước ban hành và thừa nhận
 Có những quy phạm pháp luật do Nhà nước thừa nhận chứ không ban hành
2/ Nhà nước Cộng hòa là nhà nước mà nguyên thủ quốc gia được xác lập theo nguyên tắc
thừa kế, thế tập.
 SAI
 Quyền lực tối cao của Nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan đại diện được
cử tri bầu cử theo một thời hạn nhất định.
 Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước Cộng hoà được người dân bầu ra
3/ Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
 SAI
 Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì các nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật, đồng thời chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể gồm năng
lực pháp luật và năng lực hành vi
4/ Ở Việt Nam, Bộ Tư pháp là cơ quan quyền lực nhà nước và thực hiện chức năng tham
mưu cho hoạt động của Chính phủ.
 SAI
 Bộ Tư Pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng Bộ Tư pháp là cơ
quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng
và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục
hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về thi hành án dân sự,
thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước
trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công táctư pháp khác
trong phạm vi cả nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ.
5/ Trong xã hội có nhà nước, mọi hành vi xử sự của con người đều được điều chỉnh bởi
pháp luật.
 SAI
 Mọi hành vi xử sự, các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy
phạm xã hội gồm quy phạm đạo đức, các quy phạm pháp luật…Vì vậy, có những
hành vi xử sự của con người không được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật mà
bằng các quy phạm khác.
Câu 2 (2 điểm). Hãy so sánh lỗi cố ý gián tiếp và vô ý do quá tự tin. Lấy ví dụ cho
mỗi loại lỗi.

Lỗi cố ý gián tiếp Vô ý do quá tự tin


Chủ thể vi phạm thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra
Tuy không mong muốn nhưng để mặc nó Nhưng tin tưởng điều đó không xảy ra
xảy ra
Ví dụ: Gia đình ông A trong lúc thi công Ví dụ: Khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh
nhà đã làm rơi cát và sỏi ra đường làm cho nhân C, bác sĩ D vì quá tự tin vào khả
anh B điều khiển xe máy ngang qua trượt năng của mình nên đã cho rằng đây là 1 ca
ngã, khiến anh B bị gãy tay. Dù biết nhà dễ, bác sĩ D đã tự làm mà không mời thêm
gần đường có nhiều người qua lại nhưng chuyên gia hội chuẩn trước khi phẫu thuật,
ông A không có biện pháp thi công an dẫn tới trong lúc phẫu thuật bệnh nhân C
toàn, không dọn dẹp vật liệu vương vãi mất máu và rơi vào tình trạng nguy kịch.
dẫn tới hậu quả anh B bị thương nặng. Hành vi của bác sĩ D đã vô tình đẩy nạn
Hành vi của ông A là hành vi cố ý gián nhân vào tình thế nguy hiểm đến tinh
tiếp để mặc hậu quả xảy ra dù biết trước. mạng do sự tự tin của mình, tuy không
mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cho
rằng mình có khả năng nên đã chủ quan.

You might also like