You are on page 1of 6

CÂU 1

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là kết quả của sự thỏa thuận giữa những người sống
trong cộng đồng dưới hình thức một khế ước.
Sai. Vì, nhà nước là kết quả của sự thỏa thuận giữa những người sống trong cộng đồng dưới hình
thức một khế ước là quan điểm dựa trên học thuyết Khế ước xã hội, không phải theo chủ nghĩa Mác –
Lênin.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa MLN, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm cho xã hội phân
chia thành các giai cấp cùng với những mâu thuẫn, đối kháng giữa các giai cấp là nguyên nhân
làm xuất hiện Nhà nước.
Sai. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm xã hội phân chia thành các giai cấp với mâu thuẫn, đối
kháng giai cấp là nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước.

- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đình.
Sai. Vì, nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đình là quan điểm dựa trên Thuyết gia trưởng,
không phải theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước ra đời do kết quả của việc sử dụng bạo lực trong các
cuộc chiến tranh giữa các thị tộc.
Sai. Vì, nhà nước ra đời do kết quả của việc sử dụng bạo lực trong các cuộc chiến tranh giữa các thị
tộc là quan điểm dựa trên học thuyết Bạo lực, không phải theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là sản phẩm của một đấng tối cao hoặc đấng sáng thế.
Sai. Vì, nhà nước là sản phẩm của một đấng tối cao hoặc đấng sáng thế là quan điểm dựa trên Thuyết
thần học, không phải theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Chính thể cộng hòa chỉ tồn tại trong kiểu nhà nước tư sản.
Sai. Nói đến chính thể cộng hòa, chúng ta có cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Mà cộng hòa dân
chủ đang tồn tại trong các kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày nay, ví dụ như Việt Nam.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam
Sai. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp, Chính phủ,
UBND các cấp, Chủ tịch nước, Cơ quan xét xử, Viện kiểm sát, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm
toán nhà nước. Không có Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật mà nhà lập pháp lựa chọn và thừa nhận
những tập quán có sẵn trong xã hội để biến chúng trở thành pháp luật.
Sai. Vì hình thức pháp luật mà nhà lập pháp lựa chọn và thừa nhận những tập quán có sẵn trong xã
hội để biến chúng trở thành pháp luật là tập quán pháp, không phải văn bản quy phạm pháp luật.

- Năng lực pháp luật của người thành niên thì đầy đủ hơn so với người người chưa thành niên.
Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi
pháp luật).

- Trong hình thức chính thể quân chủ, tất cả quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay nhà
vua.
Sai. Nói đến chính thể quân chủ, chúng ta có quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến. Mà quân chủ
lập hiến là hình thức chính thể mà quyền lực nhà nước không tập trung trong tay nhà vua nữa, quyền
lực này được phân chia cho các cơ quan nhà nước khác nhau.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Sai. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp, Chính phủ,
UBND các cấp, Chủ tịch nước, Cơ quan xét xử, Viện kiểm sát, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm
toán nhà nước. Không có Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật mà nhà lập pháp lựa chọn và thừa nhận những tập quán có
sẵn trong xã hội để biến chúng trở thành pháp luật.
Sai. Vì hình thức pháp luật mà nhà lập pháp lựa chọn và thừa nhận những tập quán có sẵn trong xã
hội để biến chúng trở thành pháp luật là tập quán pháp, không phải tiền lệ pháp.

- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.


Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý. Hành vi pháp lý là những
hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý)

- Trong mỗi hình thức kinh tế - xã hội luôn luôn tồn tại một kiểu nhà nước tương ứng.
Sai. Trong hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên, cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy), chưa có sự
xuất hiện của Nhà nước.

- Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc Hội được quyền ban hành
tất cả các văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Quốc hội chỉ có quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, Luật, Bộ
Luật, Nghị quyết.

- Văn bản quy phạm pháp luật là một kiểu pháp luật.
Sai. Vì văn bản quy phạm pháp luật là một trong ba hình thức của pháp luật, không phải kiểu pháp
luật.

- Năng lực hành vi của chủ thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ thể.
Sai. Vì năng lực hành vi của chủ thể không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể đó.

- Trong xã hội có Nhà nước, mọi hành vi xử sự của con người đều được điều chỉnh bởi pháp luật.
Sai. Vì ngoài pháp luật, hành vi xử sự của con người còn được điều chỉnh bởi đạo đức, phong tục tập
quán, tôn giáo...

- Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Tư pháp là cơ quan quyền lực
nhà nước và thực hiện chức năng tham mưu cho hoạt động của Chính phủ.
Sai. Vì Bộ Tư pháp không phải là cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm có
Quốc hội và HĐND các cấp.

- Tất cả các quy phạm pháp luật đều do nhà nước ban hành.
Sai. Vì Nhà nước còn thừa nhận những phong tục, tập quán, những bản án của Tòa án phù hợp với ý
chí của nhà nước và nâng nó lên thành quy tắc mang tính bắt buộc chung.

- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật không thể phát sinh cùng
một thời điểm.
Sai. Vì đối với chủ thể là tổ chức, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh cùng một thời
điểm.
- Trong hình thức chính thể quân chủ, nhà vua không nắm thực quyền mà chỉ mang tính biểu
trưng.
Sai. Vì trong hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, vua là người duy nhất nắm tất cả quyền lực tối
cao của nhà nước.

- Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của
luật.
Sai. Vì ngoài yếu tố độ tuổi, thì cá nhân cần phải có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển và làm
chủ được hành vi thì mới được xem là có năng lực hành vi đầy đủ.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
CHXHCN Việt Nam.
Sai. Vì Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

- Lỗi vô ý là loại lỗi mà chủ thể không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nên đã thực
hiện hành vi.
Sai. Đối với lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thể vẫn nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ chính
hành vi của mình gây ra.

- Khách thể của quan hệ pháp luật đồng nhất với khách thể của vi phạm pháp luật.
Sai. Vì khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được. Còn
khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại.
- Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan duy nhất đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân.
Sai. Vì ngoài Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
người dân.

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp
nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.
Sai. Tính giai cấp và tính xã hội là hai thuộc tính không thể thiếu trong mọi nhà nước.

- Độ tuổi là yếu tố duy nhất quyết định năng lực hành vi của cá nhân.
Sai. Vì bên cạnh yếu tố độ tuổi còn yếu tố liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành
vi của chủ thể.
- Các hình thức thực hiện pháp luật luôn thể hiện dưới dạng hành động.
Sai. Đối với hình thức Tuân thủ pháp luật thì hành vi của hình thức này được biểu hiện dưới dạng
không hành động.

- Nhà nước quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị và giai cấp.
Sai. Vì Nhà nước chỉ sử dụng một tiêu chí duy nhất để quản lý dân cư, đó là theo đơn vị hành chính
lãnh thổ.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa MLN, Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng song song tồn tại
và có trong mọi xã hội.
Sai. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp và có mâu thuẫn đối kháng giữa
các giai cấp với nhau; pháp luật chỉ xuất hiện trong xã hội có Nhà nước.

- Ở nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do nhân dân trực tiếp
bỏ phiếu thông qua.
Sai. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội thông qua.

- Mọi hành vi của cá nhân đều có thể là hoạt động áp dụng pháp luật.
Sai. Hành vi của cá nhân cũng có thể là chấp hành pháp luật hoặc vi phạm pháp luật.

- Mọi chủ thể đều có thể thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.
Sai. Chỉ có cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức
được nhà nước trao quyền mới có quyền áp dụng pháp luật

- Ở nước CHXHCN Việt Nam, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp là cơ
quan Nhà nước được thành lập ở tất cả các cấp hành chính từ trung ương đến cấp xã.
Sai. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân
dân các cấp là cơ quan Nhà nước không được thành lập ở cấp xã.

- Quan hệ phát sinh giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội là quan hệ pháp luật.
Sai. Quan hệ phát sinh giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội là quan hệ xã hội. Con quan hệ pháp
luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã
hội này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật.
- Mọi hành vi của cá nhân đều có thể là vi phạm pháp luật.
Sai. Phải là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

- Ở nước CHXHCN VN, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan Nhà nước
được thành lập ở trung ương và địa phương.
Sai. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan Nhà nước không được thành lập ở
Trung ương, chỉ được thành lập ở địa phương.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa MLN, bản chất của Nhà nước là đối nội và đối ngoại.
Sai. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bản chất của Nhà nước là tính giai cấp và tính xã
hội.

- Xét về bản chất, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa không tồn tại sự phân chia giai cấp.

You might also like