You are on page 1of 13

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC

I- Nhận định đúng sai và giải thích tại sao:


1- Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Theo quan điểm của Mac – Lenin nhà nước là phạm trù lịch sử, xuất
hiện một cách khách quan nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và
bất biến. Nhà nước sẽ vận động phát triển và tiêu vong nếu điều kiện khách quan
cho sự tồn tại và phát triển của NN ko còn nữa

2- Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu
tranh giai cấp
Sai. Quyền lực đã xuất hiện và tồn tại trong các xã hội chưa có giai cấp và đấu
tranh giai cấp. Ở chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức bộ lạc và thị tộc đã xuất
hiện quyền lực xã hội, đối với chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức bộ lạc và thị
tộc, chưa có sự phân chia về tài sản, sở hữu chung về tư liệu sản xuất, không phân
chia giai cấp nhưng ở họ vẫn có sự tồn tại quyền lực thể hiện qua hội đồng thị tộc:
họ bàn bạc, đưa ra những quyết định quan trọng của bộ tộc

3- Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất
Sai, vì nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn
tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Ngược lại, xã hội có giai cấp có được sự
ổn định, trật tự và phát triển thì cần có nhà nước. Nhưng không thể đồng nhất. Nhà
nước chỉ là một hiện tượng khách quan, chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một
mức độ nhất định. Xuất hiện từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi lực
lượng sản xuất phát triển sản phẩm tăng và xuất hiện chế độ tư hữu, có sự phân hóa
giàu nghèo, xuất hiện các giai cấp. Các giai cấp mâu thuẫn, đấu tranh gay gắt với
nhau không thể điều hòa, kết hợp thì nhà nước ra đời. Nên nhà nước hình thành từ
bên trong xã hội nhưng không thể đồng nhất xã hội với nhà nước với nhau, có
nhiều xã hội hình thành từ xa xưa nhưng chưa có sự xuất hiện của nhà nước, như
các bộ lạc, thị tộc. Chỉ khi có đấu tranh, mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể
điều hòa được thì mới xuất hiện nhà nước

4- Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và
sự cho phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội
SAI. Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, thông qua nhà
nước, giáo dục hệ tư tưởng ấy trong đời sống xã hội, góp phần hình thành sự phục
tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp. Chứ không phải là nhà nước quyết
định sự tồn tại của tư tưởng. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở việc
giai cấp thống trị có quyền xác lập hệ tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng
đó, đồng thời hạn chế và cấp đoán các tư tưởng thù nghịch và đối lập với tư tưởng
của của giai cấp thống trị, họ không chỉ tác động lên hệ tư tưởng của mình mà còn
gây ảnh hưởng lên các hệ tư tưởng đối lập và thù địch

5- Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng mọi nhà nước đều
phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã
hội
SAI. Vì theo quan điểm chủ nghĩa ML NN vừa mang tính gc vừa mang tính
XH. tính giai cấp và tính xã hội là 2 đặc tính không thể thiếu của nhà nước. Nhà
nước không chỉ thể hiện tư tưởng của mỗi giai cấp thống trị mà còn thể hiện cả
tư tưởng của nhữn giai cấp khác trong xã hội, để góp phần vào việc quản lý nên
bất kì nhà nước nào cũng tồn tại tính xã hội. Nhà nước còn phải giải quyết cả
nhu cầu chung của xã hội để thể hiện vai trò của mình trong cộng đồng. Nhà
nước luôn mang 2 đặc tính cơ bản đó là tính giai cấp và tính xã hội, nên nhận
định trên là sai

6- Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới
hạn của một nhà nước
Đúng, vì Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập
về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều
phải tuân thủ pháp luật của nhà nước. CQQG là quyền tự quyết của một dân tộc.
Không có một quốc gia nào có quyền tham gia, can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác. Thể hiện sự độc lập tham gia hoặc không tham gia vào các mối
quan hệ đối ngoại,.. chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định của quốc gia đó
đối với các công việc, ý chí trong giới hạn nội bộ quốc gia, lãnh thổ của nhà nước
đó

7- Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm
cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước
những hành vi vi phạm
Sai, vì trong bộ máy nhà nước cơ quan hành pháp đứng đầu là chính phủ,
có quyền hạn rất lớn. Tuy nhiên để thực hiện nghiêm minh và bảo vệ PL trước
những HVVP là chức năng tư pháp của nhà nước. Chức năng hành pháp bao
gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính:
o Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể
pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành
o Quyền hành chính: quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng
cách sử dụng quyền lực Nhà nước
8- Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ
sau cách mạng tư sản
đây là nhận định sai.
Lập pháp, hành pháp, tư pháp là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là
một trong những quyền lực cơ bản của nhà nước đã xuất hiện từ lâu đời. Chẳng
hạn chức năng lập pháp, bộ luật đầu tiên trên thế giới Hammurabi được ban hành
vào những năm 1760TCN được vị vua của Babylon ban hành. Hay trong các triều
đại phong kiến từ xa xưa ở nước ta, nhà nước đã bắt đầu xét xử các tội nhân phạm
tội, hay ban hành các điều luật,..

9- Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện
dưới hình thức pháp lý
Sai, Có hai hình thức thực hiện chức năng của nhà nước là hình thức pháp lý và
hình thức tổ chức. Hình thức pháp lý thể hiện trong hoạt động xây dựng, thực hiện
và bảo vệ pháp luật. Hình thức tổ chức là nhà nước tổ chức các hoạt động trong
khuôn khổ của pháp luật để thu hút các chủ thể có quyền, lợi ích tham gia vào việc
hoạch định chính sách

10- Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước
Sai, vì hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức (thiết chế) gắn liền
với quyền lực chính trị, chính trị - xã hội, có mối liên hệ chặc chẽ với nhau tạo
thành một chỉnh thể thống nhất cùng tham gia vào việc thực hiện quyền lực
chính trị. Không nằm trong bộ máy của nhà nước
11- Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự
độc lập tuyệt đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động
của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sai, vì thuyết phân quyền là phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước, không
tập trung quyền lực vào 1 người hay cơ quan quyền lực. Phân quyền trong tổ chức
bộ máy nhà nước góp phần tăng sự hiệu quả trong việc tổ chức quản lý và thực
hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực được phân thành các nhánh khác nhau và giao
cho các cơ quan khác nhau quản lý. Cụ thể là lập pháp giao cho nghị viện, tư pháp
giao cho Tòa án và hành pháp giao cho Chính phủ. Hoạt động theo cơ chế “kiềm
chế và đối trọng” mỗi nhánh cơ quan đều có một nhánh quyền lực độc lập vừa
kiểm soát quyền lực các nhánh còn lại để đảm bảo trạng thái cân bằng, tránh quyền
lực tối cao, tránh sự tha hóa và độc tài trong quyền lực nhà nước
12- Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương
Sai, theo khái niệm Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của
nhà nước. Nếu chỉ là các cơ quan từ trung ương đến địa phương thì sẽ không có
tính thống nhất, khiến cho các cơ quan không thể hoạt động trơn tru, khó để
quản lý. Khó để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước được

13- Quyền lực của nhà vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là
vô hạn
Sai, Theo như chính thể quân chủ chuyên chế thì quyền lực tập trung cao nhất vào
tay của người đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm cả ba nhánh quyền lực nên vua
có quyền lực tối cao và vô hạn. Nhưng đối với các nhà nước quân chủ lập hiến, nhà
vua chỉ nắm một phần quyền lực, một phần quyền lực khác hay thậm chí nhà vua
đôi khi gần như không còn quyền lực,.. quyền lực nhà vua bị hạn chế bởi các thiết
chế quyền lực khác trong bộ máy nhà nước. Các nước như Anh, Nhật Bản, Thái
Lan,.. là những nước có vua nhưng không phải nhà vua nắm toàn quyền

14- Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan
nhà nước, nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn,
thống nhất
SAI. Đối với các nhà nước liên bang tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước và tồn
tại hai chủ quyền đó là chủ quyền của nhà nước liên bang và chủ quyền của các
nhà nước thành viên. Lãnh thổ của nhà nước liên bang là lãnh thổ của các nhà nước
chủ thể liên bang. Chủ quyền bang và chủ quyền của các nước thành viên được ghi
nhận trong hiến pháp liên bang. Có những thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng
giữa liên bang và các nước thành viên. Chẳng hạn như Liên bang có quyền quyết
định đối ngoại chung, còn các nước thành viên (bang) không có quyền này

15- Các nhà nước còn có sự tồn tại của nhà vua thì không thể xem đó
là nhà nước có chế độ chính trị dân chủ. 
Sai, Chính trị dân chủ là cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhân
dân được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quyền lực nhà
nước.Phương thức quản lý xã hội, nhân dân chính là chủ thể quyền lực của nhà
nước .Không phải đất nước nào có vua thì không thể xem đó là nhà nước có chế độ
chính trị dân chủ hay không. ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị, quyền lực
nhà vua không phải là tuyệt đối, mang tính biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của
quốc gia và dân tộc, quyền lập pháp được ban hành bới nghị viện và nghị viện do
nhân dân bầu ra, ngoài ra nhân dân cũng có quyền tham gia bày tỏ quan điểm trong
các cuộc xung đột chính trị giữa hành pháp và tư pháp. Có rất nhiều nhà nước có
vua, nhưng nhà nước có chế độ chính trị dân chủ như nước Anh, Thái Lan,... nhân
dân tham gia dân chủ gián tiếp vào việc bầu cử, hay ở nhật bản nhân dân trực tiếp
tham gia vào việc bầu cử,…
16- Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập
Sai, Chính phủ được thành lập dưa trên hình thức chính thể, quy định của
pháp luật,… Ví dụ như Cộng hòa tổng thống: nhân dân vừa bầu ra quốc hội là
cơ quan lập pháp, vừa bầu ra tổng thống, nắm quyền hành pháp, tổng thống lập
ra chính phủ, độc lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện.

17- Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau
cách mạng tư sản
SAI. Chính thể cộng hòa là nhà nước mà có quyền lực tập trung vào một hoặc một
số cơ quan nhất định. Từ xa xưa đã có các nhà nước theo chính thể cộng hòa như
đế quốc la mã
II- Tự luận:
1. So sánh quyền lực xã hội trong XHCSNT với quyền lực nhà nước
trong xã hội có giai cấp.
QUYỀN LỰC TRONG XH QUYỀN LỰC TRONG XH
CSNT CÓ GC
+ Quyền lực trong xã hội + Quyền lực nhà nước trong
cộng sản nguyên thủy được tổ chức xã hội có giai cấp là mọi quyền lực
rất đơn giản. nhà nước tập trung ở giai cấp thống
+ Do toàn bộ thành viên trong trị.
xã hội tổ chức ra, không tách rời + Có quyền lực đặc biệt tách
khỏi xã hội. rời xã hội, cao nhất, có thể áp dụng
+ Quyền lực ấy là do nhu cầu lên mọi người bên trong xã hội
của xã hội đặc ra để quản lý và + Có tổ chức thành bộ máy
điều hành. hoạt động để thực hiện sự cưỡng
+ Không tổ chức thành bộ chế để bảo vệ quyền lợi cho giai
máy riêng biệt để thực hiện sự cấp thống trị.
cưỡng chế. - Quyền lực kinh tế: sở hữu đối với
+ Quyền lực không chỉ phục các tư lieu sản xuất trong xã hội và có
vụ cho một nhóm người nào mà quyền thu thuế.
cho toàn thể cộng đồng. - Quyền lực chính trị: xây dựng bộ
Ø Hội đồng thị tộc:là tổ chức quyền máy nhà nước, xây dựng công cụ bạo
lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất lực vật chất: quân đội, Tòa án, cảnh
cả những người lớn tuổi không phân sát, pháp luật,…
biệt nam hay nữ trong thị tộc, tất cả - Quyền lực về tư tưởng: xây dựng hệ
đều có quyền bầu cử như nhau tư tưởng tạo sự phục tùng có tính chất
Ø Tù trưởng (người cầm đầu trong tự nguyện.
thời bình) - Quyền lực được chia ra thành bộ
Ø Thủ lĩnh quân sự (chỉ huy quân sự) máy riêng để cưỡng chế, phục vụ cho
một nhóm người, hoặc một tập thể
giai cấp thống trị.

2. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Mácxít và các học
thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước.
MÁC XÍT PHI MÁC XÍT
+ Nhà nước xuất hiện một + Nhà nước xuất hiện bởi một
cách khách quan. một thế lực siêu nhiên, một hình
+ Nhà nước luôn vận động, thức của xã hội hay một khế ước
phát triển và tiêu vong. xã hội….
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi + Nhu cầu về tâm lý của con
xã hội loài người đã phát triển đến người, muốn được dựa dẫm vào
một giai đoạn nhất định. thủ lĩnh, giáo sĩ,…
+ Nhà nước xuất hiện trực + Quyền thống trị về mặt tinh
tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng thần.
sản nguyên thủy. + quyền lực của thượng đế
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi được trao gián tiếp cho vua nhưng
có sự phân chia xã hội thành các không phải thông qua giáo hội mà
giai cấp đối kháng thông qua dân chúng
+ quyền lực của thượng đế
được trao trực tiếp cho vua (hay
hoàng đế) để vua cai quản dân
chúng
+ Sử dụng bạo lực để hình
thành nhà nước.
+ kết quả sự phát triển của gia
đình và quyền gia trưởng.
+ Bản ký kết trước hết giữa
những con người sống trong xã
hội.
= > chưa giải quyết được vấn
đề về nguồn gốc và cơ sở tồn tại
của nhà nước. vẫn có những hạn
chế mang tính lịch sử của nó

3. Chứng minh rằng bản chất của nhà nước là sự tương tác giữa
tính giai cấp và tính xã hội.
- Nhà nước luôn mang trên mình tính giai cấp và tính xã hội. Đây là hai đặc
tính cơ bản nhất của nhà nước
Ø  Tính giai cấp
Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui
định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội (rừng,
biển, đất đai, sông ng i…) và quyền thu thuế
Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những
công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, t a án, pháp luật (quyền
lực chính trị).
Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và
tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức
thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các
giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị.
- Nhà nước hình thành từ việc đấu tranh, mâu thuẫn không thể điều hòa giữa
các giai cấp, nên nhà nước phải hình thành một công cụ để điều hòa các mâu
thuẫn này. Nhà nước như là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp
đàn áp với giai cấp bị đàn áp, điều hòa các mâu thuẫn này không đi đến đỉnh
điểm và phá vở cấu trúc xã hội

Ø  Tính xã hội của Nhà nước:


Ngoài ý chí của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải ghi nhận và phản
ánh ý chí của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.
Nhà nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội,
thể hiện vai trò của nhà nước trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
Nhà nước không đơn giản chỉ là công cụ để điều hòa mâu thuẫn giữa
các giai cấp trong xã hội, nó còn là công cụ góp phần quản lí, giải quyết các
nhu cầu chung giữa các giai cấp trong xã hội. Nhà nước phải biết ghi nhận,
phản ánh ý chí khác của các tầng lớp khác trong xã hội thì mới có thể điều
hòa được những mâu thuẫn
Đây là mối quan hệ biện chứng, là hai mặt cùng thuộc về bản chất của
nhà nước. Trong xã hội có giai cấp và có nhà nước thì tính giai cấp và tính
xã hội luôn cùng song song tồn tại trong bản chất nhà nước. Không thể có
nhà nước chỉ có tính giai cấp mà không có tính xã hội và ngược lại. Quá
trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của
một yếu tố mà đó là sự tác động của 2 yếu tố xã hội và giai cấp. Tùy vào
tình hình, thời điểm, điều kiện, từng giai đoạn lịch sử mà có sự thay đổi
nhất định, đôi khi yếu tố giai cấp nối bật hơn và có trường hợp tính giai cấp
trội hơn, nhưn trong bất kỳ trường hợp nào cũng có hai yếu tố tồn tại.

4. Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia có nhất thiết phải
theo một mô hình cụ thể không? Tại sao?
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành
một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia phải theo một mô hình cụ thể
vì mỗi quốc gia sẽ có những nguyên lý, tư tưởng làm quan điểm chỉ đạo bắt
nguồn từ bản chất nhà nước, là cơ sở tổ chức nhà nước. Và mỗi quốc gia sẽ
có những nhà nước với những bản chất khác nhau thay đổi qua từng giai
đoạn lịch sử. vd: Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà
nước XHCN là nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Từ đó luôn có một mô hình cụ
thể trong bộ máy nhà nước ở các quốc gia. Nhưng mỗi quốc gia có kiểu nhà
nước không phải lúc nào cũng giống nhau, nên nhiệm vụ và chức năng nhà
nước của quốc gia đó không phải lúc nào cũng giống nhau. Việc xây dựng
bộ máy nhà nước phải phù hợp với rất nhiều điều kiện khác nhau của quốc
gia đó từ dân tộc, lối sống, đến điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lịch sử. Mỗi
quốc gia phải có sự nghiên cứu, lựa chọn nhất định để tổ chức bộ máy nhà
nước sao cho phù hợp với hoàn cảnh mình nhất để đạt được hiệu qua, xây
dựng được màu sắc riêng của nhà nước đó. Nếu chúng ta chỉ rập khuôn theo
một mô hình cụ thể sẽ không phát huy được hết tìm năng vốn có của quốc
gia mình, dễ phạm sai lầm trong việc tổ chức bộ máy nhà nước

5. Hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định sau: “Nhà nước
quản lý ít nhất là tốt nhất”.
Theo quan điểm của tôi về nhận định “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất”
là nhà nước phải đánhgiá đúng thực trạng quốc gia và xu hướng phát triển
để đưa ra những lựa chọn chính sách phù hợpmới là yếu tố quyết định để
vận hành thành công công tác quản lý nhà nước. VD: Trước năm 1986 khi
chưa cãi cách kinh tế thì nhà nước ngoài công việc quản lý nhà nước
cònphải chăm lo bao cấp mọi mặt của đời sống xã hội, công việc nhiều
chồng chất nhiều khó khăn.Nếu tạo điều kiện để những người dân tự lo cho
mình và đóng thuế cho Nhà nước, thì nhànước quản lý vừa ít việc, mà sự
ấm no lại đạt được dễ dàng hơn.Như vậy, với quan điểm trên là đúng
nhưng cần tránh chồng chéo chức năng giữa các cơ quantrong hệ thống
quản lý. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
6. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Nhiệm vụ của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các
chức năng và tác độnglên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng của
nhà nước. Nhiệm vụ của nhà nước bao gồm:Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài hay
còn gọi là nhiệm vụ chiến lược là cơ sở để xác định số lượng, nộidung, vị
trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện của nhà
nước. Nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, cấp bách là nhiệm vụ cần thực hiện, giải
quyết ngay khi nhiệm vụ đềra.
- - Chức năng nhà nước là phương tiện loại hoạt động cơ bản của nhà nước để
thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Một chức năng có thể thực
hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc; Một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởinhiều
chức năng.Ví dụ, nhiệm vụ giữ trật tư, an toàn xã hội đòi hỏi hoạt động trấn
áp, cưỡng chế, mang hình thứcpháp lý trong khi nhiệm vụ nâng cao đời sống
văn hoá, nếp sống văn minh đòi hỏi phương pháp thựchiện mang tính giáo
dục, thuyết phục. Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu của nhà nước cần đạt được, những vấn
để đặt ra cần nhà nước giả quyết.
- Nhiệm vụ của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng các chức năng của nhà
nước; nội dung, tính chất của các chức năng nhà nước đó. Mỗi nhiệm vụ góp
phần cho nhà nước thực hiện chức năng của mình
- Chức năng của nhà nước sẽ như là công cụ, là phương diện để nhà nước
thức hiện nhiệm vụ của. Nhà nước có vai trò hoàn thiện nhiệm vụ đầy đủ
trên các phương diện khác nhau dựa trên chức năng của mình. Chức năng là
phương tiện để nhà nước hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy, giữa
nhiệm vụ và chức năng có mối liên hệ chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau.

7. Theo khái niệm và các dấu hiệu của nhà nước, liên minh các quốc
gia có thỏa mãn các dấu hiệu này không ?
Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nhà nước:Nhà nước có quyền lực chính
trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lý những côngviệc
chung của xã hội.Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ
thành các đơn vị hành chính.Nhà nước có chủ quyền quốc gia.Nhà nước có
quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã
hội bằngpháp luật.Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu
thuế.Như vậy, nhà nước liên minh không thỏa mản các dấu hiệu của một
nhà nước. Tuy nhiên các liênminh này phải chịu quản lý hiệp ước của nhà
nước liên minh và pháp luật riêng của mỗi quốc giatrong liên minh.
- Nhà nước phải có những đặc trưng sau đây
o Nhà nước có quyền lực nhà nước đặt biệt
o Có tổ chức dân cư hành chính lãnh thổ
o Có chủ quyền quốc gia
o Có quyền ban hành pháp luật, thực hiện bắt buộc với mọi công dân
o Có quyền ban hành các chính sách thu thuế
- Liên minh các quốc gia
o Không có quyển lực nhà nước đặc biệt
o Mỗi quốc gia có cách phân chia hành chính lãnh thổ riêng phù hợp
quốc gia của mình
o Mỗi quốc gia có chủ quyền độc lập riêng chứ không liên kết thành
một khối chủ quyền chung. Nên liên minh quốc gia không có chủ
quyền lãnh thổ
o Mỗi quốc gia trong liên minh chỉ có quyền ban hành pháp luật, thực
hiện bắt buộc đối với các công dân thuộc quốc gia mình
1. Liên minh các quốc gia không phải là nhà nước, chẳng hạn như
liên minh các nước Châu Âu

8. Theo (anh chị) mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay
Quốc hội nên là kìm chế đối trọng hay kiểm tra giám sát?
Theo nguyên tắc phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân thành các
bộ phận khác nhau vàgiao cho cơ quan khác nhau nắm giữ như: quyền lập
pháp giao cho nghị viện, hành pháp giao cho chính phủ và tư pháp giao cho
tòa án. Các nhánh quyền lực này phải hoạt động theo cơ chế “kiềm chếvà
đối trọng” lẫn nhau. Mỗi cơ quan vừa đảm nhận nhánh quyền lực độc lập,
vừa kiểm soát các chánh quyền lực còn lại nhằm đảm bảo quyền lực trong
trạng thái cân bằng và không có cơ quan nào cóquyền lực tối cao.Vì vậy,
mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội phải vừa kiềm chế
đối trọng lẫn nhau, vừa kiểm tra giám sát lẫn nhau để tránh quyền lực tập
trung vào 1 người hay cơ quan nào hay kiềm chế, triệt tiêu lẫn nhau dẫn
đến quyền lực của nhân dân không được đảm bảo.
Theo em, mối quan hệ giữa Chính Phủ, Nghị viện và Quốc hội vừa là kiềm chế đối
trọng, vừa là kiểm tra giám sát lẫn nhau. Mỗi cơ quan trên đều đảm nhiệm một
quyền lực khác nhau, vừa kiểm tra giám sát lẫn nhau để tránh xu hướng lạm quyền,
độc tài. Kiểm tra, giám sát cũng là một công cụ cơ bản góp phầm kiềm chế đối
trọng cán cân quyền lực của nhà nước. Kiềm chế và đối trọng sẽ góp phần giúp cho
ba quyền lực nhà nước không bị thâu tóm, tránh tình trạng quyền lực tối cao
9. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu
trúc nhà nước đơn nhất.

Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước đơn
liênbang nhất

+ Thiết lập từ hai hay nhiều quốc + Là nhà nước có chủ quyền
giathành viên. chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống
+ Nhà nước liên bang có chủ nhất.
quyềnchung và các thành viên có + Các bộ phận hợp thành nhà nước
chủ quyềnriêng. là các đơn vị hành chính lãnh thổ
+ Có hai hệ thống cơ quan nhà không có chủ quyền riêng.
nước,hai hệ thống pháp luật và + Có một hệ thống cơ quan nhà
công dân mang hai quốc tịch. nước thống nhất từ trung ương đến
địa phương.
+ Có một hệ thống pháp luật thống
nhất và công dân mang một quốc
tịch

10. So sánh vai trò của thủ tướng chính phủ trong chính thể cộng hòa
đại nghị và cộng hòa hỗn hợp ?
TTCP TRNG CHĐN TTCP TRONG CHHH
+ Thủ tướng đứng đầu chính phủ + Thủ tướng đứng đầu chính phủ
và phải chịutrách nhiệm trước nghị (giống cộng hòa đạinghị).
viện + Tổng thống là người hoạch định
+ Chính phủ được thành lập trên cơ chính sách quốc giacòn thủ tướng
sở nghịviện (phụ thuộc vào kết qủa và các bộ trưởng thi hành các chính
bầu cử các đảngphái chính trị) và sáchnày.
do thủ tướng đứng đầu. + Chính phủ chịu trách nhiệm trước
+ Chính phủ không chịu trách nghị viện (giốngcộng hòa đại nghị),
nhiệm trước tổngthống mà chịu nghị viện chỉ có thể bỏ phiếu
trách nhiệm trước nghị viện tínnhiệm với thủ tướng chứ không
phải là tập thể chính phủ

11. Tại sao nói Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước
nguyên nghĩa mà chỉ là nửa nhà nước?
Bởi vì, Khác với các giai cấp trước kia, giai cấp vô sản sau khi trở thành
giai cấp thống trị,nắm trong tay quyền lực nhà nước, không có mục đích
dùng nhà nước đề duy trì mãi địa vị thống trịcủa mình, mà là để cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ mọi sự áp bức bóc lột và mọi sựthống
trị giai cấp. Trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực giai cấp vô sản
thực hiện sự liên minh với mọilực lượng lao động của xã hội để thiết lập
những nguyên tắc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nướcdựa trên cơ sở
quyền lực nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm
chủ củanhân dân.Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển cao thì tính
chất xã hội của nó càng mở rộng. Đếnmột giai đoạn nhất định của lịch sử,
khi những điều kiện xã hội đã thay đổi, cơ sở tồn tại của nhànước không
còn nữa thì nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ "tự tiêu vong", nhường chỗ cho
sự phát triểncủa một tổ chức tự quản mạnh mẽ, dựa hoàn toàn trên cơ sở
của quyền lực nhân dân rộng rãi và hòanhập với xã hội.Vì vậy, NN Xã hội
chủ nghĩa là “một nửa nhà nước”, NN “không còn nguyên nghĩa” hay
“nhảnước tiêu vong”. Bởi nhà nước nguyên nghĩa, đúng nghĩa là nhà nước
luôn tự bảo vệ cơ sở giai cấpcủa nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,
duy trì tình trạng áp bức giai cấp
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước trong giai đoạn quá độ lên cộng sản
chủ nghĩa, các giai cấp vẫn còn nhưng không còn đối kháng, áp bức, bóc lột;
không còn đấu tranh của các giai cấp. Mà nhà nước nguyên nghĩa vốn hình
thành để điều hòa các mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau.
- Nhà nước XHCN là công cụ của giai cấp vô sản để cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới, xóa bỏ áp bức bóc lột. Nhưng tồn tại giữa trên cơ sở
o Kinh tế: sở hữu chung vể tư liệu sản xuất
o Xã hội: liên minh giữa các giai cấp công nhân và nông nhân
Một kiểu nhà nước hình thành không có sự đấu tranh, không có sự mâu
thuẫn, không có sự tồn tại giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Điều này
không còn đúng hoàn toàn về cơ sở nguồn gốc của nhà nước nữa nên gọi
nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước nữa nhà nước
12.  Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về học thuyết nhà nước pháp
quyền
Nhà nước pháp quyền là NN mà trong đó mọi chủ thể (kể cả nhà nước) đều
tuân thủ nghiêmchỉnh, chịu phục tùng pháp luật - một hệ thống pháp luật có
tính pháp lý cao, là đại lượng công bằng,hợp lý, mang tính lý trí, thể hiện
đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao sự tối thượng của pháp luật. Mọi
chủ thể (kể cả nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh, phục tùng pháp luật.
Phải có một hệ thống pháp luật toàn diện, công bằng hợp lý, đạt đến sự công
bằng cho mọi cá nhân và cho cả toàn xã hội, đem lại những giá trị cao cả
nhất cho con người cũng như toàn xa hội
- Đặc điểm:
o Nhà nước quản lý bằng pháp luật, pháp luật là công cụ quan trọng
nhất để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
o Nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
o Nội dung và tính chất của pháp luật phải tiến bộ
o Tính tối cao của pháp luật phải được bảo vệ
- Các nguyên tắc nhà nước pháp quyền
o Hiến pháp và các đạo luật giữ vai trò tối thượng trong hệ thống pháp
luật quốc gia
o Dân chủ, tôn trọng quyền con người
o Chế ngự quyền lực nhà nước
o Tư pháp độc lập

You might also like