You are on page 1of 11

* Thành viên nhóm

Nguyễn Hoàng Thảo Nhi


Trịnh Thị Ngọc Hằng
Trần Bảo Nhi
Võ Nguyên Hồng
Trần Lê Hoài Ân
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1.Quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội là giống nhau.
TL: Sai. Vì quyền lực xã hội sinh ra trong lòng dân cư, phục vụ cho người dân, không có
bộ máy cưỡng chế.  Quyền lực Nhà nước luôn gắn liền với chính quyền Nhà nước, được
phân thành các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp; do giai cấp hoặc liên minh các giai
cấp thống trị xã hội tổ chức và thực hiện; được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng
chế Nhà nước. Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quyền lực Nhà nước và Quyền lực xã
hội luôn luôn thống nhất với nhau.
2. Nguyên nhân cốt lõi cho sự ra đời của nhà nước là do chế độ cộng sản nguyên thủy tan
rã.
TL: Sai. Vì nguyên nhân là do xã hội có sự phân chia giai cấp
3. Hội đồng thị tộc trong chế độ cộng sản nguyên thủy luôn nắm quyền lực xã hội.
TL: Đúng. Vì hđ
4. Quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội luôn có bộ máy cưỡng chế để thực hiện quyền
lực đó.
TL: Sai. Vì quyền lực xã hội sinh ra trong lòng dân cư, phục vụ cho người dân, không có
bộ máy cưỡng chế.  
5. Chiếm hữu về tư liệu sản xuất chính là tiền đề kinh tế trong hình thái kinh tế xã hội
cộng sản nguyên thủy.
TL: Sai. Vì tiền đề kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu công về tư
liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
6. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp, vừa thể hiện vai trò
xã hội.
TL: sai. Vì không có hình thức nnxhcn, chỉ có kiểu nnxhcn.
7. Một số nhà nước chỉ mang bản chất giai cấp mà không thể hiện vai trò xã hội.
TL: Sai. Vì Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại
trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai
cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời trước hết phục
1
vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại
diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện
bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
8. Tất cả các hình thái kinh tế xã hội đều có kiểu nhà nước tồn tại tương ứng.
TL: Sai. Vì trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội
nguyên thủy không có Nhà nước. 
9. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 4 hình thức nhà nước là: nhà nước nông nô, nhà
nước địa chủ- phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN.
TL: Sai. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 2 hình thức nhà nước là: hình thức chính
thể và hình thức cấu trúc (đã trải qua 4 kiểu nn: chủ nô, pk,tư bản)
10. Trong hình thức chính thể quân chủ, vua luôn có quyền lực tuyệt đối.
TL: Sai. Vì Bản thân hình thức quân chủ được chia làm hai loại:

 Tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào vị
Quân chủ. Quân chủ có quyền lực cao nhất.
 Hạn chế (quân chủ lập hiến): quyền lực Nhà nước tối cao được chia đôi (một bên
là vị Quân chủ trị vì còn bên kia là một Cơ quan lập pháp do dân bầu được gọi
là Quốc hội hay Nghị viện lưỡng viện hoặc độc viện). Quân chủ trong chế độ này chỉ
là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến có nghĩa là "lập ra" "hiến pháp";
khi có hiến pháp thì tất cả mọi người, kể cả vị Quân chủ đều phải tuân theo những
điều mà hiến pháp đã quy định.

11. Trong chính thể cộng hòa, mọi công dân đều có quyền bầu cử.
TL: Sai. Vì  nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng
hoà có 2 loại là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức
pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy
định cho tầng lớp quý tộc).
12. Trong 1 số trường hợp, nhà nước có thể chỉ thực hiện chức năng đối nội hoặc chức
năng đối ngoại.
TL: sai. Vì Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác
định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các
chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác
động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.
13. Hình thức nhà nước luôn thể hiện dấu hiệu đặc trung cơ bản của nhà nước đó trong 1
hình thái kinh tế xã hội.

2
TL: Sai. Kiểu nhà nước mới thể hiện dấu hiệu đặc trung cơ bản của nhà nước đó trong 1
hình thái kinh tế xã hội.
14. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự là những người nắm giữ quyền lực xã hội trong hình
thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy.
TL: Sai. Vì hội đồng thị tộc mới là những người nắm giữ quyền lực xã hội trong hình thái
kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy.
15. Nhà nước chủ nô chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.
TL: sai, vì nn chủ nô phục vụ lợi ích cho
16. Bản chất của nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chỉ tồn tại trong 1 xã hội có giai
cấp.
TL: Sai. Luôn có tính giai cấp và tính xh. Vì tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà
nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước
thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
17. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.
TL: Sai. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với
nhau.
Pháp luật
1.Nhà nước luôn ra đời trước pháp luật
Sai .Vì pháp luật gắn liền với nhà nước , ra đời cùng với nhà nước
2.Nhà nước và pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp.
Đúng : Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có
giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm
giữ.
3.Nhà nước có thể tồn tại và phát huy tốt chức năng của mình mà không cần đến pháp
luật.
Sai . Vì nhà nước không thể thực hiện được quyền lực của mình nếu không có pháp luật
4.Pháp luật và nhà nước có cùng nguồn gốc ra đời.
Đúng . Vì nguồn gốc của nhà nước và pháp luật ra đời do sự thay đổi về xã hội
5.Một số kiểu pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp.
Sai . Vì pháp luật đều mang bản chất giai cấp
6.Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chỉ do Nhà nước ban hành.
Đúng . Vì trong xã hội có giai cấp chỉ có nhà nước mới có quyền và điều kiện ban hành
pháp luật
7.Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.
3
Sai . Vì ngoài pháp luật các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm
8.Pháp luật luôn có tính ổn định tuyệt đối.
Sai . Vì pháp luật chỉ mang tính ổn định tương đối
9.Pháp luật cùng các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh hành
vi xử sự của con người
Đúng . Vì mỗi quy phạm pháp luật là một quy tắc xử xự chung nên pháp luật và các quy
phạm pháp luật luôn hỗ trợ nhau
10.Pháp luật có tính ý chí vì nó thể hiện ý chí của mọi giai cấp trong xã hội
Sai . Vì pháp luật chỉ mang ý chí của giai cấp thống trị
11.Pháp luật một yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng chỉ chịu sự tác động 1 chiều của kinh tế -
một yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng.
Sai.Vì pháp luật không thuộc về cơ sở hạ tầng và kinh tế cũng không thuộc về cơ sở
thượng tầng. tác động tương hổ 2 chiều
12.Pháp luật chỉ có mối liên hệ với kinh tế và chính trị.
Sai . Vì ngoài ra pháp luật còn có mối liên hệ với những lĩnh vực khác như đạo đức, nhà
nước
13.Tương ướng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu pháp luật phù hợp.
Đúng . Vì kiểu pháp luật là các dấu hiệu đặc trưng thể hiện bản chất giai cấp , vai trò và
điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thức kinh tế xã hội 14.Kiểu pháp luật tư
sản chỉ mang bản chất của giai cấp tư sản.
14.Kiểu pháp luật tư sản chỉ mang bản chất giai cấp tư sản
sai. Vì pháp luật mang bản chất giai cấp và vai trò xã hội
15.Có 4 hình thức pháp luật là pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và
pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Sai. Vì có 3 hình thức pháp luật: tập pháp quán, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp
luật
16. Việc sử dụng các phong tục tập quán có sẵn và nâng lên thành pháp luật là thể hiện
của hình thức pháp luật tiền lệ pháp (tập quán pháp)
Sai . Vì đây là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định về việc cụ thể nào đó của các
cơ quan nhà nước thành pháp luật để giải quyết những vụ việc tương tự
17. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu được sử dụng ở Việt
Nam.
Đúng . Vì đối với nhà nước Việt Nam hình thức pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật

4
18.Tiền lệ pháp và tập quán pháp là những hình thức pháp luật không được thừa nhận tại
Việt Nam.
Sai. Vì 2 cái đó tồn tại song song với quy phạm pl

Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN


1.Bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Sai. Vì Bộ máy Nhà nước Việt Nam có sự phân công phân nhiệm các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp nhưng đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, vai trò giám sát của quốc hội
2.Cơ quan nhà nước là tổ chức quyền lực nhà nước.
Sai. Vì nó chỉ là một bộ máy giúp giai cấp thống trị thực hiện quyền lực nn
3.Bộ máy nhà nước việt Nam là sự tập hợp của 3 hệ thống cơ quan: cơ quan quyền lực
nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp.
Sai. Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm 4 cơ quan
 Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
 Các cơ quan hành chính nhà nước.
 Các cơ quan xét xử
 Các cơ quan kiểm soát
4.Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương, chỉ thực hiện chức năng lập
pháp.
Sai. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
5.Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
sai. Vì HĐND là gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân, chịu trách nhiệm trc nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
6.Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Sai. Vì bỏ phiếu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín
7.Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ hành chính nhà nước ở trung ương.
Sai. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam.
8.Nguyên thủ quốc gia của Nước CHXHCN Việt Nam luôn được bầu trong số các đại
biểu Quốc hội.

5
Đúng. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là
người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do
toàn thể Quốc hội bầu ra.[4](theo điều 87 Hiến pháp 2013)
9.Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, có thẩm quyền quản lý mọi
hoạt động của quốc gia và không phải báo cáo trước Quốc hội.
Sai. Vì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
10Nhiệm kỳ của Quốc hội là không hạn chế.
Sai. Vì nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm.
11.Bảo hiểm xã hội Vn, Ngân hàng Nhà nước VN, Thông tấn xã Việt Nam là các cơ quan
thuộc Chính phủ.
Sai. Vì ngân hàng không là cơ quan thuộc chính phủ.
12.Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chỉ chịu trách
nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
Sai. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên
13.Tòa án và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan thực hiện chức năng xét xử.
Sai. Vì chỉ đúng với tòa án còn viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát
hđ tư pháp.
14.Kiểm sát tuân thủ và thực hành quyền công tố là nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm
sát nhân dân.
Sai. Kiểm sát tuân thủ và thực hành quyền công tố là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân.
15.Việc xét xử của Tòa án luôn được tiến hành theo 4 cấp xét xử là: sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm.
Sai. Việc xét xử của Tòa án được tiến hành theo 2 cấp xét xử là: sơ thẩm và phúc thẩm.
16.Việc xét xử của Tòa án luôn được tiến hành theo nguyên tắc công khai trong mọi
trường hợp.

6
Sai. Vì trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công
khai. Đó là trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước (một số tội phạm liên quan đên bí mật
Nhà nước); trường hợp cần giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc (một so tội phạm về tình
dục, tội phạm mà bị cáo là người chưa thành niên); trường hợp cần giữ bí mật của đương
sự (một số tội phạm liên quan đên bí mật đời tư của những người tham gia vụ án).

Quan hệ pháp luật

1.Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan
hệ pháp luật trên thực tế.
TL: Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
2.Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó
tự quy định
TL: Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
3.Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
TL: Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
4.Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
TL: Sai. Chủ thể củ a các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng lực,
hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
5.Năng lực pháp luật là khả năng chủ thể bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan
hệ pháp luật.
TL: Đúng. Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ
pháp lí theo quy định của pháp luật.
6.Nội dung của quan hệ pháp luật và năng lực pháp luật là đồng nhất với nhau.
TL: Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật phụ thuộc
vào một số yếu tố khác (Ví dụ: từ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
7.Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
TL: Sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người đó mới
bị mất năng lực hành vi dân sự.
8.Tất cả quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật và ngược lại.

7
TL: Sai. Vì quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Mối quan
hệ của quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau. Trong mối quan hệ xã
hội có mối quan hệ pháp luật
9.Áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
TL: Đúng. Áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: pháp luật quy định rõ thẩm
quyền, điều kiện áp dụng luật trong từng lĩnh vực để tránh sự tùy tiện, vượt rào pháp luật
trên thực tế.
10.Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
TL: Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành
vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành
vi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là
xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu
một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể
không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp
luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh
đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi
theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng nhận thức
điều khiển được hành vi của mình.
11.Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều trách nhiệm pháp lý.
TL: Đúng. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa
gánh trách nhiệm dân sự.
12.Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật.
TL: Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
13.Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật
định ban hành.
TL: Đúng. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó
có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
14.Cá nhân trong mọi trường hợp đều không bị hạn chế hành vi.

8
TL: Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ luật dân sự) do đó khi bị
chế năng lực pháp luật, thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
15.Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng các nguyên tắc xử sự chung
TL: Sai. Văn bản áp dụng pháp luật văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm
thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.
Vi phạm pháp luật – thực hiện pháp luật- hệ thống văn bản PL
1.Tất cả hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật

Sai. Vì hành vi trái pháp luật và do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì mới được gọi là vi phạm pháp luật.

2.Thiệt hại thực tế là dấu hiệu bắt buộc của hành vi vi phạm pháp luật.

Đúng.

3.Động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của VPPL.

Sai. Động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của VPPL.

4.Công cụ, phương tiện, hậu quả là dấu hiệu của mặt chủ quan.

Sai. Công cụ, phương tiện, hậu quả là dấu hiệu của mặt khách quan.

5.Thiệt hại thực tế là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan.

Sai. Bởi vì trong nhiều tội thì chỉ cần hành vi có lỗi thuộc mặt chủ quan đã có thể cấu
thành tội phạm. Đó là các tội có cấu thành hình thức. Hành vi đó chưa cần có hậu quả xảy
ra đã mang lại nguy iểm cho xã hội.

6.Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Sai. Nếu có hành vi VPPL được thực hiện mà không biết ai là người đã thực hiện hoặc
khi cơ quan nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật thì đã hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm pháp lý thì người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm
pháp lý nữa.

7.Khi nhận biết hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì đó là biểu hiện
của lỗi cố ý trực tiếp.

9
Đúng. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra.

8.Khách thể của VPPL giống với khách thể của QHPL.

Sai. Khách thể của VPPL là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại. Khách thể của QHPL là Lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các
chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

9.Hành vi VPPL luôn được thể hiện dưới dạng hành động.

Sai. Hành vi VPPL có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của các
chủ thể pháp luật.

10.Tất cả trường hợp thực hiện pháp luật đều được thực hiện dưới dạng hành vi hành
động.

Sai. Ví dụ như Tuân theo pháp luật thì không thể diện dưới dạng hành động.

11.Sử dụng pháp luật là không được làm điều pháp luật cấm.

Đúng. SDPL là các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật
cấm.

12.Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện các hình thức của thực hiện pháp luật.

Sai. Áp dụng pháp luật chỉ trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể mới thực
hiện.

13.Văn bản Áp dụng pháp luật có thể được sử dụng nhiều lần.

Sai. Áp dụng pháp luật chỉ trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể mới thực
hiện nên không thể áp dụng nhiều lần

14.Quốc hội chỉ ban hành Luật, bộ luật

Sai. Quốc hội còn ban hành hiến pháp.

15.Nghị quyết chỉ do Quốc hội ban hành.

Sai. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân các cấp… vẫn có thể ban hành nghị quyết.

16.Ủy ban thường vụ quốc hội chỉ ban hành Pháp lệnh.

10
Đúng. Ra lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích hiến pháp, luật, pháp
lệnh…

17.Nghị định do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành.

Sai. Nghị định là chính phủ ban hành.

18.Thông tư có thể được ban hành bởi Chính phủ.

Sai. Thông tư do Bộ hay cơ quan ngang Bộ ban hành, thường do Bộ trưởng hay chủ tịch
ký.

11

You might also like