You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC

I- Nhận định đúng sai và giải thích tại sao:


1. Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội. (Bài Nguồn gốc nhà nước)
 Sai
 Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, là một hiện tượng xã hội nhưng không phải
là vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều
kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
2. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai
cấp.
 Sai
 Quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh
để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy. Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy chưa có giai
cấp và đấu tranh giai cấp nhưng vẫn tồn tại quyền lực xã hội.
3. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất.
 Sai
 Nhà nước và xã hội có mối quan hệ biện chứng và thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ
xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Ngược lại, xã hội có giai cấp
có được sự ổn định, trật tự và phát triển thì cần có nhà nước.
4. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép
tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội.
 Đúng
 Giai cấp thống trị do nắm quyền lực kinh tế - chính trị bằng con đường nhà nước nên
đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội,
buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
5. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang
tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.
 Sai
 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin bản chất của nhà nước là phải vừa
mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Không thể tồn tại nhà nước mang
tính giai cấp nhưng không mang tính xã hội.
6. Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một
nhà nước.
 Đúng
 Chủ quyền quốc gia là quyền quyết định tối cao trong quan hệ đối nội và quyền độc
lập tự quyết trong quan hệ đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ
của nước sở tại đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước đó.
7. Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm
 Sai
 Vì trong bộ máy nhà nước cơ quan hành pháp đứng đầu là chính phủ có quyền hạn rất
lớn. Tuy nhiên để thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi
phạm là chức năng tư pháp của nhà nước.

8. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách
mạng tư sản.
 Đúng
 Vì đặc trưng của bộ máy nhà nước tư sản, nó được tổ chức theo nguyên tắc phân
quyền, quyền lực được phân chia, được thực hiện độc lập với nhau và hoạt động theo
cơ chế “kiềm chế và đối trọng” lẫn nhau.
9. Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện dưới hình
thức pháp lý.
 Sai
 Vì chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. Ngoài việc
thể hiện dưới hình thức pháp lý thì còn hoạt động với hình thức tuyên truyền, vận
động.
10. Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước.
 Sai
 Vì hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội, có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng tham gia vào việc thực
hiện quyền lực chính trị. Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất,
tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Hệ
thống chính trị không phải là một bộ phận của bộ máy nhà nước.
11. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt
đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
 Sai
 Vì thuyết phân quyền là phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước, được thực hiện
độc lập với nhau, không tập trung quyền lực vào tay của một người hay cơ quan
quyền lực và hoạt động theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” lẫn nhau.
12. Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương
 Sai
 Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng
bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
13. Quyền lực của nhà vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.
 Sai
 Vì còn tùy thuộc vào hình thức chính thể quân chủ. Nó chỉ đúng với hình thức chính
thể quân chủ chuyên chế.
14. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước,
nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.
 Đúng
 Nhà nước liên bang là nước do hai hay nhiều nước thành viên hoặc các tiểu bang hợp
thành. Ví dụ, Hoa Kỳ là tập hợp nhiều bang nhưng vẫn chỉ tồn tại một chủ quyền
chung, có lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất.
15. Các nhà nước còn có sự tồn tại của nhà vua thì không thể xem đó là nhà nước
có chế độ chính trị dân chủ. 
 Sai
 Vì hình thức chính thể quân chủ đại nghị vẫn còn sự tồn tại của nhà vua nhưng
vẫn có chế độ chính trị dân chủ. Vd: Vương quốc Anh, Thái Lan,…
16. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng
tư sản
 Đúng
 Vì sau cách mạng tư sản thành công Bộ máy nhà nước có sự phân quyền giữa ba
nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp. Người dân có khả năng tham gia quyết định các
chính sách của một quốc gia hay tham gia thành lập bộ máy nhà nước thông qua bầu
cử.
II- Tự luận:
1. So sánh quyền lực xã hội trong XHCSNT với quyền lực nhà nước trong xã hội có
giai cấp.
*Giống nhau:
*Khác nhau:
2. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Mácxít và các học thuyết phi Mác-xít về
nguồn gốc nhà nước.
3. Chứng minh rằng bản chất của nhà nước là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã
hội.
4. Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia có nhất thiết phải theo một mô hình
cụ thể không? Tại sao?
5. Hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định sau: “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt
nhất”.
6. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
7. Theo khái niệm và các dấu hiệu của nhà nước, liên minh các quốc gia có thỏa mãn các
dấu hiệu này không ?
8. Theo (anh chị) mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội nên là kìm
chế đối trọng hay kiểm tra giám sát?
9. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu trúc nhà nước đơn
nhất.
10. So sánh vai trò của thủ tướng chính phủ trong chính thể cộng hòa đại nghị và cộng
hòa hỗn hợp ?

You might also like