You are on page 1of 17

Ôn tập nhận định LLNN&PL phần Nhà nước

1) Đặc trưng của hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là Quốc hội có thể
giải tán Chính phủ. (tr22)
Nhận định trên là sai.
- Vì nghị viện và tổng thống đều do cử tri bầu ra nên về nguyên tắc, tổng
thống không chịu trách nhiệm trước nghị viện; nghị viện không được bỏ
phiếu bất tính nhiệm bất cứ thành viên nào của chính phủ. Do vậy, giữa
nghị viện và chính phủ mà đại diện cao nhất là tổng thống không có quyền
lật đổ hay giải tán lẫn nhau. Điều này xuất phát từ nguồn gốc quyền lực
chính trị của hai thiết chế này được trao trực tiếp từ người dân thông qua
bầu cử nên cả hai đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà không chịu
trách nhiệm lẫn nhau.

2) Những học thuyết phi Mác xít lý giải không chân thật và thiếu khoa học về
nguồn gốc, bản chất nhà nước (tr7, tr10)
Nhận định trên là đúng. Vì các học thuyết phi Mác xít đều mang tính chủ quan,
đều vô tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai cấp Nhà nước, Vd như các thuyết
thần quyền, nói về nguồn của Nhà nước là từ đấng tối cao sáng tạo ra là thiếu
khoa học và tính chân thật.

3) Các cơ quan Nhà nước không có tính hệ thống (tr20)


Nhận định trên là đúng.
- Nêu đặc điểm của CQNN
- Vì các cơ quan nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu - tổ chức, về
cơ sở vật chất - tài chính

4) Khái niệm Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là Nhà nước nguyên nghĩa
mà chỉ là “nửa Nhà nước”
Nhận định trên là đúng. Vì xét về mặt bản chất thì bản chất Nhà nước bao giờ
cũng nghiêng về giai cấp thống trị. Bao giờ Nhà nước cũng có 2 chức năng:
+ Tổ chức quản lý
+ Trấn áp xây dựng
Chế độ tư hữu là tiền đề nguồn gốc của sự bất bình đẳng. Chế độ công hữu nếu
xây dựng được nó thì nó sẽ là tiền đề của bình đẳng.
Nhà nước không còn là nguyên nghĩa bởi vì khi thiết lập chế độ công hữu không
còn giai cấp đối kháng, giai cấp đối kháng mất đi => trấn áp không còn. Nhà nước
chỉ còn 1 chức năng là tổ chức quản lý xây dựng. Nhà nước chỉ còn lại một nửa
nhà nước
Nguyên nghĩa đầy đủ của nhà nước là 2 chức năng. Mất đi một chức năng thì nhà
nước chỉ còn lại 1 nửa.

5) Chức năng chính của CP là xây dựng PL


Nhận định sai. Vì chức năng chính của CP là:
- Thực hiện quyền hành pháp: thực hiện việc hoạch định, đệ trình chính sách,
thực thi chính sách, pháp luật.
- Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước: hoạt động quản lý của một cơ quan
hành chính nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành.

6) Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong NN quân chủ
Nhận định sai.
- Vì chế độ chính trị dân chủ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa ngoài ra
còn tồn tại trong nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa tổng thống,
chính thể cộng hòa đại nghị, chính thể cộng hòa hỗn hợp và nhà nước
mang hình thức chính thể quân chủ đại nghị.
- Còn trong NN quân chủ thì đa số quyền lực sẽ tập trung vào vua và hình
thức này chỉ phổ biến ở chế độ phong kiến.
7) NN là 1 hiện tượng bất biến trong xã hội
Nhận định sai.
- Vì Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, nó ra đời, hình thành và
phát triển theo nhu cầu xã hội. Nhà nước có thể biến mất khi mâu thuẫn
giai cấp và giai cấp thống trị không còn tồn tại.

8) Tòa án phải độc lập và chỉ tuân theo PL


Nhận định đúng.
- Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử. Tòa án chỉ tuân
theo PL và phải độc lập với các cơ quan, các chủ thể khác để đạt được tính
công bằng trong xét xử

9) Trong công xã nguyên thủy không tồn tại hệ thống quản lý và quyền lực
Nhận định sai
- Vì trong công xã nguyên thủy có thị tộc là hình thái tổ chức cơ bản và hội
đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất nhằm giải quyết các công việc
chung của thị tộc. Trong xã hội này vẫn có những điều lệ tự quy ước của
những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, người thủ lĩnh quân sự đối
với các thành viên trong thị tộc.

10) Cơ quan lập pháp là đại diện


Nhận định đúng.
- Cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, thực hiện chức
năng xây dựng pháp luật (QH là cơ quan lập pháp)
- Vì đây là cơ quan đại diện theo thành phần cư dân, thể hiện ý chí và bảo vệ
lợi ích của nhân dân

11) Chức năng NN là nhiệm vụ của NN


Nhận định sai.
- Vì chức năng NN là phương diện hoạt động cơ bản NN thể hiện bản chất
của NN và nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà NN đề ra
- Nhiệm vụ của NN cũng có mối quan hệ chặt chẽ với chức năng NN vì nhiệm
vụ của NN là mục tiêu mà NN cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà NN
phải giải quyết.

12) Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là nhà vua đóng vai trò
như 1 nguyên thủ quốc gia
Nhận định đúng.
- Vì ở hình thức chính thể quân chủ, nhà vua tập trung mọi quyền lực
- Vì ở hình thức chính thể quân chủ thì vua là người làm chủ (chủ là quyền
quốc gia, lãnh thổ), còn gọi là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà
nước. Ngoài ra đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là:
+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của
nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.
+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương
thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên
ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được
phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế
ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

13) Bộ máy NN có tính hệ thống


Nhận định đúng ( tr20 CLC)
- BMNN là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương đến địa phương, được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành 1
cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ NN.
- BMNN là hệ thống các cơ quan NN. Cơ quan NN là yếu tố cấu thành BMNN.
BMNN không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên các CQNN mà chúng đều có
mối liên hệ chặt chẽ (VD: liên hệ về tổ chức, hoạt động, trên dưới phối
hợp,...)

14) Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ có trong NN tư bản chủ
nghĩa
Nhận định sai
- Vì trong tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử đều có chính thể cộng hòa
dân chủ như cộng hòa dân chủ tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, ở dưới nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, chính thể quân
chủ chuyên chế là hình thức nhà nước phổ biến. Chính thể cộng hòa dân
chủ tư sản thể hiện dưới ba hình thức là cộng hòa tổng thống, cộng hòa
nghị viện và cộng hòa hỗn hợp. Chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ
nghĩa được thể hiện dưới ba hình thức là Công xã Pari, cộng hòa xô viết,
cộng hòa dân chủ nhân dân.

15) NN và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất
Nhận định sai
- Vì nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ xuất hiện,
tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Ngược lại, xã hội có giai cấp có
được sự ổn định, trật tự và phát triển thì cần có nhà nước. Nhưng không
thể đồng nhất.

16) Nhiệm vụ của NN là vĩnh cửu và bất biến


Nhận định sai
- Vì nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những
vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết. Nhiệm vụ của nhà nước gồm:
nhiệm vụ cơ bản, lâu dài (nhiệm vụ chiến lược) đây là cơ sở để xác định số
lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương
pháp thực hiện chức năng nhà nước; nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, cấp bách.
- Nhiệm vụ của NN cũng có thể sẽ bị thay đổi do yếu tố bên ngoài tác động
(Vd: sự biến động của cơ sở kinh tế hay biến động của đời sống xã hội cũng
có thể làm thay đổi nhiệm vụ và ảnh hưởng đến chức năng NN)

17) Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện
bởi các tổ chức chính trị trong xã hội
Nhận định sai
- chỉ có NN mới có quyền ban hành PL và quản lý xã hội bằng PL vì PL là
chuẩn mực hành vi của toàn xã hội

18) Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương
Nhận định sai.
- Vì chỉ có NN mới có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia thể hiện nội
dung chính trị pháp lý của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại của nhà nước.
- Nêu đặc điểm của chủ quyền quốc gia

19) NN XHCN chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động
Nhận định sai
- Vì nhà nước XHCN là nhà nước do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân. XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm
chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân mà
trước hết là lợi ích của gccn, chứ không chỉ giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
- Mặc dù là ưu tiên lợi ích của giai cấp thống trị (gccn và ndld) tuy nhiên nhà
nước vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý xã hội, thực hiện các công việc
chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
20) CP chịu trách nhiệm trước QH hoặc Nghị Viện là đặc trưng của chế độ
cộng hòa đại nghị
Nhận định đúng.
- Vì Chính phủ và thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà không
chịu trách nhiệm trước tổng thống, bởi quyền hành pháp của chính phủ
được nghị viện trao cho.
- Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột bên trong nghị viện hoặc giữa
nghị viện với chính phủ mang tính chất trầm trọng. PL của những nước theo
chế độ này sẽ trao cho tổng thống quyền giải tán CP theo yêu cầu của Nghị
viện hoặc giải tán NV theo yêu cầu của CP để Nhân dân bầu lại nghị viện
hoặc Nghị viện tổ chức CP mới.

21) Bộ máy NN không có tính hệ thống chặt chẽ


Nhận định sai.
- Vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống
địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo
thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà
nước.
- Tính hệ thống của BMNN được thể hiện ở chỗ các cơ quan trong BMNN
không phải là những bộ phận riêng biệt, tách rời mà ngược lại chúng luôn
có những mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Yếu tố tạo ra tính hệ thống của
bộ máy chính là những nguyên tắc tổ chức và hoạt động BMNN => nhằm
tránh sự tập trung quyền lực hay lạm quyền từ bất kỳ nhánh quyền lực nào.

22) Trong hình thức chính thể quân chủ có thể có dân chủ
Nhận định đúng. Vì hình thức chính thể quân chủ có 2 loại:
- Chính thể quân chủ chuyên chế: vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ
tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Chính thể quân chủ hạn chế: nhà vua chỉ nắm một phần quyền lực nhà
nước hay bị hạn chế quyền lực. Có hai loại chính thể quân chủ hạn chế:
+ Quân chủ nghị nguyên
+ Quân chủ đại nghị: nhà vua không có quyền hạn lập pháp và quyền hành pháp
bị hạn chế. Vua đóng vai trò tượng trưng do dân tộc => ở loại này, quyền lập pháp
giao cho nghị viện do dân bầu ra. Điều này thể hiện việc đề cao vai trò của cơ
quan dân cử, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

23) Sự biến đổi của nhiệm vụ NN sẽ dẫn đến sự biến đổi của chức năng
NN
Nhận định đúng.
- Nhiệm vụ là gì? Chức năng là gì?
- Vì nhiệm vụ là các có trước. Nhiệm vụ sẽ quyết định số lượng và cách thức
thực hiện chức năng để đạt được nhiệm vụ mà nhà nước đề ra

24) NN XHCN không thể là công cụ trấn áp giai cấp


Nhận định sai.
- Vì bản chất, nhà nước XHCN là công cụ của giai cấp vô sản, dùng để thực
hiện nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng chế độ sở công hữu về tư liệu sản xuất
nhằm giải phóng giai cấp và nhà nước. Mặc dù nhà nước là một bộ máy bạo
lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch nên nhà
nước XHCN vẫn có thể là công cụ trấn áp giai cấp. Tuy nhiên, nhà nước
XHCN có bản chất “dân chủ” còn nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mang
bản chất “trấn áp, bóc lột”.
- Vì nhà nước XHCN tồn tại dựa trên các cơ sở hoàn toàn khác so với các kiểu
nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản.

25) Thẩm quyền là một trong những yếu tố căn bản để phân biện CQNN
với tổ chức xã hội
Nhận định đúng
- Vì CQNN là một bộ phận cấu thành nên BMNN. Đó là 1 tổ chức chính trị
mang quyền lực NN, được thành lập dựa trên cơ sở pháp luật và được giao
những nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm
vụ NN.
- Tổ chức xã hội sẽ được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức,
nhân danh tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức (VD: Đại hội đại
biểu toàn quốc của là 1 cơ quan của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh)

26) Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện không thể thành lập và
giải tán CP
Nhận định sai.
- Vì Nghị viện thành lập và giải tán CP. Ở chế độ này, toàn bộ thành viên của
chính phủ do nhà vua bổ nhiệm. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước
nghị viện.
- Trong trường hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ thì có thể tiến hành
bỏ phiếu bất tín nhiệm; với một tỷ lệ bất tín nhiệm nhất định (tuỳ quy chế
mỗi nước), chính phủ phải từ chức hoặc bị nghị viện giải tán để tiến hành
bầu lại chính phủ mới.

27) Nhà nước TBCN không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà
nước “nửa nhà nước”
Nhận định sai, giải thích giống câu 4
- Vì nhà nước nguyên nghĩa là nhà nước bao gồm tính giai cấp và tính xã hội,
tức nhà nước của giai cấp thống trị. Còn nhà nước không nguyên nghĩa (hay
nửa nhà nước) là hiện tượng tính xã hội lấn át tính giai cấp đến mức tính
giai cấp chỉ còn rất ít, hình thái đặc biệt này chỉ tồn tại trong kiểu nhà nước
vô sản.

28) Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất


Nhận định đúng
29) Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt
Nhận định đúng
- Vì có quyền lực công cộng đặc biệt (quyền lực nhà nước) là một trong
những đặc trưng của nhà nước, được hiểu khái quát là khả năng áp đặt ý
chí của nhà nước đối với toàn bộ xã hội bằng hình thức pháp luật, như
quyền được độc quyền sử dụng bạo lực, thông qua bộ máy nhà nước, tính
chất công cộng (áp dụng chung), thực hiện chủ yếu bằng công cụ pháp luật.
30) Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong NN cộng hòa
Nhận định sai
- Mặc dù ở hình thức chính thể cộng hòa người dân được tham gia vào
quyền lực chính trị một cách thực chất hơn và là một loại hình thức nhà
nước dân chủ, văn minh của nhân loại bởi nhiều đặc tính ưu việt. Tuy
nhiên, loại chính thể quân chủ hạn chế là quân chủ đại nghị vẫn cho thấy
được tính dân chủ trong chế độ chính trị. Ở loại này, quyền lập pháp được
giao cho nghị viện do dân bầu ra, cụ thể hạ nghị viện do dân bầu, đại diện
cho các thành phần, tầng lớp dân cư trong xã hội
=> Đề cao vai trò của cơ quan dân cử, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.

31) NN chỉ là bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị
Nhận định sai
- NN là 1 tổ chức chính trị mang tính giai cấp, NN là công cụ để bảo vệ quyền
lợi của giai cấp thống trị. Tuy nhiên bên cạnh đó, NN còn có tính xã hội, thể
hiện và bảo vệ ý chí và lợi ích chung của toàn xã hội.

32) Áp dụng nguyên tắc phân quyền là sự đảm bảo quyền dân chủ cho
nhân dân
Nhận định sai
- Nguyên tắc phân quyền đảm bảo quyền tự do công dân, tránh sự độc tài và
tha hoá trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, khi việc tổ chức bộ máy
nhà nước phải theo nguyên tắc phân chia quyền lực chứ không nên tập
trung quyền lực nhà nước vào tay một người hay một cơ quan nào => cơ
chế “dùng quyền lực để ngăn cản quyền lực”. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại
hình chính thể mà mức độ áp dụng của nguyên tắc này khác nhau.

33) Quyền ban hành PL và quản lý xã hội bằng PL được thực hiện bởi cơ
quan NN
Nhận định đúng
- Vì đó là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước. Ban hành pháp
luật là việc nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung chủ yếu bằng hình thức
văn bản pháp luật hoặc văn bản dưới luật cho xã hội và nhà nước. Đảm bảo
cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng nhiều biện
pháp khác nhau, đặc biệt là biện pháp cưỡng chế. Nhà nước ban hành và
đảm bảo việc thực hiện pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng
pháp luật.

34) Việc thực hiện chức năng NN có thể tác động đến nhiệm vụ của NN
Nhận định đúng
- Vì chức năng NN là phương diện, hoạt động cơ bản của NN nhằm thực hiện
được những nhiệm vụ mà NN đề ra. Chức năng có thể làm ảnh hưởng đến
khả năng hoàn thành nhiệm vụ và 1 chức năng có thể thực được nhiều
nhiệm vụ

35) Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện
Nhận định sai
- Vì theo tính theo chức năng, vị trí,CP là cơ quan chấp hành của Quốc hội
hoặc Nghị viện. => việc tổ chức và thi hành các đạo luật theo QH hay NV thể
hiện rằng CP chịu trách nhiệm trước QH hoặc NV. NV cũng là cơ quan tổ
chức hoặc giải tán CP

36) Bản chất giai cấp của các kiểu NN là giống nhau
Nhận định sai
- Vì bản chất giai cấp là những yếu tố bên trong tác động đến những đặc
điểm cơ bản và xu hướng phát triển của NN. Đặc điểm và xu hướng phát
triển của từng NN là không giống nhau chứng tỏ bản chất giai cấp của các
kiểu NN là khác nhau

37) Tòa án cần độc lập trong xét xử


Nhận định đúng
- Vì chức năng chủ yếu của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử ngoài ra
còn có chức năng đảm bảo quyền tự do, công bằng của công dân theo Hiến
pháp các nước. Tòa án xét xử phải tuân theo pháp luật và mang tính độc
lập cao để đảm bảo tính bình đẳng, công bằng trong xét xử.

38) Trong mọi chính thể cộng hòa đại nghị, thủ tướng là nguyên thủ
quốc gia
Nhận định sai
- Vì trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, tổng thống là nguyên thủ
quốc gia dù chỉ mang tính biểu tượng, hình thức. Còn CP sẽ đảm nhiệm
quyền hành pháp và người đứng đầu CP là thủ tướng.

39) Một trong những đặc trưng của NN là quyền lực công cộng đặc biệt
Nhận định đúng
- Vì có quyền lực công cộng đặc biệt (quyền lực nhà nước) là một trong
những đặc trưng của nhà nước, được hiểu khái quát là khả năng áp đặt ý
chí của nhà nước đối với toàn bộ xã hội bằng hình thức pháp luật, như
quyền được độc quyền sử dụng bạo lực, thông qua bộ máy nhà nước, tính
chất công cộng (áp dụng chung), thực hiện chủ yếu bằng công cụ pháp luật

40) NN được thực hiện những công việc mà PL quy định


Nhận định đúng

41) Bản chất giai cấp của NN thực chất chỉ là 1 giai cấp nhất định nắm
quyền lực NN
Nhận định đúng
- Ngoài ra NN còn có bản chất xã hội,hiện ý chí và lợi ích chung của toàn xã
hội. Còn bản chất giai cấp của NN dùng để bảo vệ ý chí của giai cấp thống trị

42) Nguyên thủ quốc gia chỉ tồn tại trong các nhà nước quân chủ
Nhận định sai
- Vì nguyên thủ quốc gia là 1 bộ phận tồn tại trong tất cả các nhà
- Ở chính thể quân chủ, nguyên thủ quốc gia là vua. Ở chính thể cộng hòa
dân chủ, nguyên thủ quốc gia là tổng thống. Còn ở NN XHCN như ở VN thì
nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước
- Tuy ở mỗi nhà nước sẽ có hình thức nguyên thủ quốc gia khác nhau nhưng
về mặt bản chất thì đều giống nhau đó chính là người giữ vai trò đại diện
cho nước nhà, giải quyết các vấn đề đối nội đối ngoại, hợp tác quốc tế

43) Chức năng của NN XHCN là quản lý kinh tế- xã hội


Nhận định sai
- Nêu kn chức năng
- Chức năng của NN XHCN là đối nội và đối ngoại. Quản lý kte-xh là 1 hoạt
động trong chức năng đối nội
44) MQH giữa hành pháp và lập pháp không thể là kiềm chế, đối trọng
Nhận định sai
- Vì quy định về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, cụ thể là mối quan
hệ phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa hai nhánh quyền lực
này tùy thuộc vào chế độ chính trị, chính thể của từng quốc gia; tùy thuộc
vào những tác động của yếu tố đảng chính trị đến mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp mà có sự tương đồng và khác biệt nhất định.

45) Một trong những cách xác định bản chất NN là việc trả lời câu hỏi
NN của ai, do ai, vì ai
Nhận định đúng
- Nhìn chung, nhà nước thể hiện ý chí giai cấp và sự bảo vệ lợi ích giai cấp
trong tổ chức và hoạt động của nhà nước là một nội dung trả lời cho câu
hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.

46) Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện


Nhận định đúng
- Vì cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện lập hiến và lập pháp. Do là cơ
quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện quyền lực nhà nước, nên
việc quốc hội thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có giá
trị pháp lý cao và bắt buộc toàn dân phải thực hiện.

47) Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm
giữ cả ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp
Nhận định sai
- Chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà trong đó sẽ tập trung một
phần hoặc toàn bộ quyền lực vào tay người đứng đầu và sẽ được chuyển
giao theo nguyên tắc thừa kế, thời hạn quyền lực là trọn đời
- Trong hình thức chính thể quân chủ bao gồm quân chủ chuyên chế và quân
chủ hạn chế. Trong quân chủ chuyên chế thì người đứng đầu sẽ nắm toàn
bộ quyền lực và có cả 3 quyền. Tuy nhiên trong quân chủ hạn chế thì quyền
lực của người đứng đầu sẽ bị hạn chế rất nhiều, bên cạnh người đứng đầu
còn có các thiết chế quyền lực khác san sẽ quyền lực với nhà vua

48) Chức năng của NN không bị ảnh hưởng bởi bản chất của NN
Nhận định sai
- Chức năng NN sẽ chịu tác động trực tiếp của bản chất NN. 2 thằng này tồn
tại trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Trong đó, chức năng NN
thuộc về phạm trù hình thức còn bản chất NN thuộc về phạm trù nội dung.
Nếu bản chất NN thay đổi thì chức năng NN cũng phải thay đổi để có thể
thể hiện phù hợp bản chất mới

49) Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, NN có thể xuất hiện cả trước khi xã hội đã
phân chia thành các giai cấp và có đấu tranh giai cấp
Nhận định sai
- Vì phải có những mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp thì NN mới xuất hiện. NN
ra đời như 1 đòi hỏi khách quan để xoa dịu những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa và giữ cho mâu thuẫn ấy trong giới hạn trật tự

50) Bản chất giai cấp của NN trước hết là vì lợi ích của giai cấp bị trị
Nhận định sai
- NN bao gồm tính giai cấp và tính xã hội. Trong đó bản chất giai cấp của NN
là để thể hiện ý chí và bảo vệ những lợi ích của giai cấp thống trị
51) Đối với tất cả các chính thể, cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập nên
cơ quan hành pháp
Nhận định sai
- Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp. Cơ quan hành pháp có chức năng thi
hành pháp luật, là bộ máy cai trị, là bộ phận quan trọng của chính quyền
NN. Đứng đầu cơ quan hành pháp là chính phủ

52) Trong chính thể quân chủ có thể có nguyên thủ quốc gia là tổng
thống
Nhận định sai
- Vì trong chính thể quân chủ, nguyên thủ quốc gia được trao cho một cá
nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối
(thế tập).

53) NN ra đời không vì nhu cầu quản lý xã hội


Nhận định sai
- Vì NN là 1 tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc biệt, ban hành các
quy tắc xử sự chung, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp
giai cấp và nhu cầu quản lý xã hội

54) Sự tham gia trực tiếp của NN vào BMNN là 1 căn cứ đánh giá tính dân
chủ của NN
Nhận định đúng
- Vì sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình,
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra giám sát hoạt động của nhà
nước. Đó cũng là sự thể hiện nhà nước của dân,do dân và vì dân. Quyền lực
thuộc về nhân dân.

You might also like