You are on page 1of 21

I.

Lý thuyết
Câu 1: nguồn gốc , bản chất, chức năng của nhà nước, bộ máy nhà nước hình
thức nhà nước
 BẮT BUỘC THUỘC
Nguồn gốc nhà nước theo các quan điểm khác nhau thì nguồn gốc nhà nước được hình
thành từ các yếu tố khác nhau, nguồn gốc nhà nước được thể hiện thông qua hai quan
điểm lớn như sau:

a) Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước
 ĐỌC ĐỂ HIỂU NHỚ

– Thuyết thần quyền:

Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra
nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

– Thuyết gia trưởng:


Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia
trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực
nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự
nhiên của xã hội loài người.

– Thuyết bạo lực:

Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là
việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng
đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.

– Thuyết tâm lý:

Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn
muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
-Thuyết khế ước xã hội:

Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước
hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ
quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai
trò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân
có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.
=> BẮT BUỘC THUỘC
b) Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước:
– Theo quan điểm này nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những
yếu tố siêu nhiên, mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một
cột mốc nhất định. Nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai
cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau.
– Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết xã hội, thực hiện và bảo vệ các
lợi ích chung trong toàn xã hội.

=> ĐỌC ĐỂ HIỂU


Sự tan rã của các bộ tôc thị tộc chênh lệch giàu nghèo dẫn đến hình thành nhà
nước
 Học thuộc
 Bản chất của nhà nước
Theo quan điểm của CN Mac-Lênin, thì bản chất nhà nước có 02 thuộc tính:
a) Bản chất giai cấp của nhà nước:
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và bao giờ cũng thể hiện bản
chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là
công cụ sắc bén nhất để thực hịên sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã
hội.
b) Bản chất xã hội của nhà nước:
Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, Nhà nước phải giải quyết tất cả các
vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, phục vụ những nhu
cầu mang tính chất công cho xã hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá,
giải quyết các tệ nạn xã hội…..
=> Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp,
vừa mang bản chất xã hội.
Chức năng của nhà nước ( 2 chức năng )
a) Đối ngoại
Thể hiện ở các mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nước trên thế giới:
+) phòng thủ đất nước
+) chống sự xâm lượt từ bên ngoài
+) thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác
b) Đối nội
+)Đảm bảo trât tự an toàn xã hội
+)Trấn áp những phần tử chống đối
+)Bảo vệ chế độ chính trị xh
+)Xd và phát triển đất nước
Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước hoạt động trên những nguyên tắc chung thống nhất và all quyền lực thuộc về
nhân dân
Đứng đầu quốc hội- cơ quan đại biểu cao nhất và hội đồng nhân dân – cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương ( các cơ quan khác băt nguồn từ nhà nước chịu sự giám sát của nhà
nước)
Là những người có phẩm chất đạo đức,…….
 HỌC PHẦN IM ĐẬM VÀ MÀU CÒN LẠI ĐỌC HIỂU
Hình thức nhà nước (2 loại)
a) Hình thức chỉnh thể :
Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và
xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai
dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế
Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về
một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định
cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được chia
thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước
quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế,…) có quyền lực vô hạn;
còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một
phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như
nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.
Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý
tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại
diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các
tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà
nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này
của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối
với tầng lớp quý tộc.
 Học thuộc
b) Hình thức cấu trúc nhà nước
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình
thức nhà nước liêng bang.
 Đọc để hiểu
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực
và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao
gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp
… là các nhà nước đơn nhất.
Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà
nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho
toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia
chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng. Ví
dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malaixia … là các nước liên bang.
Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự
liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất
định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể giải tán hoặc có
thể phát triển thành nhà nước liên bang.
c) Chế độ chính trị
( chế độ phản dân chủ( chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến , chế độ phát xít))
và chế độ dân chủ(chế độ dân chủ quý tộc, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ
xhcx)
Là tổng hợp các hình thức trên mỗi nước sẽ có 1 chế độ khác nhau cho phù hợp và
đa dạng
 Nhớ chữ đỏ, đen chỉ dọc điểu hiểu
Câu 2 :nguồn gốc, bản chất, chức năng của pháp luật
Nguồn gốc do xã hội nguyên thủy có nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mik sinh ra
pháp luật
Xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT), tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm
xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì tập quán không
còn phù hợp (vì tập quán thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người trong thị tộc).
Trong điều kiện lịch sử mới, khi xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cuộc
đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết phải có một loại quy phạm
mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập một trật tự mới, đó chính là quy
phạm pháp luật.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền
lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước và pháp
luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Như vậy, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một
giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những
giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu  chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho
giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội
 Bản chất giai cấp của pháp luật
Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có
“pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.
– Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của
giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất
của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã
thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống
nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức
mạnh của nhà nước.
– Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục
đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã
hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của
giai
cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật
chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
– Bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội
của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong
xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù
hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy
phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi
ích của đa số trong xã hội.
– Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo
của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã
hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận
động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan
Chức năng
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật
thể hiện bản chất giai cấp và ý nghĩa xã hội của pháp luật. Pháp luật gồm có 03 chức
năng cơ bản đó là: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục.
1) Chức năng điều chỉnh của pháp luật:
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội.
Các lực lượng cầm quyền trong xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau có thể
là giai cấp chủ nô, vua, quan và các tầng lớp quý tộc phong kiến, giai cấp tư sản hoặc
tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.
2) Chức năng bảo vệ của pháp luật:
Pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Quan hệ xã hội trong
thực tế thì rất nhiều và đa dạng do đó các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội thường
xảy ra. Khi đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng
chế được quy định trong chế tài pháp luật.
3) Chức năng giáo dục của pháp luật:
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện qua sự tác động qua lại của pháp
luật vào ý thức của con người, làm cho con người có những xử sự phù hợp với cách
xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực
hiện thông qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có
thể thông qua việc xử lý vi phạm từ những cá nhân, tổ chức vi phạm (xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông, phạt tù những người có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự…).
Câu 3: khái niệm, đ, thành phần của quy phạm pháp luật
( học thuộc)
Khái niêm:Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà
nước bảo đảm thực hiện.
Đọc để hiểu
Đặc điểm:
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ
những đặc tính chung vốn có của một quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự
chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới
hạn và đánh giá hành vi của con người.
Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp
lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào phù hợp với pháp
luật, hoạt động nào tráI với pháp luật.v.v. Ví dụ : Để biết được đâu là hoạt
động tình cảm, đâu là hoạt động pháp luật chúng ta phải căn cứ vào các quy
phạm pháp luật. Để đánh giá hành vi nào là trộm, hành vi nào là cướp… phải
căn cứ vào các quy phạm của luật hình sự
– Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước. Chúng do các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, Nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.    
– Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước.
– Quy phạm pháp luật được đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân
cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó
điều chỉnh. Vì vậy, quy phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều
chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung.
* Nội dung mỗi quy phạm pháp luật thường thể hiện hai mặt: cho phép hoặc
bắt buộc.
Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các
quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo
nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan
hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Thành phần: ( 3 thành phần giả định, quy chế, chế tài)
a) Giả định:giả dụ 1 tường hợp nào xảy ra vi phạm pháp luật
b) Quy định:có trong luật bắt buộc thực hiện
c) Chế tài:  là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
nghiêm minh
Câu 4:Khái niêm, đặc điểm, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Khái niêm:( hoc thuôc )
Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tụ, trình
tự luật định,trong đó có các quy tắc xử sự chung,được nhà nước bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xh theo định hướng xh chủ nghĩa
Đặc điểm:
– Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.

– Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những
sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản pháp luật không có tính quy phạm. Khi giải quyết
các vụ việc cụ thể, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành những văn bản áp dụng pháp luật, làm xuất hiện ở những công dân, tổ chức,
những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Ví dụ quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, quyết định của
toà án….Những văn bản này gọi là văn bản cá biệt vì chúng chỉ được áp dụng một lần và chỉ trong
quan hệ đối với cá nhân, tổ chức cụ thể được ghi đích danh trong văn bản.

– Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.

Hiệu lực:

a) Hiệu lực theo thời gian: từ thời điểm pháp sinh hiệu lực đến thời điểm chấm dứt hiệu
lực
b) Hiệu lực ko gian và đối tượng tác động: Hiệu lực theo không gian của văn bản quy
phạm pháp luật là sự tác động (ảnh hưởng) của văn bản lên các quan hệ xã hội
trong một khoảng không gian nhất định được xác định bởi đường biên giới quốc
gia hoặc đường phân định địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính lãnh
thổ

Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là những cá nhân, tổ chức
tham gia vào quan hệ xã hội mà vãn bản đó điều chỉnh. Đó là những cá nhân, tổ
chức có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn
bản đó sau khi được ban hành. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật có đối tượng tác
động riêng, có thể là tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, cũng có thể là một loại
đối tượng nhất định.
Câu 5:quan hệ pháp luật: khái niệm, đ, thành phần
Khái niệm:là quan hệ giữa người với người(qhxh) do 1 qppl điều chỉnh
biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm
bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước
Đặc điểm( học phần in xanh)
– Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật.
Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp
luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý.
– Thứ hai, quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia QHPL, vì hành vi của  cá
nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
–  Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể
này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
– Thứ tư, quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng
biện pháp cưỡng chế.
Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục
thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện
pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp
dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
– Thứ năm, quan hệ pháp luật mang tính cụ thể.
Bởi vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa
vụ pháp lý.
Thành phần qhpl:( đọc và hiểu )
a) Chủ thể của quan hệ pháp luật
– Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch, trong
đó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật.
– Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó
sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật
không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào
ý chí của nhà nước.
+ Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất
định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.
Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi
nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự,
cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ
khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
+ Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức
thì coi là người mất năng lực hành vi.
+ Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc
khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá
sản.
3.1.3. Ví dụ về chủ thể quan hệ pháp luật
Ví dụ 1: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh 
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
=> Chủ thể của quan hệ pháp luật ở đây là bà B và chị T
Bà B: 
 Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực
pháp luật;
 Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo
quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm  thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ .
Chị T: 
 Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt  \năng
lực pháp luật;
 Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ  dân sự
theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ
b) khách thể quan hệ pháp luật:
Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày
hoặc các loại tài sản khác…;
– Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh,
chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước;
phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
– Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự,
nhân phẩm, học vị, học hàm…
3.2.2. Ví dụ về khách thể của quan hệ pháp luật
Vẫn ở ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản tiền vay và lãi.
Câu 6: vi phạm pháp luật: khái niệm, đặc điểm ,cấu thành, phân loại
Học thuộc
Khái niệm: là những hành vi hành động hoặc không hành động trái pháp luật và
có lỗi do chủ thể có năng lực thực hiện xâm phạm đến quan hệ xh đc pháp luật
bảo vệ.
Đặc điểm:

1) Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
2) Là hành ví trái quy định của pháp luật.
3) Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể - trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực
của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp
luật;
4) Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện (nếu chủ thể hành vi
trái pháp luật là cá nhân thì người đó phải đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật
định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó). Tuỳ thuộc vào tính chất
của vi phạm pháp luật, vào hậu quả có hại và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
cũng như tính chất của chế tài có thể được áp dụng đối với hành vi mà các vi phạm
pháp luật được chia thành hai loại là tội phạm và vì phạm, trong đó vi phạm có thể là vi
phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật nhà nước
Cấu thành:(dọc để hiểu nhớ in đỏ)
Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
 
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm
pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
 
      1. Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật,
nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
 
      2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do
hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
 
      3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ
nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu
quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà
không phải là của một nguyên nhân khác.
 
      4. Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
 
      5. Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
 
      6. Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.
 
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác
định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng
trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt
buộc phải xác định.
 
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó
bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
 
      1. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây
ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.
Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.
Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
 
        + Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái
pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
 
        + Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là
trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả
đó xảy ra.
 
Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
 
        + Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
 
        + Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
 
      1. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
 
      2. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi
thực hiện hành vi trái pháp luật.
 
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp
luật.
 
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại
tới.

Phân loại:
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm
 
Theo pháp luật hình sự của Việt Nam thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
XHCN.
 
Vi phạm hành chính
 
Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có
năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
 
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các
quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ
chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan,
tổ chức đó.
 
Vi phạm kỉ luật nhà nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc
phạm vi quản lí nhà nước. Những quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm
bảo trật tự ưong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước là cá nhân,
tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tô chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước.
 

Câu 7: trách nhiệm pháp lý: khái niệm, đặc điểm, phân loại
Học thuộc
Khái niệm:là những hậu quả bất lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
đối với những người có hành vi vppl. Nó thể hiện sự lên án, sự phản đối của nhà
nước , của xh đối với hành vi vppl và ng có hành vi vppl
Đặc điểm : đọc hiểu

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy
định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách
nhiệm đạo đức…
– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách
nhiệm pháp lý trước pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt
hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật
quy định
– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách
nhiệm pháp lý.

Phân loại ( 4 loại )

Trách nhiệm dân Trách nhiệm hành


Trách nhiệm dân Trách nhiệm kỷ luật
sự chính
sự

Trách nhiệm hành


chính là loại trách
Trách nhiệm hình Trách nhiệm dân
nhiệm pháp lý đặt ra
sự là trách nhiệm sự là trách nhiệm
đối với các cá nhân, Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp
pháp lý áp dụng đối pháp lý mang tính
tổ chức vi phạm hành lý áp dụng đối với cán bộ, công chức,
với các cá nhân, tài sản được áp
chính hay nói cách viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm
Khái pháp nhân thương dụng đối với người
khác TNHC là trách quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động
niệm mại vi phạm pháp vi phạm pháp luật
nhiệm thi hành nghĩa công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà
luật phải chịu những dân sự nhằm bù
vụ do pháp luật hành chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
hậu quả pháp lý bất đắp về tổn thất vật
chính quy định và sự.
lợi về hành vi phạm chất, tinh thần cho
trách nhiệm phát sinh
tội của mình. người bị hại.
do vi phạm nghĩa vụ
đó.
Chủ
thể áp Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.
dụng

Cá nhân, pháp nhân Các chủ thể trong


Chủ thương mại có hành Áp dụng đối với chủ trách nhiệm hành Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham
thể bị vi vi phạm pháp luật thể vi phạm pháp chính là Nhà nước đối kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà
áp hình sự bị coi là tội luật dân sự luật dân với tổ chức, cá nhân theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ
dụng phạm theo quy định sự có hành vi vi phạm luật.
của luật hình sự. pháp luật hành chính.

Trừng trị Buộc người có


người, pháp nhân hành vi vi phạm Xử lý vi phạm hành
thương mại phạm pháp luật vào nghĩa chính, loại trừ những
tội mà còn giáo dục vụ bồi thường cho vi phạm pháp luật, ổn
 Mục Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ
họ ý thức tuân theo người bị tổn hại do định trật tự quản
đích chức
pháp luật và các hành vi đó gây ra lý trên các lĩnh
quy tắc của cuộc nhằm khắc phục vực vực quản lý hành
sống, ngăn ngừa họ những tổn thất đã chính nhà nước.
phạm tội mới,… gây ra.

 Phạt
chính  Bồi  Khiển trách
thườn
 Phạt g thiệt  Cảnh cáo
Các bổ hại  Cảnh
sung  Hạ bậc lương
hình cáo
thức  Các
Các  Hạ ngạch
xử lý  biện  phạt tiền
biện pháp  Cắt chức
pháp khắc
khắc phục  Buộc thôi việc
phục

Trình Được áp dụng theo Được áp dụng theo


tự áp … Là trình tự hành chính
trình tự tư pháp. trình tự tư pháp.
dụng

Câu 8:luật hiến pháp; đối tượng điều chỉnh,pp điều chỉnh, nguồn,1 số chế định cơ
bản (chế định chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân,bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương )

Đối tượng điều chỉnh: của ngành LUẬT HIẾN PHÁP có thể được chia thành ba nhóm
lớn như sau:
Nhóm 1: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chỉnh sách đổi
ngoại'. Trong lĩnh vực chính trị, ngành LUẬT HIẾN PHÁP điều chỉnh các mối quan hệ
nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà
nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, ví dụ: vấn đề chủ quyền quốc gia,
quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hệ
thống chính trị V.V.. Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng của lĩnh vực chính trị,
ngành LUẬT HIẾN PHÁP đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị. Trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính
sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà ngành LUẬT HIẾN PHÁP điều chỉnh
là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát triển lớn của từng lĩnh vực, ví dụ
mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công
nghệ V.V.. Qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, ngành LUẬT HIẾN PHÁP hình
thành các chính sách cơ bản nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ
quan nhà nước trong từng lĩnh vực.
Nhóm 2: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhẩt trong lĩnh vực quan hệ giữa
nhà nước và người dãn, hay có thể gọi là các quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ
bản của người dân'. Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt
Nam quy định cho người dân, trong đó có công dân Việt Nam rất nhiều quyền và nghĩa
vụ pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân là
những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của từng lĩnh vực, ví dụ
quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tự
do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự,
tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân V.V.. Những quyền cơ bản này là nền
tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ quyền được
đăng kí kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi thường dân sự
ngoài hợp đồng V.V.. Tập hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân tạo thành
địa vị pháp lí cơ bản của người dân đối với nhà nước.
Nhóm 3: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước: Đây là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác
định các nguyên tắc tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam từ trưng ương tới địa phương. Đây là nhóm
đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành LUẬT HIẾN PHÁP.
Pp điều chỉnh:
– Phương pháp bắt buộc:
Bắt buộc, cách thức này được Sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện
quyền lực Nhà nước và xác định nghĩa vụ của công dân. Theo cách thức này quy phạm Luật
Hiến pháp buộc chủ thể quan hệ pháp Luật Hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định.
Ví dụ: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn
dân.
– Phương pháp cho phép:
Cho phép, cách thức này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn với việc xác định
quyền công dân và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước. Theo cách thức này quy phạm Luật
Hiến pháp cho phép chủ thể quan hệ pháp Luật Hiến pháp thực hiện hành vi nhất định.
Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng Nhân dân.
– Phương pháp cấm đoán:
Cấm đoán, cách thức này được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan đến quyền
công dân và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Theo cách này quy phạm pháp Luật Hiến
pháp. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hiến pháp thực hiện hành vi nhất định.
– Phương pháp xác lập những hình thức chung mang tính định hướng:
Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng
Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quan điểm này không chính xác bởi hai lý do sau:
Thứ nhất những nguyên tắc chung (như nguyên tắc quyền lực nhân dân đại diện nhân dân, Đảng
lãnh đạo, tập trung, dân chủ,…) là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống Luật Hiến pháp.
Chính trên cơ sở những nguyên tắc chung này mà Luật Hiến pháp được xây dựng thành hệ thống
thống nhất đồng thời là những nguyên tắc chung tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chế định của
ngành Luật Hiến pháp.
Thứ hai đã là những nguyên tắc chung thì thường mang tính khái quát hóa cao vì vậy những
nguyên tắc chung không điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể.
Nguồn của luật:
Từ khi nhà nước ra đời đến h có 4 bản hiến pháp, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng
và đặc điểm kt xh của mỗi lịch sử
Một số luật và nghị quyết của quốc hội, một số pháp lệnh và nghị quyết của chính phủ, một số
nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp các quy phạm pl
Một số chế định cơ bản:
Chế độ chính trị của nhà nước bao gồm những quy tắc pl điểu chịnh các mối
quan hệ xã hội cơ bản thuộc lĩnh vực chính trị như: xđ tính chất của nha nước, mối
quan hệ giữa đảng cộng sản vn, các chủ thể chính trị, xã hội với việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ
(giáo trình trang 142)
Câu 9: luật hành chính: đối tượng điều chỉnh, phương pháp
điều chỉnh, nguồn, quan hệ pháp luật hành chính
pp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ quyền lực –
phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối
với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó .
Chính mối quan hệ “ quyển lực – phục tùng ” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên
tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước
còn lại giáo trình trang 145
câu 10: luật dân sự(150): chế định, nguồn, đối tượng điều chỉnh, pp điều
chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân,
pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm 
Phương pháp điều chỉnh: của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà
nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ
này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà
nước, xã hội và cá nhân)
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp
nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm.
Đọc them: Các chủ thể tham gia các quan hệ tài ản và các quan hệ nhân thân do luật
dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.
Độc lập về tổ chức và tái sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các
chủ thể tham gia. Bởi vì các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất
hàng hóa - tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập
về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lí thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương.
Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các
mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng (trong quan hệ hành chính, lao động,...) và
chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt
sau này.
- Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các
quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những
mục đích với những động cơ nhất định. Bởi vậy, việc lựa chọn một quan hệ cụ thể do
các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gai
vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tùy ý theo ý chí
của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách chức,
biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp, các chủ thể có thể tự
đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng
trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa
thuận.
Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng
nghĩa với tự do, tùy tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc
điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phúc tạp. Bởi vậy,
các quy phạm pháp luật không thể dự liệu hết được các quan hệ đang tồn tại và phát
triển.
- Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hòa giải
Câu 11: luật hôn nhân và gia đình:đối tượng điều chỉnh , pp điều chỉnh, nguồn, một số
chế định cơ bản.giáo trình trang 153
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách
thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà
nước.
Xuất phát từ đậc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn
nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều
chỉnh linh hoạt và mềm dẻo. Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình
không quy định biện pháp chế tài.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương
ứng với nhau. Đồng thời, các chù thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có
quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ
thể có “quyền và nghĩa vụ”.
- Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung
của gia đình.
- Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và
nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
- Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo
đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
Câu 12:luật hình sự( giáo trình trang 155)
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp
luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác
động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan
hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra và đó cũng chính là các quan hệ PLHS.
Vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi người này thực hiện phạm tội
. Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện
pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình
sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của
người phạm tội.
. Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp
dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình
Pp điều chỉnh:
– Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm;
– Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những cơ quan
này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc
người phạm tội phải chấp hành hình phạt;
Câu 13: luật phòng chống pham nhũng: khái niệm,các hành vi
tham nhũng,trách nhiệm của nhân dân năm 2018
tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
- Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ,
quyền hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp
đồng… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền
hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một
lợi ích nào đó không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của
Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng
nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi…
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái
pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ
chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Trách nhiệm của công dân:


1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen
thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham
nhũng.

You might also like